Vấn nạn đời sống hiện nay – Cuộc chiến không hề thắng

BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—

CUỘC CHIẾN KHÔNG HỀ THẮNG

Qua những tiến bộ của khoa học và kỹ thuật, con người đặt thế giới dưới sự thống trị của anh ta. Anh ta tin rằng có thể biến thế giới này thành thiên đường bằng sự khám phá bí mật vũ trụ và đạt được ưu thế trên nó ( bí mật thiên nhiên ). Sự khao khát không thể kiềm chế về sự thống trị trên đất đai, biển cả, bầu trời và không gian đã làm cho anh ta tiếp mãi việc tìm kiếm những lãnh thổ mới để chinh phục thế giới bên ngoài mà quên đi việc tìm hiểu thế giới bên trong chính anh ta. Tất cả mọi khám phá thế giới bên ngoài không đưa anh ta đến gần hơn sự an lạc và hạnh phúc. Họ chỉ thành công trong việc làm cho đầu óc thêm căng thẳng và bất như ý .

Chúng ta có thể tìm thấy sự an lạc và hạnh phúc nếu ta biết nổ lực. Nhưng để làm điều này, trước hết chúng ta phải học cách nhìn mọi sự việc nơi tiền đồ thực sự của nó. Hành động của cuộc sống giống như chiến đấu trong một chiến trường lớn. Điều này giống như sự cố gắng trãi nghiệm các lạc thú và trốn tránh đau khổ cùng với cái chết trong một trận đánh không thể thắng vì tất cả mọi người sau rốt sẽ gánh chịu sự bất như ý và cuối cùng sẽ chết.

Trong diễn tiến của cuộc đấu tranh, họ có thụ hưởng chút ít sự thỏa mãn dể xúc cảm mà chúng ta hiểu lầm đó là những thú vui. Hầu hết mọi người hiểu lầm điều này là hạnh phúc. Thử hỏi làm sao có hạnh phúc nếu đầu óc và trái tim hoàn toàn không tự tại với nổi sợ hải, sự căng thẳng hoặc sự bất an!.

Người ta ham mê đeo đuổi theo những cảm giác của họ để rồi thụ đắc một sự thỏa mãn vật chất tạm thời. Sự thỏa mãn này có thể dể dàng trở thành nổi bất hạnh ngay những giây phút tiếp theo đó. Vì thế, dường như không hề có sự thỏa mãn lâu dài và hoàn toàn trong trạng thái hạnh phúc của vật chất và cảm tính họ đang trải nghiệm trong dòng chảy cuộc đời. Chỉ qua sự rèn luyện và giữ tâm hồn thanh thản ấy là ta vượt qua được tánh ích kỷ cùng tội lỗi và ta có thể trải nghiệm hạnh phúc thật sự.

Tình trạng khốn khổ trong hiện tượng tiến bộ thấy rất rõ, do sự kiện khoảng 18,7% người trưởng thành ở Hoa Kỳ ( chiếm tỷ lệ hơn 1 trong 6 người ) mắc nhiều chứng bệnh về tâm lý. Đây là một xã hội đã cho phép con người đáp lên mặt trăng và chinh phục không gian. Con người lấy được gì khi đáp lên mặt trăng ? Có phải anh ta đã khám phá ra điều có thể giúp loại trừ được sự nhiểu loạn tâm thần, sự đau bệnh, tuổi già và cái chết hay là rèn luyện tâm hồn để ho phép anh ta sống một cách bình yên với người khác. Có lẽ là một điều tốt cho anh ta chưa khám phá ra những quí kim như vàng hay các loài đá quí như kim cương trên mặt trăng. Nếu không thì sẽ có một cuộc tắm máu giữa các quốc gia trong nổ lực giành quyền thống trị mặt trăng.

Tất cả mọi nhà lãnh đạo tôn giáo lớn đã khuyên con người rằng hạnh phúc thực sự không thể đạt bằng việc tìm cách chiếm hữu của cải trên thế gian bằng mọi phương tiện ích kỷ hay dẫm đạp lên người khác và tước đoạt quyền sống của họ, nhưng bằng sự chia sẽ hạnh phúc với mọi người và làm cho người khác hoan hỉ . Chúa Jesus đã dạy : “ Lợi lạc gì cho người khoe khoang chiếm cả thế giới và cùng tiêu diệt chính hắn ta ?”. Người ta không thể giành được của cải vật chất bằng những phương tiện ích kỷ và thiếu thận trọng.

Sự đơn giản và sự mãn nguyện là những yếu tố chính yếu của hạnh phúc. Theo

Thánh Gandhi : “ Nhu cầu càng ít bao nhiêu, hạnh phúc càng lớn bấy nhiêu”. Triết gia Hy

Lạp Epicurus có lần nói rằng nếu bạn muốn làm cho một người sung sướng, “đừng thêm gì vào sự giàu có của hắn mà hãy lấy đi sự ham muốn của anh ta” W.Evan Wentz đã nói về điều này như sau : “ Có ít tham vọng nhưng biết hài lòng về những việc đơn giản là dấu hiệu của người khôn ngoan” . Một nguyên nhân vấn nạn chúng ta đang đối mặt hiện nay là việc con người không có ý muốn chia sẽ lạc thú và lợi lộc với đồng loại. Trừ khi con người học cách chia sẽ và vun trồng tinh thần để hiểu biết mọi việc không với thành kiến và sự phân biệt, hòa bình sẽ không thể ngự trị trên trái đất này.

Add Comment