BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—
NGÀNH HÓA HỌC CỦA CUỘC ĐỜI
Nhân sinh không là gì cả nhưng đó là sự tập hợp của tinh thần và vật chất. Tinh thần bao gồm 4 loại năng lực của tâm hồn là : cảm thọ, tưởng tượng, hành và sự hiểu biết phân biệt . Mặt khác, vật chất bao gồm 4 yếu tố : đất (chất rắn), nước (chất lỏng), lửa (chất nóng) và không khí (sự chuyển động). Vì thế đời sống là một dòng chảy lên và xuống của các hiện tượng về tâm thần và vật lý.
Khi những năng lực của tinh thần và vật chất tiếp tục phối hợp và vận hành cùng một hệ thống, song song với sự hợp tác của sức mạnh vô biên của vũ trụ, đó là đời sống. Nếu tiến trình của sự phối hợp đối kháng cuộc sống sẽ dừng lại, cuộc đời chấm dứt. Sự phân hóa của những năng lực và yếu tố này là điều mà chúng ta gọi là “cái chết”, trong khi sự tái phối hợp những điều xảy ra sau sự chết là hiện tượng tái sinh hay là sự bắt đầu một đời sống mới. Sự giải thích của khoa học về sinh vật trong các thuật ngữ phân tử, protein, acid anino, ions và tế bào không giải thích rõ ràng cuộc sống là gì. Theo Đạo Phật, sanh trong đời hiện tại được xem như lần bắt đầu thứ nhất của đời sống. Nếu chúng ta cố tìm hiểu về mục đích của cuộc sống mà không hiểu biết ý nghĩa thật của sự sống, việc này rất dễ sa vào chủ nghĩa vật chất và chủ nghĩa hưởng lạc. Đối với nhiều người, mục đích của đời sống là hưởng thụ dục lạc càng nhiều càng tốt khi họ còn đang sống. Họ có thể nói thế này: “Hãy để cho chúng ta không bị phiền toái về việc gì cả. Vì hôm nay chúng ta sống, ngày mai chúng ta chết và không có điều gì hơn”.
Nhiều người tin rằng, cuộc sống được sáng tạo bởi một vị thần thánh sẽ cảm ơn thần thánh ban cho đời sống. Như thế họ sẽ bị phiền não bởi vấn nạn như là “Tại sao ta được sanh ra trên đời mà phải chịu khốn khổ thế này? Có phải vì người tạo ra chúng ta đã thiết kế như thế hay là vì bởi vô năng lực để thay đổi thế giới tốt đẹp hơn?” . “Tại sao nhiều người sinh ra lại chịu khổ sở hơn những người khác? Tại sao sự bất bình đẳng tỏa sáng và cái gì nền tảng và lời biện hộ cho sự bất bình đẳng”. Đối với nhiều người đời sống là gánh nặng to lớn. Họ đặt câu hỏi “Phải chăng sẽ tốt hơn nếu không được sinh ra?”. Thế thì, thay vì tìm kiếm một cuộc sống vĩnh cửu, họ sẽ mong đợi cho việc kết thúc của đời sống này.
Con người có nhiều quan điểm khác nhau về cuộc sống cũng như mục đích của nó. Điều quan trọng đối với con người là có mục tiêu xứng đáng và có ý nghĩa như mục đích cuộc đời của họ và không ích kỷ với người khác. (không là những người ích kỷ). Một mục đích đáng giá của nhân sinh là tự làm biến đổi chính con người chúng ta để mà nhận ra tiềm năng đầy ắp của mình qua hệ thống vun đắp và làm trong sạch hoàn toàn tâm hồn của mình
Thông qua sự phát triển của tinh thần và sự bồi dưỡng tâm hồn, chúng ta có thể tẩy xóa tính ích kỷ và sự ô uế của chính mình và được an lạc trong mọi dạng thức của cuộc sống và vũ trụ. Khi còn sống, thân thể con người là quí giá nhất và là vật thể kỳ diệu nhất trên đời. Chúng ta quan tâm nó và tốn nhiều thời gian, sức lực, và tiền bạc để làm cho nó đẹp hơn. Chúng ta xem nó là một công cụ của mọi thú vui và trải qua hầu hết cuộc đời của ta trong việc tìm kiếm mọi việc thỏa mãn những thú vui đó. Chúng ta cho rằng đó là một phần quan trọng của chính mình. Thật là hữu ích để thảo luận về giá trị của những thái độ như vậy từ quan điểm Phật giáo.
Cơ thể con người là một bộ máy phức tạp nhất trên đời. Cơ thể ấy không những thống nhất với vẻ bên ngoài mà còn cả bên trong cấu tạo hóa sinh của nó, sắc xảo trong cảm nhận về tài năng, đề kháng bệnh tật, dể nhạy cảm với bệnh…v.v..Chỉ một mình luật di truyền không thể cung cấp sự giải đáp thỏa đáng cho sự nhất quán này của mỗi cá nhân.
Cơ thể được phú cho sự cảm nhận về khả năng sẳn có trong sự tìm kiếm khoái lạc. Mắt nằm trong sự tìm những hình ảnh vừa lòng, tai của những âm thanh dể chịu, mũi của những mùi vị thơm, lưỡi của những hương vị ngọt ngào và thân thể của những khoái cảm do sờ mó gây ra. Hầu hết cuộc sống của con người chúng ta đều dành để theo đuổi những sự khoái lạc này. Nhưng nó lưu lại một điều là cấu trúc cơ thể như thể không chịu đựng nổi những khoái lạc thái quá.
Cho dù thế nào, khi những khoái lạc ham muốn được thỏa mãn, thân thể lại ngã bệnh khi đã quá độ với chúng. Chẳng hạn như tuy thực phẩm đắc tiền có vị ngon, nhưng khi được dùng thái quá, thân thể lại trở thành nạn nhân của nhiều chứng bệnh chết người. Tương tự như vậy, sự thỏa thích tình dục thái quá gây ra nhiều chứng bệnh xã hội, gây kinh sợ nhất hiện nay là AIDS (hội chứng miển dịch mắc phải), căn bệnh mà thế giới chưa tìm ra cách trị liệu. Vì vậy, sự hạn chế trong việc hưởng thụ những khoái lạc là khóa hướng dẫn tốt nhất dành cho những khát khao về sức khỏe và tuổi thọ.
Đức Phật chỉ rõ rằng nếu thân thể này thật sự là của chúng ta như ta thường nghĩ thì nó phải nên cư xử theo ý muốn của chúng ta. Nó phải nên giữ mãi nét trẻ trung, sức khỏe, sắc đẹp và sức mạnh như chúng ta hằng mong ước. Nhưng thân thể hầu như không tuân theo ý muốn của chúng ta và chúng ta gặp tai họa khi nó cưỡng lại ý muốn hay sự kỳ vọng của mình. Đức Phật chứng minh rằng thân thể thật sự không phải của chúng ta, cũng không thật sự của bản thân chúng ta hoặc một phần nhỏ nào của cái tôi (bản ngã). Vì thế chúng ta phải nên từ bỏ sự thèm muốn dành cho nó. Chúng ta phải nên dừng ngớt gắn bó chặt chẽ với nó. Từ bỏ sự ham muốn dành cho thân thể có kết quả là được nhiều niềm vui hạnh phúc và an lạc hơn.
Để tự dứt bỏ mọi tập quán về sự nhận biết và quyền sở hữu của chính bản thân mình, chúng ta phải gây ấn tượng kháng cự và bản chất xa lạ của thân thể vào tâm hồn của chúng ta với sự nhạy cảm sâu sắc, để mà thay đổi diễn biến trong thái độ của chúng ta với cách nhìn về thân thể. Sự quán sát tánh kháng cự và bản chất gây ra khổ sở của thân thể lập đi lập lại nhiều lần, thường xuyên và thường xuyên, là một phương pháp chắc chắn đạt kết quả về một viễn cảnh mang tính thực tế. Đây là con đường vượt qua đau khổ. Tránh xa con đường
dẩn đến chủ nghĩa bi quan yếm thế, đây là lối đi duy nhất để tự nhìn về mình với tính khách quan và tính thực tế. Nó dương nhiên dẩn đến sự bình yên và thanh thản.