BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—
NHÂN PHẨM
Mục đích của cuộc sống là gì ?Đây là một câu hỏi rất thông thường mọi người hay nêu lên.Không dễ để cho một câu trả lời thỏa đáng về điều tưởng chừng đơn giản và một vấn đề phức tạp như thế .Mặc dù nhiều người đã cho câu trả lời cụ thể, tùy theo lối nghĩ của họ, nhưng dường như chúng nó chưa phải là câu trả lời thỏa mãn đối giới trí thức .Lý do là vì họ đã không học cách quán sát cuộc đời một cách khách quan và trong cái viễn cảnh riêng biệt của cuộc sống. Họ dã tạo những hình ảnh tưởng tượng về cuộc đời theo khả năng hiểu biết của họ. Chúng ta biết rằng, nhiều đạo sư, nhiều nhà hiền triết, những thi sĩ nỗi tiếng và những nhà tư tưởng lớn đều không thỏa về cuộc đời.Tất cả họ đều hỏi: “Tại sao con người chúng ta được sinh ra trên đời này, đầy những khổ đau ?”. Khi chúng ta đọc những nhận định của họ về cuộc đời, đều hiện rõ một điều rằng họ cũng không đủ khả năng để vẽ ra một hình ảnh tươi sáng về cuộc đời. Có người nói chúng ta là nạn nhân của một vị thần thánh nào đó bắt chúng ta khổ sở để thử thách lòng trung thành của chúng ta đối với vị thần ấy .Có người nói rằng cuộc đời đầy những sự khổ đau, sự bất an và những đều không làm thỏa mãn. Những người khác lại nói rằng: “Tốt biết bao nếu chúng ta không bao giờ được sinh ra trên cõi đời này!” Chúng ta biết rằng chúng ta đã nhìn cuộc đời tùy theo ta quan điểm .Nhưng một người bình thường chỉ nhìn đời một cách nông cạn và không sâu sắc
.Nhiều người nói rằng không có mục đích riêng biệt nào cả đối với cuộc đời và như thế thì chúng ta có thể sử dụng bất cứ mục đích nào cũng được .Trên lý thuyết như thế, chúng ta cần căn nhắc vấn đề một cách khôn ngoan, để làm cho việc sử dụng mục đích cuộc sống có ích lợi đối với chính bản thân. Chúng ta cũng như đối với mọi người thay vì tiêu phí nó.Trong những việc không cần thiết. Trong thái độ này, chúng ta có thể tự xác định được mục đích của cuộc sống.
Nếu chúng ta sử dụng sai mục đích do việc xúc phạm những giá trị đạo đức hoặc bởi sự ruồng bỏ những nhân phẩm và phó thác vào việc thực hành phi đạo đức hay là bởi việc ban bố từ những sự yếu kém của con người thì chúng ta khó đạt đến điều xứng đáng trong cuộc đời của mình . Ngược lại, nếu chúng ta hành xử một cách khôn ngoan bằng sự giám sát các phạm trù đạo đức đã được chấp nhận và những nguyên tắc sống luân thường đạo lý như là lòng kiên nhẫn, tánh khoan dung độ lượng, sự thông minh, sự khiêm cung và lòng từ ái cũng như là cống hiến vì mọi người và luyện tập tâm hồn không thành kiến, lúc đó chúng ta có thể đạt đến chân giá trị và sống có ích đối với tất cả. Những ai vun trồng những đức tính như thế sẽ trải nghiệm sự an lạc, hạnh phúc thanh thản và được mọi điều như ý. Như thế, cuộc đời này sẽ rất đáng sống nó sẽ có ý nghĩa hơn và có ích lợi hơn đến với mọi người. Lòng yêu thương thật sự là không phân biệt, không bị trói buộc và không có điều kiện. Chúng ta nên chia sẽ sự yêu thương này đến tất cả mọi người. Đây gọi là lòng từ bi.
Chúng ta hãy thử xác định phạm vi có thể bàn luận về chân giá trị con người từ quan điểm của Đức Phật. Điều gì là phẩm chất đạo đức làm cho phát sinh ra chân giá trị và tính cao quý? Đó là những tiêu chuẩn về đạo đức, luân lý, trí thức và tinh thần mà chúng ta tán thành và trân trọng trong mối quan hệ hàng ngày giữa chúng ta và những người khác. Là con người, chúng ta có trí huệ, khi trí huệ phát triển ta có thể biết phân biệt đúng sai, biết điều gì chúng ta đáng tự hào, biết xấu hổ về điều đáng xấu hổ. Đây là những phẩm chất nhân văn mà con người chúng ta tán dương. Trong sự yêu mến những giá trị như thế chúng ta tự phân biệt con người khác với những loài động vật. Thuật ngữ “người tỉnh thức” vừa chỉ ra trong quyển sách đạo của chúng ta mô tả “một người biết phát triển trí huệ của mình”. Một trí huệ phát triển nghĩa là nó biết nhân thức rõ đạo đức và phi đạo đức, luân lý và vô luân, tốt và xấu cùng với phân biệt phải trái. Những điều này do sự đóng góp của con người chứ không phải từ các loài động vật. Các động vật hành động theo bản năng, chỉ có con người mới biết phát triển trí huệ hoặc năng lực suy nghĩ đến mức độ rất cao – có khả năng đạt đến Phật tánh.
Trước khi có sự ra đời của thế giới tôn giáo, con người được hướng dẫn bởi hai nhân tố có giá trị kể từ thời sơ khai để tán thành chân giá trị của con người (nhân phẩm). Hai nhân tố là “Hiri”và “Ohappa” trong ngôn ngữ Pali được dịch ra là “sự hổ thẹn luân lý” và “nổi sợ hãi luân lý”. Hai nhân tố này, sự hổ thẹn và nổi sợ hãi ngự trị một cách bất biến tất cả mọi hoạt động của con người khác với những hành động của các con vật. Tuy nhiên, khi con người thất bại không thể kềm giữ hai nhân tố quan trọng hổ thẹn và sợ hãi, khi họ đầu hàng những cám dỗ ma quỷ của thuốc kích thích, rượu, sự ham nhục dục, sự giận dữ, sự tham lam, sự ghen tỵ sự ích kỷ và lòng thù ghét họ đánh mất sự cân bằng và đánh mất luôn cả nhân phẩm của họ. Không có sự hổ thẹn và sự sợ hãi con người còn tệ hại hơn các loài động vật. Thực ra con người đã tiến rất xa trong nấc thang của sự tiến hóa. Họ đã đạt đến những hiện tượng thành công trong nhiều lĩnh vực khoa học tâm lý và chủ nghĩa vật chất. Hiện nay có vô số những bài thực hành về tôn giáo, phong tục, truyền thống, lễ nghi và các hình thức nghi lễ, sự hiến cúng và lời cầu nguyện.Trong khi chúng ta cứ mãi từ hào là những người văn minh, còn có biết bao người trong chúng ta đây cư xử và hành động còn tế hồn thú vật. Một người xứng đáng với sự tôn trọng đó là người góp phần vào hai thái độ sợ hãi và hổ thẹn là một người tốt nhiệt tình, biết thông cảm là người sợ gây tổn thương người khác nhưng đã từng giúp đỡ những người gặp hoạn nạn. Đây là những giá trị nhân bản thông thường tất cả chúng ta phải nên yêu mến và tán dương. Chúng ta phải nên phát triển phẩm chất đạo đức và không xúc phạm chúng bằng thái độ phục vụ người khác, chúng ta phát triển những đức tính cao quí như: sự hiểu biết, lòng từ ái, lòng thương người, tính trung thực, sự giản dị, tính dịu dàng, sự khiêm cung và sự hài lòng. Chúng ta phải nên tự hào thụ đắc những giá trị nhân bản xứng đáng như thế. Một nhà tu hành có hai người đệ tử, một người thông minh lanh lợi, người kia rất lười biếng không biết làm việc gì và việc gì không nên làm. Sau đó người đệ tử lanh lợi đến bên thầy và nói người đệ tử này vô tích sự, anh ta không làm gì cả và tiêu phí thời gian cho những việc không đâu. Sao thầy không đuổi hắn ta đi hoặc là con sẽ đi khỏi nơi này. Sau đó vị Sư nói với đệ tử nếu con ra đi ta không lấy làm lo lắng vì nơi nào con đến mọi người đều đón tiếp con và con biết cách để làm việc với họ. Nếu thầy bảo con người vô tội kia đi khỏi ắt hẳn nó sẽ gặp khó khăn vì không ai chào đón hắn ta và hắn ta cũng không biết làm gì mà vì thế mà thầy phải gặp sự đáng tiếc cho hắn ta. Vì thế hãy để hắn ta ở lại, đó là thái độ của vị thầy chân thực .
Có những đặc tính cụ thể của bản chất con người mà cúng ta phải trông chừng và nuôi dưỡng một cách cẩn thận để trở thành giá trị nhân bản có ích. Nói một cách đại khái, những đặc điểm này được phân chia thành ba phương diện: thú tánh, nhân tánh, Phật tánh, ba tánh này ảnh hưởng đến thái độ của chúng ta trong những mức độ thay đổi. Nếu chúng ta để lộ ra thú tánh của chúng ta mà không kèm chế chúng ta sẽ trở thành cái của nợ đời cho xã hội. Tôn giáo là một khí cụ quan trọng giúp chúng ta điều khiển thú tánh của chúng ta. Tôn giáo với những lời giảng cao quí của các bậc giáo chủ lừng lẫy phải nên phụng sự việc hướng dẫn đến những lối cư xử có tính nhân văn thích hợp. Tôn giáo cũng là một khí cụ để vun trồng nuôi dưỡng và cải thiện những phương diện khác của nhân tánh còn ẩn dấu trong chúng ta. Bằng cách giữ vững sự bồi đắp nhân tánh, cuối cùng chúng ta sẽ đạt đến mục tiêu thiêng liêng – Phật tánh- chúng ta qua việc đạt đến Phật tánh, những cảm xúc cơ bản về lòng tham dục, nộ, ái ố, ích kỷ, ghen tỵ và những sự đóng góp không lành mạnh khác sẽ bị loại trừ, như thế làm cho con người thêm cao quí và xứng đáng với sự kính trọng cao nhất. Phật tánh tùy thuộc vào sự phát triển thiện chí hoặc sự thân thiện hoặc sự chăm sóc các tài vật của người khác sự trắc ẩn lòng từ bi, chia sẻ niềm vui trước sự tiến bộ của những người khác và hoàn toàn vô tư trước sự thành công hay thất bại cũng như các lời khen hoặc chê. Điều này cũng được chúng ta biết là trang thái thăng hoa (siêu phàm).
Thật đáng mĩa mai rằng, vẫn còn nhiều nhà tôn giáo vẫn còn ở nhiều nhận thức sai lầm rằng người ta có thể đạt mục tiêu siêu phàm chỉ bằng hành động cầu nguyện, thờ phụng và sự cử hành những nghi thức lễ bái đơn giản. Chúng ta còn có những bổn phận và trách nhiệm để hoàn thành và sau đó chúng ta có thể sống như là một con người đạt đến phẩm giá và chân thật chúng ta phải vun trồng và phát triển nhân tánh của chúng ta để đạt đến những sự đóng góp siêu phàm. Chúng ta phải thực thi tất cả mọi giá trị nhân bản đối với đều thiện và vì sự an lành của con người. Chúng ta phải làm tất cả mọi việc thiện nào chúng ta có thể làm và loại bỏ ra điều nào là xấu. Mọi tôn giáo trên thế giới đều đã phát triển để hướng dẫn chúng ta và chỉ cho ta thấy con đường đi đúng để sống trong hòa bình và hòa hợp. Tất cả mọi tôn giáo phải nên cung cấp cho những tín đồ của họ những sự hướng dẫn quan trọng và thích hợp cho mọi người cùng sống,cùng ăn và cùng làm việc với sự tôn trọng, hiểu biết và đề cao chân giá trị lẫn nhau. Cùng là những người theo tôn giáo tất cả chúng ta phải nên cùng nhau chung sống mà không hề chứa chấp bất cứ sự hỷ nộ, ghen tỵ, thù địch nào hoặc mang cảm giác đạo của mình là tối thượng. Đạo Phật ban cho ta sự hướng dẫn như thế.
Chúng ta đã được đề cập một cách rõ ràng rằng trong những triết học cổ đại, mục đích của cuộc sống chỉ không duy trì thái độ ích kỷ mà còn là những hành vi cao quí của việc phụng sự tha nhân – phụng sự nhân loại. Những con người vĩ đại và khôn ngoan của thế giới đạt đến sự thỏa mãn và sự vĩ đại bằng thái độ sống vì người khác. Qua việc phụng sự tha nhân, chúng ta hưởng lợi bởi sự phát triển của những đức tính kế thừa. Khi chúng ta phụng sự tha nhân, chúng ta tự phụng sự mình. Khi chúng ta xoa dịu nổi đau của người khác, chúng ta phát huy hạnh phúc của chính mình và sự yên tỉnh của tâm hồn.