Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
LUẬT HỌC TINH YẾU
Hoà Thượng Thích Phước Sơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2006 – PL 2550
Chương 2
CÁC PHÁP YẾT-MA
I. KHÁI QUÁT VỀ YẾT-MA.
1. Định nghĩa Yết-ma
Yết-ma là phiên âm từ Karma của tiếng Phạn, Hán dịch là nghiệp, hành động hay tác pháp; nĩi cho đủ là tác pháp biện sự, nghĩa là lập thủ tục để giải quyết một sự việc. Yếu tố căn bản để thành tựu Yết-ma là Tăng phải hịa hợp và thanh tịnh.
2. Phân loại Yết-ma.
Nĩi tổng quát thì Yết-ma cĩ 3 trường hợp: tâm niệm, đối thủ và tăng pháp.
– Tâm niệm là tự mình nghĩ và nĩi thành lời mà khơng cần cĩ người khác nghe. Về nguyên tắc của Yết-ma địi hỏi phải biểu hiện bằng lời nĩi. Trường hợp này áp dụng cho những Tỳ-kheo sống độc cư.
– Đối thủ là mình nĩi cho 1 hay 2 người khác nghe. Trường hợp này áp dụng giữa 2 hay 3 Tỳ-kheo, vì chưa đủ túc số tăng.
– Tăng pháp là pháp Yết-ma áp dụng cho tăng số từ 4 người trở lên, được chia làm 3 loại: đơn bạch, bạch nhị và bạch tứ.
a. Đơn bạïch: chỉ một lần tác bạch giữa tăng thì Yết-ma thành tựu. Nghĩa là chỉ cần cơng bố 1 lần. Theo quyển Yết-ma Chỉ Nam quy định đơn bạch cĩ 44 pháp.
b. Bạch nhị: 1 lần tác bạch và 1 lần Yết-ma. Nghĩa là 1 lần tuyên bố và 1 lần lấy biểu quyết. Yết-ma Chỉ Nam quy định cĩ 76 pháp.
c. Bạch tứ: 1 lần tác bạch và 3 lần Yết-ma. Nghĩa là 1 lần tuyên bố và 3 lần lấy biểu quyết. Yết-ma Chỉ Nam quy định cĩ 39 pháp.
3. Những yếu tố cần thiết cho pháp Yết-ma.
Muốn thực hiện pháp Yết-ma cần phải hội đủ 3 yếu tố mới hợp quy: nhân, pháp và sự.
a. NHÂN: tức là người hay nhân cách. Nghĩa là những người đĩ phải đủ tư cách pháp nhân của một Tỳ-kheo hợp pháp, và túc số phải phù hợp cho từng pháp Yết-ma. Túc số này được quy định như sau:
– Tăng gồm 4 người: đây là túc số tối thiểu trong sinh hoạt thơng thường như thuyết giới.
– Tăng gồm 5 người: đây là túc số tối thiểu cho việc Yết-ma Tự tứ; ngồi ra túc số này cũng cĩ thể truyền giới Cụ túc tại những địa phương mà ở đĩ số Tỳ-kheo quá ít.
– Tăng gồm 10 người: đây là túc số cần thiết để truyền giới Cụ túc.
– Tăng gồm 20 người: túc số cần thiết để xuất tội Tăng tàn và tất cả các pháp Yết-ma khác. Trên túc số 20 cĩ thể thực hiện bất cứ pháp Yết-ma nào.
Khi thực hiện các pháp Yết-ma thì số người thừa khơng phạm, nhưng số người thiếu sẽ phạm luật.
b. PHÁP: tức những nguyên tắc, những thủ tục… đã được quy định như trường hợp nào đơn bạch, trường hợp nào bạch nhị…
c. SỰ: tức sự vật cụ thể hay sự việc diễn tiến. Ví dụ kết đại giới thì phải cĩ những tiêu tướng rõ rệt, đúng pháp, và diễn tiến cơng việc theo thứ lớp, khơng được lộn xộn.
4. Các giai đoạn tiến hành Yết-ma.
Quá trình của Yết-ma diễn tiến theo 3 giai đoạn: gia hành, căn bản và hậu khởi.
Gia hành hay cịn gọi là tiền phương tiện, Căn bản tức trọng tâm hay chính thức Yết-ma, và hậu khởi, chỉ giai đoạn kết thúc.
Tất cả các loại Yết-ma, từ đơn bạch cho tới bạch tứ, đều cĩ tiền phương tiện tương đối giống nhau.
Sau khi Tăng đã tập hợp trong tinh thần thanh tịnh và hịa hợp, một Tỳ-kheo Thượng tọa đại diện Tăng tác pháp Yết-ma, bắt đầu hỏi; ‘một Tỳ-kheo khác gọi là Duy-na, cũng đại diện Tăng trả lời. Hỏi và đáp diễn ra như sau:
Hỏi: Tăng đã họp chưa?
Đáp: Tăng đã họp (vấn đáp1)
Hỏi: Hịa hợp khơng?
Đáp: Hịa hợp (vấn đáp 2)
Hỏi: Người chưa thọ Cụ túc đã ra chưa?
Đáp: Đã ra (vấn đáp 3)
Hỏi: Các Tỳ-kheo khơng đến cĩ gởi dục và thanh tịnh khơng?.
Đáp: Khơng cĩ người gởi dục (nếu cĩ thì đáp là “cĩ” và bước ra thuyết dục) (vấn đáp 4)
Hỏi: Tăng nay tập họp để làm gì?
Đáp: (nĩi Tăng sự) Yết-ma (vấn đáp 5)
Vấn đáp 1 nhằm xác nhận sự tập họp của Tăng là đúng thời gian quy định.
Vấn đáp 2 nhằm xác định yếu tính của Tăng, tức sự hịa hợp.
Vấn đáp 3 nhằm xác định thành phần hay tư cách pháp nhân của Tăng.
Vấn đáp 4 cĩ một vài thay đổi tùy theo loại Yết-ma, sẽ nĩi rõ ở sau.
Vấn đáp 5 nhằm xác định mục đích của pháp Yết-ma.
Trên đây là thể thức tổng quát về tiền phương tiện. Nhưng pháp Yết-ma cĩ đơn, cĩ kép khác nhau. Ví dụ trường hợp giải và kết đại giới hay tiểu giới, thì sau khi tác tiền phương tiện để Yết-ma giải giới, lại cần cĩ tiền pbương tiện khác, để kết giới, đĩ gọi là Yết-ma đơn. Nghĩa là một tiền phương tiện cho một pháp Yết-ma duy nhất. Trái lại Yết-ma đơn là Yết-ma kép. Nghĩa là một tiền phương tiện chung cho Yết-ma kế tiếp sau. Ví dụ, trường hợp Tự tứ, tác pháp chủ yếu là đơn bạch Yết-ma, nhưng nếu Tăng quá đơng cần phải kiểm điểm Tăng số, thì cần cĩ thêm bạch nhị Yết-ma để sai người hành xá la (phát thẻ), hoặc cần cĩ người nhận sự Tự tứ của các Tỳ-kheo, thì lại thêm bạch nhị Yết-ma để sai người nhận sự Tự tứ. Tuy vậy trong vấn đáp 5, câu trả lời vẫn phải nĩi là: Yết-ma Tự tứ. Đây gọi là Yết-ma kép.
Cĩ trường hợp nhất định đơn, như Yết-ma kết và giải các giới.
Cĩ trường hợp nhất định kép, như Yết-ma truyền giới Cụ túc.
Cĩ trường hợp bất định như Yết-ma Tự tứ…
5. Các yếu tố để thành tựu Yết-ma.
Tổng quát cĩ 4 yếu tố căn bản để Yết-ma được thành tựu, đĩ là:
– Nhân thành tựu: người tham dự phải đủ tư cách pháp nhân.
– Tăng thành tựu: túc số tăng phải đúng theo quy định cho mỗi pháp yết ma.
– Giới thành tựu: ở trong cương giới đã được quy định.
– Pháp thành tựu: các thủ tục tiến hành đúng pháp.
Ngồi ra cịn cĩ trường hợp cộng và bất cộng khác nhau.
Cộng nghĩa là cả hai bộ Tăng và Ni cùng tác pháp chung. Nhưng trong túc số Tỳ-kheo Tăng khơng thể kể Tỳ-kheo-ni vào cho đủ số, và ngược lạïi cũng vậy.
Bất cộng là Tỳ-kheo Tăng và Tỳ-kheo-ni khơng được tác pháp chung.
6. Già Yết-ma.
Tăng pháp Yết-ma địi hỏi sự nhất trí tuyệt đối khơng cĩ trường hợp đa số áp đảo thiểu số. Do đĩ, khi Tăng tác pháp, nếu cĩ người đủ tư cách pháp lý nĩi lên lời phủ nhận sự tác pháp ấy, thì Yết-ma bất thành.
Hai trường hợp được Già Yết-ma:
a. Tỳ-kheo thanh tịnh được kể trong Tăng số cĩ quyền Già Yết-ma.
b. Người khơng được kể trong Tăng số, nhưng cĩ quyền Già Yết-ma. Đĩ là trường hợp giới tử xin thọ giới Cụ túc, nhưng nửa chừng thối chí, xin khơng thọ giới nữa thì sự Yết-ma truyền giới phải hủy bỏ.
Hai trường hợp khơng được Già Yết-ma.
a. Người được kể trong Tăng số, nhưng khơng cĩ quyền Già Yết-ma. Đĩ là trường hợp các Tỳ-kheo đang là đối tượng của Yết-ma ha trách, tẫn xuất, y chỉ, khơng cho đến nhà bạch y…
b. Người khơng được kể trong Tăng số và khơng được quyền Già Yết-ma. Đĩ là trường hợp những Tỳ-kheo đã mất quyền Tỳ-kheo, và những người khác khơng liên quan đến pháp Yết-ma đĩ.
7. Phi tướng của Yết-ma.
Để Yết-ma được thành tựu cần phải thực hiện đúng thể thức và quy tắc dựa trên 3 yếu tố cơ bản là nhân, pháp và sự, như đã nĩi trên. Nếu tiến hành khơng đúng thể thức và lộn xộn thì thành ra phi pháp hay phi tướng. Phi tướng tổng quát gồm 7 trường hợp:
a. Phi pháp phi Tỳ-ni: sai cách thức và sai số lượng. Nghĩa là đáng lý đơn bạch lại bạch nhị…; đáng lý phải tập họp đủ 10 người lại tập họp chỉ cĩ 5 người.
b. Phi pháp biệt chúng: phi pháp như trên. Biệt chúng là sự tập họp khơng đồng bộ, những người vắng mặt khơng gởi dục đúng pháp.
c. Phi pháp hịa hợp: Tăng tuy hịa hợp, tập họp đúng quy định nhưng các thủ tục tiến bành khơng đúng pháp.
d. Như pháp biệt chúng: tiến hành đúng thể thức, nhưng Tăng khơng hịa hợp.
e. Pháp tương tự biệt chúng: các loại Yết-ma đơn bạch, bạch nhị hay bạch tứ được áp dụng đúng quy định, nhưng tiến hành lộn xộn, và Tăng khơng hịa hợp.
f. Pháp tương tự hịa hợp: pháp tương tự như trên, và hịa hợp tức Tăng hịa hợp.
g. Già bất chỉ: Yết-ma bị ngăn cản đúng pháp mà không chịu đình chỉ, vẫn tiến hành.
Ví dụ về phi tướng của một buổi thuyết giới:
Nhân phi: trong buổi thuyết giới có người không đủ tư cách pháp nhân tham dự.
Pháp phi: đáng bạch nhị mà lại bạch tứ; túc số bắt buộc phải 10 mà chỉ có 5.
Sự phi: tiến hành lộn xộn không có thứ lớp và thiếu sót. Không gặp nạn duyên mà rút ngắn thuyết giới.
Nhân, pháp phi: nghĩa như đã nói trên.
Nhân, sự phi: (nt)
Pháp, sự phi: (nt).
Nhân, pháp sự phi: (nt)
II. THIẾT LẬP CƯƠNG GIỚI
Tiếng Phạn là Sīma, Hán dịch là Cương giới; nghĩa là đường ranh phân chia hai khu vực khác nhau.
Trên nguyên tắc mỗi Tăng đoàn sống và sinh hoạt cần phải quy định 1 cương giới rõ ràng. Trong phạm vi cương giới ấy các Tỳ-kheo có quyền lợi và nghĩa vụ chung. Một Tỳ-kheo giờ phút trước ở khu vực này thì hưởng quyền lợi và nghĩa vụ của khu vực này, nhưng giờ phút sau sang qua một khu vực khác thì trở thành thành viên của khu vực ấy. Tuy mỗi Tăng đoàn là một cộng đồng độc lập và tự trị, nhưng vì các Tăng đoàn đều ápï dụng chung 1 loại giới luật, nên chúng vẫn được xem như 1 tập thể thống nhất.
1. Các loại cương giới
Có hai loại cương giới: Cương giới tự nhiên và cương giới pháp định. Cương giới tự nhiên áp dụng cho những Tăng đoàn di chuyển hay du cư và cương giới pháp định áp dụng cho những Tăng đoàn cố định hay định cư.
1.1. Cương giới tự nhiên.
Cương giới tự nhiên được chia thành 4 loại:
1/ Giới tụ lạc: tụ lạc chỉ cho tất cả những nơi có nhà ở của dân chúng. Giới này gồm có hai:
– Tụ lạc có đường ranh rõ ràng: tức tụ lạc có đường ranh khiến có thể phân biệt được phạm vi bên trong và bên ngoài của tụ lạc, hoặc phân biệt được tụ lạc này với tụ lạc khác.
– Tụ lạc không có đường ranh rõ ràng: phạm vi của tụ lạc này rộng tối đa khoảng hơn 100m. Ma-ha Tăng Kỳ Luật qui định: 5 khuỷu tay là 1 cung, 7 cung là khoảng cách để trồng một cây xoài, trong phạm vi 7 cây xoài có thể tác Yết-ma. Theo cách tính của Ấn Độ ngày xưa 1 khuỷu tay khoảng 0m45, như vậy ta có: 5 khuỷu (5 x 0m45 = 2m25); 7 cung (7 x 2m25 = 15m75); 7 cây xoài Þ 7 x 15m75 = 110m25.
2/ Giới A-lan-nhã: Tiếng Phạn là aranya, Hán phiên âm là A-lan-nhã, dịch nghĩa là không nhàn xứ hay vô sự xứ, chỉ cho những khu rừng vắng hay những nơi không có dân cư. Giới này gồm có hai:
– Chỗ không nguy hiểm: Giới này được quy định rộng 1 câu-lô-xá tức khoảng 4000 khuỷu tay, hay 1800m (cách tính thứ hai là 8000 khuỷu tay – 3600m).
– Chỗ nguy hiểm: Tức có các nạn cọp, sư tử, trùng độc, trộm, giặc…
Giới này được quy định trong vòng 7 bàn-đà (abhantara). Mỗi bàn đà khoảng 12m00. Do đó, 7 bàn-đà là: 7 x 12m = 84m.
3/ Giới đường bộ: Tức giới tự nhiên trong lúc đi đường. Một tập thể Tỳ-kheo từ 4 người trở lên, trong lúc đi đường có thể làm pháp Yết-ma trong vòng 600 bộ.
4/ Giới đường thủy: Tức cương giới được quy định trong lúc đang đi trên tàu, thuyền…, phạm vi này được tính bằng cách cho 1 người có sức khỏe nhất lấy cát hay nước ném ra 4 phía, tới chỗ nào thì chỗ đó được xem là đường ranh giới.
Tăng đoàn có thể thực hiện các pháp Yết-ma trong phạm vi các cương giới tự nhiên trên đây mà không cần phải kết tiểu giới.
1.2. Cương giới pháp định.
Cương giới pháp định là cương giới được ấn định bằng thủ tục Yết-ma. Loại cương giới này thông thường có hai, cương giới chính và cương giới phụ hay cương giới biệt xuất.
1/ Cương giới chính.
Cương giới bắt buộc phải có, đó là Đại giới và Giới trường.
a. Đại giới:
Trong bất cứ nơi nào có 1 đoàn thể Tăng chúng từ 4 người trở lên, đều phải ấn định những đường ranh bao quanh. Ở trong ranh giới đó, Tăng chúng sống chung hòa hợp, cùng chia sẻ những quyền lợi và nghĩa vụ trên tinh thần dân chủ và bình đẳng. Để thiết lập những đường ranh được rõ ràng cụ thể cần phải có những cột mốc gọi chung là tiêu tướng. Các vật được dùng làm tiêu tướng phải có tính cách kiên cố, lâu dài.
Tăng có cương giới của Tăng, Ni có cương giới của Ni, Tăng Ni không được thiết lập chung một cương giới. Nhưng cương giới của Tăng và Ni có thể ấn định trùng lên nhau, mà cương giới của mỗi bên vẫn không mất hiệu lực.
Phạm vi đại giới của Tăng rộng tối đa là 10 câu-lô-xá, tức khoảng 18km hoặc có chỗ nói rộng 20 câu-lô-xá, tức 36km. Phạm vi đại giới của Ni rộng tối đa là 1 câu-lô-xá, tức khoảng 1km8.
Thông thường mỗi đại giới đều có giới trường, nhưng đôi khi có đại giới không có giới trường. Đó là trường hợp hai đại giới ở gần bên nhau, Tăng đồng ý cùng sinh hoạt chung trong 1 giới trường, giới trường này đặt ở 1 bên nào đó tùy theo thuận tiện.
Mặc dù giới trường nằm trong phạm vi của đại giới, nhưng nó phải tách biệt với đại giới bằng khoảng cách tối thiểu là 1m. Vùng này gọi là vùng phi giới hay trung gian. Như vậy, theo thứ tự, trước hết ấn định đường ranh của giới trường. Tiếp theo ấn định đường ranh bên trong của đại giới – cách đường ranh của giới trường 1m. Sau cùng mới ấn định đường ranh bên ngoài của đại giới. Đại giới nào không có giới trường thì chỉ ấn định một đường ranh bên ngoài mà thôi.
Trong phạm vi của đại giới, các Sa-di và tịnh nhân có thể cùng sống chung, nhưng không được kể là thành viên của Tăng đoàn, nên quyền lợi và nghĩa vụ không giống như các Tỳ-kheo.
b. Giới trường (hay Thuyết giới đường)
Giới trường là một hội trường hay một khu đất nằm trong phạm vi của đại giới, nhưng tách biệt với đại giới, được dùng làm nơi sinh hoạt chung cho các Tỳ-kheo (hoặc thường kỳ, hoặc bất thường). Phạm vi giới trường nhỏ nhất phải dung chứa được 21 người mà khoảng cách sao cho người này duỗi cánh tay ra thì đầu ngón giữa chạm vào thân người kia. Con số 21 là số Tỳ-kheo khi làm Yết-ma xuất tội Tăng-tàn (20 Tỳ-kheo thanh tịnh và 1 Tỳ-kheo phạm tội).
Trong mỗi trú xứ chỉ được thiết lập 1 giới trường mà thôi.
Khi kết và giải giới trường, Tăng phải ở trong phạm vi của giới trường. Cũng vậy, khi kết và giải đại giới, Tăng phải ở trong phạm vi của đại giới, nghĩa là phải ra ngoài giới trường và vùng phi giới trung gian.
2/ Cương giới phụ (cương giới biệt xuất)
Các cương giới phụ gồm có tiểu giới, giới pháp lợi nhị đồng, giới pháp đồng lợi biệt, giới pháp biệt lợi đồng, giới không lìa y, giới tịnh trù và tịnh khố.
a. Tiểu giới:
Tiểu giới là một hình thức giới trường bất thường, tạm thời và chỉ được thiết lập ở bên ngoài phạm vi của đại giới. Một khi có sự việc bất thường xảy ra trong một nhóm Tỳ-kheo mà không liên quan đến toàn thể Tỳ-kheo trong trú xứ, nhóm người này muốn giải quyết việc đó nhưng không thể tập họp tại giới trường, vì sợ các Tỳ-kheo khác cản trở trong lúc họ làm Yết-ma. Do thế họ có thể dẫn nhau ra ngoài đại giới, kết tiểu giới để làm Yết-ma. Phạm vi của tiểu giới nhỏ nhất là 4 người ngồi thành một đường thẳng, và nếu từ 5 người trở lên thì ngồi thành vòng tròn, mà phần lưng của họ được coi là đường ranh chung của cương giới. Sau khi Tăng sự hoàn tất, họ phải giải tỏa tiểu giới mới được ra đi.
b. Giới pháp lợi cộng đồng.
Pháp lợi cộng đồng nghĩa là cùng thuyết giới chung và cùng hưởng chung lợi dưỡng.
Trong trường hợp có hai trú xứ của Tăng ở gần nhau với hai cương giới biệt lập, sự qua lại không bị trở ngại, khoảng cách giữa hai trú xứ không quá ba do-tuần (mỗi do-tuần bằng 6500m) hai bên muốn thống chất sinh hoạt và quyền lợi vật chất, họ phải kết giới gọi là giới pháp lợi cộng đồng. Muốn vậy, trước hết mỗi bên phải tự giải đại giới của mình. Sau đó, toàn thể Tăng cả hai bên tập họp về 1 chỗ để làm Yết-ma kết giới.
Hai trú xứ bây giờ cùng thuyết giới chung nên chỉ cần một giới trường. Giới trường này đặt bên nào là tuỳ theo sự thỏa thuận chung. Bên nào được đặt giới trường thì bên đó được thiết lập các đường ranh trước.
Sau khi xướng tiêu tướng, làm Yết-ma kết giới trường, toàn thể Tăng phải ra khỏi giới trường và vùng phi giới, đến địa phận của đại giới (có giới trường), xướng các tiêu tướng bên trong của đại giới. Kế đó xướng tiêu tướng bên ngoài của đại giới. Tiếp đến, xướng tiêu tướng ấn định đường ranh bên ngoài của đại giới bên kia (đại giới này không có giới trường nên không có ranh giới bên trong). Sau đó làm Yết-ma kết giới pháp lợi nhị đồng.
Trong trường hợp này, Tăng của hai trú xứ vẫn sống trong hai phạm vi đại giới khác nhau, chỉ thống nhất về mặt thuyết giới và lợi dưỡng.
c. Giới pháp đồng lợi biệt.
Thuyết giới chung nhưng lợi dưỡng riêng. Thể thức kết giới này giống như kết giới pháp lợi cộng đồng, chỉ khác nội dung các lời bạch Yết-ma mà thôi.
d. Giới pháp biệt lợi đồng.
Thuyết giới riêng, nhưng lợi dưỡng chung.
Trong trường hợp này, giới trường của hai trú xứ vẫn giữ nguyên, chỉ giải và kết lại đại giới. Để kết giới này, Tăng của mỗi bên phải làm Yết-ma giải đại giới mà không giải giới trường. Sau đó, tập họp về một chỗ, kết lại đại giới mà không phải xướng tiêu tướng, vì các đường ranh và tiêu tướng của 2 trú xứ vẫn giữ nguyên.
e. Giới không lìa y.
Theo tinh thần chung của các bộ luật thì Tỳ-kheo đi đâu phải đem theo ba y và bát bên mình như chim mang theo đôi cánh. Nhưng có nhiều trường hợp không thể luôn luôn mang theo y bên mình, nên phải ấn định cương giới của y. Nếu Tỳ-kheo ở ngoài cương giới của y, qua một đêm, khi ánh sáng ban mai xuất hiện sẽ phạm xả-đọa, y ấy phải xả trước Tăng. Thông thường phạm vi cương giới của y đồng nhất với phạm vi của đại giới, nhưng trừ ra nhà của dân và xung quanh nhà. Xung quanh nhà được tính bằng cách, bảo một người có sức khỏe trung bình, đứng từ hè nhà ném ra một hòn đá, đá rơi đến đâu thì lấy đó làm ranh giới.
Sau khi kết giới của y, nếu dân chúng dời nhà đi nơi khác thì khoảng nền trống đó giờ đây thành ra giới của y. Trái lại, nếu có người nào mới đến cất nhà trên khoảng đất trống thì ngôi nhà và xung quanh nhà ấy giờ đây không thuộc về giới của y nữa.
Phạm vi cương giới của y cũng có thể bao trùm cả hai trú xứ, tức hai đại giới khác nhau, với điều kiện sự qua lại không gặp trở ngại bởi sông, suối có nước chảy mạnh.
Cương giới của y phải kết sau đại giới, và giải trước đại giới. Nhưng nếu đã giải đại giới rồi thì khỏi cần giải giới của y, vì cương giới ấy đã hết hiệu lực.
f. Giới Tịnh trù (tịnh địa)
Tịnh trù hay tịnh địa là chỗ hay khoảng đất dùng để đun nấu, nói chung là nhà bếp của tự viện.
Theo luật, Tỳ-kheo không được nấu và chứa thức ăn trong già lam. Do trường hợp một Tỳ-kheo bị bệnh nhờ người trong thành nấu cháo, nhưng vì hôm ấy cửa thành đóng sớm không vào lấy cháo được, nên đêm ấy vị Tỳ-kheo mệnh chung. Nhân đây, Phật cho phép kết tịnh trù trong phạm vi già lam để giải quyết những trường hợp bất trắc.
Tịnh trù tuy nằm trong phạm vi đại giới, nhưng không được xem như thuộc phạm vi của đại giới. Do đó, cũøng phải đặt ra ngoài cương giới của y. Khi kết và giải tịnh trù, Tăng phải ra ngoài phạm vi ấy, nhưng vẫn ở trong đại giới.
Tăng có thể dùng một phòng nào thuận tiện trong phạm vi già lam để kết làm tịnh trù, nhưng không được lấy phòng của thầy Tỳ-kheo đi vắng.
Trên đây, nói về loại tịnh trù pháp định, ngoài ra còn có ba loại tịnh trù tự nhiên, như sau:
– Đàn việt tịnh: Già lam do đàn việt tạo lập mà chưa hiến cúng cho Tăng.
– Viện tướng bất chu tịnh: Già lam không có hàng rào, tường ngăn rõ ràng.
– Xứ phần tịnh: Khi làm già lam đàn việt đã quy định tịnh trù trước.
Để bảo trì các vật dụng và thực phẩm của Tăng, Tăng thường kết thêm giới tịnh khố (kho chứa của tự viện). Nhưng thông thường các già lam hay kết chung tịnh trù và tịnh khố làm một.
2. Thể thức kết và giải các cương giới
Thể thức tiến hành kết và giải các cương giới tương đối giống nhau, gồm việc tác tiền phương tiện, xướng giới tướng và bạch nhị Yết-ma. Đặc biệt, khi kết giới không ai được phép vắng mặt vì bất cứ lý do gì, do đó, không có việc gởi dục.
2.1. Kết và giải giới trường
1/ Kết giới trường.
(a) Tiền phương tiện
Yết-ma sư hỏi: Tăng đã họp chưa?
Duy na đáp: Tăng đã họp.
Hỏi: Hòa hợp không?
Đáp: Hòa hợp.
Hỏi: Người chưa thọ Cụ túc đã ra chưa?.
Đáp: Đã ra (hoặc đáp: trong đây không có người chưa thọ Cụ túc)
Hỏi: Tăng hay tập họp để làm gì?
Đáp: Yết-ma kết giới trường
(b) Xướng giới tướng:
Một Tỳ-kheo cựu trú được Tăng chỉ định trước, bước ra lễ Tăng một lễ, chắp tay bạch:
Kính bạch Đại đức Tăng, tôi Tỳ-kheo (tự xưng tên) nay vì Tăng xướng các tiêu tướng 4 phương của giới trường: Từ góc Đông Nam của trú xứ này, lấy (nói tên vật dụng làm tiêu tướng) làm nêu. Từ đây về hướng Tây, đến góc Tây Nam, lấy (…) làm nêu. Từ đây về hướng Bắc, đến góc Tây Bắc, lấy (…) làm nêu. Từ đây đi về hướng Đông, đến góc Đông Bắc, lấy (…) làm nêu. Từ đây trở lại hướng Nam, đến góc Đông Nam, lấy (…) làm nêu. Đó là một vòng các tiêu tướng ngoài của giới trường.
(c) Bạch Yết-ma
Yết-ma sư bạch: Kính bạch Đại đức Tăng. Vị Tỳ-kheo sống lâu trú xứ này đã xướng xong các tiêu tướng bốn phương của giới trường. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay lấy phạm vi các tiêu tướng 4 phương này kết làm giới trường. Đây là lời tác bạch.
Kính bạch Đại đức Tăng. Vị Tỳ-kheo sống lâu trú xứ này đã xướng các tiêu tướng 4 phương của giới trường. Tăng nay lấy phạm vi các tiêu tướng này kết làm giới trường. Các Đại đức nào chấp thuận thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói.
Tất cả đều im lặng như vậy chứng tỏ Tăng đã chấp thuận lấy phạm vi các tiêu tướng 4 phương này kết làm giới trường. Tôi ghi nhận như vậy.
2/ Giải giới trường sau khi đã giải đại giới.
(a) Tiền phương tiện: (như trên, chỉ sửa đổi những chỗ cần thiết cho thích hợp).
(b) Bạch Yết-ma: Kính bạch Đại đức Tăng, Tăng nay tập hợp nơi đây để giải giới trường. Các Đại đức nào chấp thuận Tăng nay giải giới trường thì im lặng, ai không chấp thuận hãy nói. Tất cả đều im lặng, như vậy chứng tỏ Tăng nay đã chấp thuận giải giới trường. Tôi ghi nhận như vậy.
2.2. Kết và giải tịnh trù (tịnh địa)
1/ Kết tịnh trù.
Trong khi kết tịnh trù chư Tăng đều phải ra ngoài phạm vi này.
(a). Tiền phương tiện: (như trên, chỉ sửa đổi những gì cần biết)
(b). Xướng giới tướng:
Tỳ-kheo xướng giới tướng bạch: Kính bạch Đại đức Tăng, nếu thời gian thích hợp đối với tăng, Tăng nay lấy (địa điểm) kết làm tịnh trù. Đây là lời tác bạch.
Kính bạch Đại đức Tăng, nay Tăng lấy (địa điểm) kết làm tịnh trù. Các Đại đức nào chấp thuận thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói.
Tất cả đều im lặng, như vâïy chứng tỏ Tăng đã chấp thuận lấy (địa điểm) kết làm tịnh trù. Tôi ghi nhận như vậy.
2/ Giải tịnh trù (tịnh địa)
(a). Tiền phương tiện: (như trên, chỉ đổi các từ cho phù hợp với đối tượng tác pháp)
(b). Bạch Yết-ma:
Kính bạch Đại đức tăng, nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay giải tịnh trù (nói địa điểm). Đây là lời tác bạch.
Kính bạch Đại đức Tăng, tăng nay giải tịnh trù (nói địa điểm), các Đại đức nào chấp thuận Tăng giải tịnh trù (nói địa điểm) thì im lặng, ai không chấp thuận hãy nói.
Tất cả đều im lặng, như vậy chứng tỏ Tăng đã chấp thuận giải tịnh trù. Tôi ghi nhận như vậy.
Thể thức tiến hành kết và giải tịnh khố (kho tàng) giống như tịnh trù, chỉ thay đổi các từ cho phù hợp với đối tượng tác pháp.
2.3. Kết và giải đại giới có giới trường.
1/ Kết đại giới có giới trường.
(a). Tiền phương tiện: (như trên, chỉ thay đổi các từ cho phù hợp với đối tượng tác pháp).
(b). Xướng giới tướng:
Một Tỳ-kheo cựu trú, được Tăng chỉ định trước, bước ra lễ Tăng một lễ, chắp tay bạch:
Kính bạch Đại đức Tăng, Tôi Tỳ-kheo (tự xưng tên) sống lâu trong trú xứ này, nay vì Tăng xin xướng các tiêu tướng bên trong. Từ góc Đông Nam các đường ranh của giới trường (nói rõ khoảng cách), lấy (nói tiêu tướng) làm nêu. Từ đây đi về hướng tây, đến góc Tây Nam, lấy (,..). làm nêu. Từ đây đi về hướng Bắc, đến góc Tây Bắc lấy (…) làm nêu. Từ đây đi về hướng Đông, đến góc Đông Bắc, lấy (…) làm nêu. Từ đây đi về hướng Nam, trở lại góc Đông Nam, lấy (…) làm nêu.
Tiếp theo xin xướng giới tướng bên ngoài. Từ góc Đông Nam của trú xứ này, lấy (…) làm nêu. Từ đây đi về hướng Tây, đến góc Tây Nam lấy (.. .) làm nêu. Từ đây đi về hướng Bắc, đến góc Tây Bắc, lấy (…) làm nêu. Từ đây đi về hướng Đông, đến góc Đông Bắc, lấy (…) làm nêu. Từ đây đi về hướng Nam, trở lại góc Đông Nam, lấy (…) làm nêu.
Như vậy, tôi đã xướng xong hai vòng bên trong và bên ngoài của đại giới.
(c). Bạch Yết-ma:
Kính bạch Đại đức Tăng. Vị Tỳ-kheo sống lâu trú xứ này đã xướng xong các tiêu tướng bốn phương bên trong và bên ngoài của đại giới. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay lấy phạm vi các tiêu tướng 4 phương này kết làm đại giới, cùng sống chung, cùng thuyết giới. Đây là lời tác bạch.
Kính bạch Đại đức Tăng. Vị Tỳ-kheo sống lâu trú xứ này đã xướng xong các tiêu tướng 4 phương của đại giới. Tăng nay lấy phạm vi các tiêu tướng 4 phương này kết làm đại giới, cùng sống chung, cùng thuyết giới. Các Đại đức nào chấp thuận thì im lặng, ai không chấp thuận hãy nói.
Tất cả đều im lặng, như vậy chứng tỏ Tăng đã chấp thuận lấy phạm vi các tiêu tướng 4 phương này kết làm đại giới, cùng sống chung, cùng thuyết giới. Tôi ghi nhận như vậy.
Chú ý: Nếu Tỳ-kheo cựu trú trước đó đã hướng dẫn chư Tăng đi thị sát hiện trường các tiêu tướng và đường ranh rồi thì khi xướng tiêu tướng đứng một chỗ trước Tăng mà xướng.
Nếu trường hợp Tăng chưa đi thị sát địa hình (vì phạm vi đại giới nhỏ) thì Tỳ-kheo cựu trú phải thân hành đi tới tiêu tướng giới thiệu để Tăng biết rõ.
Sau khi Tăng tập họp đông đủ (không ai được phép vắng mặt vì bất cứ lý do gì), vị này bước ra đảnh lễ Tăng một lễ rồi bạch: “Ngày hôm nay kết đại giới, kính thỉnh đại Tăng thân hành thị sát hiện trường để biết rõ các tiêu tướng và các đường ranh bao quanh đại giới để tiện tác pháp”. Sau khi thị sát xong, Tăng tập họp về một chỗ để tiến hành tiền phương tiện.
Nếu đại giới không có giới trường thì chỉ thiết lập các tiêu tướng vòng ngoài của đại giới chứ không có vòng trong. Ngoài ra các thủ tục giống như đại giới có giới trường.
2/ Giải đại giới có giới trường.
Thủ tục tiến hành giống như giải giới trường (xem trước)
2.4. Kết và giải giới không mất y trong một trú xứ.
Kết giới không mất y để Tỳ-kheo có thể lìa y ngủ, mà không phạm xả đọa.
1/ Kết giới:
(a) Tiền phương tiện: (như thông lệ)
(b). Bạch Yết-ma:
Kính bạch Đại đức Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay chấp thuận lấy phạm vi trú xứ cùng sống chung, cùng thuyết giới này, trừ xóm và xung quanh xóm, kết giới không mất y. Đây là lời tác bạch.
Kính bạch Đại đức Tăng, Tăng nay lấy phạm vi của trú xứ cùng sống chung, cùng thuyết giới này, trừ xóm và xung quanh xóm, kết giới không mất y. Các Đại đức nào chấp thuận thì im lặng, ai không chấp thuận hãy nói.
Tất cả đều im lặng, như vậy chứng tỏ Tăng đã chấp thuận lấy phạm vi của trú xứ cùng sống chung, cùng thuyết giới này, trừ xóm và xung quanh xóm, kết làm giới không mất y. Tôi ghi nhận như vậy.
2/ Giải giới:
Theo thủ tục thông thường chỉ sửa đổi lời văn cho thích hợp.
2.5. Kết và giải giớùi không lìa y thông hai trú xứ.
1/ Kết giới.
(a). Tiền phương tiện: (theo thông lệ)
(b). Bạch Yết-ma:
Kính bạch Đại đức Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay chấp thuận lấy phạm vi từ (nói tên trú xứ) đến (trú xứ), trừ xóm và xung quanh xóm, kết giới không lìa y. Đây là lời tác bạch.
Kính bạch Đại đức Tăng. Tăng nay lấy phạm vi từ (trú xứ) đến (trú xứ), trừ xóm và xung quanh xóm, kết giới không lìa y. Các Đại đức nào chấp thuận thì im lặng, ai không chấp thuận thì hãy nói.
Tất cả đều im lặng, như vậy chứng tỏ Tăng đã chấp thuận lấy phạm vi từ (…) đến (…), trừ xóm và xung quanh xóm, kết làm giới không lìa y. Tôi ghi nhận như vậy.
2/ Giải giới:
Theo thủ tục thông thường chỉ sửa đổi lời văn cho thích hợp.
2.6. Kết và giải tiểu giới (dùng để thuyết giới, thọ giới, tự tứ)
1/ Kết giới:
(a). Tiền phương tiện.
(b). Bạch Yết-ma:
Kính bạch Đại đức Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay chấp thuận lấy phạm vi các Tỳ-kheo đang tập họp ở đây làm tiểu giới. Đây là lời tác bạch.
Kính bạch Đại đức Tăng, Tăng nay lấy phạm vi các Tỳ-kheo đang tập họp ở đây kết làm tiểu giới. Các Đại đức nào chấp thuận thì im lặng, ai không chấp thuận hãy nói.
Tất cả đều im lặng, như vậy chứng tỏ Tăng đã chấp thuận lấy phạm vi các Tỳ-kheo đang tập họp ở đây kết làm tiểu giới. Tôi ghi nhận như vậy.
2/ Giải giới:
(a). Tiền phương tiện.
(b). Bạch Yết-ma:
Kính bạch Đại đức Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay giải tiểu giới trong phạm vi các Tỳ-kheo đang tập họp ở đây. Đây là lời tác bạch.
Kính bạch Đại đức Tăng: Tăng nay giải tiểu giới trong phạm vi các Tỳ-kheo đang tập họp ở đây. Các Đại đức nào chấp thuận thì im lặng, ai không chấp thuận hãy nói.
Tất cả đều im lặng, như vậy chứng tỏ Tăng đã chấp thuận giải tiểu giới trong phạm vi các Tỳ-kheo đang tập họp ở đây. Tôi ghi nhận như vậy.
III. TRUYỀN GIỚI, THỌ GIỚI
1. Bước đầu xuất gia
1.1. Thành phần đệ tử của Phật.
Thông thường các đệ tử của Phật được chia làm 7 chúng như sau: 1. Chúng Tỳ-kheo; 2. Chúng Tỳ-kheo-ni; 3. Chúng Thức-xoa-ma-na; 4. Chúng Sa-di; 5. Chúng Sa-di-ni; 6. Chúng Ưu-bà-tắc, 7. Chúng Ưu-bà-di.
Mục đích cứu cánh của hàng đệ tử Phật là giác ngộ và giải thoát mà muốn giải thoát thì phải lấy giới luật làm căn bản. Do đó, có vài nguyên tắc tổng quát liên quan đến giới luật, chúng ta cần lưu ý:
– Theo luật quy định không bao giờ cho phép bất cứ người nào tự thọ giới pháp (ngoại trừ quan điểm của đạo Bồ-tát).
– Hàng đệ tử Phật lấy giới pháp để phân biệt tôn ti. Một người cư sĩ tại gia dù trình độ tu học cao đến đâu cũng không được ở trên vị trí của người xuất gia.
– Giới thể vô biểu hay vô tác được xem là bản chất tồn tại của giới pháp. Giới thể này được thành tựu do ba điều kiện khi thọ giới: 1. Giới tử chí thành; 2. Giới sư thanh tịnh; 3. Giới đàn trang nghiêm.
– Một thành viên của đệ tử Phật tiến hay thoái không phải chỉ đưa đến thành hay bại riêng cá nhân vị ấy, mà còn liên quan đến sự thịnh suy của đạo pháp.
1.2. Tư cách làm thầy.
Một Tỳ-kheo muốn làm thầy, thu nhận đệ tử phải đủ 5 điều kiện sau đây: 1. Phải đủ 10 tuổi hạ; 2. Phải am tường giới luật, biết rõ các trường hợp trì phạm và khinh trọng; 3. Phải có kiến thức văn hóa tổng quát. 4. Phải có kinh nghiệm tu tập để hướng dẫn đệ tử có kết quả; 5. Phải có chánh kiến để đoạn trừ tà kiến cho đệ tử (Tăng Chi Bộ Kinh III B, 73-79).
Ngoài ra, kinh này còn để cập đến 7 điều kiện như sau: 1. Biết có phạm; 2. Biết không phạm; 3. Biết phạm nhẹ; 4. Biết phạm nặng; 5. Đầy đủ uy nghi chánh hạnh; 6. Chứng đắc tứ thiền; 7. Đoạn trừ các lậu hoặc, giác ngộ giải thoát. (như trên III A, 136).
Tại nhiều nơi khác, Phật còn dạy: nuôi đệ tử mà không biết dạy dỗ để họ làm tổn thương đến đạo pháp thì tội lỗi còn nặng hơn một người đồ tể sát sinh. Vì người đồ tể gây nghiệp ác chỉ làm hại đến bản thân mình, còn một người xuất gia mà làm trái giáo pháp sẽ khiến cho chánh pháp vì thế mà diệt vong.
1.3. Yết-ma súc chúng.
Yết-ma súc chúng là thể thức Yết-ma để chấp nhận một Tỳ-kheo được phép thu nhận đệ tử xuất gia truyền giới Sa-di và Cụ túc.
Luật quy định một Tỳ-kheo được 10 hạ đầy đủ điều kiện làm thầy, muốn nuôi dạy đệ tử thì phải xin phép Tăng. Nếu chưa được Tăng cho phép mà một Tỳ-kheo tự tiện thu nhận đệ tử và truyền trao giới pháp thì đó là hành vi phi pháp.
Tỳ-kheo muốn độ người xuất gia, phải lễ thỉnh chư Tăng Yết-ma cho phép. Sau khi Tăng tập họp, vị này bước ra lễ Tăng một lễ, quỳ xuống chắp tay bạch:
Bạch Đại đức Tăng, tôi Tỳ-kheo,…….. nay xin Tăng được độ người xuất gia, truyền giới Cụ túc. Kính mong Tăng cho phép tôi được độ người, truyền giới Cụ túc. Từ mẫn cố (bạch 3 lần).
Sau khi Tăng nghiệm xét, nếu thấy vị ấy đủ điều kiện, thì Tăng tiến hành Yết-ma cho phép súc chúng.
Yết-ma sư bạch:
Kính bạch Đại đức Tăng, Tỳ-kheo,…….. nay thỉnh cầu Tăng cho phép độ người xuất gia, truyền giới Cụ túc. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, mong Tăng chấp thuận cho phép Tỳ-kheo… được độ người xuất gia, truyền giới Cụ túc. Các Đại đức nào chấp thuận thì im lặng, ai không chấp thuận, hãy nói.
Tất cả đều im lặng, như vậy chứng tỏ đã chấp thuận cho Tỳ-kheo… được độ người xuất gia, truyền giới Cụ túc. Tôi ghi nhận như vậy.
1.4. Thế phát xuất gia, thọ giới Sa-di
a. Duyên khởi hình thành chúng Sa-di.
Trong giai đoạn đầu, đức Phật chưa quy định rõ số tuổi tối thiểu để thọ giới Tỳ-kheo, nhưng về sau, vì nhóm thiếu niên 17 người, đệ tử của Tôn giả Mục-kiền-liên (Đ.23, tr.15 a) chưa đủ 20 tuổi, thọ giới Cụ túc rồi mà không đủ sức kham nhẫn nếp sống Tỳ-kheo, không chịu đựng nổi việc không ăn phi thời, nên ban đêm kêu khóc. Do đó, Phật chế định tuổi tối thiểu để thọ giới Cụ túc là 20 tuổi (Đ.22, 679a). Và một người muốn xuất gia thọ giới Cụ túc cần phải trải qua một giai đoạn chuẩn bị, đó là thực hành nếp sống Sa-di.
Sa-di là cấp bậc đầu tiên của giới xuất gia. Thành phần này được chia thành ba hạng:
_ Từ 7 đến 13 tuổi gọi là Khu ô Sa-di, nghĩa là Sa-di có phận sự đuổi quạ cho chúng Tăng.
_ Từ 14 đến 19 tuổi gọi là Ứng pháp Sa-di, nghĩa là Sa-di đúng pháp.
_ Từ 20 đến 70 tuổi gọi là Danh tự Sa-di hay hình đồng Sa-di, nghĩa là Sa-di trên danh nghĩa hay hình thức giống như Sa-di.
Theo thông lệ, khi một người được thầy cho cạo tóc xuất gia, phải thọ trì tam quy ngũ giới, làm người tập sự trong thời gian ba tháng, sau đó mới thọ giới Sa-di. Mặc dù Luật tạng không quy định nhưng điều này đã trở thành một truyền thống cần thiết. Người thọ giới Sa-di đầu tiên là La-hầu-la, và Tôn giả Xá-lợi-phất làm Hòa thượng truyền giới, Tôn giả Mục-kiền-liên làm A-xà-lê. (Đ.22, tr.575).
b. Thể thức thỉnh thầy truyền giới, thọ tam quy và thọ giới Sa-di.
* Thỉnh Hòa Thượng:
Đại đức nhất tâm niệm, con (nói tên hay pháp danh) nay thỉnh Đại đức làm Hòa thượng truyền 10 giới. Nguyện Đại đức vì con làm Hòa thượng truyền 10 giới, con nương Đại đức mà được thọ giới Sa-di. Cúi xin thương xót. (3 lần)
* Thỉnh A-xà-lê: (như trên chỉ thay đổi những tiếng cần thiết)
Vị Yết-ma bạch Tăng:
Kính bạch Đại đức Tăng! Giới tử (nói tên hay pháp danh giới tử) nay cầu xin xuất gia theo Tỳ-kheo (pháp danh). Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận cho………… xuất gia. Đây là lời tác bạch.
* Thọ tam quy.
(Theo Tùy Cơ Yết-ma của Đạo Tuyên thì phải hỏi các già nạn trước khi truyền thọ Tam quy).
Con ……… quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. Con nay theo Phật xuất gia, Hòa thượng của con là (……), Đức Như Lai, bậc chí chân đẳng Chánh giác là Thế Tôn của con. (3 lần)
* Thọ 10 giới Sa-di.
Hòa thượng hỏi:
1- Trọn đời không sát sanh, đây là giới của Sa-di, ngươi có thể thọ trì được không?
Giới tử đáp: – Mô Phật, được.
2- Trọn đời không trộm cắp. (nt)
Giới tử đáp: – Mô Phật, được.
3- Trọn đời không dâm dục. (nt)
– Mô Phật, được.
4- Trọn đời không nói dối. (nt)
– Mô Phật, được.
5- Trọn đời không uống rượu. (nt)
– Mô Phật, được.
6- Trọn đời không dùng các thứ trang sức, không thoa ướp hương thơm, trang điểm phấn son như thế tục. (nt)
– Mô Phật, được.
7- Trọn đời không đàn ca nhảy múa và đi xem nghe. (nt)
– Mô Phật, được.
8- Trọn đời không ngồi trên giường ghế cao rộng, đẹp đẽ. (nt)
– Mô Phật, được.
9- Trọn đời không ăn phi thời. (nt)
– Mô Phật, được.
10- Trọn đời không cầm nắm và cất giữ vàng bạc, châu báu, tiền của (nt)
– Mô Phật, được.
Đây là 10 giới của Sa-di, suốt đời không được hủy phạm.
Ghi chú:
Trong bộ Tùy Cơ Yết-ma của Đạo Tuyên thêm vào phần bạch Tăng, và bộ Tăng Yết-ma của Hoài Tố thêm vào việc thỉnh Hòa thượng và A-xà-lê: Những việc làm này cốt tăng thêm tầm mức quan trọng của việc thọ giới Sa-di, cho nên có thể tùy nghi châm chước. Ngoài ra, việc hỏi các già nạn đối với Sa-di Khu ô và Ứng pháp xét ra có những điều chưa thích hợp, nhưng đối với Sa-di Hình đồng có thể áp dụng, tuy không hoàn toàn bắt buộc.
1.5. Ngoại đạo xuất gia.
Giai đoạn đầu Phật chưa quy định chặt chẽ việc ngoại đạo xuất gia, nhưng do trường hợp một ngoại đạo tên là Bố-tát, sau khi xuất gia đã gây ra rắc rối trong hàng ngũ Tăng chúng nên Phật mới đặt ra những điều kiện cần thiết về vấn đề này.
Ông Bố-tát là một ngoại đạo, giỏi biện luận, nhưng khi tranh luận với Tôn giả Xá-lợi-phất, ông thua cuộc, do thế sinh lòng cảm phục, quyết định tìm đến Tăng đoàn xin xuất gia. Nhưng khi đến Tăng già lam, thấy Bạt-nan-đà có nhiều bạn tri thức ông bèn xin làm đệ tử Bạt-nạn-đà, Bạt-nan-đà liền cho xuất gia thọ giới Cụ túc. Sau đó, Bố-tát hỏi nghĩa lý của Luật nghi, Bạt-nan-đà giải đáp không thông, nên Bố-tát bỏ tu, trở về đạo cũ.
Phật nghe được chuyện này bèn chế định, ngoại đạo muốn xuất gia làm Tỳ-kheo phải trải qua thời gian thử thách ở chung với Tăng chúng bốn tháng. Thời gian ấy, nếu ông nghe người ta chỉ trích đạo cũ của mình mà không nổi giận, nghe ca ngợi đạo Phật mà hoan hỷ, thì chứng tỏ ông đã dứt khoát tư tưởng, quyết chí xuất gia, Tăng có thể cho ông thọ giới Cụ túc.
Lại một trường hợp khác: ông Ưu-ba-ly là đệ tử xuất sắc của Ni-kiền-thân-tử (không phải trưởng lão Ưu-ba-ly chuyên về giới luật), sau khi tìm đến tranh luận với Phật, bị Phật chinh phục, Ông liền quyết định cải giáo theo Phật. Mặc dù việc cải giáo của ông gặp nhiều trắc trở, nhưng nhờ uy tín và sự khôn ngoan, ông đã dàn xếp mọi việc khá ổn thoả. Hơn nữa, đức Phật cũng khuyên ông phải đối xử tử tế với thầy trò Ni-kiền-thân-tử, mặc dù ông đã là đệ tử của Phật.
Nghiên cứu lịch sử Phật giáo Ấn Độ, chúng ta thấy sau Phật Niết-bàn khoảng 100 năm, Phật giáo bắt đầu phân hóa thành nhiều bộ phái, mà nguyên nhân chính là do sự trà trộn của ngoại đạo gây nên.
Trong lịch sử nước ta, những sự việc tương tự như thế ít thấy xảy ra, vì tình trạng tôn giáo của nước ta không quá phức tạp như Ấn Độ. Hơn nữa, nhân dân ta lại có khuynh hướng hòa đồng tôn giáo với quan niệm Tam giáo đồng nguyên, nên vấn đề ngoại đạo xuất gia theo Phật giáo tương đối ít rắc rối.
Theo luật Tứ phần quy định, một người ngoại đạo muốn xuất gia trước hết phải cho họ thọ Tam quy ngũ giới. Văn tác bạch như sau:
Kính bạch Đại đức Tăng. Con (nói tên) nguyên là ngoại đạo, nay xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, xuất gia theo Đức Thế Tôn, Đức Như Lai Chí Chân Đẳng Chánh Giác là thầy của con (nói 3 lần).
Tiếp theo tác bạch xin bốn tháng sống chung:
Kính bạch Đại đức Tăng. Con (nói tên), nguyên là ngoại đạo đã xuất gia, nay thỉnh cầu Tăng cho bốn tháng sống chung. Mong Tăng từ mẫn cho con bốn tháng sống chung (nói 3 lần).
Tác bạch xong, lui ra ngoài đứng chờ tại chỗ có thể thấy mà không nghe rõ Tăng đang bàn bạc. Bấy giờ vị Yết-ma bạch Tăng:
Kính bạch Đại đức Tăng. (nói tên) nguyên là ngoại đạo đã xuất gia, nay thỉnh cầu Tăng cho bốn tháng sống chung. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, mong Tăng chấp thuận cho vị ấy bốn tháng sống chung. Đây là lời tác bạch.
Kính bạch Đại đức Tăng. (nói tên) nguyên là ngoại đạo đã xuất gia, nay thỉnh cầu Tăng cho bốn tháng sống chung. Các Đại đức nào chấp thuận thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói.
Tất cả đều im lặng, như vậy chứng tỏ Tăng đã chấp thuận cho vị ấy bốn tháng sống chung. Tôi ghi nhận như vậy.
Trong bốn tháng thử thách, người này vẫn phục sức như ngoại đạo, nhưng việc chấp tác thì như một Sa-di.
Sau bốn tháng, nếu thấy vị ấy đã nhu thuận, Tăng có thể trao giới Sa-di. Trái lại, nếu thấy chưa được nhu thuận, Tăng sẽ bạch nhị Yết-ma gia hạn thêm bốn tháng sống chung nữa.
Thể thức trên đây là theo luật Thập Tụng (Đ.23, tr.1031b).
2. Tổng quát về giới Cụ túc.
2.1. Ý nghĩa của giới Cụ túc.
Tiếng Phạn Upasampadà, Hán dịch là giới Cụ túc, hoặc dịch là Cận viên. Cụ túc nghĩa là thành tựu trọn vẹn; cận viên nghĩa là gần đến Niết-bàn viên mãn.
Giới này được gọi là Cụ túc vì bao gồm bốn yếu tố:
a- Giới thanh tịnh: Những giới điều đưa đến thanh tịnh an lạc. Nguyên tiếng Phạn là Pratimoksa được phiên âm là Ba-la-đề-mộc-xoa, dịch nghĩa là biệt giải thoát, hay biệt biẹât giải thoát; tức là giữ được điều khoản nào thì giải thoát được phạm vi đó.
b- Căn thanh tịnh: Hộ trì các căn, tiết độ trong sự ăn uống. Khi các căn tiếp xúc với các trần phải luôn luôn cảnh giác, không để cho các căn bị nhiễm ô.
c- Mạng thanh tịnh: Nuôi mạng sống bằng những điều kiện chân chính; tức là sống theo bốn sự cúng dường chánh pháp. Nói cách khác là sống theo bốn thánh hạnh để đối trị căn bệnh tham dục: 1. Mặc y phấn tảo: đối trị căn bệnh sắc dục (ham mê sắc đẹp); 2. Sống bằng khất thực: đối trị căn bệnh thực dục (ham mê ăn uống); 3. Ngủ dưới gốc cây: đối trị căn bệnh thùy dục (ham mê ngủ nghỉ); 4. Thân tâm tịch tĩnh: đối trị căn bệnh tài dục (ham mê của cải).
d- Niệm thanh tịnh: luôn giữ chánh niệm tỉnh giác. Khi ăn biết mình đang ăn, khi ngủ biết mình đang ngủ, khi đi tới đi lui, biết rõ việc mình đang làm, không để cho những tà niệm xen vào.
2.2. Vấn đề đắc giới:
Theo các nhà giải thích luật của phái Tỳ-bà-sa thì có 10 trường hợp đắc giới Cụ túc như sau:
a. Tự nhiên đắùc giới: chỉ cho những trường hợp đặc biệt của đức Phật và các vị Độc giác.
Kiến đế đắc giới: chỉ cho những vị chứng đắc tứ thánh đế thành tựu thánh đạo, như nhóm tôn giả Kiều-trần-như.
c. Do Phật ấn chứng, hay còn gọi là Thiện lai Tỳ-kheo: đây là trường hợp đắc giới trực tiếp do chính đức Phật truyền cho, như Tôn giả Da-xá.
Do xác nhận Phật là Đại Sư: đây chỉ cho trường hợp Tôn giả Đại Ca-diếp, khi gặp đức Thế Tôn, ông tuyên bố: “Đây là bậc Đại Sư của tôi”.
Do khéo trả lời: đây là trường hợp đặc biệt của Tô-đà-di đã khéo trả lời câu hỏi của Phật khi mới 7 tuổi. Phật hỏi: “Nhà con ở đâu?” Tô-đà-di đáp: “Ba cõi không đâu là nhà”. Do thế, Phật khiến Tăng bạch Yết-ma cho ông thọ giới Cụ túc.
f. Do thọ tám kính pháp: chỉ cho trường hợp bà Kiều-đàm-di.
Do gởi Đại diện thọ giới: trường hợp Ni Pháp Dữ, vì nổi tiếng đẹp nhất trong xứ, nên khi cô sắp đi thọ giới, các thanh niên định đón đường bắt cóc. Do thế, Phật cho phép cô gởi đại diện đến thọ giới, rồi trở về truyền lại (trong trường hợp chánh pháp Yết-ma).
Thọ giới theo thủ tục đặc biệt: những nơi biên địa có ít Tỳ-kheo, chỉ cần năm Tỳ-kheo truyền giới cũng hợp lệ.
Thọ giới đúng thủ tục luật định: dành cho mọi trường hợp, có đủ 10 Giới sư truyền giới.
Tự nói ba lần quy y Tam bảo: trường hợp này áp dụng trước khi Phật quy định pháp Yết-ma truyền giới.
Ngày nay chỉ có trường hợp bạch tứ Yết-ma truyền giới Cụ túc là hợp quy cách, ngoài ra các trường hợp khác chỉ xảy ra trong thời đức Phật còn tại thế mà thôi.
2.3. Điều kiện của giới tử:
Theo luật quy định, một giới tử muốn thọ giới Cụ túc phải là người có 6 căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) đầy đủ. Đây là điều kiện chung, chủ yếu, từ xưa tới nay các bộ phái đều nhất trí chấp hành. Những điều kiện này bao gồm cụ thể trong 13 già nạn và 15 khinh già hay chướng nạn. Ngoài ra, nếu giới tử quá đông và phức tạp thì trước lúc truyền giới cần mở một cuộc thi tuyển, để loại bớt những giới tử thiếu các điều kiện cần thiết.
2.4. Tư cách của giới sư:
Những đức tánh cần thiết của Giới sư truyền giới đã đề cập trong mục tư cách làm thầy. Ở đây nhấn mạnh về tư cách của Hòa thượng truyền giới. Từ Hòa thượng là phát xuất từ tiếng Phạn Upàdhyàya. Nó được phiên âm gần đúng là Ô-ba-đà-da hay Ưu-ba-đà-da và được dịch là Lực sanh hay Thân giáo sư. Lực sanh nghĩa là có đạo lực làm cho đệ tử phát sanh trí tuệ. Thân giáo sư nghĩa là bậc Tôn sư thường thân cận dạy dỗ đệ tử.
Có ba hạng Hòa thượng được kể đến là: 1. Hòa thượng thế độ: cho cạo tóc xuất gia và truyền giới Sa-di; 2. Hòa thượng truyền giới: Hòa thượng truyền giới Cụ túc; 3. Hòa thượng y chỉ: Hòa thượng truyền dạy Kinh Luật, hướng dẫn tu học.
Theo luật định, mỗi năm Hòa thượng chỉ được nuôi dạy một Sa-di và truyền giới Cụ túc cho một người. Tuy nhiên, điều này được áp dụng rất uyển chuyển. Bởi vì ngày nay các Phật Học Viện có Ban Giám Viện và Ban Giảng Huấn cùng chia sẻ công tác giáo dục Tăng chúng. Do đó, một Hòa thượng có thể nuôi nhiều đệ tử cùng một lúc, và mỗi lần có thể truyền giới cho nhiều giới tử. Tuy thế, việc dạy dỗ đệ tử thông hiểu Kinh Luật được xem là trách nhiệm rất khẩn thiết mà người làm thầy không được chểnh mảng. Những ai không chu toàn trọng trách ấy được xem là người đắc tội vói Phật Pháp.
2.5. Các điều kiện cần thiết để Yết-ma thành tựu.
Muốn Yết-ma truyền giới được thành tựu cần phải có bốn điều kiện sau đây:
Giới thành tựu: Tất cả các pháp Yết-ma của Tăng đều phải thực hiện trong phạm vi cương giới đã được ấn định. Phạm vi này là giới trường hay tiểu giới. Nếu giới trường là chánh điện của già lam, thì phải dùng tấm màn che trước điện Phật, để phân biệt giữa Phật và Tăng. Vì công việc truyền giới là công việc của Tăng, do Tăng chủ trì.
Tăng thành tựu: Theo luật định, túc số Tăng để tác pháp Yết-ma truyền giới Cụ túc là 10 Tỳ-kheo thanh tịnh. Tuy nhiên, những nơi biên địa số Tỳ-kheo quá ít, có thể châm chước cho phép năm Tỳ-kheo thanh tịnh truyền giới cũng vẫn hợp lệ.
Yết-ma thành tựu: Tức pháp thành tựu như đã nói ở chương Yết-ma. Trên nguyên tắc, mỗi lần tác pháp chỉ một giới tử. Nhưng trường hợp đặc biệt có thể cho phép tối đa ba giới tử. Luật không cho phép bốn giới tử tác pháp một lần. Vì bốn người đã thành Tăng số; mà Tăng thì không thể tác pháp Yết-ma với Tăng.
Sự thành tựu: Giới tử không phạm các chướng nạn. Nguyên tiếng Phạn là Antàrayika-dharma, Hán dịch là Già nạn, chướng pháp hay chướng đạo pháp. Nghĩa là những điều làm trở ngại giới tử trên con đường chứng đắc Thánh quả.
Già nạn này gồm 13 khoản, liệt kê như sau:
1- Phạm biên tội: tức người đã thọ giới Cụ túc mà phạm một trong bốn tội Ba-la-di.
2- Phá tịnh hạnh của Tỳ-kheo-ni: chỉ cho người trước khi xuất gia đã có lần phạm hạnh bất tịnh với Tỳ-kheo-ni.
3- Tặc trú: chỉ cho người chưa thọ giới pháp mà khoác áo cà-sa, len lỏi vào hàng ngũ Tăng chúng, tham dự các việc thuyết giới, Tự tứ.
4- Phá nội ngoại đạo: người ngoại đạo xuất gia thọ Cụ túc, rồi trở về ngoại đạo, sau lại đến xin xuất gia lần nữa.
5- ® 9. Những người phạm tội ngũ nghịch.
10- Hoàng môn (bất năng nam): những người này gồm có năm loại: a.- Sanh Hoàng môn: sinh ra đã bị bệnh, nam căn không phát triển; b.- Kiền Hoàng môn: bị thiến; c.- Đố Hoàng môn: khi thấy nam nữ giao hoan, sinh tâm ganh tị, nam căn trở nên bất lực; d.- Biến Hoàng môn: cơ quan sinh dục gặp nam biến thành nữ căn, gặp nữ biến thành nam căn; đ.- Bán Hoàng môn: nửa tháng có tác dụng, nửa tháng không tác dụng.
11- Phi nhân: chỉ cho loài quỷ thần, A-tu-la.
12- Súc sinh: rồng hay rắn thần biến ra hình người.
13- Nhị hình: có cả hai căn nam nữ
Ngoài ra còn đề cập đến 15 khinh già, hay khinh nạn như sau:
1- Không biết tên mình.
2- Không biết tên hiệu Hòa thượng Bổn sư.
3- Tuổi chưa đủ 20.
4- Y bát không đủ.
5- Cha mẹ chưa cho phép xuất gia.
6- Mắc nợ người khác.
7- Làm đầy tớ kẻ khác.
8- Quan viên tại chức.
9- Không phải là đàn ông.
10- Bị bệnh hủi.
11- Bị bệnh ung thư.
12- Bị bệnh ghẻ mủ.
13- Bị bệnh động kinh.
14- Bị bệnh lao phổi.
15- Bị bệnh điên cuồng.
Các khinh nạn này Nam tông và Bắc tông tương đối giống nhau.
3. Tiến hành tác pháp
Theo Luật chế túc số Tăng để Yết-ma truyền giới Cụ túc là 10 Tỳ-kheo (tại những nơi biên địa túc số có thể là 5 người), nhưng nếu nhiều hơn cũng không trái luật. Do đó, theo truyền thống, tại các giới đàn thường có một hoặc hai vị điển lễ, cũng gọi là dẫn thỉnh, phụ trách công việc hướng dẫn giới tử thọ giới. Mặc dù theo đúng luật thì sự hướng dẫn này thuộc về vị giáo thọ đảm trách.
3.1. Thỉnh giới sư
Thông thường thầy điển lễ hướng dẫn các giới tử học thuộc thể thức thỉnh cầu giới sư để họ tự làm lấy.
Trước hết là thỉnh Hòa thượng. Các giới tử đến trước Hòa thượng đảnh lễ 1 lạy, quỳ xuống bạch:
Kính bạch Đại đức (Hòa Thượng …), con pháp danh là (… . ) nay kính thỉnh Đại đức làm Hòa thượng. Con nương theo Đại đức mà được thọ giới Cụ túc. Cúi mong thương xót con (3 lần).
Hòa thượng đáp:
Lành thay, vậy các ngươi hãy chí thành, thanh tịnh, chớ có buông lung.
Giới tử nói: Y giáo phụng hành.(3 lần)
Thỉnh Yết-ma và Giáo thọ sư theo thể thức trên đây, chỉ thay đổi những gì cần thiết. Việc thỉnh các tôn chứng trong Luật không thấy ghi, nhưng nếu có càng tốt.
3.2. Yết-ma sai Giáo thọ.
Thầy Yết-ma hỏi, một trong các vị tôn chứng hoặc thầy điển lễ đáp:
– Tăng đã họp chưa?
– Tăng đã họp.
– Hòa hợp không?
– Hòa hợp.
– Người chưa thọ giới Cụ túc đã ra chưa?
– Đã ra.
– Tăng nay tập họp để làm gì?
– Yết-ma truyền giới Cụ túc.
(Một tiền phương tiện này chung cho tất cả các Yết-ma tiếp theo).
Thầy Yết-ma tiếp:
Kính bạch Đại đức Tăng. Nay có Sa-di (pháp danh) cầu xin thọ giới Cụ túc với Hòa thượng (pháp hiệu), nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, xin Tăng chấp thuận Tỳ-kheo (…) làm Giáo thọ. Đây là lời tác bạch. (thuộc đơn bạch)
3.3. Giáo giới giới tử.
Thầy giáo thọ dẫn giới tử đến chỗ khuất giới trường, ngồi trên một chiếc ghế, trước có kê bàn. Giới tử dâng lên 3 y, bát và tọa cụ. Thầy giáo thọ đưa ra từng cái và hỏi:
Đây là An-đà-hội, đây là Uất-đa-la-tăng, đây là Tăng-già-lê, đây là bát, đây là tọa cụ. Ba y, bát và tọa cụ này có phải là của ngươi không?
Giới tử đáp: Bạch, phải.
Giáo thọ nói: Này (kêu pháp danh giới tử), hãy lắng nghe. Lát nữa ta sẽ hướng dẫn ngươi đến chỗ cao tột. Lúc này là thời gian cần phải chí thành, thời gian cần phải chân thật. Những điều ta sắp hỏi ngươi đây, lát nữa Tăng cũng sẽ hỏi như vậy. Những gì có thật hãy trả lời là có, những gì không có hãy trả lời không có; đừng bối rối, đừng khiếp sợ.
Thầy Giáo thọ hỏi các già nạn:
1- Ngươi có phạm biên tội không?
Giới từ đáp:
– Bạch, không.
2- Ngươi có phá tịnh hạnh của Tỳ-kheo-ni không?
– Bạch, không.
3- Ngươi có phải là tặc trú không?
– Bạch, không.
4- Ngươi có phải là kẻ phá nội ngoại đạo không?
– Bạch, không.
5- Ngươi có giết cha không?
– Bạch, không.
6- Ngươi có giết mẹ không?
– Bạch, không.
7- Ngươi có giết A-la-hán không?
– Bạch, không.
8- Ngươi có phá hòa hợp Tăng không?
– Bạch, không.
9- Ngươi có gây thương tích Phật với ác ý không?
– Bạch, không.
10- Ngươi có phải là bất năng nam không?
– Bạch, không.
11- Ngươi có phải là phi nhân không?
– Bạch, không.
12- Ngươi có phải là súc sanh không?
– Bạch, không.
13- Ngươi có phải là nhị hình không?
– Bạch, không.
Tiếp theo hỏi các khinh nạn:
1- Pháp danh ngươi là gì?
– Con pháp danh là.. .
2- Hòa thượng của ngươi hiệu gì?
– Hòa thượng của con hiệu, thượng.. . hạ..
3- Tuổi đủ 20 chưa?
– Bạch, dạ đủ.
4- Y, bát có đủ không?
– Bạch, có đủ.
5– Cha mẹ đã cho phép chưa?
– Bạch, đã cho phép.
6. Ngươi có phải là người trốn nợ không?
– Bạch, không.
7- Ngươi có phải là người đầy tớ trốn chủ không?
– Bạch, không.
8- Ngươi có phải là quan viên tại chức không?
– Bạch, không.
9- Ngươi có phải là trượng phu (đàn ông) không?
– Bạch, phải.
10- – 15. Đàn ông có các bệnh sau đây: hủi, ung thư, ghẻ mủ, động kinh, lao phổi, điên cuồng, ngươi có mắc các chứng bệnh ấy không?
– Bạch, không.
Giáo thọ nhắc nhở các giới tử: Lát nữa đây Tăng cũng sẽ hỏi ngươi và ngươi cũng phải trả lời đúng như vậy.
3.4. Bạch Tăng dẫn giới tử vào.
Kính bạch Đại đức Tăng, Sa-di (… ) cầu thọ giới Cụ túc với Hòa thượng (.. . ), tôi đã giáo giới xong. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi sẽ gọi Sa-di (… ) vào.
Thầy Yết-ma nói: Nếu thanh tịnh hãy cho vào.
3.5. Giới tử bạch Tăng xin giới.
Giới tử đem y bát vào để trên bàn đã kê sẵn đảnh lễ giới sư ba lạy, quỳ xuống bạch:
Kính bạch Đại đức Tăng, con Sa-di (… ) cầu thọ giới Cụ túc với Hòa thượng (…), nay xin Tăng được thọ giới Cụ túc với Hòa thượng (…), cúi xin Tăng rủ lòng thương xót đưa con lên chỗ cao tột (nói 3 lần).
3.6. Yết-ma hỏi các chướng pháp.
Thầy Yết-ma bạch: Kính bạch Đại đức Tăng. Sa-di (… ) này cầu thọ giới Cụ túc với Hòa Thượng (… ), nay cầu xin Tăng được thọ Cụ túc với Hòa thượng (… ). Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, tôi sẽ hỏi các chướng pháp.
Giới tử dâng y bát của mình lên cho thầy Yết-ma xem. Xem xong, thầy Yết-ma hỏi:
– Đây là An-đà-hội, đây là Uất-đa-la-tăng, đây là Tăng-già-lê, đây là bát, đây là tọa cụ. Ba y, bát và tọïa cụ này có phải của ngươi không?
Giới tử đáp: – Bạch, phải.
Thầy Yết-ma nói:
– Này (kêu pháp danh giới tử) hãy lắng nghe. Lúc này là thời gian cần phải trung thực. Những điều ta sắp hỏi ngươi đây, điều nào có thật hãy trả lời có, điều nào không có hãy trả lời là không có.
(Hỏi như Giáo thọ sư đã hỏi ở trên mục ba)
3.7. Hòa thượng khai đạo giới tử.
Này các giới tử, chúng sanh trong sáu đường phần nhiều bị chướng duyên không thể lãnh thọ giới pháp, chỉ có loài người mới có thể thọ trì. Nhưng, nếu bị các chướng nạn thì cũng không thọ được. Nay các vị may mắn không có các chướng nạn. Vậy hãy phát tâm cao thượng, trên cầu Phật đạo, dưới cứu độ chúng sanh, khiến cho họ thoát khỏi ba đường ác, cùng chứng quả Bồ-đề.
Giới pháp này là gốc của tất cả điều lành, là chánh nhân hướng đến tam thừa, là mạng mạch khiến cho Phật pháp tồn tại lâu dài. Chỉ có đạo Phật mới có giới pháp cao quý này, ngoài ra, các đạo khác không thể có. Đây là cơ hội hy hữu đối với các vị. Vậy các vị phải phát tâm chí thành, khát ngưỡng mà lã¸nh thọ.
Giới tử đáp: Y giáo phụng hành. (3 lần)
3.8. Bạch tứ Yết-ma truyền giới Cụ túc.
Thầy Yết-ma bạch Tăng:
Kính bạch Đại đức Tăng. Sa-di (…) này cầu thọ giới với Hòa thượng)…, nay xin Tăng được thọ Cụ túc. Đã tự nói là thanh tịnh, không có các chướng pháp, tuổi đủ 20, y bát đều đủ. Nếu thời gian thích hợp với Tăng, Tăng chấp thuận cho thọ giới Cụ túc với Hòa thuợng (…). Đây là lời tác bạch.
Kính bạch Đại đức Tăng. Sa –di (…) này cầu thọ Cụ túc với Hòa thượng (…). Nay xin Tăng được thọ Cụ túc. Đã tự nói là thanh tịnh, không có các chướng pháp, tuổi đủ 20, y bát đều đủ. Các Đại đức nào chấp thuận cho Sa- di (…) thọ Cụ túc với Hòa thượng (…) thì im lặng. Ai không chấp thuận hãy nói.
Đây là Yết-ma lần thứ nhất.
(tiếp theo lần thứ 2 và thứ 3 như trên)
Tất cả đều im lặng, như vậy chứng tỏ Tăng đã chấp thuận cho Sa-di (…) thọ Cụ túc với Hòa thượng (.. .). Tôi ghi nhận như vậy.
3.9. Truyền pháp tứ khí.
Tứ khí là 4 Ba-la-di hay 4 trọng cấm. Chữ phạn pàrajika, Hán âm là Ba-la-di, dịch nghĩa là đoạ, khí hoặc tha thắng. Nghĩa là Tỳ-kheo phạm 1 trong 4 điều này thì sẽ đọa lạc, coi như đã vứt bỏ, bị kẻ khác hơn mình.
Hòa thượng hay Giới sư nói:
Này các giới tử, Đức Như Lai chí chân Đẳng chánh giác đã nói bốn pháp Ba-la-di, nếu Tỳ-kheo phạm một trong bốn pháp này thì không còn là Sa-môn, không phải là Thích tử nữa.
– Thứ nhất: Tỳ-kheo không được hành pháp dâm dục, làm hạnh bất tịnh, cho đến cùng với loài tật. Tỳ-kheo nào hành pháp dâm dục, làm hạnh bất tịnh, người đó không còn là Sa-môn, không phải là Thích tử. Đức Thế Tôn ví người đó như kẻ đã bị chặt đầu, không thể sống được nữa. Cũng vậy, nếu Tỳ-kheo phạm pháp Ba-la-di này thì phẩm chất Tỳ-kheo không thể phục hồi được nữa.
Thế nên, Tỳ-kheo phải thọ trì pháp này suốt đời không hủy phạm, các vị có thể giữ được không?
Đáp: – Mô Phật giữ được.
– Thứ hai: Ty- kheo không được cố ý lấy vật không cho dù là một cọng cỏ. Nếu Tỳ-kheo lấy trộm vật trị giá từ 5 tiền trở lên, tự mình lấy hoăïc bảo người khác lấy, tự mình phá hoặc bảo người khác phá, tự mình chặt hoặc bảo người khác chặt, hoặc đốt, hoặc chôn, hoặc hủy hoại màu sắc, thì không còn là Sa-môn, không phải là Thích tử, cũng như cây đa-la bị chặt đứt lõi không thể sinh trưởng được nữa. Cũng vậy, Tỳ-kheo phạm pháp Ba-la-di này, phẩm chất Tỳ-kheo không thể phục hồi được nữa.
Thế nên, Tỳ-kheo phải thọ trì pháp này suốt đời không hủy phạm, các vị có thể giữ được không?
Đáp: – Mô Phật, giữ được.
– Thứ ba: Tỳ-kheo không được cố ý giết hại mạng sống, dù là một con kiến. Tỳ-kheo nào cố ý tự tay mình cầm dao giết người hay đưa dao cho người khác giết, hoặc xúi giục người ta tự sát, đưa thuốc độc cho người, hoặc làm cho người trụy thai, hoặc giết người bằng chú thuật… Người ấy không còn là Sa-môn, không phải là Thích tử, như cây kim đã sứt lỗ, không còn dùng được nữa. Cũng vậy, Tỳ-kheo phạm pháp Ba-la-di này thì phẩm chất Tỳ-kheo không thể phục hồi được nữa.
Thế nên, Tỳ-kheo phải thọ trì pháp này suốt đời không hủy phạm, các vị có thể giữ được không?
Đáp: – Mô Phật, giữ được.
– Thứ tư: Tỳ-kheo không được nói dối, dù nói dối mà chơi. Nếu Tỳ-kheo tự mình không thực chứng đắc mà nói rằng: “Tôi đã chứng đắc pháp thượng nhân, đắc thiền, đắc định, đắc tứ không định, đắc quả Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, đã giải thoát, trời, rồng, quỷ thần đến cúng dường tôi”, thì người ấy không còn là Sa-môn, không phải là Thích tử, như tảng đá lớn bị vỡ làm hai không còn dính lại được nữa. Cũng vậy, Tỳ-kheo phạm pháp Ba-la-di này thì phẩm chất Tỳ-kheo không thể phục hồi được nữa.
Thế nên, Tỳ-kheo phải thọ trì pháp này suốt đời không hủy phạm, các vị có thể giữ được không?
Đáp: Mô Phật, giữ được.
3.10. Truyền pháp tứ y
Tứ y tức là bốn chỗ nương tựa căn bản cho đời sống của mỗi Tỳ-kheo, cũng gọi là bốn thánh chủng.
Hòa thượng hay giới sư nói:
Này giới tử, Đức Như Lai bậc Chí Chân Đẳng Chánh Giác đã nói bốn pháp sở y, Tỳ-kheo y theo đây mà xuất gia, thọ giới Cụ túc, thành phẩm chất Tỳ-kheo.
– Thứ nhất: Tỳ-kheo sống y trên y phấn tảo mà thọ giới Cụ túc, thành phẩm chất Tỳ-kheo. Ngươi phải trọn đời thọ trì. Trường hợp đặc biệt được phép thọ dụng y do đàn việt cúng dường, y đã được cắt rọc hay hủy hoại màu sắc.
– Thứ hai: Tỳ-kheo sống y trên sự khất thực mà thọ giới Cụ túc thành phẩm chất Tỳ-kheo. Người phải trọn đời thọ trì. Trường hợp đặc biệt được thọ dụng là Tăng sai thọ thực, hay đàn việt cung cấp các bữa ăn định kỳ mỗi tháng vào các ngày mồng một, mồng tám, ngày rằm hoặc các bữa ăn thường của Tăng, hay được đàn việt mời.
– Thứ ba: Tỳ-kheo sống y nơi gốc cây mà ngủ nghỉ, thọ giới Cụ túc, thành phẩm chất Tỳ-kheo. Ngươi phải trọn đời thọ trì. Trường hợp đặc biệt được thọ dụng là một căn phòng riêng biệt, một ngôi nhà nóc nhọn, một căn phòng nhỏ, một hang đá hay hai căn phòng có chung một cửa.
– Thứ tư: Tỳ-kheo sống y nơi các loại thuốc đã chế biến mà xuất gia, thọ giới Cụ túc, thành phẩm chất Tỳ-kheo. Ngươi phải trọn đờøi thọ trì. Trường hợp đặc biệt được thọ dụng là tô, sanh tô, dầu, đường phèn và mật.
3.11. Giáo giới giới tử.
Này tân Tỳ-kheo, việc thọ giới của ngươi đã xong, bạch tứ Yết-ma pháp thành tựu, xứ sở thành tựu, Hòa thượng như pháp, A-xà-lê như pháp, chúng Tăng đầy đủ túc số. Vậy ngươi phải khéo thọ trì giới pháp, khuyến hóa mọi người làm việc phước thiện, như cúng dường Phật, Pháp, Tăng, Hòa thượng, A-xà-lê. Tất cả những gì các Ngài đã dạy như pháp thì không được trái nghịch. Ngươi phải siêng năng học hỏi, đọc tụng kinh điển, nỗ lực để chứng đắc các quả vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán thì sơ tâm xuất gia của ngươi mới không uổng phí, kết quả mới viên mãn. Còn những điều nào ngươi chưa biết thì hãy thưa hỏi Hòa thượng, A-xà-lê.
(Những tiết mục chính trong nghi thức thọ giới đến đây là hoàn tất. Ngoài ra, việc xả và thọ y bát, việc xin y chỉ, có thể xem trong Yết-ma yếu chỉ).
4. Ni xuất gia và thọ giới
4.1. Vấn đề Thức-xoa-ma-na.
Bước đầu nữ giới xuất gia làm Sa-di-ni, về thể thức và tuổi tác tương tự như Sa-di, đã được đề cập ở trên. Nhưng đặc biệt, Sa-di-ni muốn thọ giới Cụ túc phải trải qua hai năm thọ học sáu pháp Thức-xoa-ma-na, trước khi thọ Tỳ-kheo-ni. Thức-xoa-ma-na là dịch âm tiếng phạn (Siksamànà) và dịch nghĩa là chánh học, nghĩa là người nữ đang học tập các học xứ của Tỳ-kheo ni.
a. Giới pháp của Thức-xoa-ma-na.
Các học pháp mà Thức-xoa-ma-na phải thọ trì trong 2 năm, gồm có sáu pháp: 1. Không sát sanh; 2. Không trộm cắp; 3. Không dâm dục, 4. Không nói dối; 5. Không uống rượu; 6. Không ăn phi thời (chi tiết, xem trong Yết-ma yếu chỉ).
Ngoài sáu pháp kể trên, còn có 18 tuỳ pháp cần phải học, như được nói rõ trong Ni Luật.
Trong lúc Thức-xoa-ma-na thọ trì sáu học pháp trên đây nếu vi phạm nghiêm trọng 1 trong 4 pháp đầu tương đương với Ba-la-di sẽ bị đuổi hẳn ra khỏi Ni chúng. Nếu vi phạm ít nghiêm trọng hơn sẽ phải thọ học lại từ đầu, nghĩa là bắt đầu tính lại từ ngày thứ nhứt cho tới hai năm, còn thời gian trước khi phạm hoàn toàn xóa bỏ.
b. Hạn tuổi để thọ Thức-xoa-ma-na.
Chỗ đề cập đến độ tuổi này là giới Ba-dật-đề 125 của Tỳ-kheo-ni: “Nếu Tỳ-kheo-ni độ cho người nữ 10 tuổi đã có chồng, thì phải cho hai năm học giới, đến khi đủ 12 tuổi, cho họ thọ giới Cụ túc. Nếu chưa đủ 12 tuổi mà cho thọ giới Cụ túc, phạm Ba-dật-đề.”
Luật Tứ Phần viết: “Người nữ 10 tuổi đã có chồng và người nữ 18 tuổi còn đồng trinh đều cho hai năm học giới.”
(Tứ phần luật, Đ.22, quyển 28, tr 759a)
Luật Ngũ Phần viết: “Người nữ đồng trinh 18 tuổi và người nữ đã có chồng 10 tuổi, đều cho hai năm bọc giới, đủ 20 tuổi và 12 tuổi, mới cho thọ giới Cụ túc”. (Di sa tắc Yết-ma bản, Đ. 22, tr. 218b – 1 quyển)
Đại ái đạo Cù-đàm-di hỏi Phật: “Người nữ đã có chồng tuổi chưa đủ 20, có thể thọ giới Cụ túc được không?”.
Phật đáp: “Được” (Ma ha tăng kỳ luật, Đ. 22, tr. 535c).
Theo tinh thần chung của các bộ luật trên đây thì người nữ đồng trinh đủ 18 tuổi nên cho hai năm thọ học Thức-xoa-ma-na, khi đủ 20 tuổi sẽ cho thọ giới Cụ túc. Nhưng nếu người nữ 10 tuổi đã lấy chồng thì cũng cho hai năm học giới, khi đủ 12 tuổi sẽ cho thọ giới Cụ túc. Quan điểm của Pháp sư Thánh Nghiêm trong sách “Giới luật học cương yếu” và Ni sư Phật Oánh trong sách “Tứ phần Tỳ-kheo-ni giới bổn chú giải” đều nhất trí về điểm này.
Theo các bộ luật, cho Sa-di-ni hai năm thọ trì pháp Thức-xoa-ma-na là khoảng thời gian cần thiết để học tập đầy đủ các học xứ của Tỳ-kheo-ni. Nhưng, Thập Tụng Luật thì nói thời gian hai năm là để tránh trường hợp có thai mà không biết đến khi thọ giới Cụ túc rồi mới phát hiện.
4.2. Những dị biệt giữa Ni và Tăng trong việc xuất gia thọ giới.
– Ni phải đủ 12 tuổi hạ mới được làm thầy, độ người xuất gia truyền giới Cụ túc; Tăng phải đủ 10 tuổi hạ.
– Ni chỉ xuất gia 1 lần, khi hoàn tục không được xuất gia trở lại; Tăng được xuất gia tối đa 7 lần.
– Ni khi thọ giới Cụ túc có hai trường hợp: nếu là đồng nữ tuổi phải đủ 20, nếu ngườêi nữ 10 tuổi đã có chồng, tuổi phải đủ 12; Tăng nhất định phải đủ 20 tuổi.
– Ni khi thọ giới Cụ túc phải trải qua hai giai đoạn: bản bộ Yết-ma và chánh pháp Yết-ma; Tăng chỉ 1 giai đoạn Yết-ma.
– Trong số giới sư chánh pháp Yết-ma phải đủ 20 người: 10 Tỳ-kheo và 10 Tỳ-kheo-ni; Tăng chỉ cần 10 Tỳ-kheo.
– Trong số 10 Tỳ-kheo Giới sư này, 1 vị làm Yết-ma còn các vị khác làm tôn chứng, không có Hòa thượng truyền giới, vì Hòa thượng truyền giới thuộc về Tỳ-kheo-ni.
– Trong số 13 già nạn có những điểm giống và khác nhau:
Tỳ-kheo
Tỳ-kheo-ni
1. Ngươi có phạm biên tội không?
1. Ngươi có từng thọ giới Tỳ-kheo-ni chưa?
2. Ngươi có phá tịnh hạnh Tỳ- kheo-ni không?
– Không có
3. Ngươi có phải là kẻ tặc trú?
– Giống nhau
4. Ngươi có phá nội ngoại đạo không?
– Không có
5 > 9. Các tội ngũ nghịch.
– Giống nhau.
10. Ngươi có phải là Hoàng môn không?
– Không có.
11 > 13. Phi nhân, súc sinh, nhị hình
– Giống nhau.
– Phần lớn 15 khinh nạn của Tỳ-kheo-ni giống như Tỳ-kheo chỉ thêm một ít về các chứng bệnh, và khi chánh pháp Yết-ma còn hỏi thêm hai câu: 1.- Ngươi đã học giới chưa? 2.- Học giới có thanh tịnh không?
– Ni có đến 8 giới Ba-la-di (4 giới đầu giống như giới của Tăng).
– Ngoài những điểm dị biệt kể trên, còn 1 yếu tố đặc biệt nữa của Ni giới mà Tăng không có, đó là 8 Kính pháp. Nội dung như sau:
1- Tỳ-kheo-ni dù 100 tuổi hạ mà khi thấy Tỳ-kheo, dù mới thọ giới, cũng phải đứng dậy chào đón, thăm hỏi, mời ngồi.
2- Tỳ-kheo-ni không được trách mắng Tỳ- kheo.
3- Tỳ-kheo-ni không được cử tội Tỳ-kheo.
4- Thức-xoa phải đến Tỳ-kheo thỉnh cầu thọ đại giới sau 2 năm học pháp.
5- Tỳ-kheo-ni nếu phạm Tăng tàn, phải đến hai bộ Tăng, nửa tháng làm pháp ý hỉ.
6- Tỳ-kheo-ni phải đến Tỳ-kheo cầu giáo thọ trong dịp Bố-tát mỗi nửa tháng.
7- Tỳ-kheo-ni không được kiết hạ an cư tại những nơi không có Tỳ-kheo.
8- Ty-kheo-ni an cư xong phải đến Tỳ-kheo cầu ba việc Tự tứ (thấy, nghe và nghi).
GHI CHÚ:
Thể thức thực hiện và các chi tiết liên quan đến việc Ni xuất gia và thọ giới, xem thêm Yết-ma Yếu Chỉ.
Trường hợp phạm ngũ nghịch: Trong tội phá hoà hợp Tăng thì chỉ có phá pháp luân Tăng mới thành già tội, còn phá Yết-ma Tăng không kể là già tội.
– Chỗ cao tột: vì trong các cõi Trời, Người, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn thì Tỳ-kheo là cao cả hơn hết, nên nói là chỗ cao tột.
– Trượng phu: nhịn chịu được lạnh, nóng, gió, mưa, đói, khát, giữ giới, ngày ăn một bữa; chịu được lời ác, độc trùng. Đó là 10 điều của trượng phu.
Điểm này liên quan đến già nạn thứ nhất.
IV. BỐ-TÁT TỤNG GIỚI
1. Duyên khởi về sự Bố-tát.
Theo truyền thống Ấn Độ, vào thời đức Phật (cũng như trước đĩ), tu sĩ của các tơn giáo thường tập họp sinh hoạt hằng tháng vào các ngày 8, 14, 15, 23, 29 và 30 để học tập kinh luật và sách tấn nhau tu học. Vua Tần-bà-sa-la trơng thấy khơng khí sinh hoạt của họ cĩ nhiều ý nghĩa nên suy nghĩ: “Nếu chúng Tỳ-kheo đệ tử của Phật cũng sinh hoạt như thế thì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các Phật tử tại gia.” Do đĩ, ơng đích thân đến trình bày với Phật, và Phật chấp nhận ý kiến của ơng. Thế rối, Phật tập họp các Tỳ-kheo, quy định cứ mỗi tháng chúng Tỳ-kheo phải thực hành lễ Bố-tát hai lần vào ngày 15 và 30 hoặc 29 nếu tháng thiếu.
Bố-tát là từ dịch âm khơng đầy đủ của tiếng phạn Uposatha, cĩ nghĩa là “ngày trai”, ngày phụng sự, ngày kiêng cữ v. v…; nĩi cách khác, là thực hành sự “trưởng tịnh” hay “trưởng thiện”, nghĩa là nuơi lớn sự thanh tịnh hay nuơi lớn thiện pháp.
Ban đầu, khi Bố-tát chỉ đọc tụng giới bổn một cách tổng quát, nội dung ấy được tĩm lược bằng bài kệ: “Chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tự tịnh kỳ ý, thị chư Phật giáo”. Sau đĩ, mỗi lần Bố-tát, tụng lại đầy đủ các giới mà Phật đã chế. Các giới này dần dần được kết tập hồn chỉnh gồm 5 thiên và 7 tụ như hiện nay. Cụ thể, Tỳ-kheo Nam tơng gồm cĩ 227 giới, Tỳ-kheo-ni Nam tơng gồm 311 giới. Tỳ-kheo Bắc tơng gồm cĩ 250 giới và Tỳ-kheo-ni Bắc tơng gồm 348 giới.
2. Vấn đề sám hối trước khi Bố-tát.
Luật định việc sám hối được tiến hành trước định kỳ thuyết giới 1 ngày (tức ngày: 14, 29 hoặc 28 tháng thiếu). Tỳ-kheo nào phạm tội, phải sám hối cho thanh tịnh trước khi Bố-tát. Vì khi Bố-tát những Tỳ-kheo phạm tội mà chưa sám hối thì khơng được tụng giới, cũng khơng được nghe tụng giới. Người phạm tội phải hướng đến 1 người thanh tịnh nĩi rõ tội danh mình phạm mà xin sám hối. Trong một trú xứ, nếu tồn thể Tăng chúng đều phạm tội, thì phải thỉnh một Tỳ-kheo thanh tịnh ở một trú xứ khác đến tác pháp sám hối giúp. Nếu khơng thỉnh được, Tăng sai 2 hay 3 Tỳ-kheo sang một trú xứ khác cĩ Tỳ-kheo thanh tịnh xin tác pháp sám hối. Sau khi sám hối các Tỳ-kheo ấy được xem là người thanh tịnh, sẽ trở về tác pháp sám hối cho các Tỳ-kheo khác. Trường hợp khơng thỉnh được, cũng khơng sai đi sám hối được, thì Tăng chúng tại trú xứ ấy phải tác pháp sám hối tập thể, sau đĩ mới Bố-tát.
3. Triển hạn thuyết giới.
Nếu vào những ngày thuyết giới định kỳ (tức 15 và 30 hoặc 29 nếu tháng thiếu) mà gặp những sự bất trắc khơng thể thuyết giới được, thì Tăng cĩ thể dời lại những ngày sau, từ ngày mồng 1 đến ngày 13, và 16 đến 28 hay 27 tháng thiếu (cách ngày thuyết giới kỳ sau 1 ngày). Thời gian này gọi là trung gian thuyết giới. Trong một trường hợp khác, Tăng chúng tại một trú xứ cĩ định kỳ thuyết giới vào ngày 15, nhưng nếu hay tin cĩ một nhĩm Tỳ-kheo khách đang cĩ sự bất hịa muốn đến đĩ Bố-tát, thì các Tỳ-kheo chủ cĩ thể Bố-tát trước một ngày, tức ngày 14. Nếu chưa chuẩn bị kịp mà các Tỳ-kheo khách đã đến, thì Tăng thường trú nên dời ngày Bố-tát để tránh sự lục đục cĩ thể xảy ra. Luật cho phép cĩ thể dời ngày Bố-tát tối đa đến hai lần. Nếu đến hạn chĩt lần triển hạn thứ hai mà nhĩm khách Tăng kia vẫn chưa chịu ra đi, thì Tăng thường trú cần áp dụng luật cưỡng bức nhĩm khách Tăng ấy cùng hịa hợp thuyết giới.
4. Những quy định liên quan đến Tỳ-kheo khách.
Tại một trú xứ, trong một ngày khơng được Bố-tát hai lần. Các Tỳ-kheo thường trú sau khi Bố-tát xong, nếu cĩ việc cần rời khỏi trú xứ, phải làm dấu, hoặc dặn người ở lại tin cho khách Tăng biết là nơi đây đã Bố-tát rồi, để tránh trường hợp Tỳ-kheo khách đến đây Bố-tát một lần nữa.
Khi hai nhĩm Tỳ-kheo dự định cùng Bố-tát tại một chỗ, Tỳ-kheo chủ định Bố-tát ngày 14, Tỳ-kheo khách muốn Bố-tát ngày 15, thì sẽ giải quyết theo phương thức: chủ đơng, khách ít, thì khách tùy chủ; khách đơng, chủ ít thì chủ tuỳ khách.
Trong trường hợp nhĩm Tỳ-kheo khách vừa đến một trú xứ mà nhĩm Tỳ-kheo chủ đã Bố-tát xong, thì các Tỳ-kheo khách phải bạch với Tỳ-kheo chủ rằng mình thanh tịnh, nếu nhĩm khách ít hơn chủ. Trái lại, nếu nhĩm khách Tăng đơng hơn, hoặc bằng nhĩm Tỳ-kheo chủ thì họ cĩ quyền yêu cầu thuyết lại từ bài tựa giới kinh đến hết. Nhưng chỉ tụng giới chứ khơng tác pháp Yết-ma.
5. Thuyết giới cho Sa-di.
Sa-di tuy chưa phải là một thành viên chính thức của Tăng đồn, nhưng vì đã là người xuất gia nên các phận sự như thuyết giới, an cư, Tự tứ, Sa-di cần phải chấp hành nghiêm túc. Khi nghe hiệu kiền chùy họp Tăng thuyết giới, các Sa-di cũng phải vân tập tại giới trường. Sau khi đảnh lễ chúng Tăng ba lạy, họ được vị Thượng tọa nhắc nhở, khích lệ, và hỏi kiểm tra 10 giới Sa-di. Khi hỏi, nếu ai vi phạm, phải thành tâm sám hối cho thanh tịnh.
Cuối cùng, Thượng tọa giáo giới: “Này các Sa-di, thân người khĩ được, giới pháp khĩ gặp, thời giờ qua mau, đạo nghiệp khĩ thành tựu. Các ngươi phải giữ gìn thân, khẩu, ý thanh tịnh, siêng học hỏi Kinh, Luật, Luận, cẩn thận chớ buơng lung.” Dạy rồi bảo họ lui ra khỏi giới trường, đến trước điện Phật hoặc một nơi nào thuận tiện, cùng nhau đọc tụng giới kinh của Sa-di.
6. Người chưa thọ Cụ túc khơng được nghe tụng giớùi
Lúc các Tỳ-kheo Bố-tát thuyết giới những người chưa thọ giới Cụ túc (kể cả Sa-di) phải ra khỏi giới trường, khơng được phép tham dự. Vì bấy giờ là lúc tụng giới Tỳ-kheo tụng những điều chỉ liên quan đến các Tỳ-kheo, các chúng khác khơng cĩ trách nhiệm phải gìn giữ. Do đĩ họ khơng được tham dự. Sự kiện này cĩ liên quan đến một câu trong luật Sa-di là “Bất đắc đạo thính Đại Sa-mơn thuyết giới” (khơng được nghe lén Đại Sa-mơn thuyết giới). Việc cấm Sa-di nghe lén khi Tỳ-kheo thuyết giới là điều cần thiết và rất chính đáng. Nhưng điều đáng tiếc là xưa nay cĩ một số ít người ngộ nhận, rồi suy diễn rằng luật cấm Sa-di (và các chúng khác) xem giới bổn của Tỳ-kheo. Thậm chí cịn bảo rằng những người chưa thọ giới Cụ-túc nếu đọc hoặc tìm hiểu giới bổn của Tỳ-kheo thì sau này sẽ khơng được thọ giới Cụ túc. Đĩ là sự hiểu lầm rất trái với tinh thần của đạo trí tuệ, chân chính và cơng truyền. Mục đích giới luật của Phật chế là nhằm ngăn điều ác, phát triển thiện hạnh, dắt dẫn chúng sinh đến bến bờ giải thốt. Thế nên, bất cứ ai muốn tìm hiểu bất cứ loại giới luật nào, với mục đích hướng thượng, cầu giải thốt, thì khơng những khơng được ngăn cấm, mà cịn phải khuyến khích và cổ vũ nữa là khác. Chính trong luật Sa-di đã nĩi rõ điểm này: “Nếu muốn biết rộng phải xem tồn bộ Luật tạng” (Nhược nhạo quảng lãm, tự đương duyệt Luật tạng tồn thư).
7. Trường hợp Ni chúng cầu thầy Giáo thọ.
Khi Phật cịn tại thế, việc giáo huấn Tỳ-kheo-ni là trách nhiệm Phật giao cho các Tỳ-kheo. Và việc Ni chúng sai người sang Tỳ-kheo Tăng cầu thỉnh thầy giáo thọ cũng là một trong tám Kính pháp mà Phật chế cho các Tỳ-kheo-ni phải tuân hành.
Sắp đến ngày Bố-tát, Ni chúng nên tác pháp bạch nhị Yết-ma sai một Tỳ-kheo-ni, đồng thời sai riêng 1 hay 2 cơ nữa, cùng sang chùa Tăng cầu thầy giáo thọ. Các cơ cĩ thể đến chùa Tăng nhờ thầy chấp sự thỉnh giúp hoặc thân hành đến cầu thỉnh vào giờ chúng Tăng Bố-tát. Tăng sẽ cứu xét, nếu trước đĩ đã cĩ Tỳ-kheo thường sang giáo thọ Ni chúng, thì Tăng nên sai vị ấy đi. Hoặc là Ni chúng cầu thỉnh đích danh Tỳ-kheo nào, thì Tăng nên đề cử vị ấy, nếu đủ điều kiện. Nếu khơng thuộc trong hai trường hợp này, thầy Yết-ma phải hỏi trong Tăng chúng, xem ai cĩ thể đảm trách cơng tác ấy, để cử đi. Người được Tăng đề cử giáo thọ Ni phải đủ 10 điều kiện: 1. Đủ 20 tuổi hạ; 2. Giới luật vẹn tồn; 3. Kiến thức rộng rãi; 4. Thơng suốt hai bộ Luật (Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni); 5. Quyết đốn rành mạch các vấn đề liên quan đến giới luật; 6. Xuất thân từ một gia đình nề nếp; 7. Dung nghi đoan chính; 8. Thuyết pháp giỏi; 9. Cĩ khả năng thuyết pháp khiến mọi người hoan hỷ; 10. Chưa từng phạm các giới quan trọng.
Sau khi hỏi, nếu trong Tăng chúng khơng ai cĩ thể đảm trách việc ấy, thì Thượng tọa Yết-ma sẽ tĩm tắt truyền dạy vị sứ giả Ni như sau: Trong Tăng đây khơng ai cĩ thể sang trực tiếp giáo giới Ni chúng, nhưng Tăng cĩ lời nhắc nhở Ni chúng là hãy siêng năng hành đạo, cùng nhau hịa hợp, thanh tịnh, y theo giới luật mà hành trì. Cẩn thận chớ buơng lung.
Ngày xưa việc giáo dục Tăng Ni chưa được tổ chức, nên mỗi kỳ Bố-tát, Ni chúng sai người sang đại Tăng thỉnh cầu giáo thọ là điều tất nhiên. Nhưng ngày nay cơng tác giáo dục Tăng Ni được tổ chức tương đối chặt chẽ, và Ni chúng thường xuyên học tập kinh luật; do đĩ việc Ni chúng cầu thầy giáo thọ khơng cịn cĩ tính chất thực tiễn, mà chỉ là một nghi thức truyền thống theo Luật định. Tuy nhiên, đây là một trong tám Kính pháp mà Phật đã chế định rất cĩ ý nghĩa, thiết tưởng Ni chúng nên vâng hành thánh giáo, cố gắng duy trì truyền thống tốt đẹp này để chánh pháp càng ngày càng được xương minh.
8. Vấn đề gởi dục và thuyết tịnh.
Tinh thần cơ bản của Tăng là thanh tịnh và hịa hợp. Do đĩ, vào ngày Bố-tát, tồn thể Tăng chúng tại một trú xứ phải tập họp đầy đủ để tránh tình trạng biệt chúng và phá Tăng. Nhưng nếu cĩ Tỳ-kheo nào vì duyên sự đặc biệt như duyên sự bị bệnh hoặc đang chăm sĩc người bệnh… khơng thể đến dự được, thì cĩ quyền gởi dục và thuyết tịnh. Gởi dục nghĩa là gởi ý muốn của mình đến Tăng, tức là bày tỏ rằng mình sẽ chấp hành mọi quyết định của Tăng trong ngày Bố-tát. Thuyết tịnh là nhờ người trình lên Tăng rằng mình thanh tịnh, khơng phạm lỗi, cĩ đủ tư cách pháp nhân là một thành viên của Tăng đồn. Hàng Thượng tọa cĩ thể nhận dục, hoặc khơng nhận nếu mình khơng muốn. Nhưng các Tỳ-kheo khác khơng được quyền từ chối sự gởi dục của những Tỳ-kheo vắng mặt cĩ lý do chính đáng. Một người cĩ thể nhận dục từ một người cho đến nhiều người, khơng hạn chế số lượng. Sau khi nhận dục, người nhận dục nếu cĩ duyên sự phải ra khỏi trú xứ, cĩ thể chuyển sự gởi dục ấy cho một Tỳ-kheo khác.
Gởi dục khi Bố-tát thì nĩi: “Gởi dục và thanh tịnh”. Gởi dục khi Tự tứ thì nĩi: “Gởi dục tự tứ”. Gởi dục khi làm các Tăng sự khác thì nĩi: “ Gởi dục Yết-ma”.
9. Trường hợp Tỳ-kheo mắc bệnh cuồng si
Nếu cĩ Tỳ-kheo nào mắc bệnh cuồng si, khi Tăng Bố-tát hoặc nhớ và đến dự, hoặc khơng nhớ và khơng đến dự, thì Tăng phải tác pháp Yết-ma xác nhận vị ấy mắc bệnh cuồng si. Khi Tăng đã tác Yết-ma cơng nhận bệnh cuồng si rồi, thì lúc Bốá-tát vị ấy đến dự hay khơng đến dự đều khơng phạm tội biệt chúng. Đến khi nào lành bệnh, Tăng sẽ tác pháp cơng nhận vị ấy hết bệnh cuồng si, để vị ấy trở lại sinh hoạt bình thường như các Tỳ-kheo khác.
10. Linh động thuyết giới khi gặp nạn duyên.
Trong trường hợp đến ngày Bố- tát mà gặp những sự bất trắc xảy ra, như bị 8 nạn: 1. Do vua chúa; 2. Do giặc cướp, 3. Do nước, 4. Do lửa; 5. Do bệnh; 6. Do người; 7. Do ma quỷ hay do ác thú; 8. Hoặc Tăng chúng cĩ sự tranh chấp, hoặc đang gặp lúc cơng việc nhọc nhằn, nơi Bố-tát chật chội khơng đủ chỗ, bị mưa bão làm trở ngại… thì Phật cho phép thuyết giới tĩm lược.
Sau đây là năm thể thức thuyết giới:
1. Thuyết giới đầy đủ từ đầu đến cuối.
2. Thuyết giới tĩm lược từ bài tựa giới kinh đến 2 pháp Bất định rồi kết thúc.
3. Thuyết từ bài tựa đến pháp Tăng tàn rồi kết thúc.
4. Thuyết từ bài tựa đến pháp Ba-la-di rồi kết thúc.
5. Chỉ nĩi bài tựa giới kinh rồi kết thúc.
Ngồi ra, Luật Ma-ha-tăng-kỳ cịn cho phép, nếu nạn duyên đến quá gấp, lược thuyết cũng khơng đủ thì giờ, thì cĩ thể nĩi: Bạch chư Đại đức, hơm nay là ngày rằm, Bố-tát, mỗi người nên giữ gìn thân khẩu ý thanh tịnh, cẩn thận chớ buơng lung. Rồi tự ý giải tán.
V. AN CƯ VÀ TỰ TỨ
1. An cư
1.1. Lý do An cư.
Theo luật Tứ phần thì nguyên nhân Phật chế định sự an cư là do nhĩm sáu thầy Tỳ-kheo (lục quần Tỳ-kheo) thường du hành trong nhân gian bất cứ mùa nào, nhất là vào mùa mưa, họ dẫm đạp chết vơ số cơn trùng. Các cư sĩ thấy thế than phiền. Đức Phật hay biết việc ấy, Ngài khiển trách nhĩm sáu thầy Tỳ-kheo, và chế định hằng năm các Tỳ-kheo phải an cư ba tháng vào mùa mưa, để tránh tình trạng làm thương tổn sinh mạng của chúng sinh, và để cĩ cơ hội thúc liễm thân tâm, tịnh tu ba nghiệp.
1.2. Thời gian An cư.
Theo truyền thống Bắc truyền thì kiết hạ ngày 16 tháng tư âm lịch là tiền an cư, kiết hạ từ 17 tháng tư đến 16 tháng năm (hạn chĩt) là hậu an cư. Nếu trong chúng vừa cĩ tiền an cư và hậu an cư thì đều làm lễ giải hạ vào ngày 15 tháng 7 âm lịch. Nhưng những người hậu an cư phải tiếp tục tu học đủ ba tháng mới được rời khỏi trú xứ. Nếu gặp những năm cĩ các tháng 4, 5 và 6 nhuần thì phải dời ngày nhập hạ lại một tháng nghĩa là lấy 15 tháng 7 làm chuẩn, tính ngược lên đủ ba tháng.
Theo truyền thống của Nam tơng thì kiết hạ ngày 16 tháng 6 âm lịch và giải hạ ngày 15 tháng 9 âm lịch.
Để thuận tiện cho việc tu học, luật quy định tại nơi an cư cần cĩ 5 điều kiện: 1. Khơng quá xa xĩm làng; 2. Khơng quá gần xĩm làng; 3. Khơng cĩ các loại độc trùng, ác thú quấy phá; 4. Cĩ thầy để y chỉ; 5. Cĩ phương tiện tứ sự cúng dường tương đối thuận lợi.
1.3. Tác pháp An cư.
Thơng thường các luật sư Trung Hoa quy định thành hai thể thức tác bạch An cư, nhưng luật bản thì khơng phân biệt việc này.
a. Tác pháp của hàng Thượng tọa.
Theo luật định vị thiền chủ hay vị Thượng tọa luật sư y chỉ của đại chúng phải tác bạch An cư trước nhất, sau đĩ mới nhận sự tác bạch của đại chúng. Đầu tiên vị Thượng tọa tác pháp đối thủ với một vị Thượng tọa gần ngang hàng với mình. Cả hai vị cùng đứng, hoặc cùng quỳ. Văn bạch như sau:
Đại đức nhất tâm niệm. Tơi Tỳ-kheo… nay y Tăng già lam… An cư ba tháng đầu mùa hạ (nĩi ba lần)
Sau khi vị luật sư tác pháp xong, các vị Thượng tọa khác theo thứ tự từ lớn tới nhỏ, tác pháp với vị Thượng tọa luật sư y chỉ ấy.
b. Tác pháp của đại chúng.
Đại chúng cũng theo thứ tự từ lớn tới nhỏ tuần tự tác pháp. Thầy Tỳ-kheo lớn nhất bước ra đảnh lễ vị luật sư y chỉ 1 lạy, rồi quỳ bạch:
(Lời tác bạch như trên).
Thượng toạ nĩi: Vậy hãy cẩn thận chớ buơng lung.
Đáp: Y giáo phụng hành.
Hỏi: Thầy y chỉ vị luật sư nào để an cư?
Đáp: Y chỉ (nĩi hiệu vị luật sư y chỉ) để an cư.
Thượng toạ bảo: Vậy cĩ điều gì nghi ngờ nên đến hỏi vị ấy.
Đáp: Kính vâng.
Xong, lễ ba lạy rồi lui ra.
Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni cũng tác pháp như trên, nhưng đổi các từ xưng hơ cho thích hợp. Ngồi ra cịn cĩ thể thức tâm niệm An cư.
c. Tâm niệm An cư.
Trong trường hợp sống độc cư (ở riêng một mình) khơng cĩ người để y chỉ, Tỳ-kheo được phép tâm niệm An cư. Khi tác pháp tâm niệm, thầy Tỳ-kheo mặc y phục chỉnh tề, đến trước bàn Phật đảùnh lễ, rồi quỳ bạch thành tiếng (khơng được nĩi thầm) như sau:
Con Tỳ-kheo… nay y (nĩi tên trú xứ) An cư 3 tháng đầu mùa hạ. (nĩi 3 lần)
Tỳ-kheo-ni phải nương tựa Tỳ-kheo để An cư, khơng được phép sống riêng, nên khơng cĩ pháp tâm niệm An cư.
1.4. Ra ngồi cương giới.
Trong thời gian An cư các Tỳ-kheo phải an trú trong cương giới nỗ lực tu học, nhưng nếu cĩ duyên sự đặc biệt cĩ thể xin phép ra ngồi cương giới.
a. Ra ngồi cương giới từ 7 ngày trở xuống.
Nếu cĩ duyên sự cần ra ngồi cương giới trong vịng 7 ngày trở lại, Tỳ-kheo phải tác pháp thọ nhật- xin một số ngày phép trước khi đi. Đây là pháp đối thủ, khơng phải bạch Tăng, mà chỉ bạch với một Tỳ-kheo là đủ. Nếu thời gian 7 ngày mà cơng việc chưa xong thì phải trở về xin phép thêm bằng pháp “tàn dạ”, nghĩa là những đêm cịn lại. Văn bạch như sau:
Đại đức nhất tâm niệm. Tơi Tỳ-kheo… đã thọ pháp ra ngồi giới 7 ngày, nay đã hết hạn, nhưng cơng việc chưa xong, cịn cần đến (chừng ấy) ngày nữa. Kính mong Đại đức chứng tri.
b. Ra ngồi cương giới trên 7 ngày.
Nếu cĩ việc cần ra ngồi cương giới trên 7 ngày Tỳ-kheo phải bạch Tăng xin phép và thời hạn xin phép tối đa là 40 ngày (trên 40 ngày coi như mất hạ).
Thầy Yết-ma bạch Tăng.
Kích bạch Đại đức Tăng. Nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng nay chấp thuận cho Tỳ-kheo… vì duyên sự… được phép ra ngồi cương giới trong vịng 10 ngày, sau đĩ sẽ trở về tiếp tục an cư. Các Đại đức nào chấp thuận việc ấy thì im lặng. Ai khơng chấp thuận hãy nĩi.
Tất cả đều im lặng, như vậy chứng tỏ Tăng đã chấp thuận cho Tỳ-kheo… vì duyên sự được phép ra ngồi cương giới trong vịng 10 ngày, sau đĩ trở về tiếp tục An cư. Tơi ghi nhận như vậy.
Ngồi ra cĩ các điểm cần lưu ý sau đây:
– Nếu đang An-cư mà Tỳ-kheo bỗng nhiên ra khỏi giới khơng cho biết lý do thì coi như mất hạ.
– Tỳ-kheo-ni khơng được ra ngồi giới quá 07 ngày
– Nếu tại trú xứ đang an cư cĩ 8 nạn sau đây xảy ra thì Tỳ-kheo được ra khỏi cương giới mà khơng bị mất hạ: 1. Nguy hiểm đến phạm hạnh; 2. Nguy hiểm vì cĩ kho tàng; 3. Quỉ phá hoại; 4. Rắn độc; 5. Thú dữ, 6. giặc cướp; 7. Thiếu các thứ nhu dụng; 8. Tăng đang cĩ sự chia rẽ. (Tứ phần Luật quyển 37, Đ.22, tr.834a)
2. Tự tứ
2.1. Ý nghĩa Tự tứ
Tiếng Phạn Pravàranà được phiên âm là Bát-hịa-la và dịch nghĩa là Tự tứ, thỉnh thỉnh hay tuỳ ý. Nghĩa là thỉnh cầu người khác chỉ cho những lỗi lầm mà mình đã vấp phải trong ba trường hợp: hoặc thấy, hoặc nghe, hoặc nghi. Nếu tự mình nhận thấy cĩ lỗi, sẽ thành tâm sám hối để được thanh tịnh. Mục đích của việc Tự tứ cũng giống như Thuyết giới, đĩ là biểu hiện sự thanh tịnh và hịa hợp của Tăng chúng. Cho nên Tự tứ là một hình thức: Thuyết giới khơng đọc giới bổn. Nhưng khác ở chỗ là Thuyết giới thực hiện nửa tháng một lần, cịn Tự tứ thực hiện mỗi năm một lần, vào ngày cuối của 3 tháng an cư, tức ngày 15 trăng trịn theo lịch Trung Quốc, hay ngày 30 cuối tháng theo lịch Ấn Độ.
a. Vấn đề túc số Tăng.
Khi thuyết giới, túc số Tăng tối thiểu là 4 Tỳ-kheo, nhưng khi Tự tứ, túc số Tăng tối thiểu phải là 5 Tỳ-kheo. Vì khi một trong 5 Tỳ-kheo bạch Tự tứ thì số cịøn lại chỉ cĩ 4 người, đây là túc số tối thiểu để thực hiện pháp Yết-ma. Do đĩ, khi Tự tứ mà số người hiện diện từ 4 vị trở xuống đến 2 vị, thì chỉ được phép đối thủ Tự tứ. Cịn nếu chỉ cĩ một Tỳ-kheo thì sẽ tâm niệm Tự tứ.
b. Vấn đề gởi dục.
Trong khi Tự tứ, nếu Tỳ-kheo nào cĩ duyên sự như pháp thì được phép gởi dục như lúc Thuyết giới. Nhưng khi thuyết giới thì nĩi “Gởi dục thanh tịnh”, cịn lúc Tự tứ thì nĩi “Gởi dục Tự tứ”. Đĩ là điểm khác nhau giữa hai trường hợp gởi dục.
2.2. Tác pháp Tự tứ
Khi chúng Tăng An cư 3 tháng hồn mãn, nghĩa là đủ 90 ngày, sẽ thực hiện việc Tự tứ. Những Tỳ-kheo hậu An cư cũng được Tự tứ chung một lần với các Tỳ-kheo tiền An cư, nhưng phải đợi hết thời hạn 3 tháng mới được phép rời khỏi trú xứ.
a. Vấn đề sám hối.
Cũng như lúc Thuyết giới, trước khi Tự tứ, các Tỳ-kheo cần phải sám hối cho ba nghiệp thanh tịnh. Việc làm này phải thực hiện trước Tự tứ một ngày, để tạo điều kiện thuận lợi cho ngày Tự tứ được tiến hành một cách viên mãn.
b. Ni chúng sai người thỉnh giáo giới Tự tứ.
Việc Ni chúng cử người đến Đại Tăng cầu xin giáo giới 3 sự Tự tứ là một trong 8 Kính pháp của Tỳ-kheo-ni. Chỗ khác nhau giữa việc cầu giáo giới trong ngày tụng giới và cầu giáo giới trong ngày Tự tứ là: Khi cầu giáo giới trong dịp tụng giới, sứ giả Ni cĩ thể chúc thỉnh, nghĩa là nhờ một Tỳ-kheo xin giúp khi Tăng tác pháp Thuyết giới; trái lại, khi cầu thỉnh giáo giới Tự tứ, thì sứ giả Ni bắt buộc phải thân hành đến trước đại Tăng tác bạch cầu xin. (văn tác bạch, xin xem Yết-ma Yếu Chỉ).
c. Yết-ma Tự tứ.
Yết-ma Tự tứ là nĩi tổng quát, trong đây gồm 2 thể thức chủ yếu: 1/ Bạch nhị sai người nhận Tự tứ; 2/ Đơn bạch chính thức Tự tứ. Việc trước nhất cần tiến hành là:
(1). Tiền phương tiện.
Sau khi Tăng đã tập họp đầy đủ trong giới trường, Thượng tọa hỏi:
– Tăng đã tập họp chưa?
Duy na đáp:
– Tăng đã tập họp.
– Hịa hợp khơng?
– Hịa hợp.
– Người chưa thọ giới Cụ túc đã ra chưa?
– Đã ra.
– Các Tỳ-kheo khơng đến cĩ gởi dục Tự tứ kkơng?
Việc Gởi dục, Nhận dục và Thuyết dục đều giống như khi Thuyết giới, chỉ khác là ở đây nĩi “Gởi dục Tự tứ” thay vì nĩi: “Gởi dục thanh tịnh”.
Thượng toạ hỏi tiếp:
– Cĩ ai sai Tỳ-kheo-ni đến thỉnh giáo giới Tự tứ khơng?
Nếu cĩ thì Duy na đáp: “Cĩ”, và cho gọi sứ giả Ni vào. Sứ giả vào đảnh lễ Đại Tăng, tác bạch cầu xin. Thượng toạ giáo giới khích lệ, rồi cho họ lui ra, đoạn, hỏi tiếp:
– Tăng nay hịa hợp để làm gì?
– Yết-ma Tự tứ.
(2). Yết-ma sai người nhận Tự tứ.
Căn cứ theo các bộ quảng luật thì đến ngày Tự tứ, mỗi Tỳ-kheo phải thỉnh cầu Tăng chỉ giáo những sai phạm mà mình đã vấp phải trong ba tháng An cư. Nhưng để thuận tiện cho việc tác pháp, các bộ Yết-ma cịn qui định việc Tăng làm Yết-ma sai người nhận Tự tứ. Người này phải hội đủ 5 đức tính: 1. Khơng yêu; 2. Khơng ghét; 3. Khơng sợ sệt; 4. Khơng ngu dốt; 5. Biết ai Tự tứ rồi, ai chưa Tự tứ.
(3). Chính thức Tự tứ.
Theo nguyên tắc, vị Thượng tọa Thiền chủ Tự tứ trước nhất, tiếp đến, các vị thọ sai Tự tứ, rồi lần lượt đến các Tỳ-kheo khác. Người Tự tứ rời khỏi chỗ ngồi, đảnh lễ người nhận Tự tứ một lễ, rồi nĩi:
Đại đức nhất tâm niệm. Hơm nay chúng Tăng Tự tứ. Tơi Tỳ-kheo (…) cũng Tự tứ. Nếu thấy, nghe hoặc nghi tơi cĩ tội, kính xin Đại đức thương tưởng chỉ bảo. Nếu tơi thấy cĩ tội, sẽ như pháp sám hối. (nĩi 3 lần)
Người nhận Tự tứ nĩi:
– Tốt.
Người Tự tứ đáp:
– Xin vâng.
Các Tỳ-kheo tuần tự từ lớn đến nhỏ nĩi Tự tứ như trên cho đến người cuối cùng.
(4). Tự tứ vắn tắt.
Nếu khi bắt đầu Tự tứ mà gặp một trong 8 nạn thì Tăng cĩ thể Tự tứ vắn tắt. Tám nạn đĩ là: 1. Nạn vua chúa; 2. Nạn giặc cướp; 3. Nạn lửa; 4. Nạn nước; 5. Nạn bệnh; 6. Nạn người; 7. Nạn phi nhân; 8. Nạn độc trùng.
Hoặc gặp trường hợp Tăng chúng đơng mà chỗ ngồi chật hẹp, hoặc bị trời mưa nhà dột, hoặc Tăng chúng cĩ sự tranh chấp đều được phép Tự tứ giản lược. Thay vì một người nĩi Tự tứ 3 lần thì cĩ thể đồng loạt nĩi Tự tứ 3 lần. Thậm chí, nếu tai nạn xảy ra quá gấp, thì Tăng cĩ thể đồng bạch nĩi Tự tứ 2 lần hoặc 1 lần. Trong trường hợp này phải được Thượng tọa tuyên bố lý do rồi mới thực hiện.
(5). Đối thủ Tự tứ.
Như đã nĩi ở trên, nếu Tăng khơng đủ túc số 5 người để làm Yết-ma Tăng pháp Tự tứ mà chỉ cĩ 4, 3, hoặc 2 người, thì sẽ thực hiện pháp đối thủ Tự tứ. Nghĩa là một người nĩi 3 lần Tự tứ với những người khác như sau: “Các Đại đức nhất tâm niệm. Hơm nay là ngày chúng Tăng Tự tứ, tơi Tỳ-kheo (…) thanh tịnh”. (3 lần).
(6). Tâm niệm Tự tứ.
Trong trường bợp Tỳ-kheo sống độc cư, khơng cĩ những Tỳ-kheo khác để cầu xin Tự tứ thì phải y phục chỉnh tề, tâm niệm, miệng nĩi thành lời 3 lần Tự tứ như sau: “Hơm nay là ngày chúng Tăng Tự tứ, con Tỳ-kheo (…) thanh tịnh”. (3 lần)
d. Triển hạn ngày Tự tứ.
Thơng thường, các Tỳ-kheo An cư xong ba tháng, tức 90 ngày phải tác pháp Tự tứ. Nhưng nếu vì một trong hai lý do sau đây thì Tăng cĩ thể hịa hợp tuyên bố kéo dài thêm một tháng nữa, và thời gian tối đa là 4 tháng.
(1) Triển hạn Tự tứ để tiến tu.
Nếu đến ngày Tự tứ mà Tăng đang tu học tiến bộ lại nhận được tứ sự cúng dường đầy đủ, thuận lợi, thì Tăng cĩ thể hịa hợp tuyên bố kéo dài thêm thời gian tu tập hầu đạt được những kết quả mỹ mãn. Thời gian tăng thêm này nhiều nhất là một tháng. Khi đáo hạn, Tăng sẽ làm lễ Tự tứ. Đối với những người tiền An cư, nếu thêm một tháng thì thời gian chĩt sẽ là 15 tháng 8; đối với những người hậu An cư, nếu thêm một tháng, thì thời hạn cuối cùng sẽ là 15 tháng 9.
(2) Triển hạn Tự tứ do Tăng bất hịa.
Trong trường hợp đến ngày Tự tứ mà Tăng đang cĩ sự tranh chấp, hoặc cĩ những Tỳ-kheo khách đến gây ra tình trạng bất hịa khiến Tăng khĩ thực hiện việc Tự tứ, thì vị Thiền chủ cĩ thể tuyên bố kéo dài thêm một hoặc 2 kỳ Bố-tát. Nếu hết thời gian triển hạn tối đa là một tháng mà Tăng vẫn chưa hịa hợp, hoặc các Tỳ-kheo khách chưa đi, thì phải cưỡng bức các Tỳ-kheo hiếu sự ấy hịa hợp Tự tứ. Nếu khơng thể cưỡng bức, thì các Tỳ-kheo thanh tịnh phải cùng nhau ra ngồi cương giới, kết tiểu giới để Tự tứ.
e. Vấn đề ngăn Tự tứ.
Trong khi Tự tứ, nếu cĩ người nào muốn ngăn người khác Tự tứ thì phải hội đủ 5 đức: 1. Nĩi đúng lúc, khơng nĩi phi thời; 2. Biết việc đĩ cĩ thật, khơng phải hư dối; 3. Nĩi vì lợi ích, khơng phải vơ ích; 4. Nĩi nhã nhặn, khơng thơ lỗ; 5. Nĩi với từ tâm, khơng phải với ác ý.
Nếu vị này ngăn người khác Tự tứ vì những chứng cứ phạm tội xác thực, chẳng hạn tố cáo người kia phạm tội Ba-la-di, thì Tăng phải diệt tẫn rồi mới Tự tứ. Hoặc tố cáo người kia phạm tội Tăng tàn, thì Tăng phải làm Yết-ma kết tội Ba-lợi-bà-sa, hoặc Bản nhật trị, hoặc Ma-na-đỏa, hoặc xuất tội cho kẻ phạm tội xong, rồi mới Tự tứ.
Trái lại nếu người ngăn TưÏ tứ mà thân, khẩu, ý khơng thanh tịnh, thiếu trí, khơng biết hỏi đáp, thì Tăng nên nĩi với thầy: “Trưởng lão hãy thơi đi, khơng nên gây ra sự đấu tranh”. Thế rồi, Tăng cứ tiến hành Tự tứ mà khơng cần để ý đến ý kiến của ơng ta.
Luật cịn quy định: Người đang bệnh cũng khơng được ngăn người khơng bệnh Tự tứ. Và người khơng bệnh cũng khơng được ngăn người bệnh Tự tứ.
Hơn nữa, nếu tại một trú xứ nào khi Tự tứ khơng phát hiện được kẻ phạm tội, đến khi Tự tứ xong mới phát hiện, thì khơng nên khui lại tội của người ấy. Nếu ai sinh sự thì theo luật mà trị. (Tứ Phần Luật, quyển 38, Đ.22, tr.837-841)
VI. TẠP SỰ
1. Y Ca-thi-na
1.1. Nguyên nhân Phật chế Y Ca-thi-na.
Sau 3 tháng An cư, một số Tỳ-kheo từ các nơi về Xá vệ thăm viếng đức Thế Tơn. Trên đường đi, họ gặp phải những cơn mưa dầm, đường sá lầy lội, ba y bị ướt sũng, nên khi đến nơi, tất cả đều ẩm ướt và mệt mỏi. Sau khi trao đổi những lời thăm hỏi, đức Phật biết rõ tình cảnh vất vả của họ, Ngài bèn chế định, từ nay trở đi các Tỳ-kheọ được phép thọ y Ca-thi-na sau ngày Tự tứ. Các bộ luật đều nhất trí điểm này, riêng luật Ngũ phần cịn nĩi rõ trường hợp Trưởng lão A-na-luật, vì tuổi già sức yếu, mang ba y đi đường xa, gặp trời mưa ướt nên càng mệt nhọc, do đĩ mà Phật cho phép các Tỳ-kheo được thọ y Ca-thi-na. Vì thọ y Ca-thi-na sẽ hưởng được một số quyền lợi đặc biệt.
1.2. Định nghĩa Y Ca-thi-na.
Ca-thi-na hay Ca-hi-na là phiên âm từ chữ Phạn Kathina, dịch nghĩa Cơng đức y hay Thưởng thiện y, tức chiếc y chứa nhiều cơng đức, chiếc y tưởng thưởng những việc thiện. Ýù nĩi trải qua ba tháng An cư, các Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni đã nỗ lực tu học, gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp, nên xứng đáng được tưởng thưởng một số quyền lợi nhất định. Về hình thức, luật cho phép dùng y Tăng-già-lê, Uất-đa-la-tăng hay An-đà-hội để làm y Ca-thi-na đều được cả.
1.3. Lợi ích của Y Ca-thi-na
Trong thời gian thọ trì y Ca-thi-na, các Tỳ-kheo được hưởng năm quyền lợi như sau:
1- Súc trường y: được cất giữ vải, y dư, quá 10 ngày mà khơng phạm tội.
2- Ly y túc: được rời y ngủ một chỗ khác (ngày thường Phật chế Tỳ-kheo phải đem theo ba y và bát bên mình như chim cĩ đơi cánh, khơng được lìa y ngủ một nơi khác).
3- Biệt chúng thực: được ăn riêng chúng (bình thường Phật khơng cho phép các Tỳ-kheo từ bốn người trở lên tách ra khỏi chúng, đi khất thực về ăn riêng).
4- Triển chuyển thực: được phép thọ trai nhiều lần, tại nhiều chỗ trước giờ ngọ.
5- Trước hoặc sau bữa ăn tách riêng đi vào xĩm mà khơng cần báo cho các Tỳ-kheo khác biết. (từ lúc bình minh đến khi ăn là trước bữa ăn, từ khi ăn xong đến bình minh hơm sau là sau bữa ăn. Phật chế định trước giờ ăn các Tỳ-kheo khơng được đi vào làng mà khơng báo cho những người khác biết).
1.4. Thời gian hiệu lực của Y Ca-thi-na.
a. Thời gian tác pháp Yết-ma để thọ trì:
Thời gian này kể từ 16 tháng 7 âm lịch đến 15 tháng 8 âm lịch. Nếu y định làm Ca-thi-na đã cĩ sẵn, chúng Tăng nên tác pháp thọ trì ngay trong ngày 16 tháng 7. Nếu chưa cĩ, Tăng chúng cĩ thể chờ đợi thí chủ cúng dường cho đến hạn chĩt 15 tháng 8. Trong khoảng thời gian này, ngày nào nhận được y thì tác pháp thọ trì vào ngày ấy.
b. Thời gian hiệu lực của y:
Theo luật Tứ phần hiệu lực của y Ca-thi-na kể từ ngày 16 tháng 7 đến 15 tháng 12 âm lịch, tức thời gian năm tháng. Nhưng theo luật Ngũ phần, hiệu lực ấy chỉ cĩ 4 tháng, tức đến 15 tháng 11 âm lịch là hạn chĩt.
c. Thời gian may y.
Nếu khơng cĩ y mà cĩ vải định làm y Ca-hi-na thì vải ấy phải may xong và thọ trì trong một ngày. Nếu một người may khơng kịp thì Tăng sai nhiều người hợp sức cùng may.
Ở đây cũng cần nĩi thêm, luật định mỗi năm vào tháng Ca-đề tức từ 16/7 âl đến 15/8 âl, các Tỳ-kheo được quyền sắm thêm y mà khơng phạïm luật. Nhưng, nếu cĩ thọ trì y Ca-thi-na thì thời gian pháp định này kéo dài đến năm tháng, tức từ 16/7 đến 15/12 âl. Ngồi thời gian ấy, Tỳ-kheo cĩ đủ 3 y khơng được sắm thêm y khác, nếu thí chủ cĩ cúng dường y mới thì trong vịng 10 ngày phải đem tịnh thí (đem cho người khác tượng trưng, tức hợp thức hố quyền sở hữu của mình).
1.5. Người giữ y Ca-thi-na cần cĩ 5 đức tính.
Về giá trị tinh thần của y thì mọi Tỳ-kheo đều được quyền bình đẳng hưởng thụ như nhau, nhưng việc bảo quản chỉ giao cho một Tỳ-kheo cĩ đủ 5 đức tính như sau:
1- Khơng thiên vị (khơng yêu riêng ai)
2- Khơng giận dữ.
3- Khơng si mê.
4- Khơng sợ hãi.
5- Biết thể thức thọ Ca-thi-na.
Năm đức tính này tương tự như năm đức tính của người thọ Tự tứ, chỉ hơi khác ở điểm thứ năm là người thọ Tự tứ thì biết ai Tự tứ rồi, ai chưa Tự tứ.
Sau khi Tăng Yết-ma sai một Tỳ-kheo cĩ năm đức tính kể trên giữ y cơng đức, vị này cĩ bổn phận đem y cất ở một chỗ cao ráo, rắc hoa lên trên cúng dường và bảo quản cẩn thận cho đến 15/12. Đến ngày cuối, hoặc Tăng tác pháp tuyên bố chấm dứt hiệu lực của y, hoặc khơng tác pháp tuyên bố thì đương nhiên y cũng hết hiệu lực. Theo tinh thần chung của các bộ luật thì sau khi y hết hiệu lực, thầy Tỳ-kheo lâu nay cĩ trách nhiệm bảo quản mặc nhiên được sử dụng y ấy. Nhưng, theo luật Thiện Kiến, sau khi y hết hiệu lực, Tăng sẽ đem cho Tỳ-kheo nào mặc y rách. Nếu nhiều Tỳ-kheo mặc y rách thì cho Tỳ-kheo già nhất. Nếu khơng cĩ người già thì cho người nhiều tuổi hạ chứ khơng được cho người thiếu phẩm chất.
1.6. Những người khơng được hưởng quyền lợi của y Ca-thi-na.
a. Năm trường hợp theo luật Thập tụng:
1- Người khơng cĩ tuổi hạ (vì khi nhập hạ, vị ấy là Sa-di, đến giữa mùa hạ mới thọ giới Cụ túc, nên chưa đủ tuổi hạ).
2- Người phá An cư (An cư khơng đúng quy định).
3- Người hậu An cư (theo truyền thống Bắc truyền thọ An cư từ ngày 17/4 đến 16/5 Âl là hậu an cư. Theo truyền thống Nam tơng thọ An cư từ ngày 17/6 đến 16/7 Âl là hậu An cư).
4- Người bị tẫn (vì phạm giới luật nên Tăng Yết-ma kết tội. Tẫn cĩ ba thứ: 1. Diệt tẫn: vĩnh viễn cho ra khỏi Tăng đồn; 2. Khu tẫn: mời ra khỏi Tăng đồn một khoảng thời gian nhất định; 3. Mặc tẫn: Tăng chúng khơng giao thiệp với người phạm tội).
5- Người biệt trú (do phạm giới; chư Tăng cho ở riêng tại một chỗ).
b. Mười một trường hợp theo Hành Sự Sao Tư Trì Ký (Đ.40, tr. 252a):
1-Người vắng mặt lúc Yết-ma thọ trì y Ca-thi-na.
2- Người cĩ nạn, tức bị chính quyền hay giặc bắt đi.
3- Người khơng cĩ đại y, tức khơng cĩ y Tăng-già-lê.
4- Người thuộc trú xứ khác.
5- Người trung và hậu an cư.
6- Ngườiù phá hạ (phá An cư).
7- Người khơng đồng kiết giới, tức Tỳ-kheo thuộc trú xứ khác cùng sinh hoạt thuyết giới chung mà khơng cùng chia sẻ quyền lợi, nên khơng được hưởng các quyền lợi về y vật.
8- Người phạm tội Tăng tàn.
9- Người đang hành biệt trú.
10- Người học hối, tức Tỳ-kheo phạm Ba-la-di (tội nặng) mà thành thật phát lồ, khẩn thiết xin được tiếp tục tu học thì Tăng khơng diệt tẫn mà cho thọ trì 35 pháp để sám hối suốt đời.
11- Người bị tẫn.
Tĩm lại, Luật Tứ Phần và Thập Tụng khơng chấp nhận người hậu An cư hưởng quyền lợi của y Ca-thi-na, nhưng luật Ma-ha-tăng-kỳ thì chấp nhận việc này. Luật này nĩi: Nếu cả chúng đều hậu An cư, thì đến ngày 16 tháng 8 vẫn được thọ y cơng đức, nhưng thời bạn chĩt hết hiệu lực cũng vẫn là 15 tháng 12.
1.7. Y Ca-thi-na mất hiệu lực trong các trường hợp.
a. Chín trường hợp theo luật Nam tơng:
(Gồm chung cả trường hợp y hết hiệu lực và trường hợp người khơng được hưởng quyền lợi của y):
1- Cho người khác.
2- Bị trộm cướp lấy mất
3- Bạn thân lấy đi.
4- Bị thối hĩa, phạm giới tội.
5- Hồn tục.
6- Viên tịch.
7- Biến đổi giới tính.
8- Hịa hợp cùng xả (Yết-ma tuyên bố chấm dứt hiệu lực của y)
9- Bị hư rách.
b. Tám trường hợp theo luật Ngũ phần (Đ:22, tr. 153c):
1- Thời cánh: thời gian hiệu lực của y chấm dứt, tức 15/11 âl.
2- Thất y: y bị mất.
3- Văn thất: khi ra ngồi đại giới mà nghe tin y đã bị mất.
4- Viễn khứ: rời khỏi cương giới di chuyển đến 1 nơi khác.
5- Vọng đoạn: rời khỏi cương giới tìm y, nhưng đến đĩ khơng cĩ y.
6- Y xuất giới: vì 1 lý do nào đĩ mà phải đem y ra ngồi cương giới.
7- Nhân xuất giới: đang ở ngồi cương giới mà hay tin Tăng đã tuyên bố chấm dứt hiệu lực của y.
8- Bạch nhị Yết-ma xả: Tăng tác Yết-ma tuyên bố chấm dứt hiệu lực của y.
1.8. Trường hợp khơng biết cách thọ y Ca-thi-na.
Nếu tại 1 trú xứ cĩ từ 5 Tỳ-kheo trở lên mà khơng một ai biết tác pháp thọ y cơng đức thì các Tỳ-kheo này cĩ thể đi đến một trú xứ khác thỉnh một Tỳ-kheo thơng luật về tác pháp Yết-ma để thọ trì. Vị Tỳ-kheo khách này tuy được quyền tác pháp Yết-ma, nhưng khơng cĩ quyền hưởng lợi ích của y cơng đức ấy. Quyền lợi này hồn tồn thuộc về các Tỳ-kheo tại trú xứ đĩ mà thơi.
Tĩm lại, trên đây đã trình bày về nguyên nhân, ý nghĩa, giá trị hiệu lực… và những gì liên quan đến y Ca-thi-na theo cả hai truyền thống Bắc và Nam tơng. Nhưng ngày nay Nam tơng vẫn cịn giữ được truyền thống thọ trì y Ca-thi-na này một cách tốt đẹp, mà Bắc phương thì hầu như rất ít để ý đến, hoặc đã thất truyền từ lâu. (theo Pháp sư Thánh Nghiêm).
Ghi chú: Các chi tiết và thể thức thọ trì y Ca-thi-na xin xem Yết-ma Yếu Chỉ.
2. Phân vật
2.1. Phân loại Tăng vật.
Những vật sở hữu của Tăng chúng nĩi chung, thơng thường chia làm bốn loại:
1/ Thường trú thường trú: vật thường trú của Tăng chúng thường trú, tức là bất động sản của Tăng chúng thường trú (hay Tăng chúng tại trú xứ).
2/ Thập phương thường trú: vật thường trú của Tăng chúng thập phương (hay bốn phương), tức là bất động sản của Tăng chúng thập phương.
3/ Hiện tiền hiện tiền: vật hiện tiền của Tăng chúng hiện tiền, tức là động sản của Tăng chúng hiện tiền.
4/ Thập phương hiện tiền: vật hiện tiền của Tăng chúng thập phương, tức là động sản của Tăng chúng thập phương.
Bất động sản là những tài sản cố định, hoặc khơng thuận tiện di chuyển đi nơi khác. Động sản là những vật nhẹ cĩ thể đem đi nơi khác dễ dàng, tức là những vật thường dùng hằng ngày của chư Tăng.
Trên đây là vật sở hữu của Tăng chúng nĩi chung, cịn vật sở hữu của Tăng chúng thập phương thì đại khái luật chia làm năm loại: 1. Ruộng đất; 2. Phịng ốc; 3. Vật thiết dụng; 4. Cây cối; 5. Hoa quả.
2.2. Nguồn gốc của Tăng vật.
Những tài sản của Tăng chúng sở hữu là do hai nguồn gốc:
1/ Vật do 7 chúng cúng dường.
Bảy chúng tức là chúng Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Sa-di, sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na, Ưu-bà-tắc, Ưu-bà-di. Tùy theo nguyện vọng của người cúng dường mà xử lý như sau:
(l) Nếu họ cúng dường cho Tam bảo động sản hay bất động sản thì tài sản ấy chia làm ba phần, Tăng được một phần.
(2). Nếu họ cúng dường cho hai bộ Tăng (Tăng bộ và Ni bộ), thì tài sản ấy chia là hai phần, khơng kể nhân số (ví dụ Tăng chúng cĩ 50 người, Ni chúng chỉ cĩ 1 Sa-di-ni thì cũng chia làm 2 phần bằng nhau, Ni chúng nhận một phần. Hoặc trái lại cũng thế).
(3). Nếu họ cúng dường cho Tăng chúng thập phương, thì tài sản ấy thuộc Tăng chúng thập phương.
(4). Nếu họ cúng dường cho Tăng chúng hiện tiền, thì tài sản ấy thuộc Tăng chúng hiện tiền.
(5). Nếu họ cúng dường cho từng cá nhân, thì tài sản ấy thuộc về cá nhân.
Các vật được cúng dường cho Tăng, Tăng phải đem chia đều cho các Tỳ-kheo. Người đang bị Tăng tác Yêát-ma trị phạt vẫn được hưởng một phần. Phần này nên để dưới đất, họ tự đến lấy hoặc sai tịnh nhân đem cho. Nếu Tăng hịa hợp thì cĩ thể chia đều cho cả Sa-di và tịnh nhân; hoặc cho Sa-di ½, tịnh nhân 1/3 hay ¼. Trái lại, nếu Tăng khơng đồng ý thì khơng được cho. (Quan điểm của các bộ Luật khơng nhất trí trong vấn đề này; đo đĩ, cĩ thể tùy nghi xử lý).
2/ Vật do năm chúng xuất gia qua đời để lại.
Cách xử lý như sau:
(l) Nếu người qua đời là Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni thì tài sản để lại do Tăng chúng xử lý.
(2) Nếu người qua đời là Sa-di, Sa-di-ni, Thức-xoa-ma-na thì tài sản để lại do bổn sư xử lý. Trường hợp khơng cĩ bổn sư thì Tăng chúng xử lý.
(3). Nếu người qua đời là người mà Tăng đã Yết-ma diệt tẫn (cho ra khỏi Tăng đồn), thì tài sản để lại thuộc về thân quyến, khơng thuộc của Tăng.
THỂ THỨC PHÂN CHIA.
Những tài sản của người quá cố để lại trước khi Tăng đem phân chia nên trích một ít cho những người được ưu tiên sau đây:
(1)- Người nuơi bệnh: (Nếu người nuơi bệnh cĩ 5 đức tính sau đây: 1. Cho bệnh nhân ăn uống đúng lúc; 2. Chùi rửa, dọn dẹp những vật bất tịnh của người bệnh một cách vui vẻ; 3. Nuơi bệnh vì tình thương, khơng cĩ ý vụ lợi; 4. Biết phương pháp chăm sĩc để bệnh nhân chĩng khỏi; 5. Cĩ thể thuyết pháp làm cho bệnh nhân sinh tâm hoan hỷ).
(2)- Bổn sư (Thầy của người quá cố).
(3)- Người đầu tiên phát giác người chết. (trong trường hợp người chết đột ngột, hoặc ở nơi khơng người, nếu hai người cùng thấy một lúc thì mặt người chết quay về phía người nào, người ấy sẽ được ưu tiên).
(4)- Người thiếu những vật dụng tương tự như vật dụng mà người chết để lại.
Sau khi tưởng thưởng cho những người được quyền ưu tiên, các vật cịn lại sẽ đem chia đều cho chúng Tăng. Nếu khách Tăng từ nơi khác đến gặp lúc đang Yết-ma phân vật vẫn được hưởng một phần, nhưng đến sau lúc Yết-ma thì khơng cĩ.
Ngồi ra, cịn nhiều quan điểm khác cũng cần lưu ý:
(l). Người chết tại trú xứ A mà tài sản để trú xứ B, ký thác cho một Tỳ-kheo ở trú xứ C, thì tài sản ấy thuộc quyền sở hữu của Tăng trú xứ C.
(2). Nếu người chết di chúc rằng thầy đã cho ai mượn vật gì đĩ, thì Tăng phải địi về, hoặc là thầy đã mắc nợ ai, thì phải bán những di vật của thầy để trả nợ. Nếu lúc sinh tiền thầy đã hứa cho ai vật gì thì nên đem vật ấy cho họ. Nhưng nếu thầy di chúc rằng: “Sau khi tơi chết, đem vật này cho người này, vật nọ cho người kia…”, thì lời di chúc ấy xem như khơng cĩ giá trị, Tăng được trọn quyền xử lý các tài sản ấy.
Một số chi tiết trong các vấn đề trên đây cĩ lẽ ngày nay khơng cịn thích hợp nữa, do đĩ, khi thực hiện cần uyển chuyển áp dụng cho phù hợp với thực tế và những phong tục của từng địa phương.
Ghi chú: Các chi tiết và thể thức thực hiện sự phân vật, xin xem Yết-ma Yếu Chỉ.
– Nếu tiền An cư được thọ y Ca-thi-na từ ngày 16/7 ® 15/11 thì xả.
– Nếu hậu An cư thì thọ y Ca-thi-na ngày 16/8 và xả 15/12 (Luật ngũ phần. Đ.22, tr. 153c)
_Luật Ngũ phần cũng chấp nhận người hậu An cư được hưởng công đức của y Ca-thi-na, nhưng chỉ có 4 tháng. (Đ.22, tr.153c)