Vấn nạn đời sống hiện nay – Sợ và lo

BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—

SỢ VÀ LO

Sợ và lo được sinh ra do sự tưởng tượng của trí huệ chịu ảnh hưởng bởi những điều kiện của cuộc sống thế gian. Chúng nó lập căn gốc từ ham muốn và sự cố chấp. Thực ra, đời sống như một buổi chiếu phim, trong đó mọi vật đều luôn luôn chuyển động và thay đổi. Không có cái gì trên cuộc đời này là trường tồn và tĩnh lặng. Những người trẻ và mạnh lại sợ chết sớm. Những người cao tuổi gánh chịu về nổi lo cuộc sống quá dài. Khóa lại giữa 2 hạng người trên là những người ham thích dục lạc quanh năm.

Sự mong mỏi vui về điều vui dường như đi qua quá nhanh. Nổi sợ về điều không hài lòng sinh ra nổi lo có vẻ như không chịu tách rời ra. Những cảm giác như thế là tự nhiên. Những sự thăng trầm của cuộc đời đóng một vai trò tự ngã hoặc cái tôi ảo tưởng giống như con rối trên sợ dây. Nhưng trí huệ tự chính nó là tối thượng. Nói cách khác, sụ huân tập của trí huệ được hiểu là sự nuôi dưỡng tinh thần, là bước đầu tiên hướng đến việc thuần tập tâm thần bất an. Đức Phật đã giảng dạy: “Từ tham vọng sinh ra nổi đau khổ.

Từ ham muốn sinh ra nổi lo sợ.

Những ai hoàn toàn tự tại trước ham muốn. Không có nổi buồn, ít đi nổi lo.‟‟

Tất cả mọi sự vướng mắc rồi sẽ kết thúc trong đau buồn. Không giọt nước mắt nào cũng không cuộc chia tay dài đến đâu có thể làm chấm dứt tính tạm thời của cuộc đời. Tất cả mọi việc kết thúc đều do vô thường. Người già và người trẻ đều gánh chịu trong sự có mặt này. Không một ai được miễn trừ. Nhiều thanh thiếu niên có sự đau khổ đang phát triển. Không kể là ếch nhái hay nòng nọc (lớn hay nhỏ), các thanh thiếu niên có thể hiểu ngầm chưa từng trải nghiệm qua việc xây dựng mối quan hệ vững chắc với người khác phái. Họ phô trương vẻ đẹp bên ngoài bằng cố gắng gây ấn tượng nơi người khác phái là những người được xu nịnh để thấy chính họ là những đối tượng phái tính. Cả hai đều cư xử không đúng thật như chính họ như những gì họ nghĩ là trưởng thành. Họ sợ rằng nếu họ xử sự một cách tự nhiên họ sẽ bị chế nhạo.

Lối cư xử như thế này có một tiềm năng đối với sự khai thác. Có một nổi sợ cũng như sự lo buồn phát ra khi người khác gây ảnh hưởng đến cái tôi. Tình yêu không được đáp trả sẽ thường làm tan vỡ trái tim của nhiều thanh thiếu niên vì họ cảm tưởng họ đã tự gây ra “sự cuồng si cho chính họ”. Nhiều người dẫn đến sự tự tử. Những sự kích động đó có thể tránh nếu người ta nhìn cuộc đời như thật của nó. Những thanh thiếu niên phải được dạy bảo cách sống của người Phật tử, từ đó họ có thể trưởng thành theo một lối sống đúng đắn.

Đức Phật nói: “Bất cứ nơi nào nổi sợ hãi sinh ra, nó sinh ra nơi người ngu chứ không nơi người trí’’. Nổi sợ hãi đó không là gì cả nhưng là nổi kinh sợ nơi trí huệ. Trạng thái trí huệ của một người là chủ đề kiểm soát và hướng dẫn.Việc sử dụng ý nghĩa tiêu cực sinh ra sợ hãi, sử dụng tích cực nhận ra sự hy vọng và lý tưởng. Sự chọn lựa hoàn toàn do chính chúng ta.

Mỗi con người đều có khả năng kiểm soát chính trí huệ của mình.Thiên nhiên đã phú cho con người sự kiểm soát thuần túy trên một vật và đó là sự thiền định. Mọi việc một người tạo ra bắt đầu trong dạng thức của thiền định. Đây là chìa khóa giúp người ta hiểu được giáo lý do đó sự sợ hãi có thể được kềm chế. Một nhà giải phẩu học danh tiếng Anh Quốc có lần có một sinh viên hỏi cách thức nào tốt nhất để trị liệu nổi sợ hãi và ông ta trả lời: “Hãy cố gắng làm một điều gì cho sự an lạc của người khác‟‟. Chàng sinh viên vô cùng ngạc nhiên bởi câu trả lời và yêu cầu làm sáng rõ hơn, nhân đó vị hướng dẫn nói “Bạn không thể có 2 loại thiền định đối nghịch nhau trong trí huệ của bạn cùng một người và cùng một lúc. Chẳng hạn như, nếu trí huệ của bạn hoàn toàn chiếm lĩnh bởi ý tưởng không ích kỷ để giúp đỡ người khác thì ngay lúc đó bạn không thể chứa chấp nỗi sợ hãi’‟.

“Lo lắng làm khô máu sớm hơn tuổi già.

Tôi không bao giờ đem một vấn đề nào cùng đi ngủ với tôi vào đêm”

Sợ và lo trong vừa phải là bản tánh tự nhiên của sự tự phòng ngừa. Nhưng nổi sợ không hợp lý thường xuyên và sự lo âu kéo dài là kẻ thù có hại đối với cơ thế con người. Nó làm đảo lộn chức năng bình thường của cơ thể.

“Người ngu không nhìn nhận mình ngu là người ngu thật và người ngu biết mình ngu là người khôn ngoan trong sự hiểu biết đó‟‟(Đức Phật).

Add Comment