Lịch sử Phật giáo Việt Nam: Chương 12 – Về Trí Bân và Giải hàn thực tán phương

LỊCH SỬ PHẬT GIÁO VIỆT NAM
Từ Khởi Nguyên Đến Thời Lý Nam Đế
Tiến sĩ Lê Mạnh Thát
Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại Thành Phố Huế thực hiện
Nhà Xuất Bản Thuận Hóa Huế 1999
Về Trí Bân và
Giải Hàn thực Tán Phương

Chương XII – Về Trí Bân và Giải hàn thực tán phương

Kể từ ngày Mâu Tử chống lại việc chữa bệnh bằng tàn nhang nức tải và Quế Phụ khám phá dược tính của quế chi cho tới Đạo Huệ được mời vaò kinh đô chữa bệnh cho hoàng cơ cuả Lý Anh Tôn, trong khoảng gần một ngàn năm này tình trạng y dược học tại nước ta chưa bao giờ được nghiên cứu tới. Chúng tôi do đó đề nghi cung hiến một vài tư liệu dưới đây về một nhà sư Trung Quốc bị đuổi ra Giao Châu và cuốn sách dược học cuả ông, giả thiết rằng, kiến thức y dược cuả ông quả đã ảnh hưởng tình trạng hiểu biết phát triển y dược Việt Nam ở những thế kỷ sau. Giả thiết này dĩ nhiên không đến nỗi quá tưởng tượng hay xa vời, cứ vào thông lệ của những phát triển song song trong lịch sử Phật giáo Việt Nam kiểu Vô Ngôn Thông với Cảm Thành hay Tiêu Diêu với Tuệ Trung thượng sĩ. Hơn nữa, lịch sử y dược Việt Nam đạt đến cao độ với sự ra đời Nam dược thần diệu của thiền sư Tuệ Tĩnh. Thế thì, tối thiểu ta phải giả thiết nó đã phát triển trong một truyền thống nào đó.

Trước Tuệ Tĩnh ta có Đạo Huệ, trước Đạo Huệ vì vậy phải có một số người mà trong ấy ta phải kể tới nhà sư Trung Quốc bị đày nói trên. Ngoài ra, như sẽ thấ, nhà sư này là một đồng đại của Huệ Lâm. Và Huệ Lâm cũng như Quân thiện luận của ông đã là chủ đề bàn cãi khá sôi nổi trong Sáu lá thư xưa nhất của lịch sử văn học và Phật giáo nước ta, mà chúng tôi đã có dịp bàn cãi. Tác phẩm y dược của nhà sư ấy do thế chắc cũng gợi lên khá nhiều phản ứng giữa tập thể Tăng già Việt Nam. Cứ vào bằng cớ trường hợp trên, nhà sư và tác phẩm y dược của ông đáng nên bàn cãi trong khuôn khổ của lịch sử phát triển y dược Việt Nam, dẫu ngày nay ta hiện chưa có một chứng tích nào bày tỏ ảnh hưởng thực sự của nó. Vậy thì, nhà sư ấy là ai và tác phẩm đó là gì?

Về Trí Bân

Cao Tăng truyện quyển 7 ĐTK 2059 tờ 373c11-1 trong khi mô tả cuộc đời và sự nghiệp của Tăng Cẩn, đã chêm thêm một đoạn sau: “Trước đó Sa-môn Trí Bân lần đầu tiên thay Đàm Nhạc làm tăng chính. Bân cũng bực lấy đạo đức làm tôn chi, giỏi về Tam luận và Duy ma, Tư ích, Mao thi, và Trang lão; sau vụ Nghĩa gia cấu hấn, người đương thời dèm pha Bân rằng “Bân hành đạo vì vụ Nghĩa gia”; nên bèn bị đuổi ra Giao Châu”. Hơn một trăm năm sau, mục y gia trong Kinh tịch chi của Tùy thư quyển 24 tờ 16b8-9 đã ghi: “Giải hàn thực tán phương 2 quyển Thích Tri Bân soạn”. Nhà sư cùng tác phẩm chúng tôi muốn nói tới, như vậy không gì khác hơn là Trí Bân và Giải hàn thực tán phương.

Về nhà sư Trí Bân, ngày nay ta không thể biết gì hơn là đoạn chêm thêm vừa dẫn của Cao Tăng truyện. Chúng ta biết ông thay Đàm Nhạc làm Tăng chính, nhưng không biết Đàm Nhạc là ai và ông thay người này vào lúc nào. Cùng một cách, mặc dù Huệ Hạo bảo ông thông thạo cả lý thuyết Phật giáo, mà Tam luân, kinh Duy ma và Tư ích là những thí dụ, lẫn những học thuật thế tục kiểu kinh Thi với chú dẫn của họ Mao cùng Lão Tử và Trang Tử. Hạo không cho biết gì hết về kiến thức y dược của Bân. Cuối cùng, tuy ghi lại lý do tại sao Bân bị đuổi ra nước ta, đấy là vụ khởi hấn Nghĩa gia, Huệ Hạo không ghi rõ Bân chính thức bị đuổi vào năm nào. Đứng trước những mập mờ và bất xúc này, việc viết lại cuộc đời của Trí Bân do thế tất không phải là dễ dàng. Tuy nhiên, dẫu hai chi tiết đầu không ích lợi gì mấy, chi tiết cuối cùng về vụ gây hấn Nghĩa gia có thể giúp ta xác định một cách khá tương đối thỏa mãn thời gian Bân bị đuổi ra nước ta. Thế thì, vụ khởi hấn Nghĩa gia là vụ gì, để cho Bân vướng mắc?

Như hầu hết các cuộc nối ngôi của những triều đại thời Nam Bắc phân tranh tại miền Nam, những vua chúa nhà Lưu Tốn trong hơn 50 năm trị vì của nó đã nối ngôi nhau qua những vụ phế lập đẫm máu. Thiếu đế bị giết khi Văn đế lên ngôi. Rồi Văn đế bị chính bàn tay con mình giết, khi Hiếu Vũ đế tự vị. Hiếu Vũ đế chết năm 464 lúc mới 35 tuổi. Đứa con trưởng của ông là Lưu Tứ Nghiệp tức vị hoàng đế, một đứa trẻ 16 tuổi, mà đã hoang chơi tàn phá, như lời chiếu lên ngôi của Minh đế mô tả: “Tử Nghiệp hung ác điêu ngoa, chống lại tính trời, mặt người lòng thú, lúc mới 8 tuổi mà đã phản đạo bại đức, từ những năm này, xâm vũ ngũ thường, bỏ trệ tam chính”. Nghiệp lên ngôi tháng 5, thì đến tháng 11 năm sau, bị những bộ hạ Thọ Thúc Chi, Nguyễn Điền Phu, Lý Đạo Nhi giết. Tháng 12, Lưu Hữu Bính người con thứ 11 của Văn đế tức vị xưng Thái Tôn Minh hoàng đế, cải nguyên Thái Thỉ nguyên niên. Tử Nghiệp trở thành Tiền phế đế.

Trong khi những biến cố này xảy ra ở Kiến Nghiệp, một vận động đang thành hình chung quanh Lưu Tử Huân, nhằm phế Nghiệp và lập Huân làm hoàng đế, tại Tầm Dương dưới sự lãnh đạo của Đặng Uyển. Nhưng trước khi Huân hành động, Nghiệp đã bị giết và Bính lên ngôi. Bính liền phong cho Huaân làm xa kỵ tướng quân khai phủ nghi đồng tam ty. Song, như Tống thư quyển 80 tờ 2b4-9 và Nam sử quyển 14 tờ 17a1-3 viết: “Uyển không nhận lệnh; Thái Thỉ năm thứ 2 tháng giêng đế ở Tầm dương, đặt niên hiệu Nghĩa gia, đặt đủ bách quan, bốn phương hưởng ứng; năm đó bốn phưong triều cống, tất cả đều tới chầu Tầm Dương; đến khi quân của Uyển bại, Tử Huân bị giết, lúc bấy giờ tuổi mới 11, chôn ở Lô Sơn Tầm Dương”. Nghĩa gia như vậy là niên hiệu của Lưu Tử Huân, người con thứ ba của Hiếu Vũ đế. Vụ khởi hấn Nghĩa gia do đó chính là vụ dành ngôi giữa Huân và Bính, mà sau khi thắng trận đã được biết là Minh đế. Vụ này xảy ra vào năm Thái Thỉ thứ hai, tức năm 466.

Bây giờ, cứ Cao Tăng truyện thì Trí Bân bị đuổi ra nước ta vì vụ khởi hấn Nghĩa gia. Bân đến nước ta do đó phải sau năm 466 không lâu. Không lâu, bởi vì 1) khi đã lên ngôi, Minh đế liền sắc vị thầy của mình là Tăng Cẩn làm “thiên hạ tăng chủ” thay thế Bân, và 2) Thời gian cách vụ Nghĩa gia không xa để cho lời dèm pha kiểu trên thực sự có một khả năng cảm kích nào đối với Minh đế và những người trong cuộc. Bằng vào lời dèm, thì Bân hình như đã có một tham dự vào vụ khởi hấn ấy. Nhưng nếu tìm xem những tư liệu liên hệ đặc biệt tiểu sử những người chủ mưu như Đặng Uyển trong Tống thư quyển 84 tờ 1a5-12a13, chúng ta không tìm thấy một ghi chú về vai trò của Bân, trừ một ghi chú nào về việc thiết lập đàn tràng vào khoảng tháng 12 năm 465, mà thông thường thì phải đòi hỏi sự tham dự của những nhà sư_1″.

Đương nhiên, như Cao Tăng truyện bảo, nó là một lời dèm. Là lời dèm, nó tất không thể có một sự thật nào. Hơn nữa, Bân lại là một người “diệc ức vi tật tôn”, do thế, nếu báo cáo của Cao Tăng truyện có thể tin được, ông chắc chắn không đến nỗi quá dính líu, kiểu lời dèm pha ám chỉ. Dẫu vậy, với những mập mờ nói trên, dù lính líu hay không đến nỗi quá dính líu, kiểu lời dèm pha ám chỉ. Dẫu vậy, với những mập mờ nói trên, dù dính líu hay không, Bân đã bị đuổi ra nước ta, phải sau năm 466. Thời gian đến nước ta từ đó không thể xác định được một cách chính xác đáng muốn. Điểm chắc chắn là, ông phải đến trước tháng năm năm 468, khi Trương Mục chết và Lý Trường Nhân giết “Bắc lai bộ khúc” của Mục đế tự xưng làm thứ sử, mở đầu một giai đoạn tự trị khá lâu kéo dài tới gần một thế kỷ với một vài đứt đoạn không đáng kể, tạo cơ hội cho việc xưng đế của Lý Bôn năm 544. Bân phải đến trước năm 468, bởi vì sau năm đó ngay cả thứ sử được cử cũng không dám tới nước ta, huống nữa là những kẻ bị đày như Bân.

Bân tới nưóc ta như vậy khoảng giữa những năm 466-468. Ông đã làm gì trong khoảng thời gian lưu trú này, chúng ta ngày nay không thể nào biết được. Nhưng cứ vào trường hợp của những nhà sư Trung Quốc khác, ông hẳn phải sống một cách tích cực và tiếp tục công cuộc dạy dỗ cũng như hành đạo của mình. Đặc biệt khi ông là một tăng chính như hành đạo của mình. Đặc biệt khi ông là một tăng chính của tổ chức Phật giáo Trung Quốc và có một kiến thức quảng bác gồm kiêm cả kiến thức Phật giáo và thế tục. Như Huệ Hạo đã bảo, ông “giỏi Tam luận và Duy ma, Tư ích, Mao thi, Trang Lão”. Tam luận dĩ nhiên là ba luận văn cơ sở của trường phái Trung đạo Long thọ, đấy là Trung luận, Thập nị môn luận và Bách luận. Duy ma tức kinh Duy ma cật. Tư ích tức kinh Tư ích. Mao thi tức kinh Thi đọc theo bản sao và chú giải của Mao Hưong và Mao Trường.

Trang Lão tức Trang Tử và Lão Tử. Với một liệt kê này, người ta cũng có thể thấy, học thức của Trí Bân là một học thức tam giáo với một thiên trọng Phật giáo. Từ một học thức loại ấy, chúng ta tất không có gì ngạc nhiên nếu Bân đồng thời cũng là một y sĩ.
Tình trạng Phật giáo Trung Quốc vào thế kỷ thứ năm, đặc biệt là vào thế kỷ đó, đã không phải gồm những nhà sư chỉ biết tụng kinh điển. Ngược lại, những nhà sư vào thời đó phần lớn là những nhà sư sống một cuộc đời tích cực, tham dự hầu hết vào mọi sinh hoạt thế sự, tùy theo khả năng của từng người. Ai giỏi lý luận, học thức thì tham dự vào việc hoằng pháp, dịch kinh, dạy dỗ đồ chúng. Ai giỏi thuốc men thì đi chữa bệnh cho mọi người. Ai quá u tối ít hiểu biết thì tham dự vào công tác cày cấy sản xuất. Chính vì sự sống đầy tích cực và vì tha nhân này của tầng lớp tăng già, mà Phật giáo thời Nam bắc triều Trung Quốc là một Phật giáo hưng thịnh và mở đường cho những hưng thịnh về sau dưới thời Tùy Đường.

Viết Thích xích luận vào khoảng năm 407, Đạo Hoàng đã phải ghi “hoặc có người khai khẩn cày cấy ruộng đất, cùng với nông phu một giòng; hoặc có kẻ bán buôn đổi chác, cùng với mọi người tranh lãi, hoặc có vị rốt chí nghiên cứu y học, khinh chết thuốc chữa lạnh nóng; hoặc chế tạo ra máy móc kỳ khôi, để giúp có một sinh nghiệp”. Mặc dù những nhà sư sống cuộc đời vừa mô tả đã bị Hoằng ghép với những người “hoặc chiêm tướng hồ hư, vọng luận cát hung; hoặc ngụy đạo giả quyền yêu tạ thời ý; hoặc tư súc ủy tích di dưỡng hữu dư; hoặc chỉ chưởng không đàm, tọa thực bách tánh”, và lên tiếng chê trách là “đức bất xứng phục, hành đa vi pháp, tuy tạm hữu nhất thiện, diệc hà túc dĩ tiêu cao thắng chi mỹ”, chúng ta phải kể họ là những người đáng kính và đáng phục.

Chính trong bầu không khí “hoặc có vị rốt chí nghiên cứu y họoc, khinh chế thuốc lạnh thuốc nóng” này, mà Phật giáo Trung Quốc trong cùng một lúc đã đóng góp cho y học nhiều tài ba hơn bất cứ thời nào hết. Chỉ dần kiểm soát lại mục Y gia trong Kinh tịch chí của Tùy thư quyển 24 tờ 16a8-19b13, tối thiểu 12 tác phẩm đã được ghi lại do những nhà sư Trung Quốc đích nhiên viết, nếu trừ những sách y học nhập cảng từ Ấn Độ, đấy là Hàn thực tán đối liệu 1 quyển của Thích Đạo Hồng, Hàn thực giải tạp luận 7 quyển của Thích Huệ Nghĩa, Giải tán phươg 1 quyển của cùng người, Dược phương 30 quyển của Thích Tăng Thân, Chư dược dị danh 10 quyển của Sa môn Hành Cử, Đơn phức yếu nghiệm phương 2 quyển của Thích Mạc Mãn, Thích Đạo Hồng phương 1 quyển, Liệu bách bệnh tạp hoàn phương 3 quyển của Thích Đàm Loan, Luận khí trị liệu phương 1 quyển của cùng người, Nghị luận bị dự phương 1 quyển của Vu Pháp Khai, và Thích Tăng Khuôn châm chích 1 quyển, cộng thêm với 2 cuốn Giải hàn thực tán phượng hưởng của Bân. Tất cả chúng đều viết trước thế kỷ thứ 7. Ảnh hưởng của họ đối với những nhà y học về sau quả đã vĩ đại. Những người như Sào Nguyên Phương, Tôn Tư Mạo, Lý Đào, Trầm Quát v.v.. đã tiếp tục dẫn chứng và bàn cãi trong tác phẩm của mình. Giữa 11 nhà sư y sĩ vừa kể, ngoài Bân ra, chỉ Vu Pháp Khai, Đàm Loan và hình như Huệ Nghĩa là đã được ghi lại trong Cao Tăng truyện và tục Cao Tăng truyện, trong đó tiểu sử của Khai la lôi cuốn hơn hết về phương diện y học liên hệ với Phật giáo.

Cao Tăng truyện quyển 4 tờ 35a13-b12 viết: “Vu Pháp Khai, không biết người xứ nào, đến làm đệ tử của Lan Công, nghĩ sâu giải ngờ, thấy ý ngoài lời, giỏi Phóng quang và Pháp Hoa, lại học thuật của Kỳ bà, rõ thông y pháp, thường đi khất thực, (một hôm) đến nhà một chủ nhân, gặp người vợ đang nguy cấp vì tảo sinh, mọi trị liệu đều khôg nghiệm, cả nhà đem trình Khai, Khai nói: “Bệnh đây dễ trị”; người chủ liền giết dê, muốn đem làm chuyện cúng kính bậy bạ; Khai bảo trước lấy một ít thịt nấu canh, đem cho uống; xong, Khai nhân đó khí châm, thì chỉ trong chốc lát một cái bào thai với thai nhi lòi ra. Năm Thăng Bình thứ năm (361) Hiếu Tôn đau, Khai xem mạch, biết là không khỏi chết, nên sau không chịu vào nữa Hoàng hậu Khương Hiến ra lệnh nói: “Đế nhỏ dại không khoẻ, ngày hôm qua cho gọi Vu công vào xem mạch; thì Vu công chỉ tới trước cửa, mà không chịu vào, dùng mọi thứ từ chối sợ sệt, nên bắt giao ngục quan”.

Bỗng chốc, đế băng; Khai do thế dược miễn, trở về Thạch thành vùng Diệm huyện, tiếp tục sửa sang chùa Nguyên hoa. Sai Khai dời đến ở chùa Linh Thứu núi Bạch, thường cùng với Chi Đạo Lâm tranh luận về vấn đề tức sắc không nghĩa. Hà Mặc đất Lỗ giang trình bày vấn nạn của Khai. Hy Siêu đất Cao Bằng tuyên thuật trả lời của Lâm. Nó đang còn truyền lại ở đời. Khai có đệ tử là Pháp Uy (…) Có người hỏi Khai: “Pháp sư cao minh cương giãn, sao còn nghiên cứu y thuật” Khai đáp: “Rõ lục dộ để trừ bệnh bốn ma, tập luyện chín hầu, ấy để trị bệnh phong hàn; tự lợi, lợi người, ấy không được sao?” Năm 61 tuổi, Khai mất ở Sơn Tự”.

Đọc qua tiểu sử âý của Khai, ta đã thấy những nhà sư ý sỹ Phật giáo vào thế kỷ thứ IV đã làm việc như thế nào, đặc biệt là Khai chữa bệnh tảo sinh cho một sản phụ. Đây phải kể là thí dụ đầu tiên trong lịch sử y học về sự dùng phương loại nhân tạo để đỡ đẻ một người mắc chứng tảo sinh. Điểm lôi cuốn hơn nữa là, việc Khai đang nguy cấp. Làm thế, Khai dưới một góc độ nào đó có thể phạm tội “Tăng tàn” nếu không là “ba la di” gồm lại trong hai cuốn Giải hàn thực tán phương do Kinh tịch chí của Tuỳ thư ghi ra. Giải hàn thực tán phương ngày nay đã thất lạc, những vẫn còn sống sót cho tới thế kỷ thứ 12, lúc Trịnh Tiếu (1104-1162) kê lại trong mục y gia phần nghệ văn chí của Thông chí. Những tác phẩm y học viết từ thời Tùy trở về sau như Chư bệnh nguyên hầu luận của Sào Nguyên Phương dời Tùy. Thiên kim phương và Y tâm phương của Tôn Tư Mạo đời Đường sơ, Ngoại đài bí yếu của Vương Đào thời Trung Đường, Tiểu Phẩm phương của Trần Diên Chi v.v.. chắc có dẫn Bân, như một số nghiên cứu đã báo cáo. Thế thì Hàn thực tán phương là gì, mà Bân phải viết một cuốn sách về việc giải độc nó?

Về Hàn Thực Tán Phương

Như Dư Gia Tích trong Hàn thực tán khảo_1 đã vạch ra, trong số những cuốn sách Trung Quốc hiện còn. Thế thuyết tân ngữ là cuốn xưa nhất nói đến tên Hàn thực tán. Nó nằm trong một chú thích của Lưu Hiếu Tiêu (462-521) cho một câu dẫn của Lưu Nghĩa Khánh (403-444) ở thiên ngôn ngữ của Thế Thuyết tân ngữ quyển thượng tờ 23b4-7 về lời nói của Hà Yến (Bình Thúc), theo đấy “phục ngũ thạch tán thì không phải nhằm trị bệnh mà cũng còn làm thần minh khai lãng”. Để giải thích ngũ thạch tán là gì, Tiêu dẫn Hàn thực tán luận của Tần Thừa Tố nói rằng: “Phương thuốc hàn thực tán, tuy xuất hiện từ đời Hán, nhưng người ta ít dùng, cho nên không truyền lại; tới thượng thư Hà Yến đời Ngụy mới bắt đầu dùng có thần hiệu, do đó đại hành ở đời, người phục tiếp nối nhau.

Giải thích ngũ thạch tán bằng hàn thực tán, Tiêu như vậy đồng nhất hai tán ấy với nhau. Điểm này, hai thế kỷ sau, Tôn Tư Mạo trong Thiên kim dực phưong quyển 22 nói rõ lý do như sau: “Phàm ngũ thạch tán, trước gọi là thực tán, vì muốn nói, dùng thứ tán này người ta phải ăn lạnh, rửa bằng nước lạnh để lấy lạnh, chỉ rượu là uống trong khi nó trong uống. Không thế thì trăm bệnh sinh ra”.

Nhưng Phật giáo Trung Quốc thời ông và về sau đã không một lần lên tiếng, bởi vì họ biết rằng, chính bằng những hành động kiểu của Khai, mà những vị Bồ Tát và lý thuyết tình thương không bến bờ của Phật giáo Ấn Độ đã trở thành những hình ảnh sống động trong cuộc đời thường nhật của người Trung Quốc và lôi cuốn sự tưởng tượng của họ. Phật giáo, đã thành công sống giữa lòng người Trung Quốc, ấy là nhờ đến những hành động nhỏ mọn kiểu đó của những người nhỏ mọn như Vu Pháp Khai. Cứ tiểu sử trên, là đệ tử của Vu Pháp Lan. Như ta đã biết, đã bỏ mình trên đất nước ta cùng với người đệ tử Vu Đạo Thúy. Về Thúy, Cao Tăng truyện bảo là “thiện y dược” – giỏi y dược. Vậy trước Bân của thế kỷ thứ 5, vào khoảng năm 320, nước ta cũng có một nhà sư y sĩ Trung Quốc khác/ đó là Vu Đạo Thúy, dù Thúy không thể chữa được bệnh của mình, nên phải mất lúc 31 tuổi. Hai đệ tử của Lan như vậy đều là những ngưòi giỏi việc chữa bệnh và cho thuốc.

Khai không những giỏi chữa bệnh, mà còn ngay cả có một cái nhìn khá phóng túng về việc ăn uống. Cứ mô tả trên, thì ngưòi nhà giết dê, tưởng cách chữa bệnh Phật giáo của Khai giống như những thầy phù thủy cùng thời, đấy là cúng kính cầu trời, để cho Khai cầu đảo. Khai không những không ngăn cản, mà còn bảo lấy thịt nấu canh. Bảo thế, Khai có thể phạm sát sanh, một ba la di khu trục ông ta khỏi tổ chức Phật giáo, bởi vì ông đã tuỳ hỷ và tham dự trong hành động giết hại một sinh mạng để lấy thịt nấu canh. Mặc dù Khai dùng thịt dê một cách đúng đắn, ấy là để ăn, chứ không phải là cầu đảo cúng tế bậy bạ, kiểu như thầy phù thủy, ông hẳn phải mắc tội vừa nói. Một lần nữa, lịch sử Phật giáo không một lần lên tiếng. Nhưng điểm này vạch ra, ngoài ý nghĩa y học, nhằm cho thấy, tự nguyên ủy Phật giáo mang một tính chất bao dung và nhân đạo nồng nàn.

Chính trong truyền thống y học Phật giáo đó và trong bầu không khí đầy công tác y học của Trí Bân hình thành. Nó ngày nay chỉ vỏn vẹn nghỉ ngơi lạnh, bởi vì khi thuốc phát ra nó nóng”. Gọi hàn thực tán như vậy, bởi vì nó là một phương thuốc, mà, nếu dùng, ngưòi ta phải ăn uống tắm rửa nghỉ ngơi trong những điều kiện lạnh, trừ rượu là phải uống nóng. Hàn thực là ăn lạnh. Lịch sử xuất hiện của nó, như Tần Thừa Tổ đời Lưu Tống đã vạch ra như trên, bắt đầu từ thời Hán, nhưng phải đợi đến Hà Yến (?-249) người rể của Tào Tháo ứng dụng mới phổ cập vì tinh thần hữu hiệu của nó.

Sào Nguyên Phương trong Chư bệnh nguyên hầu tổng luận quyển 6 dưới mục Hàn thực tán phát hầu thiên đã mô tả lịch sử ấy một cách chi ly hơn bằng việc dẫn chính lời báo cáo của vị y sư nổi tiếng nhất thời Tấn là Hoàng Phủ Mật (212-282). Theo Mật thì “phương thuốc hàn thực, người đời không biết nó. Có kẻ nói nó do Hoa Đà. Có người nói nó do Trọng cảnh chế ra. Cứ sự thật mà khảo, thì Hoa Đà tinh vi về y thuật nhưng đơn giản về phương dược, còn Trọng Cảnh học dược hắn tán tử thạch anh phương của họ Hầu, dù có thay đổi đi một chút, nhưng tiết độ trong việc dùng chúng thì vẫn giống nhau. Như vậy, hai phương thuốc hàn thực loại thảo và loại thạch đều do Trọng Cảnh chế ra, không phải là Hoa Đà vậy. Hơn nữa, cách chữa trị của Đà lại gồm chỉ một việc mổ xẻ cắt xén ruột bụng, rửa ráy ngũ tạng, mà không thuần túy dùng dược phương.

Trọng Cảnh tuy y thuật không tinh vi bằng Đà, song trong việc xác định mục đích của dược vật, bàn cãi điều kiện thích nghi của loại thảo và loại thạch, thì lại rất diệu tuyệt hơn hết mọi y sỹ. Đến việc chữa trị bằng phương hàn thực, Cảnh nghĩ, nó chỉ đem ra chống lại những bệnh chí nan, đánh lại nhũng bệnh thậm khổ. Gần đây thượng thư Hà Yến, đam hiểu thanh sắc, mới bắt đầu phục thứ thuốc này, lòng thêm khai lãng, thể lực chuyển mạnh. Người ở kinh sư ùa theo, nối đuôi truyền thụ cho nhau. Cái khổ suốt đời đều không làm cho người ta dứt việc dùng nó vào sự làm lành bệnh trong một buổi sáng. Mọi người đều ưa cái lợi trưóc mắt, mà không thấy được cái khổ hoạn về sau. Sau khi Yến chết, người phục càng nhiều, cho đến nay vẫn không hết. Tôi cũng có tham dự vào việc phục này. Có khi nó bạo phát không thường, làm cho người ta chết yểu.

Nên người em bà con của tôi là Trường Hộ, lưỡi trụt xuống cổ; Đông Hải vương Lãng Phu, ung thư chận lưng, Tần Trương Tự đất Lũng tây thịt xương sống bị cháy lở và Triệu Công Liệt đất Thục Quận; sáu cái chết này ở Trung Hạ đều do hàn thực tán gây ra cả. Người phục nó, kẻ sống lâu thì tới khoảng vài chục năm, kẻ sống gần thì khoảng sáu năm. Tôi tuy thấy được bệnh dứt, nhưng không khác gì cái cười của một ngưòi bị chết chìm. Dẫu thế, kẻ bị bệnh ở đời không lấy thế làm điều răn; những kẻ phục nó bị thất tiết lại còn đến phần lớn hỏi tôi cách trị. Tôi bèn bùi ngùi than rằng: “Y sĩ đời nay, y thuật thì không tinh vi bằng Hoa Đà, xác định thuốc thì không bằng Trọng Cảnh, thế mà lại tranh nhau phục lấy thứ thuốc chí na, để triệu lấy cái hoạn thậm khổ, số người chết yểu thật không thể kể xiết”.

Đấy là báo cáo về nguồn gốc và tình trạng dùng hàn thực tán vào thế kỷ thứ 3 của nhà y dược nổi tiếng của Trung Quốc thời xưa. Phương thuốc tán hàn thực này là do Trượng Trọng Cảnh học lấy từ một y sĩ họ và thuộc về loại thảo. Thứ kia gọi là tử thạch anh phương và dĩ nhiên là thuốc về laọi thạch. Cứ Kim quĩ yếu lược quyển thượng dưới mục thứ năm về Trúng Phong lịch tiết manh chứng tinh trị, thì phương Hắn tán của họ Hầu được xác định thế này: “Phương Hắc tán của họ Hầu, dùng trị bệnh đại phong, tứ chi khó chịu nặng nề, trong lòng ghét lạnh không đủ:

Cúc Hoa 40 phân
Bạch truật 10 phân
Mẫu lễ 3 phân
Phòng phong 10 phân
Phàn thạch 3 phân
Dương qui 3 phân
Khung cùng 3 phân
Tế tân 3 phân
Phục linh 3 phân
Kết cánh 3 phân
Nhân sâm 3 phân
Hoàng linh 5 phân
Càn cương 3 phân
Quế chi 3 phân.

Trên đây là 14 vị nghiền nát thành tán, uống với rượu một thìa tấc vuông, uống một ngày một lần; trong 20 ngày đầu uống với rượu nóng, cấm tất cả thịt cá và tỏi lớn, thường phải ăn lạnh, 60 ngày thì thôi, tức thuốc chứa lại trong bụng không xuống. Hễ ăn nóng thì thuốc xuống. Ăn lạnh tức giúp sức thuốc vậy”

Về thứ tử thạch anh phương, mục Tạp liệu phưong cũng của Kim quỹ yếu lược quyển hạ viết: Trị thương hàn khiến không bao giờ đau trở lại là tử thạch hàn thực tán phương:
Tử thạch anh 10 phân
Bạch thạch anh 10 phân
Xích thạch chi 10 phân
Chung nhú 10 phân nung rồi giã nhỏ
Quĩ cửu 10 phân
Thái nhất dư lương 10 phân đốt
Phụ tử 4 phân rang
Quát lữ căn 10 phân
Phòng phong 10 phân
Kết cánh 10 phân
Văn cấp 10 phân
Quế chi bỏ vỏ 4 phân
Càn cương 4 phân

Trên đây là 13 vị, nghiền nát thành tán, uống với rượu một thìa tấc vuông”. Bằng hai báo cáo này, nó trở thành rõ ràng là, hắc tán được gọi là hàn thực tán loại thảo, bởi vì hơn 4/5 trong số 14 vị của nó thuộc về loại cỏ, trong khi chỉ hơn 2/3 trong số 13 vị của tử thạch hàn thực tán là thuộc cùng loại. Xếp tử thạch hàn thực tan vào loại thạch do thế không có gì đáng ngạc nhiên hết. Điểm đáng ngạc nhiên là, cả hai phương vừa kể đều nhằm tới những chủ trị như thương hàn và đại phong, nhưng không được ám chỉ một chút nào về khả năng làm cho “thần minh khai lãng” của chúng, mà lời của Hà Bình Thúc đã muốn nói. Cố nhiên, chúng đều có tên hàn thực với lý do giản dị, là nếu ai dùng chúng tất phải ăn lạnh và sống trong những điều kiện lạnh, trừ rượu. Thế thì, phải chăng có những phương hàn thực tán khác với hai phương vừa liệt ra? Một điều tra sơ bộ cho thấy như sau:

Tôn Tư Mạo sau khi đồng nhất ngũ thạch tán “trước có tên là hàn thực tán” ở Thiên kim dực phương quyển 22, đã chia ngũ thạch tán làm hai, một gọi là ngũ thạch cánh sanh tán và một gọi là thạch hộ mạng tán. Về ngũ thạch cánh sanh tán, ông viết: “Ngũ thạch cánh sanh tán trị bệnh ngũ lao thất thương của đàn ông, yếu ớt liệt giường, thuốc khác không thể chữa được, phục lấy phương sau đây thì không bệnh gì là không lành; chỉ có điều là phải bệnh lâu lắm mới phục; những người trẻ tuổi ít biết việc thì không được phục bậy, phải rõ ở trị lý và có thể nắm được khả năng của thuốc thì mới được phục; tuổi mới 30 thì không được phục; kẻ có thân lạnh, đít lở, âm sưng, thì phục nó càng hay.
Tử thạch anh 2 lượng rưỡi
Bạch thạch anh 2 lượng rưỡi
Kích thạch anh 2 lượng rưỡi
Chung nhủ 2 lượng rưỡi
Thạch lưu hoàng 2 lượng rưỡi
Hải cáp 2 lượng rưỡi
Phòng phong 2 lượng rưỡi
Bạch truật 7 phân
Nhân sâm 3 lượng
Kết cánh 5 phân
Tế tân 5 phân
Càn cương 5 phân
Quế tâm 5 phân
Phụ tử 3 phân rang bỏ vỏ.
Đây là 15 vị, giã nhỏ làm tán, uống với rượu một thìa tất vuông, ngày hai lần, tiết lượng trung bình thì dùng 1 mà chia ra. Hoàn toàn không có gì lạ xảy ra. Trong trường hợp có nóng này khó chịu buồn bực, có thể dùng nước lạnh rửa mặt và tay chân, cũng có thể tắm rửa cả thân mình. Nếu nóng, muốn bỏ thạch lưu hoàng và xích thạch chi, thì gọi là tam thạch cánh sanh tán một phương nói là hàn thực tán, phương này do Hà hầu chế ra. Một lượng chia làm ba bọc (một bọc uống vào buổi sáng), đến khi mặt trời xế một trượng thì lại uống, khi trời xế hai trượng lại uống thêm một lần nữa”.

Về ngũ thạch hộ mạng tán, ông viết: “Ngũ thạch hộ mạng tán trị hư lao trăm bệnh, yếu ớt ho hen, đoàn khí, khớp xương nóng, tứ chi khó chịu, đớn đau, hoặc ruột sôi, bụng trúng đau thắt, đại tiểu tiện, không thông, cứt sắc vàng đỏ, rốn đau lúc ăn, mắt mờ, đầu nhức, ghét lạnh, phong tê, ăn uống không tiêu, mau khát, mửa ẩu, bụng dưới sườn bị đầy, khí không được thở ra, cả mình phù thủng tê liệt nặng nề, không được co giãn, môi miệng xanh, chân tay co quắp, đau răng, sản phụ trúng phong, ruột dài lạnh, tuổi già mắt mờ, ố phong, đầu phải che khăn, mình mặc áo dày mà ngồi gần lửa, đau lưng; trăm bệnh đều trị, không thể ghi hết, rất hay; phục lâu thì khí lực cường tráng sống thọ lâu dài.
Tử thạch anh 2 lượng rưỡi
Bạch thạch anh 2 lượng rưỡi
Xích thạch chi 2 lượng rưỡi;
Chung nhủ 2 lượng rưỡi
Thạch lưu hoàng 2 lượng rưỡi
Hải cáp 2 lượng rưỡi
Bạch truật 1 lượng rưỡi
Nhân sâm 5 phân
Tế tân 5 phân
Càn cương 1 lượng rưỡi
Quế tâm 3 phân
Phụ tử 3 phân rang bỏ vỏ.
Trên đây là 15 vị giã nhỏ thành tán, hai lượng làm một tễ chia làm 3 thiếp, buổi sáng trong dùng rượu thuần phục một thiếp, đến ngày xế một trượng lại phục một thiếp khác, đến trời xế hai trượng lại phục một thiếp thứ ba; như vậy đến khi ba thiếp đầu hết, thì tức khắc lấy nước lạnh rửa tay chân, khí thuốc đang phát ra hai bên thì đáng phải tê một chút, nhân thế cổi áo, lấy nước lạnh tắm hết cả mình, thế thuốc càng phát mạnh, cả thân đều cảm thấy mát mẻ, tâm ý khai lãng, mọi bệnh đều bớt, tuy đau liệt giường, nhưng chưa hết sáng thì đã lành; con người có kẻ yếu kẻ mạnh, có kẻ chịu thuốc, nếu người yếu ớt, thì có thể trước cho ăn một chút, rồi phục; nếu ngưòi mạnh thì không nên ăn; nếu có phục đều ba tễ mà không phát thì bệnh nhân quả là một người mắc chứng túc tích, không được phục ngay thêm, ngược lại phải trước hết phục tiêu thạch đại hoàn cho nó đi xong đã, rồi mới phục. Sau khi phục thuốc ấy, người ta phải chịu khó làm việc; nếu kẻ yếu ớt liệt giường không thể đi đứng được, thì bồng đứng dậy dắt đi, thưòng phải mặc lạnh, ăn lạnh, ngồi lạnh, càng lạnh càng tốt; nếu thuốc chưa tan thì không được tắm, tắm thì càng thêm lạnh, khiến thuốc ứ lại không phát, khiến người trăn trở khó chịu, lúc ấy nên đun ấm rượu cho ăn uống, đứng dậy nhảy vọt hoạt động cho hết sức, khiến cho ấm rồi tắm, khi đã giải thì ngừng, không đựợc làm quá sá”

Đây là hai phương hàn thực tán cùng cách dùng và chủ trị của nó theo “Thiên kim dực phương của Tôn Tư Mạo. Mạo viết Thiên kim dực phương cùng những sách y học khác của ông trong khoảng những năm 627-649 dưới thời Lý Thế Dân. Nói thế này không có nghĩa, cách phân chia hàn thực tán thành hai loại với những tên cánh sanh và hộ mạng là một phát minh của Mạo và không dính líu gì hết với những nhà y học trước thời ông, bởi vì nó xuất hiện chính ngụy trong Phủ hậu bị cấp phương quyển ba của Cát Hồng, Phủ hậu bị cấp phương, mà Y tâm phương đã dẫn thành Phủ hậu cứu tốt phương, viết: “Phàm phục ngũ thạch hộ mạng cánh sanh cập chủng nhủ hàn thực chư tán, tất tương hòa tiết độ, giai trí phát động”, và như vậy liệt kê thêm một phương hàn thực tán thứ ba nữa gọi là chủng nhủ hàn thực, ngoài ngũ thạch hộ mạng và ngũ thạch cánh sanh.

Hồng sinh năm 283 và mất năm 363, lúc ông 81 tuổi. Và trước Hồng không lâu Tào hấp cũng đã nói tới “Hộ mạng thần tán”, như Ý tâm phương quyển 19 ghi lại, hay Tống thượng đã viết; “Thái nhất hộ mạng (ngũ) thạch hàn thực tán” 2 quyển và Tuỳ thư kinh tịch chí quyển 34 đã báo cáo. Đấy là lịch sử của cái tên hộ mạng tán. Về cánh tán, nếu trước Hồng ta không thấy ai nói tới, thì sau Hồng, Cận Thiệu đã chế ra một phương ngũ thạch sanh tán và gọi nó là cánh sanh tán. Thiệu, cứ Thái bình ngự lãm quyển 722 dẫn lời nói của Tấn thư do Tạng Vĩnh Tự viết, thì đã “sáng cho phương ngũ thạch tán, sỹ đại phu triều Tấn, không ai là không phục nó, đều được có hiệu quả khác thường”.

Thiệu như vậy sống vào đời Tấn và chế ra ngũ thạch tán. Vai trò của Thiệu quan trọng đến nỗi, chính Tôn Tư Mạo trong Thiên kim yếu phương quyển 1 đã phải nói: “Phàm muốn trở thành đại y, thì quyết phải hiểu rõ cách bổ sách thuốc của Trương Trọng Cảnh, Vương Thúc Hòa, Nguyễn Hà Nam, Phạm Đông Dương, Trương Miêu và Cận Thiệu”. Sách thuốc của Thiệu do đó là một thứ sách cần thiết để trở thành những “đại y”. Rồi trong Thiên kim dực phương Mạo ghi thêm phương cánh tán thế này: “Cánh sanh tán trị bệnh đàn ông đàn bà lúc tật hư lao ngực sườn ngược đầy, tay chân khó chịu nóng nảy, tứ chi không hiệp, ăn uống khó tiêu, thân thế tật bệnh, chốc lạnh chốc nóng, đến nỗi liệt giường bốn năm mươi năm, phục mọi thứ thuốc không bớt, phương sau đây trị vạn bệnh không gì là không lành, nó là chủ phương”.
Chung nhủ 2 lượng rưỡi (nghiền)
Bạch thạch anh 2 lượng rưỡi
Hải cáp 2 lượng rưỡi
Xích thạch chi 2 lượng rưỡi
Phòng phong 2 lượng rưõi
Quát lâu 2 lượng rưỡi
Càn cương 1 lượng rưỡi
Bạch truật 1 lượng rưỡi
Kết cánh 5 phân
Tế tân 5 phân
Nhân sâm 3 phân
Phụ tử 3 phân (rang bỏ vò)
Quế tâm 3 phân.
Đây là 13 vị, đều phải cần đến đất phù sa mới tốt, giã nhỏ đi để làm tán, sàng một bao đầy, chia bốn lượng thành tám gói, dùng rượu nóng mà uống một gói, chốc lát đứng dậy đi, tuỳ sức mà đi, trở về muốn ngồi nằm thì tuỳ ý mặc áo mà nằm, thích hợp với thân thể thì được. Lúc ăn thì phải lạnh, không được ăn nóng, chỉ được ăn rất lạnh, kỵ những thức ăn thịt heo canh thịt bún xào, không được giao cấu; những vật cấm kỵ đấy không được ăn. Phục thuốc sau 20 ngày mới được ăn uống nóng và giao cấu, có thể dần dần tùy ý, chỉ có điều là trong khi phục thuốc gì thì không được. Nếu đầu mặt bứt rứt, tóc rụng trúng phong, lược chải hơn trăm lần, thì một ngày có thể uống ba lần rượu năm lần hiệp lại xong, đến chiều xuống, lại khát thì có thể uống rượu ăn cơm chiều, thường khiến cho thân thể luôn luôn ấm áp có thế rượu; tay chân nếu có khó chịu nóng nảy thì có thể dùng nước lạnh rửa. Phương này, nếu gia thêm lưu hoàng tức là phương tán của Cận Thiệu vậy.

Bằng câu cuối cùng đấy, Mạo để cho ta thấy là, cái gọi “cánh sanh tán” thực sự là phương ngũ thạch cánh sanh hàn thực của Cận Thiệu với sự loại bỏ vị lưu hoàng. Cánh sanh và hộ mạng hàn thực tán do thế thực sự có một lịch sử xưa hơn chính báo cáo đầy đủ và chi ly cuả Tôn Tư Mạo. Chúng tối thiểu đã xuất hiện một cách đầy đủ vào thời Cát Hồng và xác định một cách chi tiết với Cận Thiệu. Nói cách khác, chúng xuất hiện trước thời Thích Trí Bân.

Bây giờ so sánh tán phương của Cận Thiệu với cánh sanh tán và hộ mạng tán do Mạo ghi lại, chúng ta có thể thấy gnay là, chúng không khác nhau gì cho lắm. Giữa cánh sanh và hộ mạng tán sự khác nhau hoàn toàn nằm trong sự gia giảm những dược liệu liên hệ với không một loại bỏ nào. Ngay cả sự gia giảm cũng chỉ xảy ra một cách tương đối khá giới hạn. Trong 15 vị của chúng, chỉ 5 vị hay 1/3 là bị gia giảm và năm vị này, tức phòng phong, bạch truật, nhân sâm, càn cương và quế tâm, cũng không đóng một vai trò quyết định, khi đem so với ngũ thạch. Cánh sanh tán và hộ mạng tán từ đó có thể nói hầu như đồng nhất về phương diện hợp chất. Giữa tán phương của Thiệu và hai thứ tán vừa kể, một lần nữa sự khác nhau cũng không gì to lớn cho lắm.

Tán của Thiệu chỉ thiếu có vị tử thạch anh, ngoài ra thì hoàn toàn đồng nhất. Về phương diện gia giảm, nói gần giống vói cánh sanh tán hơn là hộ mạng tán, một điều khá tự nhiên, cứ vào sự trùng tên. Cố nhiên, ngày nay chúng ta chưa thể nào xác định được ai là người đầu tiên thực sự đặt ra hệ thống phân chia kiểu của Tôn Tư Mạo. Như đã nói, những tác phẩm liên quan với hạn thực tán loại của Thích Trí Bân, Thích Huệ Nghĩa, Thích Đạo Hồng v.v.. hiện đã thất lạc. Nhưng mẫu tin đoạn phiến rời rạc còn lại phải hoàn toàn nhờ những trích dẫn của những người kiểu Sào Nguyên Phương, Tôn Tư Mạo, Vương Đào v.v… Dẫu thế, chúng ta đã biết một cách tương đối rõ ràng là, dưới tên Hàn thực tán tối thiểu năm phương thuốc, nếu không là nhiều hơn, đã được đề ra và được xác định một cách chi ly đáng muốn.

Ba phương vừa bàn đã tỏ ra có một liên hệ di truyền nào đấy giữa chúng kể từ thời Cát Hồng trở về sau. Nếu ta đem chúng so sánh với hai phương kể trước, tức bắc tán và tử thạch hàn thực tán cuả Trương Trọng Cảnh, ta thấy chúng có nhiều tương tự di truyền với Tử Thạch hàn thực tán nhiều hơn là với hắc tán một điểm khá tự nhiên. Trong 15 vị của ngũ thạch tán, chỉ 5 vị là thiếu mặt trong tử thạch hàn thực tán. Sự thiếu mặt này được đền bù với việc hiện diện của ba vị không thấy trong ngũ thạch tán, đấy là quĩ cửu, thái nhất dư lương và quế chi. Về hắc tán, ngay cả tử thạch hàn thực tán còn có những khác biệt khá vĩ đại, huống nữa là ngũ thạch tán và phương tán của Cận Thiệu.

Chúng tôi do thế không cần phải vạch ra. Điểm cần nói là hắc tán và tử thạch hàn thực tán của Trương Trọng Cảnh thực sự nhằm đến những chủ trị thông thường, trong khi ngũ thạch tán và tán phương của Cận Thiệu là nhằm đến “vạn bệnh không gì là không lành”. Hơn thế nữa, Mạo bảo, phương cánh sanh tán của ông là Hà Hầu chế ra; và Hà Hầu đây dĩ nhiên không ai khác hơn là Hà Yến, kẻ đã khám phá ra tính chất “làm cho tâm ý khai lãng” của tử thạch hàn thực tán của Trọng Cảnh. Hàn thực tán trong chính nghĩa hẹp hòi của nó do vậy phải giới hạn vào hai phương ngũ thạch cánh sanh và ngũ thạch hộ mạng do Tôn Tư Mạo ghi lại.

Hàn thực tán phương như thế có thể nói là gồm hai phương ngũ thạch cánh sanh tán và ngũ thạch hộ mạng tán. Cuốn sách Trí Bân viết là nhằm đến việc giải độc do hai thứ tán này tạo ra, nên nó gọi là giải hàn thực tán phương. Sao Bâm phải bàn đến việc giải độc chúng? Tôn Tư Mạo mặc dù đã ghi lại cho ta khá nhiều mẫu tin quí giá trên về hàn thực tán, đã phải viết trong Thiên kim yếu phương quyển 24 mục Giải ngũ thạch độc luận thế này: “Hàn thực ngũ thạch cánh sanh tán phương, xưa nói phương thuốc này đời thượng cổ không có, đòi Hán mạt mới có Hà hầu dùng nó, từ Hoàng Phủ Sỹ An trở xuống, có những kẻ dùng nó, không ai là không trưng bày lưng xẻ mình để mà rước lấy sự sụp đổ.

Tôi từ ngày có thức tính đến nay, chính mắt mình thấy sỹ nhân ở thành thị cũng như thôn quê, gặp lấy những trường hợp như thế không phải là một. Do thế, thà ăn lấy dây sắn hoang, chứ không phục thứ thuốc ngũ thạch, rõ nó là thứ thuốc độc mãnh liệt vĩ đại nhất, không thể mà không cẩn thận. Người hữu thức, nếu gặp phương này thì nên đốt đi, chớ để lại lâu làm gì. Nay chỉ ghi lại tính chủ đối của nó, ấy là đề phòng những người trước đã tự phục. Phương nó ngày nay đã theo nhau mất mát, không đáng để lại làm gì mà di hại cho hàm sanh”.

Đọc mấy lời nhận xét và kêu gọi đầy nhiệt tình này của một vị lương y vĩ đại như Tôn Tư Mạo ta cũng đủ thấy người xưa coi hàn thực tán với một cặp mắt kinh hãi như thế nào. Mạo ghi lại những phương của nó, ấy là đề phòng giúp những người tự phục lấy mà muốn tìm cách chữa, chứ không phải là muốn lưu lại như những phương có thể dùng cho mọi người. Ông kêu gọi những người “hữu thức” hễ gặp những phương thuốc do ông ghi liên hệ với nó thì đừng có để lâu, mà phải đốt đi ngay. Dẫu những lời kêu gọi và cảnh cáo này, chính thời Mạo cũng đang còn có nhiều người “Phát bối giải thể nhi thủ điên phú”, “bày lưng xẻ mình để mà rước lấy sự sụp đổ” cho chính mình. Trước thời ông, số người càng nhiều hơn nữa, như chính cái báo cáo dẫn trước của Hoàng Phủ Mật, hiệu Sỹ An, đã điềm chỉ: “Sau khi Yến chết, người phục càng nhiều, cho tới nay vẫn không hết”. Hai anh em Vương Huy là người đồng thời của Bân cũng đã chịu những cái chết thê thảm vì hàn thực tán.

Huy “bình sinh ưa phục thượng dược”, đến khi em là Vương Tăng Liêm đau, Huy đem hết sức mình trị liệu. Nhưng Liêm “phục dược thất độ” nên chết. Huy than khóc dằn vặt, kêu gào tha thiết kiểu “em bây giờ ở đâu, làm cho anh nhớ nhung xót xa, nghĩ em có tội gì mà phải chịu yểu khốc, để chết vì bàn tay anh, nên đụng việc thì xót xa tức giận, anh vốn rất thích y thuật, đã không khiến cho anh em con cái được bảo toàn, mà lại còn không tìm hiểu suy nghĩ chín chắn, đến đỗi làm quá, sinh uổng mạng, nghĩ một điều này, lại càng đau đớn xót xa hơn. Đau đớn xót xa làm sao đây? Tội lỗi cuả anh làm sao đây?”. Huy mất năm 444, lúc mới 29 tuổi, tiểu sử của Huy trong Tống thư quyển 63. Huy phục thượng dược. Thượng dược như Y tâm phương dẫn Thích Huệ Nghĩa luận giải thích, là ngũ thạch hàn thực tán – ngũ thạch tán giả, thượng dược chi lưu. Song, để tả hàn thực tán là một “đại mãnh độc” như thế nào một cách linh động và đầy sức sống, thì không ai có thể hơn chính Hoàng Phủ Mật, người đã thú nhận “tham dự việc phục nó”.

Chư bệnh nguyên hầu tổng luận quyển 6 dưới mục về Hàn thực tán phát hầu luận đã dẫn bàn luận của Hoàng Phủ Mật về hàn thực tán phát động chứng hầu thế này: “Nếu dùng hàn thực tán thất độ, thì hoặc tim đau như dùi đâm, ngồi đáng ăn thì không ăn, đáng rửa thì không rửa, nóng lạnh thắt nhau, khí kết không thông, tụ lại ở trong tim; miệng khóa lại không thể thở, phải mở miệng ra, dùng rượu nóng, tuỳ khả năng thu nhận ít nhiều mà đổ vào khiến cho khí rượu phát ra hai bên, khí tự thông, được ưa, nhân thế lấy nướoc lạnh tẩm ướt, cái khăn tay, đắp lên chỗ đau, chỗ nóng lại dời đi, thế là tự giải. Đã giải thì phải gấp ăn đồ lạnh, có thể ăn nhiều càng tốt. Trong những thứ đau, đau tim là khẩn cấp nhất, phải cứu nó như cứu người lao vào nước sôi hay lửa bỏng, thì có thể cứu được. Hoặc có kẻ khí tuyệt không còn ý thức, thì đáng phải nhờ người bên cứu, cốt yếu dùng rượu nóng làm cỗi gốc của tính mạng. Hễ đổ không xuống được, phải cạy răng mà lấy rượu đổ vào.

Nếu yết hầu có bị chận và rượu đổ vào lại trào ra, thì cũng không ngừng đổ. Trào ra lại đổ vào, như vậy có thể tới nửa ngày. Nếu rượu xuống thì khí thông, người bệnh sẽ sống lại. Nếu không xuống và đổ không xuống, thì liền giết người vậy. Hoặc có ngưòi tay chân đau khắp, cốt tiết muốn rời ra, thân thể phát ung nhọt cứng cục, ngồi nằm một chỗ không tự dời thì nóng bừng khắp mình, nhắm mắt lại một chỗ, hoặc hạch cục cứng rắn đau nhức, quá lắm thì phát thành ung thư. Khi mới biết thì lấy nước lạnh rửa, lấy đá lạnh ướp lấy người. Người bị nhẹ thì chỉ một chốc hàn thực tán sẽ tan, bấy giờ mới boớt. Tắm rửa không có hạn, chỉ cốt lấy sự bớt bệnh làm kỳ. Nếu đã làm hết sức mà không bớt, thì lấy một viên đà mài dao dốt lửa khiến cho nó đã nóng rồi đem bỏ vào trong rượu đắng. Đá khi vào rượu đắng thì đều tan vỡ ra, nhân thế giã nhỏ, lấy nước nhựa đó bôi lên chỗ giọt ba lần thì liền bớt. Cũng có thể bắt con tề tào trong phẫn, giã nhỏ khiến cho mịn, đem bôi lên giọt, thì cũng không quá ba lần, nó liền bớt, rất hay. Hoặc có người uống rượu không giải, ăn nuốt không xuống, chốc lạnh chốc nóng, không rửa thì nóng, mà rửa thì liền lạnh. Thứ nặng đến tới vài chục ngày, thứ nhẹ thì chỉ vài ngày.

Ngày đêm không thể ngủ, buồn bãn bực tức, tự nhảy nhót khiếp sợ, hoảng hốt quên sai, ngồi phạm nóng chứa lâu ngày, chỗ nằm mất tiết, ăn nóng bị tích, bên trong đặc lên, khiến cho sức nóng và thuốc cùng đi đôi, lạnh nóng giao tranh, tuy dùng phương pháp để cứu, rốt cuộc cũng không thể giải. Tôi thường như vậy, ngồi nhìn đồ ăn mà chảy nước mắt, cầm dao muốn tự cắt cổ mình, nhờ gia nhân thấy giằng lại, nên việc không thể làm được; trở về ngồi nghỉ, mới gượng ăn, uống nước lạnh, thì mới thôi. Tai họa này không thành, chỉ một sợi tóc tơ thôi. Hễ ai phục lấy hàn thực tán, dẫu có rất thông minh, đến khi phát thì cũng ăn nói điêu toa khoác lác, bảo dạy khó hiểu. Chính vì điều này mà người phục nó chết không thể xiết. Phải gấp uống thang tam hoàng thì nó hạ ngay. Khi tôi đang ở trong khốn đốn ấy, cả nhà bà con, không ai có thể cứu. May nhờ vong huynh tôi là Sỹ Nguyên tìm phương dược thang tam hoàng, hiệp lại khiến tôi phục, khi xuống hết, liền bớt. Từ đấy, tôi thường lấy giúp cứu những người khác…”.

Tôi dịch một đoạn ngắn của cái báo cáo khá dài do Hoàng Phủ Mật về những phát chứng nguy hiểm của hàn thực tán và cách thức giải trị chúng. Chỉ cần đọc đoạn “tôi thường như vậy, ngồi nhìn đồ ăn mà chảy nước mắt, cầm dao muốn tự cắt cổ”, cũng đủ thấy, tại sao Tôn Tư Mạo gọi nó là một “đại mãnh độc” và “ai thấy thì đốt ngay chứ đừng để lâu”. Trí Bân viết Giải hàn thực tán phương. Cuốn sách này, như đã nói, bây giờ bị tán thất, ta không thể nào biết Bân đã đề nghị những cách thức nhằm giải trị những chứng bệnh do việc phục hàn thực tán tạo ra thế nào. Ở đây, vì thế, sau khi trình bày sơ lược hàn thực tán là gì và tại sao Bân phải viết một cuốn sách về nó, chúng tôi chỉ cần vạch ra là, nền y học Phật giáo thờiông, đặc biệt trong liên hệ với vấn đề giải độc hàn thực tán, đã đưa ra những lý thuyết khá lôi cuốn, mà nổi tiếng nhất là thuyết “dược dự được tự tướng đối”. Cứ Chư bệnh nguyên hầu tổng luận Đạo Hoằng miền Giang tả có viết Giải tán đối trị phương, nói rằng: “Phương hàn thực tán, dùng thuốc cùng tự tướng của thuốc mà đối nhau, mỗi thuốc độc thì phát ra mỗi bệnh, như chủng nhủ đối với bạch truật, nếu bạch truật dụng độ chủng nhủ thì ngực chận, đoạn khí, nếu chủng nhủ đụng độ bạch truật thì đầu nhức mắt đau”.

Lý thuyết “dược tự tướng” này, những nhà dược học Trung Quốc về sau đã phê bình vì nó không thấy trong “Thần nông bản thảo”. Tiểu phẩm phương của Trần Diên Chi đã viết: “Thần nông bản thảo kinh mô tả tính vị của thuốc cỏ và thuốc đá, đã không nói chuyện hòa hiệp của việc đối trị, cũng không có thuyết đích chỉ phát động”. Vương Đào viết Ngoại đài bí yếu vào năm 753 cũng lên tiếng nhận xét: “Thần nông và Đông Quân sâu rõ dược tính, tính chống nhau, ghét nhau, tránh nhau của chúng đều dầy đủ ở Bản thảo. Chỗ truyền của Đạo Hồng căn cứ vào đâu?” Đến thế kỷ 11, Trần Quát trong Mộng Khê bút đàm quyển 18 cho dẫn Nhủ thạch luận, theo đấy “phục chủng nhủ thì suốt đời phải kỵ bạch truật”. Dựa trên quan niệm tác dụng đặc thù của từng dược tố ngày nay của chúng ta, quan niệm dược tự tướng có thể nói là đã đi trước thời ông rất nhiề, bởi vì nó lần đầu tiên cho thấy, tại sao một hỗn hợp như hàn thực tán có thể làm tê liệt hay làm cho “thần minh khai lâng” cho toàn cả thân người. Cả Đạo Hoằng lẫn Đạo Hồng như vậy chắc chắn phải có một ảnh hưởng và liên lạc nào đấy đối với những phát triển sau về vấn đề y dược và đặc biệt vấn đề giải độc hàn thực tán.

Đạo Hồng, mặc dù hai cuốn sách của ông đã được Tùy thư kinh tịch chí kể tới, hiện nay chúng tôi chưa thể tìm ra một người cùng tên trong các cuốn sử Phật giáo trước thời Tống. Ông rất có thể là nhà sư Tăng Hồng hoạt động vào khoảng những năm 407, mà Biện chính luận quyển 7 và Pháp hoa kinh truyện ký quyển 5 nói tới. Về Đạo Hoằng, Cao Tăng truyện quyển 6 đã liệt ông ra như đệ tử của Huệ Trì (326 – 412) và bảo ông “nghiệp hành thanh mẫn” thế thôi. Ông do thế chắc sống khoảng những năm 350-430. Hoằng và Hồng từ đó đều là những người sống trước Hân trong Giải Hàn thực tán vì thế rất có thể có những tương tự với quan niệm giải độc hàn thực tán của họ chúng tôi không bàn tới ở đây. Trong liên hệ này, cần vạch ra là, bản liệt kê thư tịch của Tuỳ thư đã tỏ ra không đầy đủ cho lắm. Cuốn sách của Hoằng không được liệt ra. Số lượng sách y khoa Phật giáo có thể nhiều hơn số 12 hay 13 cuốn hiện biết.

Với sự có mặt của Trí Bân, lịch sử y học Việt Nam trong năm thế kỷ đầu công nguyên có thể ghi lại với những giới mốc sau:

Năm Sự biến y học

8 tdl. Quế Phụ phát hiện được tính của quế.

195 sdl. Mâu Tử chống trị bịnh bằng phù phép. Hoàng đế tố vấn kinh và Thần nông bản thảo có mặt.

320 Vu Đạo Thúy đến và mất tại Bắc bộ.

466 Trí Bân bị đày ra nước ta.

Add Comment