BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—
TRÁCH NHIỆM CỦA CHA MẸ
Bạn là người có trách nhiệm về sự an lành và nuôi dạy con cái của bạn. Nếu các con của bạn trưởng thành mạnh mẽ, khỏe mạnh và là một công dân hữu ích, đó là do kết quả nổ lực của bạn. Nếu đứa trẻ lớn lên và phạm tội, chính bạn là người phải gánh chịu trách nhiệm. Đừng đổ lỗi cho người khác. Là cha mẹ, bổn phận của bạn là phải hướng dẫn con của bạn đi vào con đường đúng. Mặc dù có nhiều trường hợp thanh thiếu niên phạm tội không cải hóa được, tuy vậy là cha mẹ bạn có trách nhiệm về hành vi cư xử của con cái bạn.
Một đứa trẻ ở lứa tuổi dễ ảnh hưởng nhất, cần sự yêu thương chăm sóc sự tác động và sự chú ý của cha mẹ. Không có tình thương yêu và sự hướng dẫn của cha mẹ, đứa trẻ khiếm khuyết về mặt tâm lý và sẽ thấy cuộc đời là một nơi còn hoang mang để sống trong đó. Tắm gội tình thương của cha mẹ không có nghĩa là trẻ muốn chi được nấy, dù hợp lý hay khác hơn. Nuông chìu quá mức trong thực tế có thể làm hư đứa trẻ. Người mẹ trong việc ban tặng tình thương và chăm sóc trẻ, cũng phải nên nghiêm khắc và cứng rắn nhưng không cọc cằn thô lỗ trong sự đối xử cơn giận của đứa trẻ. Biểu lộ tình yêu thương với một bàn tay kỷ luật, đứa trẻ sẽ hiểu. Kém may mắn thay! thường thường tất cả tình thương của cha mẹ trong xã hội hiện nay còn thiếu sót một cách đáng buồn. Sự đổ xô vào tiến bộ vật chất. Sự tăng lên khát vọng bình đẳng về phái tính, đã gây kết quả nơi nhiều bà mẹ kết nối chồng của họ vào công việc đầu tắt mặt tối !
Nhiều người mẹ đấu tranh để giữ vững hình ảnh gia đình của họ hoặc biểu tượng địa vị bằng sự làm việc nơi văn phòng hay các cửa hiệu hơn là ở nhà chăm chút những nhu cầu của con cái. Những đứa trẻ được bỏ vào tay chăm sóc của bà con hoặc người giúp việc, những đứa trẻ bị bỏ vào các thiết bị của chúng tại nhà thường là bị tước đi tình thương và sự chăm sóc của tình mẫu tử. Người mẹ cảm thấy có tội do sự thiếu hụt quan tâm của mình, sẽ cố gắng làm dịu lòng đứa trẻ bằng cách ban cho tất cả mọi thứ yêu cầu của chúng, những việc làm như thế chỉ làm hư hỏng cho con cái.
Cung cấp cho trẻ những món đồ chơi hiện đại, tinh vi là có hại cho sự hình thành cá tính như là xe tăng, súng máy, súng lục và gươm đao là sự không lành mạnh về mặt tâm lý. Đứa trẻ đang được dạy một cách không có ý thức để bỏ qua sự hủy diệt thay vì được dạy lòng từ ái, sự cảm thông và sự giúp đỡ. Một đứa trẻ như thế sẽ phát triển khuynh hướng độc ác khi nó trưởng thành. Ban tặng cho con trẻ những món đồ chơi như thế không thay thế được tình thương và ảnh hưởng của cha mẹ.
Các bậc cha mẹ thường bị đặt trước tình trạng khó xử, vội vàng chạy về nhà sau một ngày lao động vất vả, những cha mẹ cực khổ có nhiều công việc ở nhà đang đợi họ. Khi mọi việc trong ngày được làm xong, sẽ đến giờ ăn cơm tối với xem truyền hình và còn lại chút ít thời gian nào, sẽ khó đủ để tham dự vào quyền được hưởng chính đáng của con trẻ về tình thương và ảnh hưởng của cha mẹ.
Với sự kêu gọi giải phóng phụ nữ, nhiều phụ nữ nghĩ rằng giải pháp để tranh đua với nam giới nằm ngoài gia đình. Những phụ nữ như thế có thể cân nhắc một cách cẩn thận có nên sanh con hay không. Thật là điều vô trách nhiện khi có một bà mẹ sinh một đứa con ra đời và sau đó “từ bỏ”nó. Bạn phải có trách nhiệm với những gì bạn tạo ra. Một đứa trẻ có quyền hưởng thụ về phương diện vật chất, nhưng quan trọng hơn là phương diện tinh thần và phương diện tâm lý. Sự cung ứng tiện lợi vật chất thuộc hàng thứ 2 so với sự cung ứng tình thương và sự quan tâm của cha mẹ.
Chúng ta biết có nhiều gia đình nghèo nuôi dạy con tốt tràn đầy lòng yêu thương mặc dù có lợi tức kém. Trên một phương diện khác, nhiều người giàu đã cung cấp để mọi tiện nghi vật chất cho con của họ, nhưng do bởi lấy đi tình thương cha mẹ , những đứa con này lớn lên trở thành người khiếm khuyết về tâm lý và đạo đức.
Nhiều phụ nữ có thể cảm thấy rằng, khuyên họ chuyên tâm vào việc chăm lo gia đình là chẳng khác nào hạ thấp họ và những phản ánh nếp nghĩ của người già và bảo thủ. Điều có thực là trong quá khứ, người phụ nữ đã bị đối xử kém nhưng điều này do bởi những vô minh của phần lớn nam giới hơn là bản chất yếu đuối vốn có nơi người phụ nữ. Người nội trợ trong văn tự Sanskrit là “Gruhini” nghĩa bóng là “người lãnh đạo của một gia đình”. Tất nhiên đều này không ngụ ý rằng nữ giới là phụ thuộc. Tốt hơn thế, nó có nghĩa là một sự phân chia trách nhiệm đối với nam giới và nữ giới.
Trong nhiều quốc gia, người chồng giao trọn trách nhiệm cho người vợ giải quyết mọi chuyện trong nhà. Điều này để anh ta rãnh trí tập trung làm những việc tốt nhất bên ngoài. Khi mỗi bên hiểu biết về bổn phận của mình. Giữa họ không có sự xung đột, không khí gia đình hạnh phúc và an lạc, nơi đó các con có thể trưởng thành tốt.
Dĩ nhiên, người chồng phải hiểu rằng, người vợ cần được quan tâm chăm sóc, rằng cô ấy được tư vấn về mọi quyết định trong gia đình, rằng có đủ tự do để cô ấy phát huy cá tính và rằng cô ấy cần có thời gian rãnh rổi để theo đuổi những lợi ích cá nhân của nàng.
Trong sự cảm nhận này, chồng và vợ đều có trách nhiệm ngang nhau đối với sự an lạc của gia đình. Họ không ở trong cuộc tranh đua với nhau.
Một người mẹ phải nên cân nhấc kỹ lưỡng, cô ấy có nên tiếp tục làm một người mẹ hoạt động với tất cả những cạm bẫy có mặt, hay là một người nội trợ ban tặng tất cả sự chăm sóc và ảnh hưởng của bà dành cho những đứa con đang phát triển hay không. Lạ thay, nhiều bà mẹ hiện đại đặc biệt ở các nước với chế độ quân sự đối mặt với sự thiếu hụt về nhân lực, phụ nữ được huấn luyện sử dụng súng và những vũ khí giết người khác, trong khi đúng ra họ phải nên âu yếm con cái của họ và dạy dỗ chúng nó được tốt hoặc là những công dân biết tuân theo luật lệ.
Thái độ trong thời đại của một bà mẹ đi làm hướng về các con có khuynh hướng làm xoáy mòn thời kỳ tôn kính của lòng hiếu thảo của đạo làm con vốn được kỳ vọng tán thành nơi con trẻ. Việc thay bú mẹ bằng bú bình lại là một nguyên nhân đáng quan tâm khác. Cho đến ngày nay, khi những người mẹ đã dùng bú mẹ và âu yếm trẻ trong vòng tay, ảnh hưởng dịu dàng giữa mẹ và con lớn hơn rất nhiều.
Một bà mẹ cho con bú sữa mẹ qua bản năng làm mẹ, thường trải qua một sự thỏa mãn vô cùng lớn lao từ việc hiểu rằng bà ấy đang sinh ra một đứa con đúng với thiên chức làm mẹ là một việc không một ai khác có thể làm được. Ảnh hưởng của bà mẹ nơi đứa con lớn lên và trở nên rõ ràng hơn nhiều. Dưới những hoàn cảnh như thế, lòng hiếu thảo của đạo làm con, sự cố kết gia đình và sự vâng lời vẫn là việc không thay đổi hiện nay.
Sự thực hành những truyền thống này là để dành cho sự tốt đẹp và sự an lạc của trẻ. Nó tùy thuộc vào cha mẹ, đặc biệt người mẹ ban cho các con tình thương, sự chăm sóc và sự quan tâm là quyền được hưởng chính đáng của chúng. Người mẹ chịu trách nhiệm về tình trạng ngoan hay ngang bướng của trẻ. Vì vậy, chính người mẹ có thể giảm thiểu nạn thiếu nhi phạm pháp. Trong mức độ cao nhất của sự suy nghĩ bạn, có thể thấy mọi việc nơi chúng nó, không phải nơi bạn. Vì vậy, bạn biết rằng bạn chịu trách nhiệm về mọi việc.
Có bao nhiêu người trẻ nhận ra lòng từ ái của cha mẹ? Họ không thấy điều này cho đến khi chính họ trở thành cha mẹ hoặc họ mất cha mẹ, chúng ta phải nên bày tỏ tấm lòng của mình qua thái độ hiếu thảo của đạo làm con. Bởi việc có trách nhiệm ân cần chăm sóc hiếu hạnh và vâng lời đối với cha mẹ của chúng ta.