Vấn nạn đời sống hiện nay – Bản chất và nguyên nhân

BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—

NHỮNG VẤN NẠN – BẢN CHẤT VÀ NGUYÊN NHÂN

Những gì là nguyên nhân của vấn nạn

Trong cuộc đời này, con người không thể sống mà không phải đối mặt với những thách thức và khó khăn . Do bởi vô minh, chúng ta vướng mắc vào mọi phiền não từ lúc mới sinh ra cho đến hơi thở sau cùng. Đức Phật đã khuyên dạy rằng nếu chúng ta muốn vượt qua mọi vấn nạn, chúng ta phải hiểu nguồn gốc và bản chất của nó.

Ngài cũng khuyên chúng ta cân nhắc mục đích cuộc sống của mình và cố gắng tìm hiểu tại sao chúng ta phải đối mặt với nhiều vấn nạn . Trong thực tế, trên đời này không có sự khó khăn nhưng do bởi sai lầm trong nhận thức “điều không thật cho là thật” hoặc thụ đắc những sự cố tự nhiên vào trong tâm một cách trầm trọng, chúng ta đã gây ra vô số khó khăn cho mọi người và cho chính chúng ta vì ta không bao giờ nghĩ rằng đó là điều tự nhiên cho những sự việc tự nhiên chứ không phải chúng ta được dành cho sự ưu đãi nào. Nếu biết rõ nguyên nhân sự việc, chúng ta không có lý do chịu khổ những sự bất an, phiền não và nổi sợ hải không có thật. Mọi người đều muốn sống bình an và hạnh phúc nhưng có bao nhiêu người trong chúng ta nói rằng thật sự trãi nghiệm qua sự an lành. Chúng ta sẳn lòng làm bất cứ điều gì bằng mọi cách thức để đạt những giây phút hạnh phúc, những cái hạnh phúc đó lại quá mỏng manh, không tồn tại đối với giá trị thời gian.

Nhưng hạnh phúc có thể tồn tại trong đời sống nếu chúng ta biết điều bí mật trong cách thức thụ đắc chúng. Vì không biết nguyên nhân và bản chất của khổ đau, chúng ta thường gây ra những sự khó khăn phiền toái cho chính mình trong khi giải quyết một vấn đề hiện có, giống như một con sư tử đang mắc lưới, càng vùng vẩy để thoát khỏi lưới lại càng bị vướng mắc nhiều hơn.

Nếu chỉ là một sự việc nhỏ, chúng ta chịu đựng trong khả năng của mình và tìm cách làm giảm nhẹ sự khổ đau. Chẳng hạn như khi ta bị ung thư bao tử, chúng ta tư vấn nơi bác sĩ . Nếu bác sĩ nói phải trãi qua một cuộc giải phẩu thì chúng ta sẽ chấp nhận sự thật rằng ta sẽ phải chịu đau nhiều hơn khi giải phẩu. Khi biết không còn giải pháp nào khác hơn chúng ta đối mặt với mọi việc trong cuộc giải phẩu để loại bỏ vấn đề đau bao tử .

Sau đó chúng ta quyết định chấp nhận mọi sự đau đớn và không dễ dàng trong cuộc giải phẩu bằng cách nghĩ rằng cuối cùng chúng ta có thể hết bệnh. Tương tự như thế, chúng ta sẳn sàng khoan thứ mọi sự đau đớn hoặc khó khăn hiện có để vượt qua những vấn đề lớn lao. Điều này giải thích vì sao thỉnh thoảng chúng ta đối mặt sự đau bằng một nụ cười.

Chúng ta không thể vượt qua sự khó khăn hiện có mà không phải đối mặt với một vấn đề khác hoặc không phải hy sinh một điều gì đó về mặt thể xác hoặc tinh thần. Không thể giải quyết vấn đề bằng thái độ ngoan cố. Điều này giải thích tại sao ta tìm kiếm một sự thỏa hiệp, chấp nhận một sự cho và nhận sự khôn khéo để giải quyết nhiều vấn đề của chúng ta. Lòng kiên nhẫn và sự khoan dung có thể giúp chúng ta tránh được nhiều sự rắc rối. Nếu chúng ta hạ thấp cái tôi ích kỷ, chúng ta có cơ hội tránh sự xung đột, sự mâu thuẫn, sự thù địch và bạo lực. Đức Phật đã giới thiệu một phương pháp thực tế và đầy đủ ý nghĩa để giải quyết mọi vấn đề. Ngài không khuyên dạy chúng ta một phương pháp chấp vá một vấn đề ở đây hay đàng kia, chỉ nhằm giúp cho chúng ta được hạnh phúc. Đúng hơn, Ngài dạy chúng ta cách nhìn thấu suốt căn cội của vấn đề và tìm ra nguyên nhân chủ yếu của nó.

Phương pháp của Ngài không giống như bác sĩ chỉ làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh mà chính là điều trị ngay chính cơn bệnh đó. Khi ta bị nhức đầu nặng, ta uống vài viên thuốc trị bệnh nhức đầu sau đó cảm thấy khỏe hơn trong thời gian ngắn nhưng chưa đúng là chữa lành bệnh vì bệnh có thể trở lại . Những viên thuốc như thế chỉ giúp chúng ta làm giảm đau , chứ không trừ tiệt nguyên nhân của chính căn bệnh.

Giả sử chúng ta có một vết thương trầm trọng trên thân thể. Sau khi uống nhiều loại thuốc để điều trị nó, có ai hỏi ta cảm thấy thế nào, ta nói rằng ta khỏe hơn nhiều. Nhưng từ “khỏe hơn” là một thuật ngữ tương đối. Ở đây nó có nghĩa không đau hơn trong hiện tại. Bất cứ điều gì trên đời này chúng ta nói tốt và đẹp chỉ để cho người khác biết không có khổ đau trong hiện tại. Khi có người hỏi “Bạn khỏe không?” chúng ta nói “Ô, tôi khỏe”. Nhưng tất cả chúng ta đều biết rằng ta không nói trong cái cảm giác tuyệt đối. Chúng ta biết rất rõ rằng vào mọi lúc chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều loại đau khổ mới hoàn toàn hoặc tương tự. Thể xác tự nó phát sinh ra rất nhiều vấn đề. Suốt cả cuộc đời chúng ta cố gắng phục vụ nó mà quên đi những bổn phận quan trọng. Nhưng càng phục vụ bao nhiêu, nó càng quấy rầy chúng ta bấy nhiêu. Vì thế đó là một bãi chiến trường không có hồi kết thúc.

Phương pháp của Đức Phật không sử dụng nhựa thơm để điều trị cơ đau tạm thời mà là để bứng căn gốc của mọi vấn đề. Điều này giải thích tại sao nhiều người nói rằng khó thực hành lời dạy của Phật.

Có lần Đức Phật dạy rằng nguyên nhân tất cả sự đau khổ là do bởi chúng ta vướng mắc vào nhiều vấn đề. Bằng cách nhận ra cái bản chất tự nhiên của đời sống con người phát triển giới hạnh đó là thái độ cư xử có tính đạo đức hoặc tự phán xét mình. Giới hạnh có nghĩa là khuôn phép theo dạng thức có tính đạo đức, một người thông minh và cần cù phải biết như thế nào tìm dấu vết gốc rể của khó khăn và phải vượt qua chúng.

Ở đây Đức Phật khuyên chúng ta hãy là người tốt, siêng năng và hành xử khôn khéo nếu chúng ta muốn giải quyết mọi vấn đề của mình. Không có một phương pháp thực tập nào khác để đạt một giải pháp sau cùng đối với những vấn đề của chúng ta. Thông thường khi gặp khó khăn ta hay tìm đến những người khác và xin lời khuyên của họ. Có thể họ sẽ bảo chúng ta đi và cầu nguyện vị thần thánh nào đó nơi đền miếu hoặc nơi thờ cúng. Tuy nhiên, đây không phải là cách của Đức Phật. Ngài khuyên chúng ta nhìn thẳng trực tiếp vào vấn đề bằng cách phân tích và tìm ra nơi chúng phát sinh. Chúng ta thường có khuynh hướng đổ lổi cho người khác. Nếu chúng ta là người chân thật với chính mình thì chúng ta tự truy tầm nguồn gốc của sự việc. Hãy nhớ lời nói rằng khi ta chỉ một ngón tay vào người khác, ba ngón tay sẽ chỉ ngược vào chúng ta. Bất cứ việc làm tốt đẹp nào cũng có một hiệu quả xấu. Đồng thời với một hành động xấu là một việc tốt đẹp. “Không có cầu vồng nếu không có một đám mây và một cơn bão”.

Đối với chúng ta, điều rắc rối là khi chúng ta đối mặt với bất cứ vấn đề nào, chúng ta đều gây ra nhiều kẻ thù và sự nghi ngờ trong trí tưởng tượng. Chúng ta tìm những lời khuyên từ người khác để loại bỏ ra những khó khăn. Nhưng chúng ta không hề cân nhắc rằng những lời khuyên từ người khác được thiết lập trên những điều mê tín hoặc do sự tưởng tượng hoặc do hiểu biết sai lầm về sự việc. Điều này đặc biệt đúng khi chúng ta để ý đến cách mọi người đến các thầy tướng số hoặc các ông, bà đồng bóng để nhờ giải quyết khó khăn cho họ.

Chẳng hạn, khi người ta phàn nàn về sự thất bại trong việc làm ăn và gặp vận xấu, họ cố gắng sử dụng năng lực huyền bí để có sự thành công và vận may. Đức Phật dạy chúng ta vượt thắng mọi khó khăn bằng những cách thức hợp lý và phát triển sự hiểu biết không tuỳ thuộc vào những điều mê tín và dùng mọi nổ lực và kiến thức chứ không tiêu phí thời gian và tiền bạc vào những việc làm vô nghĩa.

Có nhiều người dường như rất sẳn lòng đi theo sau những người tuyên bố rằng họ có sức mạnh huyền bí, sức mạnh siêu nhiên, cùng với năng lực hóa giải. Những người ấy chi trả một số tiền để những người (sau) này mang đến cho họ vận may và sự thành công. Dĩ nhiên sau cùng họ nhận ra mình đã bị lừa đảo vì không dễ dàng nhận lấy một số phận may mắn. Và bởi vì họ không nhận được điều họ muốn, nên họ lại đem về cho chính mình nhiều sự phiền não hơn. Chúng ta không thể hiểu nguyên nhân của những khó khăn của mình vì suy nghĩ của chúng ta nói chung là đặt nền tảng trên sự thiếu hiểu biết chính là nguyên nhân của ảo tưởng và sự tưởng tượng.

Tự chúng ta không cho phép mình phát triển lối sống qua sự hiểu biết đúng đắn. Bằng nhiều cách, tôn giáo có thể giúp chúng ta phát triển sự hiểu biết đó vì tôn giáo giải thích được bản chất con người và cách thức ứng xử mọi vấn đề. Tuy nhiên có nhiều người nghĩ rằng tôn giáo chỉ giúp chúng ta cầu nguyện hoặc lễ bái. Nếu chúng ta khư khư một thái độ chất phác như thế, thử hỏi làm thế nào ta có thể làm giàu được kiến thức của mình để hiểu mọi việc trong viễn cảnh thích hợp của chúng ta? Chúng ta không nhận ra giá trị của tôn giáo giúp chúng ta đạt đến sự hạnh phúc. Ngày nay, chúng ta tổ chức đời sống thế tục của mình trong một cách thức mà chúng ta không có thời gian để cống hiến vào việc rèn luyện tâm hồn của chúng ta đối với sự an lạc. Kết quả là mặc dù chúng ta có thật nhiều đủ để thỏa mãn mọi nhu cầu vật chất nhưng chúng ta không bao giờ biết đủ trong khi đó cứ tiếp tục nghĩ cách làm thế nào để kiếm nhiều tiền hơn, làm thế nào để hưởng thụ nhiều hơn các khoái lạc nhục dục bất chấp đến cướp đi mạng sống của kẻ khác. Những dục lạc như thế thật ngắn ngủi. Chúng ta đánh mất sự lợi ích ngay khi ta mới vừa nhận được điều mà chúng ta hằng mong ước. Kết quả là chúng ta luôn luôn mong mỏi và cứ liên tục nhận lấy điều không thỏa mãn. Khi chúng ta kinh qua một sự khó khăn nào đó chúng ta bắt đầu cằn nhằn, thể hiện tính khí, gây ra nhiều sự xáo trộn và qui trách nhiệm người khác về việc của chúng ta.

Ngày nay, chúng ta hay nghĩ rằng người dân ở những quốc gia phát triển thì sung sướng vì họ có quá nhiều tiện nghi vật chất, nhưng trên thực tế họ lại kém hạnh phúc hơn người dân ở những nước kém phát triển và đặc biệt họ lại là những nạn nhân của bệnh tâm thần. Điều này do bởi họ trở thành những người nô lệ của khoái lạc nhục dục và khao khát sự hưởng thụ trần tục không có sự phát triển tương xứng về đạo đức. Sự căng thẳng, nổi sợ hải, sự lo âu và sự bất an khuấy động đầu óc của họ. Loại xáo trộn tâm thần này gây xáo trộn đến lối sống của con người.

Tình trạng sự việc này trở thành sự quan tâm to lớn nhất trong các quốc gia kỹ nghệ hóa bởi vì họ không học cách để duy trì sự hài lòng. Nhiều người phải gánh chịu sự đánh mất tự tin và đối mặt với nhiều khó khăn trong sự quyết định phải làm gì cho cuộc đời của họ. Nguyên nhân chủ yếu của thái độ tâm thần này là tham vọng và sự lo âu, phát sinh từ sự tranh đua, sự ghen tỵ và nổi sợ hãi. Nhưng những người này không chỉ là kẻ quấy rầy đối với chính họ và đồng thời đối với những người xung quanh. Những vấn đề như thế phát sinh một cách tự nhiên một bầu không khí xấu đối với những người muốn hướng đến một đời sống bình an. Không có một sự rút ngắn nào để chúng ta loại bỏ những khó khăn của chúng ta.

Chúng ta phải cố gắng hiểu và tìm ra nguyên nhân của sự khó khăn mà ta đang đối mặt. Nhưng chúng ta đừng lầm lẫn nghĩ rằng hạnh phúc dể đạt đến vì trên thực tế không có cuộc sống nào không khó khăn. Chúng ta có tự gây khổ cho mình hay không tùy thuộc vào mức độ chấp nhận sự quan tâm của chúng ta để gây ảnh hưởng đến chúng ta. Ngay khi một vài sự việc xuất hiện nhiều người lập tức nghi ngờ có kẻ khác có thể bỏ bùa hoặc dùng ma thuật đen tối để quấy rầy gia đình họ. Nhưng họ không sẳn sàng thừa nhận chính họ yếu kém để nghĩ rằng chính họ đã góp phần trong việc trở nên nguyên nhân của vấn đề.

Con người sống trong bóng đêm của sự ngu dốt vì không hiểu biết những gì là đúng và những gì là sai. Họ đang đấu tranh trong vũng bùn của tội lỗi trần tục. Họ nghĩ rằng những giây phút lạc thú họ thụ hưởng trên đời là vĩnh cửu, nhưng thực tế chúng là không vĩnh cửu.

Do không hiểu sự thật hiển nhiên này mà nhiều người cứ để tâm vào những khoái lạc trong khoảng thời gian ngắn ngủi, và để chính họ vướng vào chúng càng ngày càng nhiều, trở nên lệ thuộc vào những khoái lạc ấy và vì thế họ trở nên hoàn toàn đui mù trước sự thật. Để được thông minh giữa những người ngu dốt, là một trái tim mạnh mẽ trong số những tinh thần yếu đuối, là người kiên nhẫn giữa những kẻ không kiên nhẫn, là người tỉnh táo trong số những người say, là người tốt bụng trong những người căm thù, ấy là những sự thành tựu khó khăn trong đời sống của chúng ta.

Con người chưa từng trải nghiệm hiện tượng tiến bộ vật chất họ đang hưởng thụ như hiện nay. Tuy nhiên, dù sự tiến bộ tuyệt vời đến cở nào, vẫn là bất hạnh nhất khi con người có khuynh hướng quên đi sự an lạc tinh thần. Con người bị tối mặt bởi những tiến bộ vật chất nghĩ rằng chủ nghĩa vật chất là hồi kết cuộc của tất cả .

Sự suy thoái về đạo đức có mặt khắp mọi nơi, với sự gia tăng khối lượng thông tin khổng lồ như hiện nay, chúng ta nhận thức nhiều hơn về lòng vô nhân của con người đối với con người trên một sự cân bằng không chấp nhận được. Những cá nhân có khuynh hướng quên đi hoặc hoàn toàn chối bỏ những bổn phận và nghĩa vụ của họ đối với xã hội họ đang sống.

Các tổ chức kinh doanh nhẫn tâm tranh giành lợi nhuận và chiếm đoạt vật chất đang đeo đuổi nổ lực của họ. Không có một bất cứ một lễ nghi phép tắc nào về đạo đức. Họ quên rằng một điều là chân giá trị của con người. Trong ánh sáng của một tình huống đầy thảm họa, nhiều người vẫn chối bỏ chân giá trị con người và thực hành sự vô thần, cố đưa bàn tay của họ vào sự tuyệt vọng hoàn toàn trong việc tìm ra một giải pháp nhằm kiềm chế lòng tham quá mức của con người và khuấy động chúng trên con đường lịch sự tao nhã của con người song hành với sự an ủi tinh thần.

Nhân loại đã chinh phục không gian, họ đang cố gắng nâng chính họ lên con người siêu nhiên nhưng họ không đủ khả năng tự ứng xử là một con người đúng đắn với sự yêu thương và lòng trắc ẩn dành cho người khác. Tình trạng đáng buồn này phổ biến hiện nay vì người ta đã chọn đường đi sai trong việc phát triển văn minh hiện đại. Họ đã chọn chủ nghĩa vật chất với niềm tin tưởng sai lầm rằng một mình chủ nghĩa vật chất mang đến hạnh phúc. Đây là một sự ngụy biện, họ đi sai đường vì chọn lấy một cách hoàn toàn việc phớt lờ những lời khuyên vô giá của các nhà lãnh đạo tinh thần trong một thế kỷ .

Trong khi thừa nhận rằng khoa học có thể mang đến những kết quả nhanh chóng và đo lường sự thu nhập vật chất, những lợi ích kết quả từ thu nhập vật chất như thế rất là viễn vong và ngắn ngủi . Trái với những thu nhập mơ hồ và ngắn ngủi như thế, chúng ta nhận được những lời dạy cao quí của các bậc lãnh đạo tôn giáo là thật sự duy trì hạnh phúc và không viễn vong , sự thụ đắc vật chất không có sự an ủi tinh thần, không mang đến thực tế và duy trì hạnh phúc.

Chỗ dựa tinh thần tuyệt đối cần thiết cho sự nâng cao về mặt tinh thần của con người, hướng đến sự tỉnh lặng tâm hồn và kéo dài sự an lạc. Nếu chúng ta nghiên cứu lịch sử thế giới và thái độ ứng xử của người xưa, chúng ta chắc chắn nhận ra rằng ứng xử đạo đức của con người văn minh hiện đại không tốt hơn tổ tiên của chúng ta mặc dầu chúng ta đang tiến đến đỉnh cao của nền văn minh.

Một phương diện quan trọng khác của Phật giáo là giải thích nguyên do những vấn nạn và sự khổ đau của con người. Theo Đức Phật, chúng ta đối mặt với những vấn đề thế tục trong sự ham muốn ích kỷ mạnh mẽ trong tâm của mình. Những sự ham muốn này là sự ham muốn về dục giới, sự ham muốn về sắc giới và sự ham muốn vô sắc giới. Những ham muốn này ảnh hưởng đến sự tồn tại, việc tái sinh và hàng ngàn vấn đề khác và phiền não tinh thần của chúng ta.

Để hiểu sâu xa ý nghĩa lời của Phật, phải thật có trí huệ, chỉ với trí huệ tỉnh thức thì sự nhận thức mới có thể đến. Nhiều triết gia và nhà tâm lý học nổi tiếng thế giới cũng đã giải thích 3 sức mạnh này, nhưng họ sử dụng các thuật ngữ khác nhau. Tác giả người Đức Arthur Schopenauer giải thích 3 sức mạnh này là bản năng sinh dục, sự tự bảo tồn và hành động tự sát.

Nhà tâm lý học người Áo Sigmund Fred giải thích 3 điều như trên là dục tính, bản năng cái tôi (tự ngã) và bản năng cái chết. Chính một học trò nổi tiếng của Freud là Carl Jung đã nói: “Từ nguồn gốc của bản năng phát sinh ra mọi việc”. Đây là phương cách các nhà trí thức lớn đã chuẩn bị để chứng mimh sự thật mà Đức Phật đã dạy cách đây 25 thế kỷ. Khi chúng ta nghiên cứu những sự giải thích này chúng ta có thể thấy rằng Đức Phật đã đi xa hơn sự hiểu biết của họ .

Add Comment