Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Phật Lịch 2546 – 2002
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX – TẬP II
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo – Hà Nội
I. GIAI ĐOẠN TIỀN CHẤN HƯNG
(1900 – 1930)
… Thế kỷ 20 là sự mở đầu giai đoạn mới của các phong trào kháng Pháp, thay thế cuộc kháng chiến Cần Vương của Nho sĩ thành cuộc vận động toàn dân, duy tân xứ sở, cách mạng ở Trung Hoa với tư tưởng mới của Khương Hữu Vi và Lương Khải Siêu đã làm sáng tỏ thêm ý thức ấy. Sự kiện Nhật Bản duy tân trở thành cường quốc, đã thức tỉnh những chí sĩ yêu nước bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước như Nguyễn Ái Quốc, Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu… với các phong trào Cộng sản; Đông Kinh Nghĩa Thục; Đông du…
Ý thức kháng chiến giành độc lập dân tộc giai đoạn này, không còn là đại diện cho lực lượng, giai cấp nào; mà là tìm sức mạnh trong nhân dân, đặt cơ sở trong quần chúng, nhất là vận động giới Tăng sĩ Phật giáo làm chỗ dựa và chùa chiền làm cơ sở của các phong trào để hội họp hoạt động.
Đó là bối cảnh của giai đoạn tiền chấn hưng Phật giáo Việt Nam. Các đại biểu của giai đoạn này đều là tinh hoa của thế kỷ trước còn lại, họ đại diện cho một thế hệ đã đi qua, có vai trò đặc biệt là làm cầu nối giữa các tầng lớp nhân dân lao động với các nhân sĩ trí thức thông qua cửa thiền, để tìm tiếng nói chung và tập hợp sức mạnh toàn dân làm nên những trang lịch sử mới của dân tộc và của Phật giáo.
Đại biểu của giai đoạn này đã sưu tầm được là 12 vị danh Tăng trong đó đã giới thiệu ở Tập I là 6 vị; đến Tập II này là 6 vị.
01. HT. Thích Liễu Ngọc (1826-1900)
02. HT. Thích Tâm Truyền (1832-1911)
03. HT. Thích Thiện Quảng (1862-1911)
04. HT. Thích Huệ Pháp (1871-1927)
05. HT. Thích Tâm Tịnh (1868-1928)
06. HT. Tra Am-Viên Thành (1879-1928)