Vấn nạn đời sống hiện nay – Khi bạn tự bảo vệ mình, bảo vệ cả người khác

BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—

KHI BẠN TỰ BẢO VỆ MÌNH, BẢO VỆ CẢ NGƯỜI KHÁC

Con người phải học hỏi để tự chữa trị khỏi những quan điểm sai lầm và chứng điên cuồng phổ cập ở mức độ cá nhân, trước khi có sự an lạc và hòa hợp trong phạm vi gia đình xã hội và sự lành mạnh thuộc phạm vi toàn cầu. Ở mức độ cá nhân, chúng ta phải canh giữ trí tuệ của mình với sự tỉnh thức và do làm như vậy tự bảo vệ mình, đồng thời bảo vệ luôn cả người khác. Kinh Pháp Cú nói. “Nếu bạn giữ người thân của chính bạn hãy tự giữ mình cho tốt’’

Nhu cầu tự canh giữ mình tốt bằng thực hành sự quan tâm được chứng minh bởi sự phân tích của Đức Phật qua câu chuyện một người biểu diễn đu bay và một cậu bé. Ngày xưa, có một người đu bay biểu diễn những màn nguy hiểm với một người học trò. Một sự trượt nơi ông ấy hoặc nơi người học trò có thể mang đến bi thương. Trong một hoặc nhiều lần biểu diễn ông ta trèo lên một cây sào tre và bảo người học trò. “ Này nhỏ, hãy trèo lên cây sào và đứng trên vai của ta‟‟ Sau khi cậu bé đã làm như thế, người thầy nói. “Này nh, hãy bảo vệ ta và ta sẽ bảo vệ ngươi. Bằng cách bảo vệ lẫn nhau, chúng ta sẽ biểu diễn những trò ảo thuật, kiếm tiền và trèo xuống cây sào an toàn.‟‟ Cậu học trò suy nghĩ một thoáng rồi trả lời. “Không, thưa thầy con sẽ không làm thế. Tại sao thầy không tự bảo vệ thầy và con tự bảo vệ con. Vì tự bảo vệ và tự giữ mình chúng ta sẽ biểu diễn những trò của chúng ta, kiếm tiền và leo xuống cây sào an toàn.‟‟ Đây là phương pháp. Theo Đức Phật, khi người học trò đã nói với người thầy của cậu ta rằng. “Con sẽ tự bảo vệ lấy con.’’ như thế chúng ta nên phải thực hành sự quan tâm để tự bảo vệ lấy chính mình. Việc làm này cũng sẽ bảo vệ những người khác. Bằng việc làm tự bảo vệ mình, người ta bảo vệ cả người khác. Bằng việc làm bảo vệ những người khác, người ta tự bảo vệ lấy chính mình. Và người ấy làm việc này bởi hành vi lập lại sự thực hành, phát triển và công việc hằng ngày thường xuyên với sự bao dung, sự vô hại, lòng từ ái và sự cảm thông. Vì thế, do việc thực hành những đức tính này chỉ có thể được vun trồng với sự quan tâm đến người khác, con người mang đến sự bảo vệ và sự an toàn cho mọi người.

Chúng ta không được hiểu sai ý nghĩa hành vi tự phục vụ cho chính bản thân của mình là cá nhân chủ nghĩa và sự ích kỹ. Bằng cách tự phục vụ cho tự bản thân mình, chúng ta không mang ý nghĩa cho sự tuông trào lòng tham lam, vì điều này trong ý nghĩa chân thật nhất, không phải là phục vụ cho chính mình. Phục vụ cho chính mình là nghĩa là con người phải nên thực hành rèn luyện tự kỹ, đạo đức và tâm thần. Trong khi đang thực hành những phẩm hạnh này, con người đang thực hiện sự phục vụ cao nhất đến những người khác. Hơn nữa, làm thế nào con người có thể thực sự phụng sự người khác nếu người ấy yếu kém về phương diện đạo đức và tâm thần?

Chúng ta tự phụng sự chính mình và những người khác bằng cách xa lánh tội lỗi, làm điều thiện và làm thanh tịnh trí huệ của mình. Đây là điểm cốt yếu của tất cả những gì Phật dạy. Tránh xa tội lỗi là chừa bỏ những việc làm có động lực từ những cội rễ tâm thần bất thiện, đó là lòng tham dục, sự thù hận và tánh lừa dối. Nói cách khác, chúng ta thường xuyên phấn đấu với sự tinh tấn hầu thực hiện được lòng thương người và sự khôn ngoan. Đây chính là điều có ý nghĩa của việc hành thiện. Chúng ta thanh lọc trí huệ của chúng ta bằng cách giảm chế và cuối cùng loại bỏ những ý nghĩ không lành mạnh trong trí huệ. Thêm vào đó chúng ta trãi rộng ý nghĩ của chúng ta đến sự yêu thương và lòng từ ái vô biên đến tất cả mọi loài không có sự phân biệt, chúng ta phát tỏa thiện ý đến tất cả mọi loài và cầu mong rằng họ sẽ vui khỏe và hạnh phúc, không bị tổn hại nguy hiểm và không chịu được sự đau đớn và khổ sở.

Cầu mong tất cả mọi người vui khỏe và hạnh phúc.

Cầu mong bạn và tất cả vấn nạn của bạn được được kết thúc.

Trong khi chúng ta đã chúng kiến những thành tựu hoa mắt trên lĩnh vực chủ nghĩa vật chất ở thế kỷ XX, chúng ta đã bất hạnh không thể đạt đến hòa bình và hạnh phúc trên lĩnh vực tâm thần. Sự chạy đua của con người đã gây ra một sự gia tăng về số lượng những vấn nạn chỉ có thể được giải quyết bởi sự chú ý đến sự phát triển về mặt tinh thần.

Quyển sách nầy nhằm mục đích xem xét những vấn nạn phổ biến nhất thường tấn công vào chúng ta hằng ngày trong tu thế là cha mẹ, chồng vợ và con cái trong đời sống hàng ngày của chúng ta.

– Đừng kỳ vọng và không điều gì sẽ làm thất vọng bạn.
– Khi bạn tự bảo vệ chính mình, đồng thời bạn bảo vệ mọi người.

– Bạn có trách nhiệm và sự an lạc bên trong con người của bạn.

– Thế giới không là gì ngoài một loạt những đợt sóng.
– Chính bạn tạo ra thiên đàng và địa ngục của bạn.

– Cuộc sống không tránh khỏi khổ đau.
– Thế giới là một bãi chiến trường.

– Yêu thương cảm thông.

– Không chỉ trích người khác.
– Hãy không thiên vị.

– Tài ngoại giao (Thuật xử trí)

Dù bất cứ nơi đâu, lời dạy của Đức Phật đạt thành tựu, ở thành thị hay vùng quê xa xôi, mọi người sẽ thụ đắc những lợi ích thật phi thường.

Đất đai và con người sẽ được bảo bọc trong sự an lành. Mặt trời và mặt trăng sẽ chiếu soi sáng tỏ.
Gío và mưa sẽ xuất hiện thuận thời và không có những tai họa.

Quốc gia sẽ phồn vinh và sẽ không còn xử dụng binh lính và vũ khí nữa. Con người sẽ sống đạo đức và tuân thủ luật lệ.

Họ sẽ trở nên lịch sự và khiêm tốn và họ sẽ hài lòng không có sự bất công. Sẽ không còn trộm cướp và bạo lực.

Người mạnh sẽ không hiếm đáp kẻ yếu và mọi người sẽ nhận lấy phần chia sẽ của sự an lạc dành cho họ.

Add Comment