[PDF] Cẩm nang người Phật tử bản mới 2011- Trọn bộ 3 tập


Tập sách Cẩm nang của người Phật tử dưới hình thức vấn đáp này là một tổng hợp của các chủ đề giáo lý căn bản dành cho những người mới tìm hiểu đạo Phật. Khi biên soạn tập sách này, chúng tôi đặc biệt nghĩ đến những Phật tử phát tâm và bước đầu tìm hiểu giáo lý của đạo Phật trong một bối cảnh đa văn hóa và nhiều truyền thống của tôn giáo. Do vậy, các chủ đề được giới thiệu ở đây mang tính chất căn bản nhằm giúp cho người đọc có một cái nhìn tổng quát về lời dạy của Đức Phật trên cả hai phương diện lý thuyết và thực hành. Bạn cần nắm thật vững các chủ đề này trước khi đi vào nghiên cứu sâu xa hơn. Hy vọng tập sách này sẽ là nấc thang hữu ích, giúp bạn trên con đường tìm hiểu và tu tập.
Tập sách Cẩm nang của người Phật tử bao gồm 101 câu hỏi và câu trả lời dành cho những người mới tìm hiểu về đạo Phật.
Phật giáo và các tôn giáo khác giống nhau ở điểm nào? Phật giáo và các tôn giáo khác đều khuyến khích con người làm các việc lành, tránh xa những điều xấu ác, xây dựng đời sống đạo đức, biết yêu thương và phát triển các giá trị nhân phẩm cho chính tự bản thân và tha nhân, cho gia đình và xã hội. Đạo Phật được định nghĩa như sau: đạo là con đường, Phật là sự giác ngộ giải thoát tối hậu. Do vậy, yếu tính của đạo Phật, như chính tên gọi bày tỏ, là con đường đưa đến sự giác ngộ, giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Triết lý căn bản của Phật giáo được Đức Phật giảng dạy trong pháp thoại đầu tiên của Ngài, tại vườn Nai (Lộc uyển) đó là bài Pháp về bốn chân lý: khổ đau, nguyên nhân của khổ đau, sự chấm dứt khổ đau, và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau. Pháp thoại tiếp theo bài giảng đầu tiên này, Đức Phật dạy về Vô ngã, tức là không có một ngã tính thường hằng bất biến trong sự hiện hữu của hợp thể năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, và thức), hay nói khác đi cả thế giới của tâm lý và vật lý đều không có ngã tính thường tại, vĩnh hằng. Có thể nói triết lý căn bản của Phật giáo được gói trọn trong các giáo lý: Bốn chân lý, Duyên khởi, và Vô ngã.
 
TẢI XUỐNG TẬP ITẬP IITẬP III

Add Comment