Vấn nạn đời sống hiện nay – Sự phân biệt chống lại phụ nữ

BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—

SỰ PHÂN BIỆT CHỐNG LẠI PHỤ NỮ

Đức Phật nói rằng nếu chúng ta biết mọi việc chúng ta phải học để “thấy sự việc đúng như bản chất của nó‟‟. Chính là sau một sự phân tích về phụ nữ trong mối quan hệ với nam giới mà Ngài đã đi đến một kết luận rằng, không có một sự chướng ngại nào cho phụ nữ trong việc khuyến tấn họ trong việc hành đạo như nam giới và đạt quả vị cao nhất trong cuộc đời là quả A-La-Hán hay là quả vị Thánh, một mức độ cao nhất của tâm hồn tinh sạch. Đức Phật đã phải đối mặt với sự chống đối mạnh mẽ trong việc ban bố quyền tự do đầy đủ cho nữ giới trong việc hành đạo.

Vào thời Đức Phật trước khi Ngài giải phóng phụ nữ, lúc đó theo phong tục và truyền thống, người phụ nữ xem như là vật sở hữu được dùng làm thỏa mãn thú vui của đàn ông. Manu, nhà lập pháp cổ của Ấn Độ đã ra nghị định rằng phụ nữ yếu kém hơn đàn ông. Vì thế, vị trí của phụ nữ trong xã hội vô cùng thấp kém, nó bị giới hạn trong nhà bếp. Thậm chí họ không được phép đi vào các đền thờ và không được phép hành đạo với bất kỳ hình thức nào.“Khi chúng ta đã chú ý trước tiên, dưới đầu đề „Kiểm soát sinh sản’, sự phân biệt chống lại nữ giới bắt đầu thậm chí trước khi đứa bé sinh ra đời. Việc phá thai ở nữ giới đang thịnh hành ở nhiều khu vực trên thế giới, chứng tỏ có sự kiện gây kinh sợ này. Xa hơn, dưới đầu đề „Phong trào giải phóng phụ nữ có hiệu quả của nó trên đời sống gia đình’, sự phân biệt chống lại nữ giới nơi những xã hội giàu sang, đặc biệt nơi những quốc gia có tham vọng đặt vị trí quản lý hàng đầu trong ban lãnh đạo tập đoàn sẽ được đối đãi theo chi tiết.

Tuy nhiên, trong những quốc gia đang phát triển và kém phát triển, hoàn cảnh có thể được miêu tả là dưới mức xấu và đáng thương tâm hơn theo các lý do sẽ biểu lộ. Theo các lề lối của Ấn Độ, nam giới thống trị xã hội, sự góa bụi là một số phận kinh khủng đối với người phụ nữ. Có rất nhiều trường hợp phụ nữ góa chồng (nhiều người trong lứa tuổi 20) bị ném ra khỏi gia đình và bị xã hội lãng tránh sau khi chồng chết.

Trong những gia đình mê tín, người góa phụ thường bị những người gia đình bên chồng nguyền rủa về cái chết của người chồng và thậm chí bị khai trừ. Có vài sự lựa chọn dành cho góa phụ. Đạo Hindus (Bà La Môn giáo) không tán thành tái kết hôn dối với người nữ mặc dù không có rào cản nào dành cho nam giới. Cho đến thời hiện đại, người góa phụ vẫn còn được kỳ vọng nhảy vào giàn hỏa của chồng theo một tục lệ được gọi là “Suttee ’’

(Người đàn bà chết theo chồng trên giàn hỏa). Mặc dù người Anh đã xóa bỏ điều luật này cách đây vài thập niên, trường hợp sau cùng được biết xảy ra mới đây vào khoảng 1996 . Hầu hết phụ nữ Ấn Độ có rất ít để mong đợi khi họ trở thành góa phụ.

Một thí dụ buồn điển hình có thể kể ra, một góa phụ phải chịu kết hôn dưới tuổi là một tục lệ thịnh hành ở vùng quê Ấn Độ. Cô bé than vãn:“Tôi đã kết hôn khi tôi mới lên 5 tuổi, chồng của tôi là người mà tôi chưa từng gặp mặt, lên 13 tuổi và chết 1 tháng sau ngày cưới. Bây giờ tôi là một góa phụ‟‟. Theo ngân hàng thế giới 65% phụ nữ Ấn Độ lớn hơn 60 tuổi là những góa phụ. Con số đó tăng lên đến 80% đối với các phụ nữ lớn hơn 70.

Hiệp Hội Phụ Nữ Dân Chủ toàn Ấn Độ báo cáo rằng ở Ấn Độ nơi nhận dạng người phụ nữ được quyết định bởi tình trạng phụ thuộc vào người đàn ông của phụ nữ đó, tình trạng góa bụi có một sự liên quan lớn hơn việc đơn thuần mất một người chồng.

Hoàn cảnh không tốt đẹp hơn ở những quốc gia lân cận khác. Trong một thời gian dài những gia đình đã xem con gái yếu kém hơn con trai và cư xử với họ một cách tùy tiện. Thông thường một người con gái chỉ xem là thích hợp với công việc trong nhà . Cô ta sống qua một loạt các hành xử xã hội phát sinh nuôi nấng và tăng cường phân biệt chống lại cô. Vì vậy, cô ta trở thành một gánh nặng kinh tế và có nguy cơ về đạo đức. Vì thế, người ta mong mỏi cô ta sống khỏe mạnh, chăm chỉ dạy dỗ trẻ con và là một người mẹ tốt. Nhiều cậu trai nhỏ lớn lên suy nghĩ chị em gái của chúng là yếu kém hơn và đã nhìn thấy (các chị em gái đó) cư xử ít tốt đẹp hơn chính các cậu trai đó. Những đều tin tưởng như vậy được củng cố bởi những thành viên của xã hội bao gồm luôn chính những người phụ nữ.

Có lẽ sự phát biểu lớn nhất, đơn giản là thiếu sự trợ giúp và sự hạn chế về phương diện người nữ khi họ muốn làm một việc gì với cuộc sống của họ bên kia những vai trò truyền thống đã quy định cho họ như là giúp đỡ mọi việc trong gia đình, trông nom những đứa con ruột, nấu ăn và giặt giũ . Trong thực tế, những người con gái dưới sự huấn luyện lâu dài trở thành người vợ tốt khi họ trưởng thành. Như khi một cô gái 16 tuổi ở Rawalpindi chỉ ra rằng: “Xã hội của chúng ta không chăm sóc con gái tốt. Những người ở đây không giáo dục tốt những đứa con gái của họ vì đối với họ con gái không phải là của họ‟‟. Người ta xem những đứa con gái là tùy thuộc vào tương lai gia đình bên chồng và bất cứ sự đầu tư nào cho tương lai của chúng đều vô ích. Họ đi đến gia đình nhà chồng vào tuổi còn nhỏ, nhiều nơi thường vào tuổi 13. Phần còn lại cuộc đời dùng việc chăm sóc gia đình nhà chồng sanh đẻ và nuôi lớn những đứa con để duy trì và làm mạnh lên dòng dõi gia đình nhà chồng.

Cô ấy nói:“ Chúng ta cần loại bỏ lối suy nghĩ này và thực hiện giáo dục cưỡng bách và miễn phí để nó không trở thành một đều phá sinh. Con gái cũng có thể có việc làm, làm việc ở những vị trí nơi không ai là không tán thành và có thể ưa chuộng hơn với những con gái khác để cha mẹ không thể phản đối. Tôi luôn luôn hối tiếc rằng tôi sinh ra là gái. Thỉnh thoảng khi tôi không được phép làm một điều gì, tôi đi vào phòng của tôi, tôi khóc và cầu xin Trời làm cho tôi thành 1 đứa con trai‟‟.

Mặc dầu chúng ta chỉ cho những thí dụ từ Ấn Độ, những câu chuyện tương tự xảy ra xung quanh Trung Quốc, Trung Đông, Châu Phi và cả Châu Âu và Châu Mỹ. Chương trình trẻ em gái ở nhiều quốc gia đang thay đổi một cách chậm chạp tất cả việc này bằng sự phát triển một điều cốt lỏi của các thiếu nữ để hành động như là một chất xúc tác để tạo ra nhựng sự hiểu biết ở địa phương về vấn nạn trẻ em gái và sự phân biệt họ đối mặt. Sự phát triển của giáo dục gặt hái hầu như cố định. Nhiều em gái đã phải đấu tranh giành quyền đi học. Trong cuộc đấu tranh này nhiều em được giúp đỡ bởi những bà mẹ thiếu học thức họ tin rằng cuộc đời của họ sẽ tốt đẹp hơn nếu họ có một nền học vấn tốt hơn.

Trong cộng đồng vị trí của người phụ nữ là ở trong nhà, một phụ nữ có chồng mang nợ sự phục tùng đầu tiên đối với bổn phận là người vợ và người mẹ, không có điều như thế trong “Gỉai phóng phụ nữ’‟ Thậm chí trong nhiều xã hội tiến bộ, người phụ nữ vẫn bị làm cho xấu hổ, chẳng hạn ở những nơi công cộng họ được yêu cầu không những ngồi tách xa nam giới và còn phải ngoài tầm nhìn của họ nghĩa là ngồi ở phía sau họ. Khi người phụ nữ được đặt ở cuối của một căn phòng hay một hội trường, việc đó hành xử một sự biểu lộ tinh vi rằng vai trò được mong đợi của họ là ở phía sau và “ Không cùng với nhau‟‟so với nam giới. Nhiều người tin rằng phụ nữ có khuynh hướng thêm về tội lỗi. Vì thế, tốt hơn nên để họ làm mọi việc trong nhà để họ có thể quên đi thái độ tội lỗi tự nhiên của họ.

Add Comment