Danh hiệu khởi đầu của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là nhổ bớt trừ bệnh của sinh tử mà có tên là Dược Sư, hay chiếu độ sự tối tăm của ba cõi nên là Lưu Ly Quang. Đức Phật Dược Sư không chỉ chữ thân bệnh mà còn chữa tâm bệnh và bố thí Pháp.
1. Danh hiệu
Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai (bhaiṣajyaguruvaidūrya-prabha-buddha) dịch âm là Bệ Sái Xã Lũ Rô Bệ Lưu Ly Bát Lạt Bà Hát Ra Xà Dã Đát Đà Yết Đa Gia hoặc đơn giản là Bột Sát Tử Dã Ngu Lỗ Phệ Nữ La Tát Tha Nghiệt Đa hoặc Bệ Sái Xã Lũ Rô Đát Đà Yết Đa Gia hoặc Ma Ha Bột Sát Tử La Gia Một Đà.
Thông thường danh xưng là Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai hoặc xưng đơn giản là Dược Sư Phật. Do bản nguyện cứu tất cả bệnh tật cho chúng sinh nên được xưng tụng là Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật.
Danh hiệu khởi đầu của Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai là nhổ bớt trừ bệnh của sinh tử mà có tên là Dược Sư, hay chiếu độ sự tối tăm của ba cõi nên là Lưu Ly Quang. Đức Phật Dược Sư không chỉ chữ thân bệnh mà còn chữa tâm bệnh và bố thí Pháp.
2. Kinh điển Phật Dược Sư
Kinh điển Dược Sư có hai hệ thống
– Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản Nguyện do ngài Đạt Ma Cập Đa dịch năm 615 đời Tùy. Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bản Nguyện Công Đức do ngài Huyền Trang dịch ở đời Đường.
– Kinh Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bản Nguyện Công Đức do ngài Nghĩa Tịnh dịch vào năm 707. Kinh này gọi tắt là Thất Phật Dược Sư Kinh.
– Một số bộ kinh theo Mật tông: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai tiêu trừ tai nạn niệm tụng nghi quỹ, Dược Sư Như Lai Quán Hạnh Nghi Quỹ Pháp, Dược Sư Như Lai Niệm Tụng Nghi Quỹ, Dược Sư Nghi Quỹ Nhất Cụ, Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh Niệm Tụng Nghi Quỹ, Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức Kinh Niệm Tụng Nghi Quỹ Cúng Dường Pháp, Dược Sư Thất Phật Cúng Dường Nghi Quỹ Như Ý Vương Kinh,
3. Hình tướng Phật Dược Sư Lưu Ly Quang.
– Tranh tượng Phật Dược Sư có thể là hình tượng Đức Như Lai với tay trái cầm bình thuốc, tay phải kết Bảo Ấn, thân mặc áo cà sa, ngồi kiết già trên đài sen.
– Theo Phật giáo Tây tạng, Phật Dược Sư có thân hình màu xanh Lưu Ly, tay phải kết ân Tham Thiền đặt ngang đùi và giữ một bình thuốc, tay trái kết ấn Dữ Nguyện và cầm một nhánh cây Arura (nhánh Morobolan)
– Đức Phật Dược Sư được thờ cùng 6 Đức Phật Dược Sư khác hoặc với nhị vị bồ tát Nhật Quang và Nguyệt Quang thành Dược Sư Tam Tôn. Đức Phật Dược Sư cũng được thờ cùng Phật Thích Ca (ở giữa) và Đức Phật A Di Đà (bên phải Đức Phật Thích Ca). Phật Dược Sư cũng có thể thờ cùng 8 Vị Đại Bồ tát và 12 vị Đại Tướng Dược Xoa.
4. Chủng tử, thủ ấn và chân ngôn của Phật Dược Sư.
– Chủng tử Phật Dược Sư: chữ BHAI
– Thủ ấn Phật Dược Sư: Pháp Giới Định Ấn, Dược Sư Như Lai Căn Bản Ấn.
– Chân ngôn của Phật Dược Sư: Dược Sư Quán Đỉnh Quang Chân Ngôn, Dược Sư Phật Tâm Chú, Thất Phật Dược Sư Thần Chú.