Vấn nạn đời sống hiện nay – Lời khen và sự chê trách

BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—

LỜI KHEN VÀ SỰ CHÊ TRÁCH

Lời khen và sự chê trách là hai điều kiện của cuộc sống thế gian có ảnh hưởng đến con người. Tự nhiên phấn khởi khi được khen và buồn bực khi bị chê. Giữa hai trạng thái khen và chê, Đức Phật nói, người khôn ngoan bày tỏ thái độ không phấn khởi cũng không buồn chán. Giống như tảng đá rắn chắc không bị lay động bởi gió, chúng đứng bất động. Lời khen nếu xứng đáng, thì nghe xuôi tay. Nếu không xứng đáng như trong trường hợp nịnh bợ, mặc dù nghe vui tai, vẫn là sự dối trá. Nhưng chúng là tất cả mọi âm thanh sẽ không gây ảnh hưởng nếu chúng không lọt vào tai của chúng ta.

Đứng trên quan điểm sống ở đời, một chữ của lời khen đi rất xa. Bằng cách khen một ít, người ta có thể đạt được sự ban ơn một cách dể dàng. Một lời khen xứng đáng gây hiệu quả hấp dẫn khán thính giả trước khi diễn giả nói. Nếu vào lúc khởi đầu, một diễn giả khen ngợi khán giả, anh ta sẽ được mọi người chú ý lắng nghe. Nếu vào lúc bắt đầu anh ta phê bình khán giả, lập tức sự đáp ứng của khán giả sẽ không được hài lòng. Người khôn ngoan không nghĩ ngợi sự tâng bốc nịnh bợ, họ cũng không mong muốn nhận định sai. Họ khen không có sự đố kỵ bằng một lời khen chính đáng. Họ phê bình những lời chê chính đáng bên ngoài lòng trắc ẩn với đối tượng cần cải sửa chúng. “Nếu bạn không có những lời phê bình bạn hầu như không có sự thành công” (Malcolm Forber)

Nhiều người hiểu rằng Phật tán dương một cách thân thiết các đức tính của Ngài. Họ đã ca ngợi Đức Phật kể ra có đến hàng trăm lời về các đức tính này. Họ là một chủ thể sâu sắc của lòng mộ đạo. Những đức tính xứng đáng này đến nay vẫn còn là niềm cảm hứng bất tận của những người đi theo Ngài. Còn những lời trách mắng ra sao?

Đức Phật nói: “ Những người nói nhiều bị quở trách. Những người nói ít bị quở trách. Những người im lặng cũng bị quở trách. Trên đời này không người nào là không bị quở trách !”. Sự quở trách là tài sản kế thừa bao la của con người. Nhiều người trên đời này, nhận xét Đức Phật là mang bệnh tự hành xác. Tuy nhiên, giống như một chú voi trên trận tuyến chịu đựng tất cả các mũi tên bắn vào nó, cũng như vậy, Đức Phật chấp khổ tất cả điều sỉ nhục.

Người dối trá và tinh quái chỉ tìm sự xấu xa chứ không phải điều tốt lành và sự đẹp đẽ nơi những người khác. Không một ai, ngoại trừ một Đức Phật là toàn thiện hoàn mỹ. Cũng không người nào hoàn toàn xấu cả. Có một điều xấu trong cái tốt nhất của chúng ta. Có một điều thiện trong cái xấu nhất của mỗi con người chúng ta. Người ta có thể hành xử với những động lực trong sáng. Nhưng thế giới bên ngoài có thể hiểu sai những hành vi của anh ta và qui tội cho những động cơ xấu xa bỉ ổi. Một người có thể trãi lòng ra để giúp những người khác bằng cách gánh nợ hoặc ban tài sản để cứu một người bạn đang trong lúc khó khăn, nhưng sau đó, người hưởng lợi lừa dối kia có thể tìm thấy khuyết điểm nơi người này, hăm dọa tống tiền làm hư danh tiếng của người này và hả hê khi người này trong cảnh suy sụp.

Trong những chuyện kể Jataka, chúng ta được kể rằng Guttila, người nhạc sĩ đã dạy hết mọi điều ông ta hiểu biết cho người học trò mà không chút dấu giếm, nhưng gã học trò vô duyên đã cố gắng một cách không thành công để thi tài với vị thầy nhằm đánh đổ danh tiếng của người thầy.

Trong một câu chuyện khác, Đức Phật đã được một người Bà-La-Môn mời đến nhà để khất thực. Khi được mời, Đức Phật đã đến viếng nhà của người ấy. Thay vì chiêu đãi Đức Phật, ông ta đã hạ nhục Ngài bằng một tràng những lời chửi rủa thô tục nhất.

Đức Phật hỏi một cách lịch sự :

“ Có phải anh đã mời nhiều khách đến nhà anh, người Ba-La-Môn tốt bụng?” “ Phải ” – Anh ta trả lời.

“ Anh làm gì khi họ đến ? ”

“ Ô! Chúng tôi chuẩn bị một bửa tiệc thịnh soạn ” “ Nhưng nếu họ từ chối bữa tiệc thì sao ?”

“ Chúng tôi vui vẻ chia phần bữa tiệc đó ”

“ À! Người Ba-La-Môn tốt, anh đã mời tôi đến nhà để khất thực và anh đã khoản đãi tôi – bằng lời chửi rủa. Tôi không nhận gì cả. Hãy vui lòng nhận lời chửi rủa ấy ”.

Đức Phật đã không trả thù. Đức Phật khuyến khích “ không trả thù” “lòng thù hận không chửa được hận thù, chỉ có lòng yêu thương mới không còn thù hận” là một lời dạy cao quí của Đức Phật. Không có một vị đạo sư nào đánh giá cao hoặc phê bình và quở trách một cách nghiêm khắc như thế. Ấy chính là số phận của những bậc vĩ nhân như Đức Phật.

Sự lăng nhục là việc rất thông thường nơi con người. Bạn càng làm việc và trở nên danh tiếng bao nhiêu, bạn là chủ thể của sự lăng nhục và sự phê bình bấy nhiêu. “ Sự chửi rủa là vũ khí của người thô tục ”.

Socrates đã bị lăng nhục bởi chính vợ ông ấy. Mỗi khi ông giúp đở người khác, bà vợ hẹp hòi của ông thường hay mắng nhiếc ông. Một ngày kia, khi bà ấy bệnh, không thể làm công việc mắng nhiếc chồng như thường ngày. Hôm ấy Socrates rời khỏi nhà với vẻ mặt buồn bả. Các người bạn hỏi tại sao buồn? ông ấy trả lời rằng bà vợ đã không mắng nhiếc ông trong ngày hôm ấy. “À! Thế thì ông phải sung sướng vì không nhận lấy những lời chửi mắng không hay ho như thế mới phải chứ ?”Các bạn của ông nhấn mạnh. “Ô, không – Khi bà ấy mắng nhiếc tôi, tôi có cơ hội để thực hành tính kiên nhẩn chịu đựng. Hôm nay tôi lở mất cơ hội đó nên tôi buồn” Nhà triết học trả lời. Đây là những bài học đáng ghi nhớ cho tất cả chúng ta. Khi bị người khác sỉ nhục, ta nên nghĩ rằng ta được ban cho cơ hội để thực tập tính kiên nhẩn, thay vì nghĩ rằng đó là sự xúc phạm đến ta.

Add Comment