I. DẪN NHẬP
Luật tạng là một đại tạng thuộc Tam Tạng Kinh Điển, là những quy định dành cho cuộc sống của Chư Tăng Ni (xuất gia) và Phật tử tại gia. Nội dung của Luật tạng không chỉ quy định cuộc sống cá nhân mà còn quy định về quy tắc ứng xử của Tu sĩ với nhau, giữa Tu sĩ với cộng đồng – những người cúng dường vật chất cho Tăng Ni.
Giới luật mà Đức Phật ban hành không phải là những điều răn tiêu cực, không nhằm đem lại cuộc sống khổ hạnh mà để xác định một cách rõ ràng – cương quyết ý chí hành thiện, từ đó đem lại sự an lành và hạnh phúc cho bản thân người tu tập và cho chúng sinh.
II. PHÂN LOẠI
Có rất nhiều cách khác nhau để phân loại Giới luật Phật giáo, nhưng trong thực hành tu tập có Giới luật xuất gia (Luật Sa Di, Luật Sa Di Ni, Thức Xoa Ma Na Giới, Cụ Túc Giới bao gồm Luật Tỳ Kheo và Luật Tỳ Kheo Ni) và luật tại gia –
Ngoài ra, theo Phật giáo Bắc truyền còn có 5 Bộ luật theo các tông phái khác nhau:
(1) Thập Tụng luật (Sarvāstivāda-vinaya), của Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ (Sarvastivada), do ngài Phất Nhã Đa La dịch.
(2) Tứ Phần luật, của Pháp Tạng bộ (Dharmaguptaka), do ngài Phật Đà Da Xá dịch.
(3) Ma Ha Tăng Kì luật, của Đại Chúng bộ (Mahasanghika), do ngài Phật Đà Bạt Đà La (Sanskrit by translator, Vietnamese by Giác Hiền translator) dịch.
(4) Ngũ Phần luật (Mahisasaka-nikaya-pancavargavinaya), của Hóa Địa bộ (Mahisasaka), do ngài Phật Đà Thập dịch.
(5) Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ luật, của Da Du La Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ (Mula-Sarvastivada).
1.1. Giới Sa Di và Sa Di Ni
+ Sa Di: Người nam tu mới gia nhập Giáo đoàn Phật giáo. Sa Di giữ 10 giới Sa Di và những giới khinh.
+ Sa Di Ni: Là những nữ tu mới gia nhập Giáo đoàn Phật giáo. Sa Di Ni giữ 10 Giới như Sa Di và những giới khinh. Tuy nhiên, Sa Di Ni cần phải thọ giới Thức Xoa Ma Na trước khi thọ giới Cụ Túc (Tỳ Khoeo Ni giới).
1.2. Cụ Túc Giới
Giới luật dành cho Nam tu sĩ (Tỳ Kheo Giới) và Nữ tu sĩ (Tỳ Kheo Ni Giới).
+ Tỳ Kheo: Nam tu sĩ Phật giáo đã gia nhập tăng đoàn và tự nguyện trì giữ 250 giới (theo Phật giáo Bắc truyền) hoặc 227 giới (theo Phật giáo Theravada).
+ Tỳ Kheo Ni: Nữ tu sĩ Phật giáo đã gia nhập tăng đoàn và tự nguyện giữ 348 giới (theo Phật giáo Bắc truyền) hoặc 311 giới (theo Phật giáo Theravada).
1.3. Bồ tát giới
Giới Bồ tát dành cho chư Bồ tát, bao gồm 10 giới trọng và 48 giới khinh. Bồ tát giới dành cho cả Tu sĩ xuất gia và Phật tử tại gia.
1.4. Tại gia giới.
Giới luật dành cho Phật tử tại gia bao gồm:
– Quy y Tam Bảo.
– Ngũ Giới.
– Bát Quan Trai Giới.
– Thập Thiện Giới.
III. LUẬN VỀ GIỚI LUẬT
- Câu hỏi ôn tập khảo hạch Đại Giới Đàn
- Câu hỏi ôn tập dành cho giới tử Sa di và Sa di ni
- Sa Di Luật Nghi Yếu Lược – HT Tịnh Không
- Luật học tinh yếu – Viện nghiên cứu Phật học
- Luật học đại cương – HT Thanh Kiểm
- Cương yếu Giới luật – HT Thiện Siêu
- Bát Quan Trai Giới Thập Giảng
- Lược Thuật Đại Giới Đàn (Cụ Túc Giới) – Thích Tâm Mãn
Reference
1. Thích Tiến Đạt. Khái quát Luật học Phật giáo. Tạp chí Khuông Việt, số 1, tháng 12/2007
2. Trịnh Nguyên Phước, Tìm hiểu về Giới luật trong Đạo Phật.
3. Hòa thượng Hư Vân. Giới luật là nền tảng căn bản của Phật Pháp.
4. Hòa thượng Thanh Từ. Pháp tu căn bản của hệ Nam Tông và hệ Bắc Tông.
5. Hòa thường Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Giới thiệu hệ luật tạng Xích Đồng Diệp Bộ.
6. Bình Anson. Phân chia Bộ Phái Phật giáo.
7. Bình Anson – Liệt kê Tam Tạng
8. Thiện Phúc Sanskrit/Pali – Vietnamese Dictionary
9. Thích Nữ Hằng Như – Giới luật theo tinh thần Phật giáo.
10. Thích Duy Lực – Giải đáp thắc mắc về Giới luật Phật giáo
Last updated: 14th Dec 2018