Vấn nạn đời sống hiện nay – Sự hiểu biết lẫn nhau

BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—

SỰ HIỂU BIẾT LẪN NHAU

Hãy nhớ rằng, bất cứ điều gì xảy đến bạn không thể cảm thấy tổn hại nếu bạn biết cách làm thế nào giữ lấy một thứ trí huệ cân bằng. Bạn bị tổn thương chỉ vì bởi thái độ tâm thần bạn chấp nhận hướng về chính bạn và hướng về những người khác. Nếu bạn bày tỏ một thái độ yêu thương hướng đến những người khác, giống như rằng bạn sẽ nhận lãnh một thái độ yêu thương. Nếu bạn bày tỏ sự ghét giận bạn sẽ không con nghi ngờ nhận lãnh sự đáp trả của sự thù địch.

Một người giận dữ thở ra chất độc và anh ta tự hại mình nhiều hơn là anh ta làm hại người khác. Một người giận hét vào người khác sẽ không thể nhìn mọi vật trong viễn cảnh đúng, như thể khói đang bay vào mặt anh ta. Không có bất cứ người giận nào dù thông minh đến đâu mà không bị giận dữ làm tổn hại. Luôn luôn nhớ rằng, không ai có thể hại bạn trừ khi bạn lót đường cho người khác làm như thế. Nếu bạn vâng theo con đường ngay thẳng của đời sống sẽ bảo vệ bạn. Đức Phật nói: “ Bất cứ người nào làm hại một con người không có hại, một người hoàn toàn trong sạch và vô tội, kẻ làm như thế rất khờ dại vì tội ác phản ứng lai giống như bụi ném ngược lại gió’’(Kinh Pháp Cú).

Nếu bạn kích thích cơn giận của người khác, bạn phải chịu trách nhiệm về những phản ứng nó gây ra. Biểu lộ thái độ tấn công, bạn chỉ có thể đong đầy những ước muốn của kẻ thù. Kết hợp và hòa hợp là 2 mặt quan trọng nhất trong đời ta.

“Khi những sợi tơ nhện kết hợp lại chúng có thể trói cột một con sư tử’’.

Bạn phải biết cách làm thế nào để bảo vệ bất cứ sự an lạc và trạng thái bình tĩnh bên trong bạn vừa phát triển trong trí huệ. Để gìn giữ an lạc nội tại, bạn phải biết giảm thiểu tánh tự cao của bạn, bạn nên biết khi nào phớt lờ tính kêu ngạo, khi chế ngự sự sai lầm của cái tôi, bạn kiên quyết khi cần lọai bỏ và khi nào cần thực hành tánh kiên nhẫn. Bạn không nên để cho những người khác lấy đi sự an lạc nội tại của bạn. Bạn có thể gìn giữ sự an lạc bên trong của bạn nếu bạn biết cách hành sử một cách khôn ngoan.

Sự khôn ngoan đến qua sự hiểu biết. “Con người là một sinh vật đang lớn lên” các nhà khoa học nói rằng, chúng ta đã mất hàng triệu năm mới được đứng trên vị thế làm người như hôm nay. Hãy dùng sự nổ lực đầy đủ với sự vững vàng để đứng vững bằng những nguyên tắc chặt chẽ và nhẹ nhàng của bạn. Đồng thời hãy hạ mình vì lợi ích cho sự an lạc và lòng bao dung để tránh sự xung đột và bạo lực. Làm được như thế bạn sẽ không bao giờ đánh mất điều gì cả. Thay vào đó, bạn đạt được mục đích.

Nếu chúng ta mong muốn mang hòa bình đến cho thế giới, chúng ta hãy bắt đầu bằng sự thay đổi thái độ và sự ích kỷ sai lầm của chúng ta. Hòa bình thế giới đi ngược lại hòa bình nội tại chúng ta phải học cách tự canh giữ chính mình chống lại sự phê bình không xác thực và cách thức tạo ra sự xử dụng có cảm ứng về cách phê bình để xây dựng. Chúng ta phải luôn luôn nhìn vào sự phê bình một cách khách quan. Nếu phê bình nhắm vào chúng ta không đúng, thiếu cơ sở có chủ ý xấu, chúng ta không nên đầu hàng phẩm giá của chúng ta trong một thái độ ngu xuẩn. Nếu chúng ta biết rằng không có tội lỗi nhận thức nơi chúng ta, thái độ của chúng ta đúng đắn và được đánh giá bởi những người khôn ngoan, vì thế chúng ta không cần lo lắng về sự phê bình thiếu cơ sở. Sự hiểu biết của chúng ta về cả hai sự phê bình xây dựng lẫn phá hại đều quan trọng giúp chúng ta đều chỉnh lối sinh hoạt để sống trong bất cứ cộng đồng nào. Tất cả chúng ta đều nghiêng về sự chê trách người khác về những sự yếu kém và bất hạnh của chính mình. Có bao giờ bạn có ý nghĩ rằng chính bạn cũng có phần trách nhiệm về những vấn nạn của bạn.

Sự đau buồn của bạn không có gì để làm trong một gia đình nguyền rủa hoặc là tội lỗi có nguồn gốc từ tổ tiên. Nó không phải việc làm của thánh thần hoặc của ma quỷ. Sự đau buồn của bạn là do chính bạn gây ra. Vì thế, bạn chính là viên cai ngục hay là người giải phóng của chính bạn. Chính bạn là người tạo ra địa ngục hoặc thiên đàng của chính bạn. Bạn có tiềm năng để trở thành một người tội lỗi hay một vị thánh. Không một người nào khác có thể làm cho bạn là người tội lỗi hay là một vị thánh được.

Bạn phải học hỏi, phải gánh vác trách nhiệm cho chính cuộc đời của bạn. Bạn phải học hỏi để chấp nhận sự yếu kém của chính bạn mà không trách mắng hoặc quấy rầy kẻ khác. Hãy ghi nhớ câu nói của người xưa. “Người không học thức luôn luôn trách người khác, người có học thức phân nửa tự trách mình, còn người học thức đầy đủ không trách mắng ai cả‟‟.

Bất cứ lúc nào một vấn nạn phát sinh, người hiểu biết như chúng ta phải nên tự mình cố gắng tìm ra đâu là nơi lầm lỗi không trách người khác. Nếu mỗi người cố gắng tự hành xử đúng đắn với chính mình, sẽ không có bất cứ vấn nạn nào hoặc một sự xung đột trên thế giới này. Nhưng mọi người không chỉ cố gắng cải thiện sự hiểu biết của mình bằng các hành xử không có thành kiến. Người ta thích tìm người trách lỗi của người khác hơn. Bên ngoài của chính họ lộ vẻ ra ngoài gốc mọi vấn nạn của họ vì họ miễn cưỡng chấp nhận sự yếu kém của họ.

Đầu óc của con người được ban cho quá nhiều điều lừa dối, cho nên anh ta sẽ cố gắng tìm lời xin lỗi để chứng minh việc làm gây ra ảo tưởng rằng anh ta không có lỗi.

Đức Phật nói “Dễ dàng nhìn thấy lỗi người, thật rất khó nhìn thấy lỗi của chính mình‟‟(Kinh Pháp Cú).

Để che dấu sự yếu kém cùng với chối bỏ lỗi lầm của mình, nhiều người chấp nhận thái độ hiếu chiến hướng về những người khác, họ nghĩ rằng bởi việc làm như thế, họ có thể tránh né tình huống xấu hổ hoặc nguyên nhân của sự phàn nàn hướng về họ. Họ không nhận thức rằng, một thái độ như thế chỉ sinh ra nhiều vấn nạn hơn cho chính họ bên cạnh việc làm tăng một bầu không khí không lành mạnh xung quanh.

Bạn phải biết thừa nhận khi bạn sai, đừng theo cách của những người không có văn hóa luôn luôn chỉ trích người khác.

Xa hơn Đức Phật nói: “Người không nhận mình ngu là người ngu thật sự.Và người ngu biết mình ngu là người khôn đối với phạm vi đó‟‟Kinh Pháp Cú.

Bạn có trách nhiệm với những sự đau buồn đến với bạn. Khi bạn để cho một sự cố thậm chí nhỏ nhoi làm xáo trộn trí huệ của bạn, chính nơi đó sẽ phát sinh ra sự buồn khổ của bạn. Bạn phải hiểu rằng không có điều gì là sai trong cuộc đời này, nhưng có điều gì sai lầm trong lối sống của chúng ta khi chúng ta gánh nhận sự khổ đau.

Không kỳ vọng điều gì và không điều gì sẽ làm thất vọng Bạn

Bạn có thể tránh sự thất vọng do bởi không có sự kỳ vọng nào với cái nhìn về danh dự của bạn. Nếu bạn không kỳ vọng điều gì, do đó không việc gì có thể gây thất vọng cho bạn và bạn về không gánh chịu điều gì.

Hãy điều gì đó, có ích lợi cho những người khác để giảm nổi đau. Nếu bạn có thể làm điều đó không có mong cầu bất cứ tưởng thưởng nào, do đó bạn có thể không có lý do để thất vọng. Bạn có thể là một con người biết bằng lòng. Hạnh phúc xuất hiện nơi trí huệ của bạn do những điều tốt bạn đã làm, chính đó là một phần thưởng lớn.

Hạnh phúc đó sinh ra sự thỏa mãn bao la trong cuộc đời bạn. Do sự mong cầu tưởng thưởng, bạn không những lỡ cơ hội hạnh phúc, mà còn thường xuyên trải nghiệm qua những thất vọng cay đắng. Và không cầu mong điều gì là vũ khí tốt nhất bạn có thể tự bảo vệ mình tránh những người muốn làm hại bạn. Có một câu nói: “ Hãy cảnh giác trước một người không muốn việc gì cả’’.

Có lẽ bạn có thể là một người có bản chất tốt và như thế bạn không hại những người khác. Tuy nhiên, bạn bị chỉ trích mặc dù bạn làm tốt. Vì vậy, bạn có thể hỏi: “Tốt sinh ra tốt, xấu sinh ra xấu, tại sao tôi phải chịu đau khổ khi tôi hoàn toàn trong sáng. Tại sao tôi phải gánh nhận nhiều nổi khó khăn? Tại sao tôi bị phiền toái bởi quá nhiều sự xáo trộn? Tại sao tôi bị người khác chỉ trích mặc dầu tôi làm tốt?’’. Câu trả lời đơn giản là khi bạn làm được vài công trạng tốt, có hte63 bạn đã chống lại với nhiều sức mạnh đang hoạt động của quỷ thần mà bạn không biết.

Những sức mạnh quỷ thần đó tự nhiên cắt đi những công trạng tốt. Nếu không, có thể là bạn đang đối mặt với những hậu quả xấu của cái việc làm xấu trong quá khứ (Nghiệp) đang chí muồi vào giây phút hiện tại. Bởi việc tiếp tục với những thiện nghiệp, với sự hiểu biết trong sáng, tất nhiên bạn sẽ tự tại với những phiền toái như thế. Vì bạn là người lúc bắt đầu sinh ra sự thất vọng, điều hợp lý là chỉ bạn mới có thể vượt qua chúng bởi sự nhận thức những tình huống có thực trong đời sống trên thế gian của bạn.

Nhiều điều kiện sống trên đời nằm quá tầm kiểm soát của chúng ta, những thay đổi không mong đợi, những ảnh hưởng trái chiều và những điều không chắc chắn xảy đến làm thất vọng chúng ta. Đó là điều tại sao thỉnh thoảng khó làm tốt trong những hoàn cảnh thay đổi như thế. Nếu mọi người suy nghĩ đến lời khuyên này của Đức Phật, mọi người có thể góp phần vào sự bảo vệ lẫn nhau. Để làm một người nghèo, biết hài lòng và hạnh phúc là tốt hơn một người giàu có lo âu và trĩu nặng bởi lòng tham.

Nhiều người phàn nàn khi nói rằng chúng ta đã làm quá nhiều cho họ nhưng họ hầu như không nói một lời cám ơn. Tại sao thái độ như thế quan trọng nếu chúng ta có thể trải nghiệm qua sự an lạc do bởi giúp người khác?

Đức Phật đã xem thái độ như thế là một đức tính lớn lao. Tuy nhiên, trên thực tế đức tính nầy hiếm có trong bất kỳ xã hội nào. Bạn không thể luôn luôn mong đợi những người khác hàm ân bạn do bởi những gì bạn đã làm. Con người có khuynh hướng bỏ quên, đặc biệt khi nhớ lại những ân sủng trong quá khứ. Nếu người ta vì quên mà biểu lộ thái độ nầy, bạn phải học để chấp nhận chúng là như thế. Chỉ như vậy, bạn có thể tránh được sự thất vọng. Bạn có thể an lạc không cần xét đến người ta có hàm ân, vì lòng tốt và sự giúp đở của bạn hay không. Bạn chỉ cần nghĩ và cảm nhận thỏa mãn rằng, bạn đã làm xong bổn phận cao quí của một con người đối với đồng loại của mình.

Add Comment