BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—
VAI TRÕ CỦA TÔN GIÁO
Khi người ta gặp khó khăn họ nhớ đến những người lớn tuổi (đáng kính) hơn hoặc những nhà tu hành để tìm sự giúp đỡ của họ và đôi khi nhờ những vị này cầu nguyện cho họ. Khi gặp khó người ta nhớ tôn giáo để tìm phúc lành bảo vệ và hướng dẫn họ. Trước đó, họ không nghĩ đến sự cần thiết cho họ biết việc phải làm và điều không làm theo văn hóa và tôn giáo của họ.
Cuộc hành trình đi vào đời sống tinh thần có thể khó khăn đối với người bắt đầu nhưng khi người ta có bước đầu khởi động, người ấy làm chủ năng lực của mình với một sự hiểu biết nhỏ bé, thì phân nữa sự khó khăn đã được khắc phục. Chúng ta nên nhớ đỉnh núi EVEREST không phải chinh phục chỉ một bước nhưng là với sự bền gan vững chí, với bao khó khăn chinh phục đỉnh cao từng bước một. Mục đích chính của tôn giáo là giúp chúng ta sống theo những lời dạy cao quí để tránh gặp những khó khăn do tự mình gây nên bằng cách rèn luyện tâm hồn của chúng ta trước khi chúng ta chạm trán và gây khổ cho ta. Những gì chúng ta đang nói ở đây không đơn thuần là những sự hiểu biết có tính tri thức bởi vì có nhiều việc xảy ra trên đời này không thể giải thích theo lý lẽ. Chúng ta cần sự an ủi về tinh thần.
Trong sự hiểu biết về học thuật không có sự bao gồm việc trãi nghiệm qua tâm lý của cá nhân. Được trang bị với sự hiểu biết kinh điển, những ai tôn vinh khoa học nghĩ rằng chúng có thể giải quyết mọi vấn đề nhân sinh. Khoa học có thể giúp chúng ta khắc phục nhiều khó khăn, liên hệ nhu cầu về vật chất của chúng ta và cũng làm phát sinh ra nhiều vấn nạn tinh thần. Không có sự thay thế đối với những người khôn ngoan đã từng trải cuộc đời.
Hãy suy nghĩ câu nói sau đây: Khi tôi 18 tuổi, tôi cứ nghĩ cha tôi (ngớ ngẩn) làm sao ấy! Nay tôi đã 28 tuổi, tôi ngạc nhiên về những điều một người cao tuổi học được nhiều biết bao trong quảng 10 năm đó. Không phải cha bạn (đã học) mà chính bạn đã học cách nhìn mọi sự việc bằng cái nhìn trưởng thành hơn với sự khôn ngoan dưới cái nhìn của cha bạn. Cách đây hơn 2500 năm, Đức Phật, Khổng Tử và Lão Tử và nhiều bậc đạo sư khác đã ban cho chúng ta những lời khuyên dạy tuyệt vời. Lời khuyên này không bao giờ trở nên lổi thời, được đặt trên nền tảng của chân lý. Nó sẽ mãi mãi tồn tại. Không thể nào giải quyết mọi vấn đề nhân sinh mà quên đi những lời dạy của cổ đức.
Tại hội nghị (WFB) mới vừa được tổ chức ở Malaysia, vị Thủ tướng tiền nhiệm của chúng ta Tun Dr Mahathir Mohd đã nói: “Khoa học có thể giải thích mọi việc là cái gì và như thế nào nhưng khoa học không bao giờ giải thích được tại sao”. Chỉ với sự khôn ngoan thụ đắc được bởi sự trải nghiệm qua nhiều thế kỷ, cùng với thấm nhuần các lời dạy của tôn giáo mới có thể giúp chúng ta hiểu biết tại sao mọi việc xảy ra. Sự khôn ngoan này đưa dẫn ta phát triển chân giá trị con người, hiểu biết về sự an lạc và hạnh phúc.
Có lẽ nguồn gốc của sự kích thích lớn nhất quấy rối cảm giác sống bình yên hàng ngày của chúng ta là mối quan hệ với những người chung quanh chúng ta. Mỗi ngày tình cảm của chúng ta được trắc nghiệm qua cách chúng ta đối xử với người ta chúng ta thương, người chúng ta ghét và với mọi người nói chung.
( Tất cả mọi vấn đề khó khăn của cuộc đời sẽ có thể được hiểu )
Chúng ta có thể sẽ hiểu một cách dễ dàng hơn về mọi vấn đề khó khăn của cuộc sống nếu chúng ta học Phật giáo. Đức Phật hướng đến chủ đề này thẳng tiến vào mục tiêu phía trước vì thế đạt hiệu quả và tiến xa. “Giáo dục con người mà không có lòng tin tôn giáo và bạn tạo ra họ chỉ là một lũ quỷ khôn ngoan” (Duke of Wellington)