Vấn nạn đời sống hiện nay – Đời sống không tránh được sự đau khổ

BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—

ĐỜI SỐNG KHÔNG TRÁNH ĐƯỢC SỰ ĐAU KHỔ

Nếu suy nghĩ sâu xa, chúng ta phải đồng ý rằng đời sống thực ra là một đau khổ triền miên. Mỗi phút chúng ta đang chịu khổ về mọi phương diện thể xác, tình cảm hoặc tinh thần. Có bao giờ ta nhìn thấy có người nào trên đời này thoát khỏi nổi đau về thể xác, tinh thần hoặc tình cảm chưa? Ngay đến những cả những bậc thánh vẫn không thoát khỏi nổi đau về thể xác giống như con người trần thế. Cuộc sống và sự đau khổ không thể tách rời nhau.

Nếu có ai đó hỏi : “ Điều gì là không chắc chắn nhất trên đời này?”, câu trả lời đúng là : “Cuộc sống là điều không chắc chắn nhất”. Mọi việc chúng ta làm trên cuộc đời này là để trốn chạy và tránh né sự đau khổ và cái chết. Nếu chúng ta chỉ xao lãng cuộc sống này chỉ trong một giây, điều này đủ cho chúng ta đánh mất cuộc sống của mình. Hầu hết mọi công việc hằng ngày như làm việc, ăn, uống, ngủ và đi đứng đều là những cách thức và phương tiện do chúng ta chấp nhận để tránh đau khổ và sự chết.

Mặc dù đôi lúc chúng ta trải nghiệm qua những lạc thú thế gian hiện tại do bởi thỏa mãn những ham muốn, nhưng sau đó chính việc mang đến cho chúng ta lạc thú lại trở thành nổi khổ. Vì thế kho báu tôn quí của sự bình an và hạnh phúc không nằm trong tay của người giàu mà lại ở nơi những ai biết từ bỏ lạc thú thế gian.

Mọi việc trên đời gắn với đời sống chúng ta là chủ đề của sự thay đổi và sự bất như ý, vì thế Đức Phật đã từng giải thích rằng khi nào có tham vọng về lạc thú thế gian hoặc khát vọng cho cuộc sống, thì không còn con đường cho ta trốn chạy sự đau khổ. Tham vọng rất quan trọng đối với cuộc sống. Khi cuộc sống diễn ra, sự đau khổ là điều không thể tránh được.

Nhiều người suy tư tìm đời sống vĩnh cửu và mỉa mai thay họ thấy cuộc sống quá buồn chán nên họ không biết ngay cả làm thế nào để sống qua chỉ đơn giản 1 ngày. Có một câu cách ngôn Trung Quốc nói về lòng ham muốn không thỏa mãn của con người về sự trường thọ “Con người tự đánh lừa mình. Anh ta cầu xin một cuộc sống lâu dài và rồi anh ta sợ tuổi già”

Một cách rõ ràng anh ta muốn giữ sự trẻ trung là để thụ hưởng thú vui cuộc đời một cách lâu dài. Theo Đức Phật, tham vọng bất tử này là một trong nhiều nguyên nhân của tư tưởng ích kỷ và nổi khổ. Nếu bạn có suy nghĩ như vậy bạn có thể tự an ủi rằng : “Trước tiên ta còn trẻ, sau đó chúng ta ở độ tuổi trung niên, rồi chúng ta già, vậy chúng ta là tuyệt vời”.

(Lady Diana Cooper )

Bất cứ hạnh phúc nhỏ nhoi nào chúng ta có được đều bị buộc chặt vào sự thất vọng, sự thất bại và sự thua thiệt. Con người không thể tìm thấy một cuộc sống không có sự khó khăn, sự xung đột, nổi thất vọng và hàng ngàn việc khác trong vô số tình huống không hòa hợp nhau. Ngày và đêm con người đang đấu tranh để loại bỏ những hoàn cảnh bất như ý này.

Khi anh ta lo giải quyết một vấn đề một cách hữu ý hoặc vô tình, hẳn ta có thể tự gây ra những sự khó khăn khác. Vậy đâu là điểm kết thúc của vấn đề này? Trong cuộc sinh tồn, chúng ta phải chấp nhận những niềm đau và nổi nhớ như vậy mà không lời phàn nàn nào cả. Không có sự lựa chọn nào khác. Nổi khổ sẽ luôn luôn có mặt. Vậy nổi khổ đau và niềm bất hạnh là điều chắc chắn xảy ra. “Sự khổ đau” như Đức Phật nói “Là một con bệnh có thể chữa khỏi một cách hoàn toàn khi chúng ta giữ một tâm hồn trong sáng và hoàn hảo”.

Lão Tử đã nói: “Ta đau vì ta có thân. Nếu ta không có thân, làm sao ta có thể đau? ”. “Nếu tất cả núi đều là sách vở, tất cả hồ nước đều là mực, tất cả cây đều là viết, chúng vẫn không đủ để miêu tả nổi khổ trên đời này” (Jacob Boehme)

Khi bạn nhìn vào những người đau khổ trên đời này, bạn có thể nhìn thấy hoàn cảnh thực tế của nhân sinh. Tại sao họ chịu khổ như vậy? Và ai là người có trách nhiệm về sự khổ đau của họ. Theo Đức Phật, chính mỗi người và tự mình có trách nhiệm về những nổi đau của chính mình. Hôm nay họ đang chịu khổ vì tham vọng của cuộc sống, do vì tham vọng tạo ra nghiệp phạm sai lầm làm những điều xấu. Đây là nguyên nhân chủ yếu của sự khổ. Cách đây hơn 2500 năm, nhiều triết gia và nhà tâm lý học đã biết rằng những điều Đức Phật nói là đúng thực. Một nhà thơ đã phân tích cuộc sống chúng ta như sau

“ Thấy ngọn lửa con thiêu thân bay vào Không biết nó sẽ chết.

Con cá nhỏ cắn lấy lưỡi câu Không biết đến sự nguy hiểm.

Nhưng dù có biết rõ những sự nguy hiểm Của dục lạc thế gian xấu xa,

Chúng ta vẫn bám lấy chúng một cách vững chắc Ô ! Chúng ta điên rồ biết bao! ”

Đức Phật chỉ ra rằng mạng sống rất ngắn ngủi và chúng ta nên làm mọi việc một cách có suy nghĩ, một cách thận trọng và một cách chú ý để hướng đến sự giải thoát cho chúng ta.

“ Người ta có thể không bao giờ thực hiểu

Rằng chúng ta có mặt trên đời chỉ trong thời gian thật ngắn Nhưng thật ra người nào hiểu được sự thật này

Sẽ tránh được sự đau khổ và bất hòa ”.

( Theragatha )

Add Comment