BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—
HÃY THA THỨ VÀ HÃY QUÊN
Giữ thái độ thù nghịch nơi những người gây ra vấn nạn chỉ tạo thêm nhiều nạn vấn và sự phiền nhiễu. Bạn phải nhận thức rằng, cảm giác tiêu cực và những động thái thù nghịch chỉ có thể mang đến những tổn hại và khổ đau cho cả bạn lẫn người gây nên nạn vấn.
Để gây ra một hành động phục thù, bạn phải nuôi dưỡng mạnh mẽ lòng thù địch trong tâm của bạn. Lòng thù địch nầy giống như thứ chất thuốc độc. Khi chất độc nầy khởi phát nơi bạn, chắn chắc nó sẽ làm tổn hại bạn trước khi nó có thể gây hại đến bất cứ ai khác. Trước khi bạn có thể ném một thanh sắt nóng cháy vào một người khác, bạn sẽ chịu phỏng trước hành vi của bạn chỉ đơn giản chứng tỏ rằng không có sự khác biệt về căn bản giữa bạn và đối thủ của bạn.
Do việc ghét bỏ người khác, bạn chỉ cho họ sức mạnh chống lại bạn. Bạn không thể giải quyết mọi nạn vấn của bạn. Nếu bạn trở nên giận dữ với một người chỉ đơn thuần mĩm cười với bạn vậy là bạn cảm thấy thua và đau khổ. Vì anh ta không đồng hợp tác với bạn để thực hiện ý muốn của bạn, chính anh ta mới là người chiến thắng. Đức Phật dạy chúng ta cách sống an lạc khi chúng ta đối mặt với những phiền não. “A! hạnh phúc thay chúng ta sống không sân hận giữa sân hận, giữa những người sân hận, chúng ta sống không sân hận.‟‟ (Kinh pháp cú)
Chúng ta sống một cách an lạc không làm cháy lên ngọn lửa của thù địch. Có thể chúng ta không đủ sức mạnh để trải rộng sự thương yêu thông cảm mọi kẻ thù, nhưng vì lợi ích cho chính sức khỏe, sự an lạc của chính chúng ta cũng là cho những người khác, ít nhất bạn phải học làm thế nào để tha thứ và quên.
Do việc không ghét bỏ hoặc đè bẹp người gây phiền phức của bạn, bạn hành sự như một người lịch duyệt. Hành xử trong thái độ như thế, bạn phải hiểu rằng người khác đã lầm đường do sự giận hờn, tính ích kỹ và sự vô minh. Vì thế, anh ta không khác với những ai khác đã một lần hoặc nhiều lần đã hiểu biết sai lầm bởi trạng thái tiêu cực tương tự của trí huệ.
Đức Phật nói: “Người gây tạo tội lội không phải do bản chất độc ác. Họ tạo ra tội bởi vì họ vô minh.‟‟ Vì thế họ cần có sự hướng dẫn.
Chúng ta không nên xỉ vả họ. Điều không phù hợp sự công bằng chúng ta nói rằng họ đáng phải kết tội để chịu khổ mãi mãi khi không bao giờ quá trễ để sửa đổi nơi họ. Chúng phải nên cố gắng giải thích bằng cách thuyết phục rằng, họ thật sự đã sai lầm. Với sự hiểu biết nầy, bạn có thể chữa trị cho người gây tội lội vì bạn kiên nhẫn như người đang khổ đau vì bệnh tật và cần chữa trị. Khi bệnh tật được chữa trị, người mặc nhiên kiên nhẫn và mọi người khác sẽ tốt đẹp và an lạc. Người mê muội phải được hướng dẫn bởi người tỉnh thức “ Đời sống tốt đẹp do cảm hứng bởi yêu thương và hướng dẫn bởi sự hiểu biết.’’
Nếu có người làm một điều lầm lỗi với bạn vì họ vô minh và hiểu lầm, đó là thời cơ để phản ánh sự yêu thương thông cảm của bạn và người gây tội lỗi. Có ngày người ấy sẽ nhận ra điều khờ dại và xoa dịu thói độc ác của mình. Vì tốt hơn là cho anh ta một cơ hội trở thành người tốt. Sự chừa bỏ những việc làm sai trái trong quá khứ sẽ làm biến đổi anh ta thành một người tốt hơn và cuối cùng anh ta sẽ đánh giá một cách xác thực những suy nghĩ tốt của bạn.
Lời khuyên đầy sự thông cảm của Đức Phật là: “ Thù hận không chấm dứt bởi hận thù. Chỉ có lòng yêu thương mới xóa bỏ hận thù. Đây là một định luật mãi mãi trường tồn.‟‟ Nếu bạn có thể phản ánh tình yêu thương thông cảm của bạn, không có điều tai hại nào đến với bạn. Điều này sẽ giúp bạn đạt đến sự lành mạnh về cả mặt thể lý lẩn tâm thần.
Cuộc sống có nhịp điệu riêng của chính nó. Khi bạn được nơi này thì bạn lại đánh mất nơi khác. Những người không hiểu được nguyên tắc này thường nhận lấy nhiều phiền não. Và phải đối mặt những khó khăn trong cuộc đời.
Nếu có người cứ lập lại nhiều lần việc làm sai trái đối với bạn, bạn phải hành sự một cách khôn khéo, hầu sửa đổi người ấy mỗi lần anh ta tạo lầm lỗi. Mặc dầu không dễ làm việc này, bạn phải nên cố gắng hết sức mà làm theo những mẫu điển hình của Đức Phật. Sau đó bạn sẽ đi đến chỗ hiểu rằng cuối cùng không có gì là không thể làm đươc. Thái độ của Đức Phật trong hoàn cảnh như thế có thể tóm tắt như sau: “ Điều xấu đến với tôi càng nhiều bao nhiêu,những điều dốt tôi sẽ phản ánh lại bấy nhiêu.‟‟
Nhiều người vẫn nghĩ rằng không thể chuyển đổi xấu thành tốt. Hãy cố gắng và nhìn vào chính bạn. Nếu bạn thấy khó chuyển đổi ác ra thiện, lúc ấy bạn có thể vẫn còn làm được một sự phục vụ to tát cho chính bạn và cho những người khác bởi ít nhất là không hoán đổi “cái ác thành cái ác. Sự cân nhắc mang tính thông cảm thì cần thiết với người gây ra lầm lỗi thiếu sự hiểu biết.‟‟