BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—
NHỮNG VẤN NẠN Ở MỨC ĐỘ XÃ HỘI
Với sự phát triển công nghệ hóa dẫn đến sự tiêu thụ xã hội với số lượng lớn và kích thích đến việc tạo ra những ham muốn không thỏa mãn ở mức độ toàn cầu. Những kỷ luật sản xuất tiên tiến cho phép mọi người hưởng thụ hàng hóa trước đây từng dành riêng cho giai cấp ưu tiên và số ít người giàu có. Hàng triệu đô la được tiêu xài hàng năm nghiên cứu động cơ mua sắm của người tiêu thụ để những phương pháp tinh vi và không tinh vi đồng kết hợp chặc chẽ thúc đẩy số mua. Không những các nhà tiếp thị chiến lược này tìm kiếm xác định đâu là nhu cầu không làm đầy đủ, họ còn đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra những nhu cầu mới nơi xã hội trước đây không có.
Họ sử dụng những biểu tượng và hình ảnh có tính toán để châm chọc vào những ký ức trong tiềm thức nhằm tạo ra một cảm giác bị đánh mất.Và người ta nói với người tiêu thụ rằng anh ta chỉ có thể sung sướng nếu như anh ta sở hữu một đồ vật hay là bảo trợ cho một dịch vụ. Chúng ta nhìn thấy việc này đang được sử dụng một cách rộng rãi trên truyền hình, tạp chí và phim ảnh nơi các mẫu mã xinh đẹp để dùng để rao bán sản phẩm xếp thành hàng từ mỹ phẩm, sữa bột cho đến nước sơn nhà và vỏ xe…Sự trẻ trung và vẻ đẹp của cơ thể con người được ca ngợi. Những quảng cáo đề nghị với bạn mua một nhãn hiệu kem đánh răng, đánh răng sạch thì ít mà phần lớn làm tăng sự ưa thích tình dục. Hoặc bạn sẽ thích thú khán phục 2 cô gái trẻ uống một loại rượu mạnh có nhãn hiệu đặc biệt. Hay là bạn sẽ có một cơ hội lãng mạn nếu bạn bay cùng với một hãng hàng không nào đó.(Trong những quảng cáo về hàng không phần quan trọng nhiều hơn dành cho các nữ tiếp viên chứ không phải là sự an toàn và uy tín của chuyến bay).
Đây là những phương pháp để làm tăng sự ham muốn của xã hội tân tiến. Một thông điệp có ưu thế đang quảng cáo rùm ben nơi bạn là: “ bạn có bao nhiêu không thành vấn đề, bạn vẫn không có đủ. Ta không thể để cho bạn được vừa lòng”. Những phương pháp quảng cáo này tạo ra một cảm giác lan tỏa liên quan đến sự thiếu thốn và một cảm giác bị tước đoạt.
Dường như họ nói rằng: “ bạn không thể sung sướng nếu bạn không có chiếc đồng hồ hoặc chiếc xe hơi thể thao hàng hiệu mang uy tín đến cho bạn cùng sự lãng mạn nữa”.
Hoàn toàn thiếu nhận thức, một người trung bình đang mắc mồi bởi những quảng cáo kích thích này. Anh ta kiếm được bao nhiêu tiền không thành vấn đề: 600 đô một tháng, 6000 đô hay 60.000 đô, anh ta vẫn cứ “nghèo” trong giới hạn của những vật anh ta sở hữu. Có đáng ngạc nhiên không khi có nhiều tội phạm hiện nay liên quan đến những nước giàu ngang bằng với những nước nghèo.