Vấn nạn đời sống hiện nay – Bản chất của con người

BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—

BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI

Những thú vui của thể xác và hạnh phúc thuộc về vật chất có tính phù du, chúng đến rồi đi lần lượt mang đến niềm vui và nổi khổ. Khi niềm vui đến con người cảm thấy hân hoan phấn khởi và khi nổi khổ đến con người cảm thấy thất vọng chán nản. Tất cả mọi hy vọng và niềm vui trên thế gian đang thoáng qua. Chúng nó không ban sự an lạc và hạnh phúc vĩnh cửu cho con người. Không bền chặc là đặt điểm của thế gian này. Tất cả mọi sự sáng tạo trên đời đang chịu một sự thay đổi thường xuyên và liên tục. Mọi việc trên đời này đều là chủ thể để sinh ra, lớn lên, phát triển, hư hoại tan biến và chết đi. Không có một điều gì trong vòng sáng tạo có thể chạy thoát ra khỏi một loạt những sự dịch chuyển này.

Để tìm thấy cái thật, nó tự bộc lộ và bất tử, con người được yêu cầu quay lưng với những vật thể không có thật trên đời này. Khi anh ta nhận thức được sự vô nghĩa của việc chạy theo cuộc đời và những vật thể của nó, anh ta quay lưng lại với chúng. Anh ta cầu cứu tới sự từ bỏ, anh ta tự rút lui khỏi chúng và hướng sự tìm kiếm của mình vào bên trong. Cuộc hành trình của anh ta kết thúc khi anh ta đạt đến “Sự thật của sự thật‟‟ và “Ánh sáng của ánh sáng‟‟.

Sự quay lại này đánh dấu sự bắt đầu một nổ lực tinh thần thuần túy. Theo cách nói của tôn giáo, mọi việc khác hơn điều này giống như đồ chơi của một đứa trẻ con. Vật chơi cần thiết cho đứa trẻ, vì sự phát triển của nó theo từng giai đoạn nhưng nó không còn được cần đến khi giai đoạn đó đã qua.

Đời sống tôn giáo đó là một cuộc phiên lưu. Nó đòi hỏi một sức mạnh tinh thần, nơi nào có cơ hội của sự hoài nghi hiện diện, nó đúng và thích ứng để con người nghi hoặc. Người thiếu ý chí hoặc tâm hồn yếu đuối không thể đạp bàn chân trên lối đi tinh thần “Người yếu đuối không thể nhận ra được cái bản ngã”. Tôn giáo cung ứng sự thách đố lớn nhất đối với con người. Nó thách đố anh ta từ bỏ quá nhiều sự dính líu.

Không một sự suy xét kỷ nào khác nên giữ con người quay lại. Tất cả tôn giáo cảnh báo con người chống lại những nguy hiểm và cạm bẫy con người chạm trán trong cuộc hành hương về tinh thần của mình. Chúng qui định những phương pháp bởi đó anh ta có thể tránh những cảm bẫy và vượt qua những khó khăn và sự nguy hiểm trên đường đi. Có nhiều phương pháp để thích ứng với sự trang bị về tâm thần và khả năng về tinh thần của con người luôn khao khát luôn đa dạng.

Hôm nay bạn có thể là nhà triệu phú, ngày mai bạn có thể là người đi ăn mày. Hôm nay bạn rất mạnh khỏe và xinh đẹp, ngày mai vẻ mỹ miều và tuổi trẻ tan biến đi. Một cách tương tự, bạn có thể kết thúc sự nghèo khổ và bệnh tật bởi Nghiệp (những việc làm của bạn). Lời khuyên này là một điều kỳ diệu có thực có thể chữa trị tất cả trạng thái bị ứng chế của chúng ta. Nó là những liều thuốc bổ cho những trái tim yếu đuối.

“Sức mạnh không đến từ khả năng thuộc thể chất. Nó đến từ một ý chí bất khuất”(Mahatma Gandhi).

Con người tìm kiếm sự giàu có để thỏa mãn sự thôi thúc về lạc thú. Khát vọng tìm kiếm sự thỏa mãn, sự giàu có giúp anh ta đạt được sự thỏa mãn này. Nếu không được kiểm soát bởi giá trị đạo đức và tinh thần cùng với điều nghiêm huấn, sự thôi thúc cho những dục lạc trong con người anh ta trở thành một sự thôi thúc vô tận, mỗi sự thỏa mãn tăng nhiều hơn gấp 10 những sự thôi thúc vì dục lạc.

“Nếu bạn muốn một người lắng nghe bạn trong một thời gian lâu dài, hãy nói với anh ta về chính người ấy và anh ta sẽ lắng nghe”.

Tham vọng rượt đuổi sự thỏa mãn và sự thỏa mãn rược đuổi sự tham vọng, để lại một con người là một miếng mồi của con đường vô đạo đức. Một con người hoàn toàn và toàn vẹn về mọi mặt và làm đầy đủ bổn phận lý tưởng đã lùi xa về phía sau. Nhưng anh ta trở thành đã lâm vào cảnh khổ để anh ta thấy ra rằng trái tim của anh ta vẫn đang đầy tham vọng dục vọng, cơ thể trở nên già cổi và không thích hợp làm một công cụ hưởng lạc, mà trái tim lại vẫn còn trẻ trung trong sự thôi thúc của dục lạc. Sự việc lóe sáng này làm anh ta có suy nghĩ và ôn lại cuộc đời mình với vòng lạc thú gấp 2 lần của nó, anh ta bị tác động với sự ngu muội của tất cả việc đó và cố gắng tự gỡ rối mình ra khỏi vòng lẫn quẫn.

“Nếu bạn muốn được tốt, trước hết hãy biết rằng bạn có thể xấu” Sự tiến bộ về mặt tinh thần chỉ có thể có ở nơi nào có sự tự tại của tư tưởng (tâm).Tuy nhiên, nơi nào niềm tin mù quáng ngự trị thắng thế hơn thì nơi đó sẽ không có sự tiến bộ về mặt tâm thần. Tự tại trong suy nghĩ dẫn đến nghị lực và sự tiến bộ về mặt tâm thần, trong khi chủ nghĩa giáo điều dẫn đến sự đình trệ. Trải nghiệm xa hơn chứng tỏ rằng niềm tin có tính giáo điều đi khắp nơi nắm tay với tánh hẹp hòi cố chấp. Bất cứ nơi nào niềm tin giáo điều xuất hiện thì sự tự tại không có mặt.

Sự phát triển về mặt tinh thần quan trọng hơn là sự thụ đắc những tiện nghi vật chất. Lịch sử đã dạy chúng ta rằng, chúng ta không thể kỳ vọng nơi những sự thoải mái và hạnh phúc của con người có mặt cùng một lúc. Cuộc sống của tất cả mọi người đều nằm trong khuôn khổ chủ yếu, bởi giá trị tinh thần và những nguyên tắc đạo đức chỉ có tôn giáo mới cung ứng một cách hiệu quả.

Con người là sinh vật vượt trội nhất trong tất cả mọi loài. Theo Phật giáo, con người còn cao hơn cả trời. Điều này là tại sao? Chính vì các vị trời chỉ tạm hưởng kết quả của những hành động trong quá khứ, nhưng con người chứa đựng bên trong của mình những tiềm lực bổ sung. Anh ta là chủ nhân của chính vận mạng của mình. Trên bãi chiến trường, nhờ chính trí huệ của mình anh ta có thể chinh phục toàn thế giới. Nhưng để làm được việc này, anh ta phải hiểu bản chất của Nghiệp, nguyên tắc chi phối thế giới bên ngoài lẫn bên trong của mình.

Add Comment