Vấn nạn đời sống hiện nay – Vị Trí Duy Nhất Của Con Người

BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—

CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI
Vị Trí Duy Nhất Của Con Người

Người ta có thể bàn luận rằng, buổi thảo luận ở trang đầu tiên là một cái nhìn tiêu cực về con người, mang anh ta xuống đến một vị trí thấp kém và xem thường những thành tựu tỏa sáng trong các lãnh vực triết học, tôn giáo, tâm lý, khoa học nghệ thuật, kiến trúc, văn học, sự phát triển về văn hóa và những điều giống như vậy. Xa hơn, trong phạm vi vũ trụ này, con người đúng là vị trí độc tôn vì nó có hầu hết ưu tiên hiếm có của một khả năng dễ dàng dẫn đến sự giải thoát, nó là vì 3 lý do.

Thế giới con người có sự pha trộn cân bằng tốt giữa lạc thú và đau khổ. Khi lạc thú lên cao điểm (lĩnh vực tội lỗi) hoặc sự đau chiếm ưu thế (trong thế giới thấp hơn); Trí huệ của con người không hướng về mặt tinh thần. Những Phật tử sống khổ hạnh và tự nuông chìu cao độ không dẫn đến sự phát triển trí thông minh và sự hiểu biết .Con đường Trung Đạo giữa những dục lạc cao và sự khổ hạnh được tán thành và nhân sinh cung cấp cho con người cơ hội để đặt chân lên con đường Trung Đạo. Lý do thứ hai là mối quan hệ ngắn ngủi của đời sống con người và cái chết không ai có thể đoán biết vào lúc nào.

Đối mặt với nguy cơ một cái chết, thường là người ta có khuynh hướng thiên về mặt tinh thần nhiều hơn. Lý do thứ ba là trong những lĩnh vực khác, người sống chỉ đơn giản là người thừa hưởng tích cực các hiệu quả của Nghiệp của họ trong quá khứ, con người có vị trí thuận lợi để tạo ra những nghiệp mới và vì vậy có thể tạo hình cho chính số phận của mình.

Tất cả điều này ban cho con người trách nhiệm để thực hiện việc tự giải phóng mình trong chương tình làm người. Anh ta có ảnh hưởng là Đấng sáng tạo hay là Đấng cứu rỗi của chính mình. Nhiều người tin rằng tôn giáo đã giáng trần từ thiền đường nhưng các Phật tử đều biết rằng Đạo Phật bắt đầu trên trái đất và tiến đến thiên đường.

Điều này bao hàm ý nghĩa rằng, mọi người đều sẵn có giống Phật bên trong (tiềm năng dành cho sự hoàn hảo), anh ta có thể phát triển không có sự giúp đỡ nào từ bên ngoài. Người ta có thể trở thành một vị Phật qua việc được sanh làm người. Bởi vì ở đây nó là điều bạn có thể trải nghiệm sự sống trong cái toàn thể của nó. Các Phật tử dĩ nhiên sẽ đồng ý với cái nhìn của Shakespeare về sự nghịch lý của con người.

– Một mảnh thành tựu là con người.

– Cao quí làm sao trong lý lẻ.
– Vô biên làm sao trong năng lực trong hình thể và sự chuyển động.

– Đáng thán phục và tốc hành làm sao trong hoạt động.
– Giống làm sao như một thiên thần trí huệ.

– Giống làm sao như một vị thần: vẻ mỹ miều của thế giới.

– Hạt kim cương của những động vật.
– Thế mà đối với tôi vẫn là cái gì tinh túy của các hạt bụi?(Hamlet 2:2).

Tuy con người là vô minh, thế mà vẫn có hạt giống để trở thành sinh vật cao nhất trong tất cả mọi loài : một hạt giống của sự tỉnh giấc đầy đủ. Nhiều người nói rằng cuộc sống con người ở giữa thiên đàng và địa ngục vì trí huệ con người có thể được phát triển một cách dễ dàng để trải nghiệm niềm hạnh phúc hoàn toàn thuộc về thiên đàng, và khi nó bị lạm dụng nó có thể trải nghiệm một cách dễ dàng mọi đau khổ nơi địa ngục. Con người là con người duy nhất nếu anh ta có sự quan tâm hoặc tánh hào hiệp rộng lượng đó của con người.

– Con người tự hào không có thiên đàng.

– Người ghen tỵ không có láng giềng.
– Người giận dữ không có cả chính anh ta.(Triết lý Trung Quốc).

Cá nhân tự nó không giúp ích gì cho ai. Vì lý do đó, đời sống con người trong xã hội mang đến sức mạnh của sự đồng hợp tác. Con người không thể là con người khi không có xã hội. Con người với thiên nhiên là một (Triết gia Hy Lạp).

Người ta đề cập rằng, trong việc dạy của Đức Phật, con người trải nghiệm nổi hạnh phúc thiên đàng khi đối tượng chịu ảnh hưởng của 5 cảm giác thuận và êm dịu. Nói một cách khác, chúng vẫn trải qua nổi đau khổ trong địa ngục khi những đối tượng khô cạn và xáo trộn.

Add Comment