Vấn nạn đời sống hiện nay – Những điều không chắc chắn trong cuộc sống

BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—

NHỮNG ĐIỀU KHÔNG CHẮC CHẮN TRONG CUỘC SỐNG

Bằng sự hiểu biết về tính vô thường, tính bất như ý và tính phi thực thể biểu thị đặc điểm của đời sống, bản chất thật của đời sống đều có thể được chúng ta hiểu rõ và chúng ta có thể hành xử mọi việc có đầy đủ mục đích hơn trong đời. Nói khác đi, chúng ta sẽ sống trong một thế giới tạo niềm tin, gánh chịu mọi lo âu thái quá, trừ hoản việc bày tỏ những bổn phận tinh thần đến một thời gian tương lai nó trở nên quá trể. Có một câu chuyện ngụ ngôn để minh họa điều này.

Ngày xưa có một con ong đáp lên một hoa sen để hút mật. Mãi mê với việc hút mật nó quên rằng những cái hoa đã từ từ khép lại. Khi con ong kịp nhận ra nó đã bị mắc bẩy, nó không quá sợ hải. Không chút do dự, nó nói : “ Ta sẽ qua đêm ở đây trong cánh sen này và khi hoa sen nở lại ta sẽ bay ra vào sáng sớm ”. Nhưng khi nó đang nghĩ đến những ý tưởng như vậy, một con voi xuất hiện, ngắt những cánh hoa sen và ăn luôn cả con ong đáng thương. Giống như con ong, chúng ta tạo ra những giấc mơ không thực tế về tương lai và làm việc hướng về phía nhận ra những giấc mơ đó. Điều chúng ta thường không nhận ra rằng cuộc đời này vận hành theo nguyên lý của nó, không phải hoàn toàn do chúng ta quyết định và mọi nổ lực của chúng ta nhận định về các giấc mơ có thể có mức giới hạn. Đây là một vấn đề đáng quan tâm đặc biệt khi ta chối bỏ việc bồi đắp tinh thần của chúng ta cho tương lai hơn là cố gắng vò nó ngay trong hiện tại.

Chúng ta sẽ trải nghiệm những việc không chắc chắn và những bế tắc khi chúng ta làm việc hướng về sự giải phóng tinh thần. Một ngày kia, Đức Phật tình cờ gặp một thông báo một khúc gỗ lớn đang trôi xuôi theo sông Hằng. Ngài hướng về phía 500 vị đệ tử đang cùng đi với Ngài và so sánh khúc gỗ này với một người đang tìm cách thoát thân lần cuối cùng để tránh mọi đau khổ của cuộc đời. Ngài nói rằng không thể có việc chắc chắn khúc gỗ sẽ trôi ra biển. Người ta có thể giữ nó lại trên bờ sông, nó có thể chìm trong nước, nó có thể vướng vào một hòn đảo trong dòng sông, nó có thể do người nhặc lấy, nó có thể rã mục hoặc nó có thể chìm trong nước xoáy.

Đức Phật nói rằng một người đang tìm đến sự giải thoát sau cùng giống như khúc gỗ đang trôi ra biển. Chí hướng của anh ta hướng về mục tiêu có thể bị trở ngại bởi nhiều cách: anh ta có thể bị vướng lại bởi thú vui dục lạc, bị dính dáng với tiến trình tâm thần và thể lý, trở thành kẻ tự hào và ngạo mạn, trộn lẩn vào những người đã dẫn đưa anh vào con đường lầm lạc, sinh ra trong địa hạt của những cảm giác dục lạc và đánh mất cảm nhận về sự cản trở về đạo đức.

Nếu một người muốn “tiến đến đại dương”, người ấy phải giữ vững một kiên định “middle stream”(trung đạo hay giữa dòng) đó là tuân thủ những lời dạy cao quí nhằm phát triển đạo đức, sự tập trung và trí huệ của con người. Bất cứ con người cao quí nào đều có thể thụ đắc sự giải thoát cung ứng giúp anh ta thật sự hiểu biết về bản chất con người của mình và biết con đường giải thoát cho anh ta (là đường nào ?)

Đạo Hindu cũng làm nổi bật số phận con người bằng phương thức tính triết lý này :

“ Từ bóng tối đến ánh sáng

Từ điều không thật đến điều có thật Từ cái chết đến sự bất tử ”

( Upanishad )

Chúng ta sống trong một thế giới không cân bằng. Nó không tuyệt đối có hoa hồng, cũng không phải tất cả đều có gai. Hoa hồng thì mềm, đẹp, và thơm, nhưng cành thì đầy gai. Tuy nhiên người ta sẽ không làm mất uy tín của hoa hồng qua việc đếm số gai. Đối với một người lạc quan, thế giới này tuyệt đối là hoa hồng. Đối với người bi quan, thế giới này toàn là gai cả. Nhưng đối với một người thực tế, thế giới này không toàn hoa hồng cũng không toàn gai chút nào. Nó có thừa cả 2 vẻ đẹp của hoa hồng và cảm giác kim châm của những cái gai.

Một con người hiểu biết sẽ không mê đắm vẻ đẹp của hoa hồng, nhưng sẽ nhìn đúng thực tại của nó. Biết rõ bản chất của những cái gai, anh ta sẽ nhìn đúng với bản chất của chúng và sẽ nhận lấy lời căn dặn không để bị làm đau.

Giống như quả lắc cứ mãi đong đưa, bốn điều kiện có thể mơ ước và không thể mơ ước chiếm ưu thế trên đời này. Không loại trừ một ai trong tiến trình của đời sống. Những điều kiện này là : được và mất, tiếng tăm và không tiếng tăm, khẩn cầu và khiển trách, hạnh phúc và đau buồn. “Đừng sợ sự đối kháng. Hãy nhớ rằng một con diều không có gió không cất lên được” ( Hamilton Mabic ).

Add Comment