BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—
ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI CÓ GIÁ TRỊ
Mạng sống của con người là quí báu. Nó thiêng liêng và cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm nhất quán. Đức Phật dạy : “Được sanh ra làm người là khó, giữ được sinh mạng là điều khó”. Sinh mạng đó phải được gìn giữ ấp ủ và hướng dẫn cẩn trọng nếu không nó sẽ trở thành một mối tai họa với cuộc đời. Chúng ta phải nên mang lại sự an lạc đến với tất cả mọi người bằng những hành động thương yêu, thương người và sự cẩn trọng để xứng đáng với đời.
Chúng ta may mắn được sinh làm người trong thời đại bùng nổ về kiến thức. Điều quan trọng là sử dụng kiến thức này và trích xuất mọi nguồn lực sẳn có để cứu giúp đời, đề cao phẩm chất đời sống con người và đóng góp vào nền văn minh nhân loại hơn là tự huỷ diệt chính mình và môi trường. Chúng ta nên tạo cách sử dụng tốt nhất năng lực tiềm tàng trong con người chúng ta, phù hợp với vị trí tối thượng trên trái đất, trên đỉnh cao của cuộc sống. Chỉ cần so sánh chính chúng ta với những sinh vật khác. Chúng có thể có những đặc biệt mà đôi khi vượt qua sức con người có thể làm. Nhiều con vật sở hữu được mạnh to lớn và bản năng sức lực đặc biệt con người không thể sánh nổi.
Nhiều loài côn trùng và loài vật có thể dự báo được sự thay đổi thời tiết, sử dụng mùi hương đặc biệt của chúng để thông tin, truyền tải những xung động điện để gởi đi các thông điệp, thậm chí đến những trận động đất và các cơn bão lớn đang đến gần. Tuy nhiên mọi hành xử của chúng đều bị điều phối bởi bản năng. Đem so sánh với con người, trí thông minh của chúng còn rất hạn chế.
Vì vậy, đối với tất cả sự giới hạn của chúng, các loài động vật đi theo một lối sống bình thường phù hợp với bản năng của chúng, không giống như nhiều người lạm dụng trí thông minh của họ và làm hạ thấp chân giá trị của con người. Những người này có những tâm hồn u ám bởi những khái niệm niềm tin và sự tưởng tượng đồi trụy khác nhau, và là chính họ đã đi lầm đường đến những cứu cánh phương hại.
Không người nào trên đời này có thể nói rằng mình hoàn toàn thỏa mãn với cuộc đời của mình. Cho dù chúng ta đã trải nghiệm qua bất kỳ thú vui nào hoặc thụ đắc bất kỳ của cải vật chất nào, cuối cùng sự không thỏa mãn vẫn là điều chúng ta sẽ phải trải nghiệm, điều này chỉ là theo tự nhiên. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là dù bạn có chống cự hoặc tránh né sự không thỏa mãn thì điều mà một người làm thì mọi việc trở thành bất như ý. Liệu anh ta có hành động với sự kiên nhẫn và hiểu biết hay là thay vào đó anh ta tự hại mình và những người khác? Sức ép nơi mọi hành động của anh ta được gắn kết với sự mở rộng tham vọng.
Theo Gandhi: “Thế giới có đủ cho nhu cầu của mọi người, nhưng không đủ ngay cả cho tham vọng của một người”. Người giàu mong muốn trở nên giàu có hơn, người có nhiều quyền hành lại muốn đoạt được nhiều quyền hành hơn. Vì vậy, mọi tham vọng vô độ trở thành căn gốc của mọi cuộc xung đột. Bạn có thể hỏi làm thế nào để ta có thể sinh tồn mà không có lòng ham muốn? Vâng ! lòng ham muốn là điều không thể thiếu cho cuộc sống. Tuy nhiên ta phải học sự phân biệt giữa nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống và sự nhồi nhét của một con người về trạng thái thỏa mãn dục lạc. Có một sự khác biệt tinh tế giữa “nhu cầu” và “sự ham muốn”.
Trong cuộc sống, người ta có thể đấu tranh để sinh tồn cũng như là làm việc để thỏa mãn sự ham muốn về thú vui của mình. Trong tiến trình đó, đúng như kết quả của những khuynh hướng về đạo đức và tâm thần của một người, người ta có thể giao phó những lỗi lầm có thể gây hại chính mình cũng như là xâm phạm đến sự an lạc và hành phúc của những người khác.
Chúng ta phải cẩn thận với sự thỏa mãn về sự ham muốn của chúng ta. Con người tự tiêu diệt mình qua sự nuông chiều thái quá. Nhiều người giàu có thường kết thúc cuộc đời của mình giống như cách thức con kiến bị chìm ngập trong tách mật. Gắng sức quá mức lo làm giàu không dẫn đến hạnh phúc nhưng thay vào đó trở nên nơi xuất phát những mối lo âu. Bị căng thẳng quá mức, nhiều người đã quên nghệ thuật thư giản và không thể thưởng thức tiếng ngáy trong khi ngủ mà không dùng thuốc êm dịu thần kinh. Chứng trầm cảm tâm thần kéo dài cơ thể làm giảm thể trạng đến mức thảm hại, làm họ không chống đỡ mọi bệnh tật khác có thể dẫn đến tử vong bất kỳ .