Vấn nạn đời sống hiện nay – Những phương châm xử thế của tôn giáo là quan trọng

BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—

NHỮNG PHƯƠNG CHÂM XỬ THẾ CỦA TÔN GIÁO LÀ QUAN TRỌNG

Là con người, chúng ta có trách nhiệm để tán thành những nguyên tắc đạo đức tốt vì chính lợi ích của bản thân cũng như những người khác. Điều này tạo ra sự cảm nhận tốt vì khi chúng ta quán sát các lời giáo huấn, chúng ta cũng bảo vệ luôn cả những người khác. Ấy là nói chúng ta chưa hoàn hảo nếu ta muốn có những người láng giềng tốt, chúng ta phải đảm bảo rằng chúng ta có một cái hàng rào chắc chắn hoặc khác hơn có sẽ dẫn đến sự tranh cãi sự xáo trộn và sự hiều lầm.

Khi ta dựng lên một hàng rào hay vách tường chắc tốt, chúng ta không những bảo vệ ngôi nhà và gia đình của mình, đồng lúc chúng ta cần bảo vệ luôn cả ngôi nhà của người hàng xóm nữa.Vì thế, việc quan sát các lời châm ngôn hoàn toàn chính xác giống như thế. Khi ta quyết định không giết hoặc hại những người khác là ta đã để cho họ sống một cách an lành không có nỗi sợ hãi.

Đó là sự đóng góp cao nhất mà ta có thể dâng nộp cho những người khác. Chúng ta phải nên chấm dứt việc lừa đảo và dối gạt người khác để có thể sống một cách bình an không một nỗi sợ hãi hoặc nghi ngờ. Nếu chúng ta biết làm đầy đủ bổn phận và trách nhiệm của mình .Chúng ta đứng về phía nhân phẩm và sự thông minh. Lẽ tự nhiên là khi làm như thế, chúng ta giữ lấy sự an lạc, sự hòa hợp và sự thanh thản trong cuộc đời của chúng ta.

Nhưng khi Robert Frost nói trong bài thơ yêu dấu “Mending Wall” nếu ta có bổn tánh tốt và những người hàng xóm của ta có bổn tánh tốt thì những cái rào chắn trở nên dư thừa. Rất nhiều cái gọi là xã hội nguyên thủy trong quá khứ đã hành xử những lối sống thật lý tưởng. Nhưng về sau này đặc biệt chúng ta liên quan đến đời sống đô thị chúng ta cần những hàng rào của đạo giáo để bảo vệ chính mình và những người khác.

Để làm điều này chúng ta uan sát những giáo điều. Gíao điều là người kỷ luật để rèn luyện trí huệ. Chúng ta tự rèn luyện mình bằng cách quan sát những giáo luật, hiểu biết được những nguy hiểm khi làm trái với chúng. Có những sự khác nhau về những lời giáo huấn của Đức Phật với những điều răn và giáo luật của các tín ngưỡng khác. Nhiều người tuân theo sự bắt buộc của tôn giáo họ vì sợ bị trừng phạt. Điều hoàn toàn có thể là không có nơi sợ hãi địa ngục nhiều người sẽ không tuân thủ giáo luật của họ một cách nghiêm túc. Nhưng những phật tử tuân theo giáo lý bằng cách không làm các điều xấu mà họ biết là sai lầm. Dĩ nhiên, chúng ta phải thêm vào một lối dặn dò ở đây. Chỉ là điều mà một người tự gọi mình là Phật tử không có nghĩa rằng anh ta xem mình là tinh sạch một cách tự động. Một phật tử là một người vâng theo lời Phật dạy một cách tôn kính để làm cho người ấy và chính anh ấy thành một người cao quí. Điều này đòi hỏi nhiều tánh chân thật và sự cố gắng.

Những Đạo sư luôn luôn giữ rằng hạnh phúc con người không phụ thuộc vào sự thỏa mãn những đam mê và khát vọng về vật chất hoặc vào sự thụ đắc sự giàu có về của cải. Điều này là sự trải nghiệm của người theo kinh nghiệm chủ nghĩa. Cho dù chúng ta có đủ mọi dục lạc của thế gian, chúng ta vẫn chẳng được hạnh phúc và an lạc nếu trí huệ của ta thường xuyên bị ám ảnh bởi sự lo âu và lòng thù hận, phát sinh từ sự vô minh với sự quan tâm đến bản chất thật của sự sinh tồn. Chân hạnh phúc không thể định nghĩa trong các thuật ngữ giàu có, quyền hành, con cái, danh tiếng hay sự phát minh. Những điều này không còn nghi ngờ dẫn đến vài sự thỏa mãn về vật chất tạm thời chứ không phải đưa đến hạnh phúc trong sự cảm nhận về nguyên tắc cơ bản. Điều này là đặc biệt khi sự chiếm hữu được đoạt một cách bất công hoặc không chính đáng. Chúng trở thành một nguồn cội khổ đau, tội lỗi và đau buồn hơn là hạnh phúc dành cho người chiếm hữu.

Những phong cảnh hấp dẫn, âm nhạc du dương, mùi hương thơm ngát, những vị ngon và những sự gần gũi với những thể xác cám dỗ dẫn ta sai đường và đánh lừa chúng ta, chỉ tạo ra con người chúng ta trở thành tên nô lệ của những dục lạc thế gian.Trong khi, không một ai sẽ phủ nhận rằng có một hạnh phúc tạm thời thấy trước cũng như là sự thỏa mãn của cảm giác, những vui thú đó thoáng qua. Khi những cảm giác đó được nhìn lại qua sự hồi tưởng một người có thể hiểu được sự phù du và bản chất bất như ý của những dục lạc như thế lót đường đi đến sự hiểu biết tốt đẹp hơn về sự thực tế này.

Nếu sự sở hữu vật chất là điều kiện đi trước tiên của hạnh phúc, thì sự giàu có và hạnh phúc đều là đồng nghĩa.

Sự giàu có không thể dập tắt những khát vọng đang bùng cháy. Chúng ta có thể không bao giờ hạnh phúc nếu chỉ tìm cách chỉ để thỏa mãn những ham muốn dục vọng to lớn của chúng ta, về nhu cầu hưởng thụ ăn uống và nhục dục. Nếu đã là thế thì những thành tựu khổng lồ đạt đến trên nhiều lĩnh vực thế giới phải tốt đẹp hơn trên con đường đi đến hạnh phúc toàn mỹ, nhưng điều này rõ ràng là không.

Những ham muốn trên đời này có thể không bao giờ được hoàn toàn thỏa mãn về trong giây phút ta thành tựu điều ta muốn, chúng ta mau chóng trở nên không hài lòng với nó và lại đang thèm muốn một điều gì khác nữa. Khi những sự thay đổi và những sự sâu hư xảy ra trong những việc ta bám víu vào chúng ta liền trải nghiệm qua sự đau khổ.

Sự hưởng thụ những thú vui dục lạc không phải là hạnh phúc chân thật. Hạnh phúc chân thật chỉ có thể sinh ra từ trạng thái hoàn toàn tự do của trí huệ. Nguồn hạnh phúc không thuộc về vật chất. Nó phải được tìm thấy nơi một trí huệ hoàn toàn thanh thản tự tại với những rối loạn với những rối loạn về tâm thần. Những của cải của thế gian là vô thường nhưng những của cải ưu việt như sự tự tin, đạo đức luân lý, lòng vị tha, sự chân thật và sự khôn ngoan là bất diệt. Những xúc cảm về sự tham lam, lòng thù hận, sự ghen tỵ làm mất phẩm cách một con người, nhưng thiện ý, niềm vui thông cảm và một thái độ không thành kiến sẽ làm cho anh ta cao quíl ngay cả thiêng liêng trong chính cuộc đời này.

Con người có thể phát huy và duy trì sự an lạc nội tại của mình chỉ bằng cách hướng suy nghĩ của mình vào bên trong thay vì hướng ra bên ngoài. Nhận thức sự nguy hiểm và cạm bẫy của sức mạnh hủy diệt của lòng tham, sự căm thù và lừa dối. Hãy học cách vun trồng và nâng đỡ sức mạnh nhân từ của lòng tốt, tình yêu thương và sự hòa hợp. Bãi chiến là ở bên trong chúng ta. Chính ở bên trong chúng ta trong bãi chiến lớn nhất phải chiến đấu và chiến thắng. Trận chiến không phải đánh bằng vũ khí, nhưng bằng sự nhận thức của tinh thần với tất cả mọi sức mạnh tích cực và tiêu cực nằm bên trong trí huệ chúng ta. Sự nhận thức này là chìa khóa mở ra cánh cửa trong đó sự va chạm và sự xung đột cùng toàn thể các ý tưởng bật thoát ra.

Trí huệ là kết quả cuối cùng của tất cả nguồn hạnh phúc hay đau khổ. Để có được hạnh phúc trên đời, trí huệ của một cá nhân trước hết phải an lạc và hạnh phúc. Hạnh phúc cá nhân có lợi ích đối với hạnh phúc của xã hội trong khi hạnh phúc của xã hội có ý nghĩa là hạnh phúc của cả quốc gia. Chính là nơi an lạc của các quốc gia mà hạnh phúc của toàn thế giới xây dựng nên.

Từ những bài học của cuộc đời, rõ ràng là một chiến thắng có thật không bao giờ đạt được bởi sự xung đột. Sự thành công không bao giờ được mang đến do sự xung đột. Người ta không bao giờ trải nghiệm qua sự an lạc với sự cảm nhận bệnh hoạn. Hòa bình không bao giờ có với sự tích lũy càng nhiều vật chất với sự chiếm đoạt năng lượng của toàn thế giới. Chúng ta có thể đạt đến hòa bình bằng cách để sự ích kỷ ra đi và giúp đời bằng những hành xử với lòng từ ái. Hòa bình trong trái tim chinh phục tất cả mọi sức mạnh đối nghịch. Nó cũng giúp chúng ta giữ lấy một trí huệ lành mạnh và sống một đời giàu sang và tràn đầy sự an lạc và hài lòng.

Add Comment