BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—
TÍNH TỐI THƯỢNG CỦA CON NGƯỜI
Trong số tất cả các loài sinh vật, con người đứng vượt trội như là một loại phi thường. Trong khi đem so sánh những đặc điểm, chức năng và sự cư xử với những loài sinh vật khác, con người đứng hơn hẳn tất cả. Thực tế trong sự phân loại quá trình tiến hóa con người được xem như có liên quan đến thế giới động vật. Trên thực tế, con người thường có lúc cư xử giống như loài động vật.
Tuy nhiên, con người nhiều ưu điểm hơn loài vật, anh ta là một con người, nghĩa là anh ta có thể tốt bụng, dịu dàng, có lòng nhân từ và thông minh. Chính nơi con người, tánh tự ý thức phát triển ở mức độ cao và chính con người hơn tất cả động vật, được phú cho những cảm nhận về đúng và sai, thiện và ác và với năng lực phán đoán và lựa chọn điều đúng và việc thiện loại bỏ đều xấu và tội lỗi. Cảm nhận này trong sự lựa chọn lẽ phải và việc thiện và hành xử theo sự lựa chọn đó, phải nói rằng chỉ nhìn thấy ở con người, và chính là sự cảm nhận về Nghiệp, tính công bằng chính trực, được nói đến rất nhiều trong tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới.
Chính là trên căn bản của Nghiệp hoặc sự công bằng chính trực mà tôn giáo cùng là đời sống đạo đức được xây dựng và thậm chí sinh hoạt xã hội trở nên cao thượng khi mọi người nhận chân giá trị và áp dụng với từng cá nhân cũng như là cho đời sống tập thể. Không có nghiệp, không xã hội nào có thể tồn tại và sinh hoạt chỉ trong vòng một ngày. Chính vì bởi lý do con người cảm nhận về Nghiệp rằng tất cả sự tiến bộ đều có thể dành cho anh ta, về phương diện xã hội cũng như tinh thần và chính vì phẩm hạnh đặc biệt này phân biệt con người khác với tất cả những loài khác.
Trong việc ăn, ngủ và những nhu cầu vật chất khác, con người có giá trị ngang bằng con vật. Chính là sự cảm nhận về Nghiệp, sống công bằng ngay thẳng với tất cả mọi sự liên quan của nó, phân biệt con người với con vật chính là Nghiệp làm cho con người có tánh nhân bản, không có nó, anh ta chỉ đơn giản là một con vật hoặc tệ hơn một con vật.
Tuy nhiên, khi con người sinh ra với một đặc ân hiếm có như thế, người ta không nên hoang phí nó. Nó phải nên đặt vào nơi phụng sự tốt nhất và cao nhất rằng nó có khả năng đáng nên thành tựu với sự cảm nhận của tánh cấp thiết. Thật là sự đáng tiếc lớn lao nếu con người quên mục đích thật sự sinh ra đời của mình và chỉ chạy theo dục lạc thế gian. Một triết gia Hindu nhận xét một cách rõ ràng : “có sự ngu si nào lớn lao hơn một người có được thân người hiếm khi có, lại quên việc mục đích giải thoát thật sự ra khỏi cuộc đời này!‟‟. Con người phải trở nên thành hoàn thiện và anh ta phải nên bày tỏ tính cao quý bên trong. Đó là mục đích của tất cả nổ lực của tôn giáo, mục tiêu của tất cả sự thực thi về phương diện tinh thần.