Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Phật Lịch 2546 – 2002
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX – TẬP II
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo – Hà Nội
GIAI ĐOẠN CHẤN HƯNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM
(1931-1950)
… Phật giáo đã đứng lên phục hồi lại giá trị truyền thống của mình từ giai đoạn này, cũng như đất nước đã có hướng đi bằng con đường cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930.
Phong trào chấn hưng bắt đầu bằng cuộc lặn lội vận động khắp 20 tự viện ở lục tỉnh Nam kỳ của Hòa thượng Khánh Hòa và việc ra mắt tờ Pháp Âm, rồi Phật học tùng thư của Sư Thiện Chiếu năm 1929. Đó là bước khởi đầu cho hằng loạt những sự kiện chấn hưng Phật giáo qua các cột mốc lịch sử :
– Thành lập Hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học (26.8.1931) và xuất bản tờ bán nguyệt san Từ Bi Âm.
– Thành lập Hội Phật học Trung kỳ, Hội An Nam Phật học (1932) xuất bản bán nguyệt san Viên Âm.
– Thành lập Phật học tùng thư của cư sĩ Đoàn Trung Còn (1932)
– Thành lập Liên đoàn Học xã (29.1.1993)
– Thành lập Thiên Thai Thiền Giáo Tông liên hữu hội (19.10.1934) và xuất bản tờ Bát Nhã Âm.
– Thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật học (13.8.1934) và xuất bản tạp chí Duy Tâm.
– Thành lập Hội Phật giáo Bắc kỳ (18.11.1934) và xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ và Tiếng Chuông Sớm.
– Thành lập Hội Phật giáo Kiêm Tế (23.3.1937) xuất bản tờ Tiến Hóa.
– Thành lập Đoàn Thanh niên Phật học Đức Dục của Hội An Nam Phật học (1940)
– ….
Đây là giai đoạn rực rỡ nhất của Phật giáo từ đầu thế kỷ, với công lao của những bậc Danh Tăng làm nên sự nghiệp chấn hưng, phần chủ yếu đã được giới thiệu ở Tập thứ I là 16 vị, ở Tập thứ II này là 10 vị.
07. HT. Thích Phổ Huệ (1870-1931)
08. HT. Thích Từ Văn (1877-1931)
09. HT. Thích Phước Chữ (1858-1940)
10. HT. Thích Bổn Viên (1873-1942)
11. HT. Thích Đại Trí (1897-1944)
12. HT. Thích Hoằng Khai (1883-1945)
13. GS. Thích Trí Thuyên (1923-1947)
14. HT. Thích Bửu Đăng (1904-1948)
15. HT. Thích Phước Hậu (1862-1949)
16. HT. Thích Từ Nhẫn (1899-1950)