Vấn nạn đời sống hiện nay – Được và mất

BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—

ĐƯỢC VÀ MẤT

Những nhà kinh doanh, theo qui luật là chủ thể của cả hai việc được và mất, sung sướng khi có lãi hay lợi nhuận. Tự việc này không có điều gì sai trái. Những lời lãi, hợp lý hoặc không hợp lý đều sinh ra một mức độ của sự hài lòng mà một con người bình thường tìm kiếm. Không có những phút hài lòng như thế, tuy là thoáng qua, cuộc đời sẽ không đáng sống.

Sau tất cả, đây là sự khác nhau của thế giới chúng ta với địa ngục, nơi không có ngay đến chỉ 1 phút dành cho niềm vui. Trong thế giới tranh đua và hổn độn này, điều đúng là người ta nên hưởng vài thứ hạnh phúc làm hài lòng trái tim của họ. Hạnh phúc như thế, tuy có vật chất nhưng ích lợi cho sức khỏe và trường thọ.

Phật giáo hướng thái độ về sự giàu có như thể là không bao giờ truyền khuyên về một trần nhà xây trên lợi nhuận. Điều Đạo Phật truyền khuyên là của cải phải được tạo dựng bằng những phương tiện hợp lý và cũng được phát triển lên bằng thái độ hợp lý. Của cải tạo được do mồ hôi nước mắt không gây hại, lừa gạt hoặc bóc lột người khác đều bị chỉ trích cao. Điều luôn luôn được nhấn mạnh là sự giàu có chỉ có giá trị công cụ mà thôi.

Ta phải nên :

a) Sống trong thoải mái và làm cho gia đình, cha, mẹ, người quyến thuộc và bạn bè được hạnh phúc.

b) Tự bảo vệ mình tránh khỏi những thiệt hại do nước, lửa gây ra

c) Bày tỏ bổn phận đối với bà con họ hàng, khách mời và xã hội và những hoạt động về văn hóa – tôn giáo

d) Giúp đở, ủng hộ những người thúc đẩy tiến tới thuộc lĩnh vực tinh thần

Tuỳ theo phương tiện của mình, dù trên mức độ rộng lớn hay rất nhỏ, ta phải nên sử dụng nguồn năng lực của mình theo cách thức hợp lý nhất.

Vấn đề phát sinh đặc biệt do việc đánh mất sự hiểu biết ít ỏi về bản chất của sự sinh tồn. Những lợi nhuận được chấp nhận với một nụ cười, nhưng với sự thiệt hại thì không giống như thế. Sự thiệt hại thường dẫn đến những đau khổ về tâm thần ngay cả sự tự tử khi người ta không thể chịu đựng nổi. Nó đặt dưới những hoàn cảnh trái ngang như thế nên người ta phải tỏ ra sự khuyến tấn cao về đạo lý, và giữ một sự cân bằng tâm hồn thích đáng. Tất cả con người chúng ta đều có những bước thăng trầm trong cuộc đấu tranh sinh tồn. Chúng ta nên chuẩn bị trước những tình huống tốt như là xấu. Như thế sẽ ít xảy ra sự thất vọng.

Khi một đồ vật bị mất cắp, dĩ nhiên người ta cảm thấy buồn. Nhưng dầu có buồn, ta cũng không thể nào lấy lại vật đã mất. Chúng ta nên nhận sự mất một cách khôn ngoan. Ta nên khoác lên mình một thái độ rộng lượng rằng “Nhu cầu của anh ta lớn hơn của mình” Hãy để anh ta được tốt và sung sướng.

Có lần trong ngày tết nguyên đán Trung Quốc, một cậu bé 11 tuổi nhận được nhiều bao “lì xì” ( bao màu đỏ có ít nhiều tiền trong đó ). Trong đêm bọn trộm đã vào nhà và đánh cắp nhúng. Cha mẹ cậu bé cảm thấy buồn về việc mất, nhưng cậu bé chỉ nhấn mạnh “ Tại sao phải buồn? tất cả số tiền đó không phải của chúng ta vì người ta cho con, vì vậy mà thực sự chúng ta không mất chút gì của chúng ta cả ”. Thái độ này chứng tỏ rằng cậu bé tuy còn nhỏ nhưng đã nhận thức được sự than vãn về những việc nhỏ bé là điều vô ích.

Vào thời của Đức Phật, có một mệnh phụ cúng dường thực phẩm cho một vị sư đáng kính. Trong khi đang cúng dường bà nhận được một tin xấu đã gây ảnh hưởng đến gia đình của bà. Không chút gì buồn bả, bà vẫn bình tỉnh và vẫn lo phục vụ nhà sư như không có việc gì xảy ra. Một người tớ gái mang một bình sữa đến cúng dường vị sư đã vô ý trợt chân và làm bể bình sữa. Nghĩ rằng vị mệnh phụ này sẽ buồn một cách tự nhiên do sự thiệt hại, nhà sư đã an ủi bà rằng mọi vật dể bể nhất định sẽ bị bể. Người mệnh phụ trả lời “ nào có chi đáng kể với thiệt hại tầm thường này. Con đã nhận được một tin xấu đã xảy đến cho gia đình của con. Con nhận được tin xấu mà không mất bình tỉnh như thể “chiếc bình” làm sao so sánh được. Con đang cúng dường Ngài thay cho tin xấu ấy”. Một thái độ can đảm như thế của người phụ nữ đáng được tuyên dương.

Có lần Đức Phật đi khất thực trong một ngôi làng. Gặp sự can thiệp của Quỹ vương MARA , Đức Phật không nhận được chút thức ăn nào cả. Khi MARA hỏi Đức Phật với sự mĩa mai rằng Ngài có đói hay không, Đức Phật giữ một tâm thái bình thản của một người tự tại với mọi chướng ngại và trả lời. “A ! hạnh phúc biết bao chúng tôi sống không phiền não. Chúng ta sẽ là những người ban phát niềm vui như là những vị trời của những chân lý sáng ngời”.

Trong một lần khác, Đức Phật và các môn đệ của Ngài trãi qua một mùa mưa ở một ngôi làng theo lời mời của một người Bà-la-môn. Tuy nhiên, người này quên bẳng đi nhiệm vụ chăm sóc mọi nhu cầu của Đức Phật và Tăng đồ. Suốt 3 tháng, mặc dù tôn giả Mục Kiền Liên tình nguyện cung cấp thức ăn bằng phép thần thông của Ngài. Đức Phật không một chút gì phàn nàn, hài lòng với thức ăn khô của ngựa do một người bán ngựa cung cấp.

Người ta phải cố gắng gánh chịu sự thua thiệt một cách vui vẻ với sức mạnh của đàn ông. Dầu không mong đợi, sự thiệt thòi xuất hiện thành nhóm chứ không đơn thuần. Người ta phải đối mặt với chúng bằng sự trầm tỉnh và lấy đó làm cơ hội để vun trồng đức hạnh cao thuợng.

Add Comment