Luật học tinh yếu – Viện nghiên cứu Phật học

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam
LUẬT HỌC TINH YẾU
Hoà Thượng Thích Phước Sơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2006 – PL 2550
Chương 1
GIỚI BẢN CỦA TỲ-KHEO
I. KHÁI QUÁT VỀ GIỚI LUẬT
1. Dẫn nhập
Trải qua 80 năm cĩ mặt trên cõi đời, thực hiện hồi bão độ sinh viên mãn, cuối cùng đức Thế Tơn đã thị hiện Niết-bàn. Khi hay tin Phật nhập diệt, tơn giả Đại Ca-diếp (Mahà-kassapa) liền tức tốc dẫn đồ chúng về thành Câu-thi (Kusinàrà) để đảnh lễ bậc Đạo sư lần cuối cùng. Trên đường về, cĩ nhiều Tỳ-kheo khơng cầm được nỗi đau thương than khĩc, vật vã. Bấy giờ Tỳ-kheo Bạt-nan-đà (Upananđa) bảo họ im lặng, và nĩi: “Vị Trưởng lão ấy (chỉ đức Phật) khi cịn sanh tiền thường bảo chúng ta nên làm như thế này, khơng nên làm như thế kia, nên học những điều này, khơng nên học những điều kia, thực là phiền phức. Bọn chúng ta ngày nay mới thốt khỏi nỗi khổ cực ấy, tùy ý muốn làm gì thì làm, khơng cịn ai kiềm chế, ngăn cản nữa. Thế thì vì sao các thầy lại thương tiếc, than khĩc?”
Nghe lời phát biểu vơ ý thức của Tỳ-kheo Bạt-nan-đà, tơn giả Đại Ca-diếp rất bức xúc, nghĩ rằng đức Thế Tơn vừa mới từ giã cõi đời mà đã cĩ những đệ tử manh động khơng muốn tuân thủù những lời Ngài dạy, thì về sau này, kỷ cương của Tăng chúng sẽ ra sao!
Do vậy, sau khi lo xong việc trà-tỳ đức Thế Tơn, tơn giả Đại Ca-diếp bèn triệu tập đại hội kết tập Pháp tạng ngay trong mùa an cư năm ấy. Đại hội này mở tại thành Vương Xá, với 500 vị A-la-hán (Arahant) tham dự, tơn giả Ưu-ba-li (Upali) kết tập Luật tạng, tơn giả A-nan (Anandà) kết tập Kinh tạng. Luật tạng được đọc lại rồi đại chúng chung quyết, đến 80 lần mới hồn thành, cho nên đặt tên là bộ Bát Thập Tụng Luật. Trong khi kết tập, tồn thể đại hội đã nhất trí giữ nguyên những gì do Phật chế định và những gì Phật khơng chế định thì khơng được tùy tiện đặt ra. Tuy nhiên, Tăng chúng cĩ thể tùy theo hồn cảnh, địa phương và thời đại mà linh động áp dụng những giới điều nhỏ nhiệm do Phật đã chế.
Theo lịch sử Phĩ Pháp Tạng thì sự kế thừa chánh pháp của Phật, làm Tổ sư thứ nhất là tơn giả Đại Ca-diếp, thứ hai tơn giả A-nan, thứ ba tơn giả Mạt-điền-địa, thứ tư Thương-na-hịa-tu, thứ năm Ưu-ba-cúc-đa. Tương truyền Ưu-ba-cúc-đa cĩ 5 người đồ đệ xuất sắc tách riêng ra lập thành 5 bộ phái, rồi dùng bộ Bát Thập Tụng Luật châm chước theo quan điểm của mình soạn ra 5 bộ luật sau:
1. ĐÀM-VƠ-ĐỨC BỘ (Dharmagupta) cĩ Tứ Phần Luật.
2. TÁT-BÀ-ĐA BỘ (Sarvàstivàda) cĩ Thập Tụng Luật.
3. CA-DIẾP-DI BỘ (Kasyapiya) cĩ Giải Thốt Luật.
4. DI-SA-TẮC BỘ (Mahisasaka) cĩ Ngũ Phần Luật.
5. BÀ-TA-PHÚ-LA BỘ (Vatsiputriya) cĩ Ma Ha Tăng Kỳ Luật.
Đàm-vơ-đức là từ phiên âm của chữ Phạn nêu trên và được dịch là Pháp tạng bộ, Pháp hộ bộ, Pháp mật bộ. Tát-bà-đa cũng là từ phiên âm và được dịch nghĩa là Thuyết nhất thiết hữu bộ, nĩi tắt là Hữu bộ. Ca-diếp-di bộ là từ phiên âm và được dịch nghĩa là Ẩm Quang Bộ, Thiện Tuế bộ. Di-sa-tắc là từ phiên âm, được dịch nghĩa là Hố Địa bộ, Chánh Địa bộ. Bà-ta-phú-la là từ phiên âm, được dịch nghĩa là Độc Tử bộ.[1]
Về nguyên nhân khiến Luật tạng bị chia thành 5 bộ cĩ các thuyết đề cập đến như sau:
1/. Xuất Tam Tạng Ký Tập, quyển 3[1] chép: Khi Phật cịn tại thế, cĩ một trưởng giả nằm mộng thấy một tấm vải trắng, bỗng nhiên bị xé thành 5 mảnh. Trưởng giả giật mình thức dậy, bèn đi đến Phật hỏi về nguyên do giấc mộng. Phật giải thích rằng đĩ là điều biểu thị sau khi Phật diệt độ, Luật tạng sẽ chia thành 5 bộ.
2/. Phiên Dịch Danh Nghĩa Tập, quyển 4[1] chép: Sau khi Phật thành đạo 38 năm, một hơm đức Phật đến Vương cung thọ trai do Quốc vương cúng dường. Lúc ăn xong, Phật bảo La-hầu-la rửa bát. Vì sơ ý, La-hầu-la để bát rơi, vỡ thành 5 mảnh. Thấy thế, các Tỳ-kheo hỏi Phật về điềm gở ấy, Phật giải thích rằng sau khi Phật nhập diệt trong vịng 200 năm, các Tỳ-kheo sẽ chia Luật thành 5 bộ. Về sau quả nhiên 5 đệ tử của Ưu-ba-cúc-đa chia Đại tạng Luật của Như Lai thành 5 bộ.
2. Luật tạng được truyền dịch sang Hán văn
Giới luật bắt đầu truyền sang Trung Quốc từ đời Tam Quốc, triều Tào Ngụy Năm Gia Bình thứ hai (250), Đàm-ma-ca-la người Trung Thiên Trúc tới ở chùa Bạch Mã tại Lạc Dương, dịch Tăng-kỳ Giới Tâm và Tứ Phần Yết-ma.
Ngồi ra, các bộ Quảng luật khác được lần lượt phiên dịch theo thời gian sau:
2.1. Các bộ quảng Luật
1. THẬP TỤNG LUẬT: Lần đầu do Cưu-ma-la-thập dịch từ năm Hoằng Thỉ thứ 6 đến năm thứ 8 (404-406) đời Diêu Tần, được 58 quyển, nhưng chưa xong. Sau đĩ, Tỳ-ma-la-xoa tiếp tục dịch hồn thành, gồm 61 quyển.
2. TỨ PHẦN LUẬT: Do Phật-đà-da-xá và Trúc-Phật-niệm dịch từ năm Hoằng Thỉ thứ 12 đến năm thứ 15 (410-413) đời Diêu Tần, gồm 60 quyển.
3. MA-HA-TĂNG-KỲ LUẬT: Do Phật-đà-bạt-đà-la và Pháp Hiển dịch năm Nghĩa Hy thứ 14 (418) đời Đơng Tấn, gồm 40 quyển.
4. NGŨ PHẦN LUẬT: Do Phật-đà-thập và Trí Thắng dịch vào năm Cảnh Bình thứ nhất (423) đời Lưu Tống, gồm 30 quyển.
5. GIẢI THỐT GIỚI KINH: (chỉ cĩ Giới bổn của Tỳ-kheo): Do Phất-nhã Lưu-chi dịch, vào đời Nguyên Ngụy, ước chừng vào khoảng (538-544), gồm cĩ 1 quyển.
6. CĂN BẢN THUYẾT NHẤT THIẾT HỮU BỘ TỲ-NẠI-DA: Do Tam Tạng Nghĩa Tịnh dịch vào đời Đường, từ năm Cửu Thị thứ nhất triều Võ Tắc Thiên đến năm Cảnh Vân thứ 2 triều vua Duệ Tơng (700-711), gồm 50 quyển. (Nguyên bản của bộ này cùng một gốc với Thập Tụng luật nhưng được soạn lại).
Đĩ là những bộ Luật chính. Ngồi ra, cịn cĩ những bộ Luận dùng để giải thích các bộ Quảng Luật nêu trên, và được kể tên như sau:
2.2. Năm bộ luận của Luật
TỲ-NI MẪU KINH: Gồm 8 quyển.
MA-ĐẮC-LẶC-GIÀ: Gọi đầy đủ là Tát-bà-đa bộ Tỳ-ni Ma-đắc-lặc-già, 10 quyển do Tăng-già-bạt-ma đời Lưu Tống dịch.
Hai bộ luận này căn cứ Tân Tát-bà-đa luật mà giải thích.
THIỆN KIẾN LUẬN: Cịn được gọi là Thiện Kiến Luật Tỳ-bà-sa, 18 quyển do Tăng-già-bạt-đà-la dịch đời Tiêu Tề, giải thích Luật Tứ Phần.
TÁT-BÀ-ĐA LUẬN: Cịn gọi là Tát-bà-đa Tỳ-ni-Tỳ-bà-sa 9 quyển, mất tên người dịch. Luận này giải thích Luật Thập Tụng.
5. MINH LIỄU LUẬN: Vốn gọi là Luật Nhị Thập Nhị Minh Liễu Luận, 1 quyển, do Chân Đế đời Trần dịch. Luận này giải thích giới luật thuộc Chánh Lượng bộ.Chánh lượng bộ xuất phát từ Độc Tử Bộ và Độc Tử bộ thuộc Thượng Toạ bộ (Luật Tăng Kỳ).
3. Phân tích nội dung Luật bộ
3.1. Nội dung Luật Tứ Phần
Bộ luật này được chia làm 4 phần sau đây:
– Phần thứ nhất: Giới thiệu luật của T?-kheo từ Ba-la-di đến Chúng học pháp.
– Phần thứ hai : Từ giới Ba-la-di của T?-kheo đến hết giới của Ni và các Kiền-độ Thọ giới, Thuyết giới, An cư, Tự tứ.
– Phần thứ ba: Kiền-độ Tự tứ tiếp theo cho đến pháp Kiền-độ, gồm cĩ 14 vấn đề.
– Phần thứ tư: Từ Kiền-độ phịng xá đến Tỳ-ni Tăng nhất, gồm 6 vấn đề.
Về các Kiền-độ gồm cĩ 20 mục được xếp theo thứ tự như sau:
Thọ giới Kiền-độ: Thuyết minh việc thọ giới.
Thuyết giới Kiền-độ: Thuyết minh nghi thức tụng giới.
An cư Kiền-độ: Thuyết minh ý nghĩa về việc An cư.
Tự tứ Kiền-độ: Nĩi về ý nghĩa tác pháp Tự tứ.
Bì cách Kiền-độ: Nĩi về cách thức dùng giày dép bằng da.
Y Kiền-độ: Nĩi về cách thức may và mặc y.
Dược Kiền-độ: Nĩi về thuốc chữa bệnh.
Ca-hi-na Kiền-độ: Nĩi về cách thọ và xả y cơng đức.
Câu-thiểm-di Kiền-độ: Nĩi về việc các Tỳ-kheo tại Câu-thiểm-di đấu tranh nhau và về việc cử tội, sám hối.
10. Chiêm-ba Kiền-độ: Nĩi về việc Yết-ma đúng pháp và phi pháp.
11. Ha trách Kiền-độ: Nĩi về 7 trường hợp ha trách.
12. Nhân Kiền-độ: Nĩi về các việc liên quan đến tội Tăng tàn.
13. Phú tàng Kiền-độ: Nĩi về việc che giấu tội và cách xử phạt.
14. Già Kiền-độ: Nĩi về việc ngăn cản người cử tội.
15. Phá Tăng Kiền-độ: Nĩi về việc phá Tăng.
16. Diệt tránh Kiền-độ: Nĩi về 7 pháp dập tắt sự tranh đấu.
17. Ni Kiền-độ: Nĩi về sinh hoạt của Ni chúng.
18. Pháp Kiền-độ: Nĩi về oan nghi, pháp thức của Tỳ-kheo.
19. Phịng Kiền-độ: Nĩi về việc sửa sang tu bổ phịng xá.
20. Tạp Kiền-độ: Thuyết minh xen lẫn các Kiền-độ, cuối cùng nĩi về cách giữ các giới lớn nhỏ.
Từ 20 Kiền-độ kể trên, Luật sư Đạo Tuyên đã sắp xếp lại thành 10 Kiền-độ hay 10 thiên trong quyển San Bổ Tùy Cơ Yết-ma như sau:
Thiên 1: Nĩi về pháp Yết-ma thành hay khơng thành.
Thiên 2: Nĩi về kết, giải mọi cương giới.
Thiên 3: Nĩi về pháp thọ các giới pháp.
Thiên 4: Nĩi về y, thuốc, thọ trì, thuyết tịnh.
Thiên 5: Nĩi về các thể thức thuyết giới.
Thiên 6: Nĩi về các chúng An cư.
Thiên 7: Nĩi về các thể thức Tự tứ
Thiên 8: Nĩi về cách chia vật d?ng của Tỳ-kheo viên tịch.
Thiên 9: Nĩi về thể thức sám hối các tội.
Thiên 10: Nĩi về việc duy trì Phật Pháp.
3.2. Nội dung Luật tạng Pàli (P?li-Vin?ya-pitaka)
Tạng này gồm 5 tập, từ tập 1 đến tập 5, thuộc Nam truyền Đại tạng kinh và được chia thành 3 bộ phận:
1/. Kinh Phân biệt (Suttavibhanga): Giải thích về giới điều của Tỳ-kheo và được chia thành 2 loại:
1. Tỳ-kheo phân biệt (Bhikkhu-Vibhanga): Giải thích 227 giới của Tỳ-kheo.
2. Tỳ-kheo-ni phân biệt (Bhikkhuni-Vibhanga): Giải thích 311 giới của Tỳ-kheo-ni.
2/. Kiền-độ (Khandhaka): Trình bày bao quát về các sinh hoạt của Tăng đồn, được chia thành 2 loại:
2/1. Đại phẩm (Mahavagga): Gồm 10 Kiền-độ như sau:
1. Đại Kiền-độ (Mahà-Khandhaka): Thọ giới.
2. Bố-tát Kiền-độ (Uposatha-Khandhaka): Bố-tát.
3. Vũ an cư Kiền-độ (Vassupanayika-Khandhaka): An cư.
4. Tự tứ Kiền-độ (Pavàrana-Khandhaka): Tự tứ.
5. Bì cách Kiền-độ (Camma-Khandhaka): Giày da.
6. Dược Kiền-độ (Bhesajja-Khandhaka): Thuốc.
7. Ca-hi-na Kiền-độ (Kathina-Khandhaka): Y cơng đức.
8. Y Kiền-độ (Civara-Khandhaka): Y.
9. Chiêm-ba Kiền-độ (Campà-Khandhaka): Về những việc rắc rối xảy ra tại Chiêm-ba.
10. Câu-thiểm-di Kiền-độ (Kosambi-Khandhaka): Những việc rắc rối tại Câu-thiểm-di.
2/2. Tiểu phẩm (Cullavagga): Gồm 12 Kiền-độ:
1. Yết-ma Kiền-độ (Kamma-Khandhaka): Yết-ma.
2. Biệt trú Kiền-độ (Pàsivàsika-Khandhaka): Biệt trú.
3. Phú tàng Kiền-độ (Samuccaya-Khandhaka): Phú tàng.
4. Diệt tránh Kiền-độ (Samatha-Khandhaka): Dập tắt tranh chấp.
5. Tạp sự Kiền-độ (Khuddavatthu-Khandhaka): Tạp sự.
6. Phịng xá Kiền-độ (Senàsana-Khandhaka): Phịng xá.
7. Phá Tăng Kiền-độ (Sanghabhedaka-Khandhaka): Phá Tăng.
8. Oai nghi Kiền-độ (Vatta-Khandhaka): Oai nghi.
9. Già Bố-tát Kiền-độ (Patimakhathapana-Khandhaka): Ngăn Bố-tát.
1O. T?-kheo-ni Kiền-độ (Bhikkhuni- Khandhaka): Nĩi v? Ni gi?i.
11. Ngũ bách nhân Kiền-độ (Pancasatika-Khandhaka): 500 người kết tập pháp tạng.
Thất bách nhân Kiền-độ (Sattasatika-Khandhaka): 700 người kết tập pháp tạng.
3/. Phụ tùy (Parivàra): Gồm cĩ 19 chương, là những điều giáo hố liên hệ đến 2 bộ phận trên.
II. LỊCH SỬ TRUYỀN THỪA LUẬT TỨ PHẦN
1. Việc xiển dương Luật Tứ Phần tại Trung Quốc
Giáo pháp của Phật bao hàm Tam vơ lậu học Giới, Định, Tuệ nhưng Giới là cơ sở của Tam học; nếu chẳng trì giới thì sự tiến lên con đường giải thốt trở thành khơng tưởng. Vì thế, tất cả đệ tử của Phật đều phải trì Giới. Song chỗ sâu cạn cĩ sai khác, cho nên trong các đại đệ tử chỉ cĩ trưởng lão Ưu-ba-li được Phật khen là người trì giới đệ nhất.
Kế thừa truyền thống này, khi Luật điển truyền sang Trung Quốc và được phiên dịch đầy đủ, các Luật sư bèn chuyên tâm nghiên cứu Luật tạng, mà chủ yếu là bộä Luật Tứ Phần. Theo lịch sử ghi lại, thì sự hoằng truyền Luật Tứ Phần bắt đầu từ thời Nguyên Ngụy do Luật sư Pháp Chánh, Pháp Chánh truyền xuống Pháp Thời, Pháp Thời truyền xuống Pháp Thơng, Pháp Thơng truyền xuống Đạo Phú, Đạo Phú truyền xuống Tuệ Quang. Đệ tử của Tuệ Quang cĩ Đạo Vân, Đạo Huy, rồi lần lượt truyền xuống đến Đạo Tuyên gồm cĩ chính phái và bàng phái như bản đồ sau đây:
1. Pháp Chánh
2. Pháp Thời
3. Pháp Thơng
4. Đạo Phú
5. Tuệ Quang
Đạo Huy 6. Đạo Vân
Đạo Lạc, Đàm Ẩn, Hồng Lý Hồng Tuân 7. Đạo Hồng
Pháp Thượng Hồng Uyên 8. Trí Thủ
Pháp Nguyện Pháp Lệ
Tuệ Mẫn, Đạo Thế 9. Đạo Tuyên
Theo sơ đồ trên đây, thì Tổ Đạo Tuyên ở vị trí thứ 9 trong 9 vị Tổ sư của Luật Tứ Phần, nhưng vì Ngài cĩ cơng lớn trong việc hoằng dương Luật học và để lại những cơng trình soạn thuật, chú thích rất cĩ giá trị về bộ Luật này nên người đời sau suy tơn Ngài là Tổ thứ nhất của Tứ Phần Luật.
Sau đây là sơ lược tiểu sử của một số vị Tổ sư tiêu biểu kể trên.
1. Luật sư TUỆ QUANG
Ngài họ Dương, người Định Châu, năm 13 tuổi theo cha đến Lạc Dương, rồi ngày mồng 8 tháng tư đến thọ tam quy với Thiền sư Phật Đà. Phật Đà thấy mặt Quang chiếu ra ánh sáng, lấy làm kỳ dị, nghĩ rằng người này hẳn cĩ tiết tháo khác thường, nên khuyến khích Quang ở lại chùa và bảo tụng kinh. Quang cầm kinh xem qua cảm thấy như đã học từ trước, nên thơng hiểu nghĩa lý dễ dàng. Đến mùa hạ năm này, Phật Đà độ cho xuất gia. Quang đem những điều đã hiểu biết trong kinh ra giảng cho đại chúng, lời lẽ tao nhã, ý nghĩa súc tích, nên người bấy giờ gọi ơng là Thánh Sa-di. Mỗi khi nhận được vật bố thí, Quang liền đem cho người khác. Tính tình ơng thanh cao, khơng câu chấp tiểu tiết và bỏ ngồi tai tất cả những sự khen chê, được mất. Mọi người ai cũng cho ơng là bậc Pháp khí. Phật Đà nĩi: “Ơng Sa-di này là bậc phi thường. Nếu thọ Đại giới nên cho học Luật trước, vì Luật là nền tảng, nếu khơng phải là người trí thì khơng chịu phụng hành. Kẻ nào ban đầu ỷ y vào Kinh Luận, thì ắt xem thường Giới Luật, đĩ là tà kiến, là nguyên nhân làm chướng ngại đạo lý”.
Sau đĩ, ơng trở về quê hương, thọ giới Cụ-túc, rồi chuyên tâm học Luật. Đến mùa hạ thứ tư, Quang đem Luật Tăng Kỳ ra giảng cho đại chúng, lại dành thì giờ học nhiều thứ khác. Phật Đà gọi về, nhắc nhở: “Ta độ con là hy vọng con hướng về chỗ cốt tủy, vì sao lại để tâm đến văn chương, ngơn ngữ của thế gian? Nay ta thấy thần khí của con đã thành tựu, cĩ thể làm bậc Pháp sư cao minh. Các việc khác khơng phải là bổn phận của con thì để tâm vướng bận làm gì?”. Nhân đĩ, Quang cảm động rơi nước mắt, bèn đem sở học của mình soạn sớ thích những điểm căn bản của bộ Luật Tứ Phần và các kinh Hoa Nghiêm, Niết-bàn, Duy-ma, Thập Địa, Địa Trì v.v… Các triều thần nhà Tề và các bậc danh hiền đương thời đều kính trọng và xem Ngài như bậc Thánh.
Ngài viên tịch tại chùa Đại Giác ở Nghiệp Thành, hưởng thọ 70 tuổi. Những kinh sách đã soạn thuật gồm cĩ: Tứ Phần Luật Sớ và các kinh Thắng Man, Di Giáo, Nhân Vương, Bát Nhã v.v… đều cĩ sớ thích. (Tục Cao Tăng Truyện, quyển 21, Đ.50, tr.607b).
2. Luật sư TRÍ THỦ (576-635)
Sư họ Hồng Phủ, người An Định (Cam Túc), sinh vào đời Tùy. Lúc trẻ, Sư xuất gia với Trí Mân, chùa Vân Mơn tại Tương Châu, rồi thọ giới năm 22 tuổi. Sau khi thọ giới, khơng biết mình cĩ đắc giới hay khơng, Sư bèn đến trước tháp Phật cầu xin được hiển chứng và được Phật sờ đầu khích lệ, Sư rất mãn nguyện. Về sau, Sư theo học luật với Luật sư Đạo Hồng, bạn đồng học hơn 700 người mà khơng ai hơn được Sư. Năm chưa đầy 30 tuổi, Sư đã bắt đầu giảng Luật, hạnh đức cao khiết, tâm trí thơng mẫn, nên được mọi người đều ca ngợi. Lúc bấy giờ, sư Hồng Tuyên hoằng truyền Luật Tứ Phần, đạo tục đều theo học, nhưng văn luật khơng được rõ ràng. Do đĩ, Sư bèn trước tác Ngũ Bộ Khu Phân Sao và Tứ Phần Luật Sớ, làm rõ những điểm các tiền bối chưa giải thích, khiến ai cũng hiểu được. Từ đĩ, Sư càng được khen ngợi, chính bản thân Hồng Tuân xem Sư như người đồng hàng, và khuyên đại chúng theo học Sư. Sư xây một ngơi tháp tại gị núi ở Vân Mơn Tương Châu, để kỷ niệm nơi xuất gia thọ giới của mình. Năm Trinh Quán thứ 8, đời vua Thái Tơng, Thái Mục Hồng hậu xây chùa Hoằng Phúc tại Trường An, cung thỉnh chư Tăng hữu đức về an trú và sắc phong Sư chức Tăng Cương.
Sư thị tịch vào tháng tư, năm Trinh Quán thứ 9 (635), hưởng thọ 69 tuổi. Người đời xem Sư là Tổ thứ 8 của Tứ phần Luật tơng. Đệ tử cĩ Đạo Tuyên, Đạo Thế, Tuệ Mẫn, Đạo Hưng, Trí Hưng v.v… Về trước tác, trừ Ngũ Bộ Khu Phân Sao 21 quyển và Tứ Phần Luật Sớ 20 quyển, cịn cĩ Xuất Yếu Luật Nghi Cương Mục Chương 1 quyển, Tiểu A-di-đà kinh sao 2 quyển. (PQĐTĐ, tr.502a).
3.- Luật sư PHÁP LỆ (569-635)
Sư họ Lý, sinh quán Triệu Châu (Hà Bắc Triệu huyện), người đời Đường. Năm 15 tuổi, Sư xuất gia với Thiền sư Linh Tục, chùa Diễn Khơng. Sau khi thọ giới, Sư theo Tĩnh Hồng, nghiên cứu Luật Tứ Phần, rồi soạn các chú thích. Vài năm sau, Sư theo Luật sư Hồng Uyên, nghe giảng Luật học, nghiên cứu đến chỗ nguồn gốc. Nhân thời thế tao loạn, Sư ẩn cư nghiên cứu áo nghĩa của Luật bộ, do đĩ, đạt được yếu lý, bèn mở khĩa giảng về luật Tứ Phần. Học trị các nơi vân tập về học rất đơng, khai ngộ cũng rất nhiều.
Tháng 10 năm Trinh Quán thứ 9 (635), Sư viên tịch, hưởng thọ 67 tuổi. Tác phẩm của Sư gồm cĩ:
1. Tứ phần Luật sớ.
2. Yết-ma sớ.
3. Xả Sám Nghi Khinh Trọng Sự.
Sư được người bấy giờ tơn xưng là Tổ của Tướng Bộ tơng. Đệ tử cĩ: Minh Đạo, Đàm Quang, Đạo Thành. (Tục Cao Tăng Truyện, quyển 22; PQĐTĐ, tr.3433c).
4.- Luật sư ĐẠO TUYÊN (596-667)
Sư họ Tiền, quê quán Đan Hồ (hay Trường Thành). Mẹ Sư nằm mộng thấy mặt trăng rơi vào lịng, bèn hồi thai Sư. Bà lại nằm mộng thấy một vị Phạm Tăng (sư Ấn Độ) bảo: “Cái thai hài nhi bà đang mang là hậu thân của Luật sư Tăng Hựu đời Lương đĩ”.
Sư ở trong thai 12 tháng, chào đời nhằm ngày mồng 8 tháng tư, năm 596. Lúc mới 9 tuổi, Sư đã làm được thi phú, năm 16 tuổi học Luật với sư Trí Quân, rất chuyên tinh trì giới, tu học hết sức chăm chỉ. Vào khoảng năm Đại Nghiệp (605-616) đời Tùy, Sư thọ giới Cụ-túc với Luật sư Trí Thủ. Sau khi thọ giới, Sư vào núi Chung Nam, cất một cái cốc ẩn tu, chuyên trì giới luật, người ta gọi nơi này là chùa Bạch Tuyền, cĩ muơng thú đến thuần phục và kỳ hoa dị thảo mọc đầy xung quanh.
Sư kết bạn thân với bậc xử sĩ là Tơn Tư Mạo. Về sau, Sư đến chùa Tây Minh soạn các sách: Pháp Mơn Văn Ký, Quảng Hoằng Minh Tập, Tục Cao Tăng Truyện, Tam Bảo Lục, Yết-ma Giới Sớ, Hành Sự Sao, Nghĩa Sao v.v…, tất cả hơn 220 quyển. Cĩ một vị Phạm Tăng ca ngợi Sư là: “Sau khi Phật diệt độ, sư là người xiển dương Giới Luật bậc nhất, khiến cho tượng pháp trụ lâu đời”.
Sư viên tịch ngày 3 tháng 10, năm Càn Phong thứ 2 (667), thọ 72 tuổi, 52 tuổi hạ. Mơn nhân xây tháp phụng thờ, và được ban Thụy là Trừng Chiếu. Đệ tử của Sư hơn 1.000 người. Bài bia nơi tháp của Sư cĩ câu: “Sự trì luật của Đạo Tuyên vang danh đến Thiên Trúc (Ấn Độ); tác phẩm của Sư văn chương mỹ lệ, thiên hạ đều thán phục”.
Tác phẩm của Sư để lại gồm cĩ:
– Tứ Phần Luật San Phồn Bổ Khuyết Hành Sự Sao, 12 quyển.
– Giới Bản Sớ, 6 quyển.
– Thập Tỳ-ni Nghĩa, 6 quyển.
– Nghĩa Sao, 6 quyển.
– Yết-ma Sớ, 3 quyển.
Năm bộ này được xem là 5 bộ Luật học cĩ giá trị lớn. Ngồi ra, cịn cĩ các bộ:
– Đại Đường Nội Điển Lục, 10 quyển (Mục lục Chỉnh Lý Kinh Điển)
– Cổ Kim Phật Đạo Luận Hành, 4 quyển.
– Quảng Hoằng Minh Tập, 30 quyển (nhằm tuyên dương Phật giáo).
– Tục Cao Tăng Truyện, (10 quyển).
– Thích Thị Lược Phổ.
– Thích Ca Phương Chí.
– Tam Bảo Cảm Thơng Lục v.v… (PQĐTĐ, tr.5637b)
5. Luật sư HỒI TỐ (637-707)
Sư họ Phạm, quê ở Kinh Triệu (Tây An Thiểm Tây), sinh vào đời Đường, từ bé đã thơng minh khác thường và cĩ khí độ rộng lớn. Năm 12 tuổi, Sư đến đảnh lễ Huyền Trang xin xuất gia, theo nghiệp Kinh Luận. Nhưng sau khi thọ giới lại theo Đạo Tuyên tập học Luật Tứ Phần Hành Sự Sao. Về sau, cịn theo mơn hạ của Pháp Lệ là Đạo Thành, học Tứ Phần Luật Sớ. Do đĩ, Sư soạn ra bộ Tứ Phần Luật Khai Tơng Ký, tách biệt với Tứ Phần Luật Sớ của Pháp Lệ, và xướng lập thành một tơng phái riêng gọi là Đơng Tháp Luật tơng. Tơng phái của Sư cùng với Tướng Bộ tơng của Pháp Lệ và Nam Sơn tơng của Đạo Tuyên được xem là 3 tơng lớn của Luật học thời bấy giờ.
Đến năm Cảnh Long thứ nhất (707), Sư viên tịch, thọ 74 tuổi. Những trước tác của Sư gồm cĩ:
– Câu-xá Luận Sớ.
– Di Giáo Kinh Sớ.
– Tứ Phần Tỳ-kheo Giới Bổn Sớ.
– Tăng Yết-ma.
– Ni Yết-ma.
6. Luật sư TÚ (Châu Tú)
(Khoảng cuối thế kỷ thứ 7)
Những đệ tử nổi tiếng của Đạo Tuyên như Đại Từ, Văn Cương, Danh Khác, Châu Tú, Linh Ngạc, Dung Tế, Trí Nhân và các đệ tử thọ giới như Hoằng Cảnh, Đạo Ngạn, Hồi Tố thì Châu Tú (hay Tú Luật Sư) là người kế thừa chính thức.
Sư người Tế An, Luật sư đời Đường, năm sinh và mất khơng rõ. Sư xuất gia lúc cịn nhỏ với Hưng Luật sư tại Thục Quận và chẳng bao lâu tinh thơng Luật học. Sau khi thọ Cụ-túc, Sư theo Nam Sơn Đạo Tuyên chuyên tâm học luật trải qua 16 năm, thường dùng bộ Luật Sớ của Trí Thủ làm cơ sở rồi tổng hợp các thuyết khác, tạo thành một thuyết thống nhất. Về sau, Sư vân du đến các miền Quảng Châu và An Châu.
Sư thị tịch tại chùa Thập Lực, An Châu, thọ hơn 70 tuổi đời, được tơn là Tổ thứ hai của Nam Sơn Luật tơng. Trước tác của Sư cĩ Hành Trì Sao Ký, và đệ tử tâm đắc cĩ Luật sư Trinh Cố v.v…
Cĩ chỗ nĩi mơn hạ của Đạo Tuyên cĩ Châu luật sư, Tú luật sư 2 người. Châu luật sư được tơn là Tổ thứ 2 của Nam Sơn Luật tơng, nhưng sự tích của 2 vị này đều khơng rõ ràng (PQĐTĐ, tr.2985b).
Nối tiếp Châu Tú, Nam Sơn Luật tơng truyền thừa theo thứ tự sau: Đạo Hoằng, Tỉnh Cung, Huệ Chánh, Huyền Sướng, Nguyên Biểu, Thủ Ngơn, Nguyên Giải, Pháp Vinh, Xử Hằng, Trạch Ngộ, Duẫn Kham, Trạch Kỳ, Nguyên Chiếu, Trí Giao (hoặc lập Đạo Tiêu), Chuẩn Nhất, Pháp Chánh, Pháp Cửu, Diệu Liên, Hành Cư, tất cả gồm 21 vị. Tơng này truyền dần xuống đến cuối đờêi nhà Nguyên thì Luật tơng suy vi, sự truyền thừa khơng rõ.
Nhưng đến cuối đời nhà Minh cĩ các Đại đức hoằng Luật tiếp nhau xuất hiện, như: Liên Trì, Ngẫu Ích, Hoằng Tán, Nguyên Hiền…. đều cĩ trước thuật để lại. Đồng thời với Đại sư Liên Trì cĩ Luật sư Như Hinh, Cổ Tâm. Cổ Tâm truyền xuống Tịch Quang, Tịch Quang cĩ đệ tử nổi tiếng là Kiến Nguyệt (Độc Thể) và Hương Tuyết.
Từ sau Kiến Nguyệt và Hương Tuyết, suốt triều nhà Thanh 210 năm, Luật tơng lại suy vi hơn nữa. Thế nhưng, gần đây cĩ Đại sư Hoằng Nhất và Từ Chu chuyên hoằng giới luật, nên Luật học cĩ phần nào khởi sắc trở lại.
Về phương diện Luật điển từ đời Nam Tống trở đi, các tác phẩm bị mất mát hầu như gần hết. Cuối triều Minh, các Đại đức tuy cĩ hoằng Luật mà khơng được rực rỡ như trước. Thế nhưng, những tác phẩm Luật học đã bị mất mát kể trên, ngày nay cịn được bảo tồn khá tốt tại Nhật Bản. Đĩ là một điều hết sức may mắn.
Sau đây, chúng ta lại trình bày tiểu sử của vài vị Luật sư tiêu biểu vừa đề cập ở trên.
7. Luật sư LIÊN TRÌ – CHÂU HOẰNG (1532-1612).
Sư họ Trầm, tự Phật Tuệ, hiệu Liên Trì, quê ở Khang Châu, thuộc đời Minh. Thuở nhỏ Sư học Nho, nổi tiếng thơng minh, năm 17 tuổi thi đậu Chư Sinh. Vì chịu ảnh hưởng của những người láng giềng nên Sư hướng tâm đến Tịnh Độ, viết 4 chữ “Sanh tử đại sự” lên bàn để tự cảnh tỉnh. Vào tuổi trung niên, sư quy y Phật giáo, thế phát với Vơ Nhân Tánh Thiên, tại Tây Sơn. Sau đĩ, Sư đến chùa Chiêu Khánh thọ giới Cụ-túc với Thiền sư Vơ Trần, rồi đi du phương tham học nhiều nơi.
Năm Long Khánh thứ 5 (1571), Sư vào núi Vân Thê tại Khang Châu, ở một ngơi chùa hoang phế trong núi, tinh tấn niệm Phật tam muội. Nghe danh tiếng của Sư, Tăng Ni xa gần tìm đến tham học đơng đảo, khiến nơi này thành một tùng lâm quy mơ.
Năm Vạn Lịch thứ 12 (1584), Sư soạn 3 quyển Vãng Sanh tập. Năm 30 tuổi, soạn một quyển Lăng Nghiêm Mơ Phạm Ký. Thời bấy giờ, việc thọ giới bị cấm chế, Sư đã tùy nghi bảo giới tử sắm đủ 3 y đến trước điện Phật để Sư chứng minh cho thọ giới. Sư cịn chế định Thủy Lục Nghi Văn và Du Già Niệm Khẩu Pháp để tế độ nỗi khổ của cõi u minh; đồng thời cho đào hồ phĩng sanh ở trong và ngồi thành; lại soạn tập Giới Sát Phĩng Sinh Văn để răn bảo những kẻ hay sát sinh hại vật.
Sư đặc biệt chú trọng pháp mơn Tịnh Độ, thống trách những kẻ cuồng Tăng, tận lực xiển dương Thiền Tịnh kiêm tu, đạo phong hưng thịnh một thời. Các sĩ Đại phu như Tống Ứng Xương, Lục Quang Tổ, Phùng Mộng Trinh v.v… đều thọ ân giáo hĩa của Sư. Lúc tuổi già, bệnh phát sinh, Sư lại càng tinh tấn tu Tịnh Độ, làm ra 32 điều “Chẳng lành” để tự cảnh tỉnh và cảnh tỉnh mọi người, lại viết 3 điều đáng tiếc và 10 điều đáng thống trách để đơn đốc đồ chúng.
Năm Vạn Lịch 40 (cĩ thuyết nĩi năm 43), Sư thị tịch, thọ 82 tuổi. Người bấy giờ gọi Sư là Hịa thượng Vân Thê hay Đại sư Liên Trì. Sư cùng với Tử Bá, Hám Sơn, Ngẩu Ích được xưng tụng là 4 vị Đại Cao Tăng của đời Minh. Những trước tác của sư gồm cĩ:
– Thiền Quang Sách Tấn.
– Phạm Võng Giới Sớ Phát Aån.
– A-di-đà kinh Sớ Sao.
– Hoa Nghiêm Kinh Cảm Ứng Lược Ký.
Và các thứ khác hơn 30 loại. Về sau, Vương Vũ Xuân đã kết tập các tác phẩm của sư thành Vân Thê Pháp Vựng, gồm 40 quyển. (PQĐTĐ, tr.4789b)
8. Luật sư NGẪU ÍCH – TRÍ HÚC (1599-1655)
Sư người đời Minh, tên Trí Húc, tự Ngẫu Ích, lại tự đặt hiệu là Bát Bất Đạo Nhân, cịn gọi là Linh Phong (nơi Sư trác tích). Lúc đầu Sư học Nho, soạn sách Tịch Phật Luận (bài bác đạo Phật) mấy chục thiên. Nhưng năm 17 tuổi, nhân đọc sách Tự Tri Lục và Trúc Song Tùy Bút của Đại sư Liên Trì, Sư bèn đem sách Tịch Phật Luận của mình ra đốt. Nhân 3 lần nằm mộng thấy ĐaÏi sư Hám Sơn đang ở Tào Khê, nên Sư đến xin xuất gia với Tuyết Phong đệ tử của Hám Sơn. Ít lâu sau, Sư đến các đạo tràng nghe giảng, nhưng thấy 2 tơng Tánh (Hoa Nghiêm), Tướng (Duy Thức) cĩ mâu thuẫn nhau, Sư suy nghĩ: Phật pháp đâu cĩ 2 loại? Từ đĩ Sư vào núi Kính Sơn tham thiền, nhờ vậy thấu triệt được nghĩa lý của 2 tơng Tánh Tướng. Nhân thấy Luật học suy vi, Sư quyết tâm xiển dương Giới Luật, soạn sách Tỳ-ni Thập Yếu. Trong lúc đang phân vân chưa biết nên theo tơng nào, Sư bèn đến trước Phật rút thẻ để định hướng. Và chọn được tơng Thiên Thai. Do đĩ, Sư dốc tâm nghiên cứu giáo nghĩa rồi cực lực hoằng dương tơng này bằng cách chú thích các Kinh Luận. Năm 56 tuổi, Sư nằm dưỡng bệnh tại Linh Phong, soạn Tây Trai Tịnh Độ Thi, đồng thời chỉnh lý lại 5 bộ sách về Tịnh Độ và đặt tên là Tịnh Độ Thập Yếu. Sau khi khỏi bệnh, Sư soạn thêm hai bộ sách khác là Duyệt Tạng Tri Tân và Pháp Hải Quan Lan. Đến tháng 10, bệnh tái phát, Sư để lại di chúc và làm bài kệ Cầu Sinh Tịnh Độ.
Tháng Giêng, năm Thuận Trị thứ 12 (1655). Sư ngồi kiết già trên giường, đưa tay chỉ về cõi Tây Pbương thị tịch, hưởng dương 57 tuổi, và 34 pháp lạp. Sư là người nghiêm cẩn, tinh chuyên, lìa bỏ danh lợi, kiên trì giữ giới, hoằng dương Luật tạng, sinh bình lấy việc đọc Tam Tạng và trước thuật làm sự nghiệp. Sư học tất cả giáo nghĩa của các tơng Pháp Tướng, Thiền, Luật, Hoa Nghiêm, Thiên Thai và Tịnh Độ, nhưng chú trọng nhất tơng Thiên Thai và chủ trương Phật, Nho, Đạo tam giáo nhất trí. Phạm vi nghiên cứu của Sư rất rộng nhưng kiến giải về tơng Thiên Thai là độc đáo nhất. Sư đề xướng Thiền, Tịnh, Giáo và Luật đều chung một đường và lấy việc niệm Phật cầu sinh Tịnh Độ làm trọng tâm.
Sau khi Sư thị tịch, đệ tử Thành Thời tơn thụy hiệu là Thỉ Nhâït Đại Sư. Người đời bấy giờ gọi sư là Linh Phong Ngẫu Ích Đại Sư, người sau suy tơn làm Tổ thứ 9 của tơng Tịnh Độ.
Các đệ tử của sư cĩ: Chiếu Nam, Linh Thịnh, Tính Đán, Đẳng Từ v.v… về trước tác khá nhiều, gồm cĩ:
– Lăng Nghiêm Kinh Huyền Nghĩa, 2 quyền.
– Lăng Nghiêm Kinh Văn Cú, 10 quyển.
– A-di-đà Phật Yếu Giải, 1 quyển.
– Kim Cương Kinh Phá Khơng Luận, 1 quyển.
– Phạm Võng Kinh Hợp Chú, 7 quyển.
– Trùng trị Tỳ-ni Sự Nghĩa Tập Yếu, 17 quyển.
– Tướng Tơng Bát Yếu Trực Giải, 8 quyển.
– Duyệt Tạng Tri Tân, 48 quyển.
– Chu Dịch Thiền Giải, 10 quyển.
– Tứ Thư Ngẫu Ích Giải, 4 quyển.
Tất cả gồm hơn 40 bộ. Đệ tử của sư là Thành Thời biên tập di văn của Sư đề là Ngẫu Ích Đại Sư Tơng Luận, gồm 10 quyển. (PQĐTĐ, tr.5019a)
9.- Luật sư HOẰNG TÁN (1611-1685).
Sư họ Châu, tự Tại Tham, quê ở Tân Hội Quảng Đơng, sinh vào cuối đời Minh, đầu Thanh, thuộc Thiền phái Tào Động. Tuổi trẻ học Nho, cĩ kiến thức rộng, lịch lãm, và cĩ tài văn chương. Lúc tuổi trưởng thành, Sư được bổ làm Giáo học tại huyện nhà. Sau khi nhà Thanh làm chủ Trung Quốc, Sư bèn xuất gia, nghiên cứu Thiền pháp, tham yết Đạo Khâu ở Đỉnh Hồ và nhận được ấn chứng. Bình sinh, Sư đặc biệt chú trọng đến những vấn đề thực tiễn, dốc lịng làm trịn bổn phận, tuy tinh tường Thiền học, nhưng thấy phong khí tùng lâm nặng tính phù hoa, khơng thật, nên rất đau lịng; do đĩ, khơng hề mở miệng nĩi về Thiền đạo một lời nào mà chỉ dốc sức hoằng truyền luật nghi, đề cao giới hạnh, lấy việc hoằng luật làm nhiệm vụ.
Sư thị tịch vào năm Khang Hy thứ 14 (1685), hưởng thọ 75 tuổi. Những trước tác của sư gồm cĩ:
– Đỉnh Hồ Sơn Mộc Cư Tại Tham Thiền Sát Cảo, 5 quyển.
– Thất Câu Chi Phật Mẫu Sở Thuyết Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh Hội Thích, 3 quyển.
– Tâm Linh Luận.
– Tứ Phần Giới Bổn Như Thích, 12 quyển.
– Quy Giới Yếu Tập, 3 quyển.
– Bát Quan Trai Pháp.
– Lễ Phật Nghi Thức v.v…
Tất cả khoảng 10 bộ (PQĐTĐ, tr. 1926b)
10. Luật sư HOẰNG NHẤT (1880-1942)
Sư họ Lý, tên Quảng Hầu, hiệu Thúc Đồng, là một bậc danh Tăng trùng hưng Luật học của phái Nam Sơn tại Đài Loan. Sư cịn cĩ tên là Thành Hề, tự là Tích Sương, tính tình tao nhã, điềm đạm, cĩ sở trường về thư hoạ và điêu khắc. Năm 26 tuổi, Sư sang Nhật Bản, vào học trường Thượng Dã Mỹ Thuật, chuyên nghiên cứu âm nhạc, sáng lập Xuân Liễu Kịch Xã, là bậc tiền khu vận động tân kịch của Trung Quốc. Sau khi về nước Sư dạy tại trường Cơng Nghiệp Chuyên Mơn và làm chủ bút tạp chí Thái Bình Dương.
Năm Dân Quốc thứ 7 (1918) Sư được 39 tuổi, thấy cuộc thế vơ thường, Sư bèn đem tất cả sách vở, họa phẩm v.v… tặng cho người khác, niêm phong những tấm điêu khắc quý giá, rồi đến chùa Đại Từ tại Khang Châu xin xuất gia với Thiền sư Liễu Ngộ. Sau đĩ Sư đến chùa Linh Ẩn thọ giới Cụ túc, được pháp danh là Diễn Âm, hiệu Hoằng Nhất. Thấy Tăng sĩ thường bị người đời hủy nhục do khơng giữ Giới Luật, vì thế Sư rất xĩt xa nên phát nguyện suốt đời chuyên nghiên cứu về Giới pháp. Ban đầu, Sư học luật của Hữu Bộ (Thập Tụng), nhưng về sau chuyên hoằng dương Nam Sơn Luật tơng, thường đi chân khơng, trơ trọi một mình vân du khắp nơi để giảng Kinh, hoằng pháp.
Năm Dân Quốc thứ 25, Sư về an trú tại chùa Phổ Tế, đĩng cửa đọc Đại Tạng Kinh. Về già, Sư tự đặt hiệu là Vãn Tinh Lão Nhân, lại cĩ hiệu là Nhị Nhất Lão Nhân. Tháng 10, năm Dân Quốc 31 (1942) Sư thị tịch tại dưỡng lão viện ở Tấn Giang, Ơn Lăng, thọ 63 tuổi đời, 24 hạ lạp.
Bình sinh Sư rất ngưỡng mộ Đại sư Ấn Quang, noi gương Ấn Quang khơng thu nhận đồ chúng, cũng khơng sinh hoạt theo lối các chùa mà chỉ dùng cách viết chữ để kết duyên với mọi người. Nếp sống thanh khiết, đạm bạc, cơ độc, mơ phạm của Sư cĩ ảnh hưởng rất lớn trong giới Phật giáo Dân Quốc từ ấy đến nay. Những trước tác của Sư gồm cĩ:
– Di-đà Nghĩa Sớ triết Lục.
– Tứ Phần Luật Tỳ-kheo Giới Tướng Biểu Ký.
– Thanh Lương Ca Tập.
– Hoa nghiêm Liên Tập.
– Giới Bản Yết-ma Tùy Giảng Biệt Lục.
– Tứ Phần Hàm Chú Giới Bản Giảng Nghĩa.
– Nam Sơn ĐaÏo Tổ Lược Phổ.
Hiện nay các tác phẩm của sư đã được kết tập thành Hoằng Nhất Đại Sư Pháp Tập, và được tàng trữ tại nơi thờ tự Sư. (PQĐTĐ, tr.1919b)
11. Luật sư TỪ CHU (1877-1958)
Sư họ Lương, pháp danh Phổ Hải, quê ở Tùy Huyện, Hồ Bắc. Sư xuất gia năm 33 tuổi. Sau khi thọ giới, Sư giữ Luật tinh nghiêm, thực hành Tịnh Độ, tu quán pháp giới, chú tâm xiển dương Giới Luật, sự hoằng hĩa của Sư rất rộng rãi.
Tháng Giêng, năm Dân Quốc 47 (1958), Sư thị tịch, thọ 81 tuổi đời, 48 Tăng lạp, trước tác của Sư để lại gồm cĩ:
– Tỳ-ni Tác Trì Yếu Lục.
– Bồ-tát Giới Bản Sớ.
– Đại Thừa Khởi Tín Luận Thuật Ký.
– Phổ Hiền Hạnh Nguyện Phẩm Thân Văn Ký. (PQĐTĐ, tr.5800b).
2. Việc xiển dương Luật học tại Việt Nam
Vấn đề truyền thừa Luật tơng ở Việt Nam khơng rõ manh mối. Trái lại, sự truyền thừa Thiền tơng thì khá quy mơ, nhất là vào thời đại nhà Lý và đầu nhà Trần. Thế nhưng, từ cuối đời Trần trở đi, Thiền tơng nĩi riêng và Phật giáo nĩi chung rơi vào tình trạng suy trầm, tuy cĩ một số vị Cao Tăng quan tâm đến cơng tác hoằng pháp, lo việc trước thuật nhưng khơng được khởi sắc lắm. Qua những cơng trình của các bậc tơn túc để lại, ở đây chúng tơi chỉ ghi nhận những cống hiến liên quan đến Giới Luật mà thơi. Cịn phần tiểu sử của các Ngài vị nào muốn rõ, xin xem các cuốn sử Phật giáo Việt Nam.
1. Thiền sư HƯƠNG HẢI (1628-1715) cĩ: Giải Sa-di Giới Luật.
2. Thiền sư PHÁP CHUYÊN (Luật Truyền, Diệu Nghiêm) (1726-1798)
– Quy Sơn Cảnh Sách Cú Thích Lược Ký.
– Tỳ-ni Oai Nghi Sa-di Cảnh Sách Ấn Chú Yếu Lược.
– Tỳ-ni Nhật Dụng Thiết Yếu Phát Ẩn Âm Chú.
– Sa-di Luật Nghi Yếu Lược Tăng Chú.
– Sự Nghĩa Luật Yếu Lược.
Các tác phẩm trên, một số đã in, số cịn lại là những bản thảo lưu trữ tại chùa Từ Quang Phú Yên, nhưng bị trận hỏa hoạn năm 1929 thiêu hủy tất cả. (theo Lịch Sử Phật Giáo Đàng Trong, Nguyễn Hiền Đức – xuất bản 1995, tập 2, tr.14)
3. Thiền sư TỒN NHẬT (viên tịch khoảng đầu thế kỷ 19: 1831-1835) cĩ: Sa-di Oai Nghi Tăng Chú Giải Ngụy Tự Tiểu Thiên.
4. Thiền sư CHÁNH THÀNH (1872-1949).
– Tứ phần như thích (dịch)
– Bồ-tát Giới Kinh.
– Tỳ-kheo Giới Kinh.
– Sa-di Sớ.
– Tỳ-ni Hương Nhũ.
Hầu bết đều là bản thảo.
5. Thiền sư TRÍ HẢI (Bích Liên) (1876-1950)
– Quy Sơn Cảch Sách, dịch Nơm.
6. Thiền sư HUYỀN Ýù (1891-1951).
– Sa-di Luật Diễn Nghĩa
7. Thiền sư TUỆ TẠNG (1889-1959)
– Kinh Phạm Võng Giải.
– Sa-di Luật.
8. Thiền sư KHÁNH ANH (1895-1961)
– Tại Gia Cư Sĩ Luật.
9. Thiền sư THIỆN HỊA (1907-1978)
– Giới Đàn Tăng.
– Tỳ-kheo Giới Kinh.
10. Thiền sư BỬU CHƠN (1911-1979)
– Tứ Thanh Tịnh Giới.
11. Thiền sư TRÍ HẢI (Thanh Thao) (1906-1979)
– Nghi Thức Thọ Tam Quy.
– Sa-di Luật (Dịch), 2 tập.
12. Thiền sư HỘ TƠNG (1893-1981)
– Luật Xuất Gia, 2 quyển
13. Thiền sư TRÍ THỦ (1909-1984)
– Nghi thức truyền Giới Tại Gia và Bồ-tát Thập Thiện.
– Luật Tỳ-kheo.
– Yết-ma Yếu Chỉ.
– Tứ Phần Hiệp Chú, 2 quyển.
14. Thiền sư HÀNH TRỤ (1904-1984)
– Sa-di Luật Giải.
– Quy Sơn Cảnh Sách.
– Tứ Phần Giới Bổn Như Thích.
– Phạm Võng Bồ Tát Giới.
– Tỳ-kheo Giới Kinh. ‘
15. Thiền sư GIỚI NGHIÊM (1921-1984)
– Luật Tạng Pàli.
16. Thiền sư BÌNH MINH (1924-1988)
– Yết-ma Chỉ Nam (dịch).
17. Thiền sư THIỆN CHƠN (1914-1992).
– Luật Tứ Phần Hiệp Chú.
– Luật tứ phần Tỳ-kheo-ni Lược Ký.
– Tỳ-ni Hương Nhũ.
18. Thiền sư ĐƠN HẬU (1905-1992).
– Cách Thức Sám Hối Các Tội Đã Phạm.
– Luật Tứ Phần Tỳ-kheo-ni Sao.
Ở đây chỉ nêu một số trước tác phiên dịch về luật học của những vị đã viên tịch. Ngồi ra, những vị cịn hiện hữu, nếu cĩ những tác phẩm Luật học cĩ giá trị sẽ được ghi nhận ở phần tư liệu tham khảo.

Add Comment