Vấn nạn đời sống hiện nay – Sự sung sướng và sự đau khổ

BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—

SỰ SUNG SƯỚNG VÀ SỰ ĐAU KHỔ

Sự sung sướng và sự đau khổ là cặp đối xứng kéo dài. Chúng là những yếu tố mạnh mẽ nhất ảnh hưởng đến con người. Điều gì sanh ra sự dễ dãi là Sukkha (hạnh phúc). Điều gì khó khăn là dukkha (sự đau khổ). Hạnh phúc bình thường là sự hài lòng với những ham muốn. Ngay khi sự ham muốn đạt được chúng ta lại khao khát một việc khác. Sự thỏa mãn những thú vui dục lạc là cao nhất và chỉ được hạnh phúc với một người bình thường.

Không còn nghi ngờ một hạnh phúc nhất thời trong sự mong đợi, sự thỏa mãn và sự gom hợp những khoái lạc thuộc về vật chất. Thứ hạnh phúc như thế được đánh giá cao bởi người theo chủ nghĩa khoái lạc, nhưng nó không bền vững và tạm thời. Có thể nào sự chiếm hữu vật chất ban cho một hạnh phúc chân thật không ? Nếu thế thì các nhà tỷ phú đã không chán sống. Trong những quốc gia tiên tiến đã đạt đến tuyệt đỉnh về tiến bộ vật chất, nhiều người hiện không sống một đời sống hạnh phúc. Tại sao như thế nếu chỉ có sự sở hữu về vật chất là có thể mang đến hạnh phúc ?.

Quyền thống trị khắp cả thế giới có thể sinh ra hạnh phúc thật sự chăng ? Đại đế Alexander, người tiến vào đất Ấn Độ một cách khải hoàn trên đường chinh phục đất đai, đã than thở về sự thiếu hụt đất đai để chinh phục.

Khi chúng ta đọc những trang sử hiện đại, chúng ta lấy làm kinh hoàng bởi việc đem đến sự đau đớn của những kẻ tàn ác như Pol Pot, Idi Amin, Hitler là những kẻ đã tàn sát hàng triệu sanh linh vô tội. Những người này tin rằng họ có thể tạo ra một thế giới mới bằng cách loại bỏ những người khác quan điểm với họ. Nhưng họ đã đạt được những gì ? Cả thế giới đã kết án và thù ghét họ.

Rất là thông thường cuộc đời của các chính khách nắm quyền lực trong tay lại rất bất ổn. Những trường hợp thương tâm của Mahatma Gandhi và John Kenedy là những minh chứng tiêu biểu. Hạnh phúc thật sự tìm thấy ở bên trong và người ta không thể định nghĩa nó bằng những thuật ngữ sự giàu có, quyền lực, danh dự hoặc sự chinh phục. Nếu quyền sở hữu trên thế gian có tính ép buộc hoặc chiếm đoạt một cách bất công, hoặc lầm đường lạc bước, hoặc ngay cả với quan điểm kết hợp tạm bợ, chúng sẽ là một nguồn phát sinh sự đau đớn và khở sở dành cho người chiếm hữu.

Hạnh phúc đối với một người có thể không phải hạnh phúc đối với người khác. Thịt và rượu dành cho người này có thể là độc hại với người kia. Đức Phật đã đề cập đến 4 loại hạnh phúc đối với cuộc sống thế gian. Chúng nó là hạnh phúc của sự thụ đắc : (atthi sukha ) – sức khỏe, sự giàu có, sống lâu, vẻ đẹp, niềm vui, sức mạnh, nhà cửa đất đai và con cái

..v.v… nguồn hạnh phúc thứ 2 là được hưởng từ sự bố thí của cải ( bhoga Sukkha ).

Những người nam nữ bình thường đều thích sự hưởng thụ. Đức Phật không khuyên tất cả từ bỏ những thú vui trên thế gian và lui về nơi cô tịch. Sự hưởng thụ giàu có không những sử dụng cho chính bản thân chúng ta mà còn ban phát ra những của cải cho sự an lạc với những người khác. Những gì chúng ta dành dụm đều để lại phía sau khi ta chết, những gì ta đã cho ta mang theo. Mọi người mãi mãi nhớ đến những công lao tốt đẹp mà chúng ta đã làm với sự thụ đắc của cải trần gian.

Nhà tiên tri Mohammat nói rằng điều duy nhất chúng ta có thể yêu cầu một cách đúng đắn là những gì chúng ta tiêu thụ, ban tặng vào việc từ thiện và góp phần vào tôn giáo. Ngoài ra không điều gì là của chúng ta cả.

Không rơi vào nợ nần (anana sukha) là một nguồn hạnh phúc khác. Nếu chúng ta bằng lòng với những gì chúng ta có và nếu chúng ta tiết kiệm, ta không cần phải vay nợ. người thiếu nợ sống trong tình trạng tâm lý thống khổ và chịu sự sai khiến của chủ nợ. Dù sống nghèo nhưng không mang nợ, chúng ta cảm thấy an tâm thoải mái và tinh thần vui vẽ. Sống một cuộc sống không bị khiển trách quấy rầy là một trong những nguồn hạnh phúc lớn nhất của người thế tục.

Một người không lụy phiền là một phúc lành đối với anh ta và với những người khác. Anh ta được tất cả mọi người thán phục và cảm thấy hạnh phúc hơn, do gây ảnh hưởng đến những người khác bởi độ rung cảm của sự an lạc. Tuy nhiên, phải nên công nhận rằng rất khó để có được danh thơm tiếng tốt, những người mang tâm hồn cao thượng chỉ có một cuộc sống không phiền lụy và hoàn toàn dửng dưng với sự khen ngợi bên ngoài.

Đa số người sống trên đời này tự làm vui mình qua việc thụ hưởng dục lạc trong khi những người khác tìm thấy niềm vui trong sự chối bỏ. Không dính líu đến hoặc vượt hẳn lên trên mọi thú vui vật chất là điều hạnh phúc của người có trang bị cuộc sống tinh thần. Chúng ta chào đón hạnh phúc bình thường, chứ không phải điều đối nghịch của nó là sự buồn khổ – thì khó cam chịu hơn. Sự đau buồn và khổ đến với nhiều lốt vỏ khác nhau. Chúng ta khổ khi đối mặt với tuổi già theo tự nhiên. Với sự bình thản chúng ta phải gánh chịu nổi khổ của tuổi tác. Sự đau nhiều hơn do bởi tuổi già là sự đau đớn gây ra do bởi bệnh tật. Ngay cả một cơn đau răng hoặc nhức đầu nhẹ nhất đôi khi còn không chịu nổi huống hồ là một vấn đề to tát hơn, xảy đến.

Khi chúng ta đối mặt với bệnh tật, ta nên học cách chịu đựng nó một cách kiên nhẩn. À, chúng ta phải tự an ủi nghĩ rằng mình vừa thoát qua một chứng bệnh trầm trọng hơn. Thông thường chúng ta hay tách biệt với những người thân yêu. Sự tách biệt như thế gây ra sự tổn hại về mặt tâm thần. Chúng ta nên hiểu rằng tất cả mọi sự kết hợp đều kết thúc bằng sự phân ly. Đây là một cơ hội tốt để trải nghiệm sự thanh thản. Không phải là ít lần chúng ta bị ép buộc phải chịu đựng điều chúng ta ghét cay đắng. Chúng ta phải nên học cách chịu đựng chúng. Có lẽ chúng ta đang gặt lấy những nghiệp quả (Kamma) của chính mình từ trong quá khứ hoặc hiện tại. Chúng ta phải nên điều tiết cho phù hợp với tình huống mới, hoặc cố gắng vượt qua mọi chướng ngại bằng nhiều phương cách khác nhau.

“ Hãy cười và cuộc đời sẽ cười với bạn; Hãy khóc, và bạn sẽ khóc một mình ”

(Ella wheeler Wilcox)

Ngay đến Đức Phật, một nhân sinh hoàn hảo, đã tiêu diệt hết mọi sự vẩn đục, vẫn phải gánh chịu sự đau về thể xác gây ra bởi bệnh tật và tai nạn. Đức Phật thường xuyên bị bệnh nhức đầu. Đau bệnh kéo dài gây cho Ngài nhiều sự đau đớn về thể xác. Với kết quả của việc Devadatta lăn đá để sát hại Ngài, một chân Ngài đã bị thương do bởi một mảnh đá vụn cần phải phẩu thuật.

Những lần khác, Ngài bị ép buộc nhịn đói cho chết. Do sự vô ơn của chính những học trò của Ngài, buộc Ngài phải lùi về một khu rừng sống trong 3 tháng trời. Trong rừng chỉ với một thảm lá cây trải trên một nền đất gồ ghề, chịu đựng gió lạnh, Ngài vẫn điềm nhiên duy trì sự bình thản. Giữa mọi đau khổ và hạnh phúc. Ngài đã sống với một trí huệ cân xứng.

Việc chết là nổi đau buồn lớn nhất của chúng ta phải đối mặt trong quá trình của sự lang thang qua vô số kiếp luân hồi. Có khi việc chết đến trong con số lớn lao mà người ta khó chịu đựng nổi. Patacara mất những người thân yêu nhất của bà. Cha mẹ, chồng, anh trai và hai đứa con. Bà hóa điên, Đức Phật đã an ủi bà và bà đã học được cách đối đầu với sự đau khổ bằng sự hiểu biết.

Kisa Gotami mất đứa con còn ẳm ngửa và bà chạy đi tìm phương thuốc hay để làm nó sống lại. Bà ẳm trên tay xác đứa con trai đến Đức Phật và hỏi Ngài về một cách chửa bệnh hay. “À! Này chị, chị có thể mang đến đây vài hạt mù tạt được không? ”, “ Thưa Ngài tất nhiên là được” “Nhưng này chị, nó phải từ một gia đình không có người nào đã chết mới được” . Bà đã tìm được những hạt mù tạt, nhưng không phải ở nơi đó thần chết chưa một lần đến viếng. Bà hiểu ra bản chất của cuộc sống. Khi người mẹ được hỏi tại sao bà không khóc vì đứa bé thương tâm đứa con trai duy nhất, bà trả lời “ Không mời ông ta đến, không báo trước ông ta đi. Ông ta cứ đến rồi đi. Vậy can chi ta khóc?”

Giống như những trái rơi từ một cây – còn non, chín hoặc già – chúng ta cũng chết trong tuổi còn trẻ, trong lứa tuổi thanh xuân của cuộc đời hoặc chết trong tuổi già. Mặt trời mọc ở phương đông chỉ lặn ở phương tây. Hoa nở vào buổi sáng để tàn úa vào buổi tối. Cái chết không thể trốn tránh đến với tất cả mọi người không có một ngoại lệ, chúng ta phải đối mặt nó với sự thanh thản hoàn mỹ.

– Hãy như là mặt đất.

– Nhận lấy mọi thứ ném vào

– Dầu ngọt ngào hay hôi thối

– Điều vô tâm với tất cả như nhau

– Không ghét bỏ cũng không hận thù

– Người đời cũng thế tốt hoặc không

– Phải từng trải qua sự thăng trầm của số mạng

Đức Phật nói: “Khi nói đến những điều kiện của cuộc sống trần thế, trí huệ của một vị A-La-Hán không bao giờ nao núng”. Giữa việc được và mất, tiếng tốt và tiếng xấu, ngợi khen và quở trách, hạnh phúc và đau khổ, chúng ta hãy cố giữ lấy một trí huệ thăng bằng. Đức Phật minh chứng một cách đẹp đẽ cuộc đấu tranh của sáu giác quan với một lối so sánh hùng hồn.

Theo lối so sánh này 6 con vật có tập quán khác nhau và lĩnh vực hoạt động khác nhau được cột chung trong một nút dây của một sợi dây thừng chắc. Các con vật ấy như con sấu cố chạy về phía có nước, con chim cố gắng bay lên trời, con chó cố gắng chạy vòng quanh ngôi làng, con chồn cố gắng trốn trong một khu rừng, con khỉ cố gắng trèo lên cây, còn con rắn thì cố gắng bò vào hang. Sáu con vật như thế cứ mãi thường xuyên đấu tranh để đạt được thói quen theo bản năng của chúng và đẩy vào những con khác, nhưng không con vật nào đạt được đến đâu cả. Một cách tương ự, sáu giác quan thường xuyên tìm kiếm sự thỏa đáng trong phạm vi của nó và người không kiểm soát được khả năng giác quan của mình trở nên bối rối đáng sợ và rơi vào tình trạng lúng túng trong nổi khổ sở của mình.

Add Comment