Vấn nạn đời sống hiện nay – Bản chất của sự tồn tại

BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—

BẢN CHẤT CỦA SỰ TỒN TẠI

Điều quan trọng đối với chúng ta hiểu được bản chất của sự sinh tồn để chúng ta có thể sống hòa hợp với các qui luật vũ trụ chi phối tất cả hiện tượng và đời sống. Người ta không sống lệ thuộc vào tiềm năng đầy ấp của con người. Họ tiêu phí đời sống con người trong việc tìm kiếm những cứu cánh bình thường. Không thể có sự an lạc và nguồn hạnh phúc trên đời này nếu con người còn tiếp tục hành động bằng cách này. Nhân loại phải thay đổi nếp sống và phát triển khả năng cho những việc thiện.

Con người đã lầm đường lạc lối do sự dốt nát. Họ tìm kiếm và hưởng thụ cho chính bản thân bằng lối suy nghĩ cuộc đời người không bền vững, họ có thể chết và đánh mất cơ hội hưởng thụ nếu họ không nắm bắt lấy nó trong lúc nó có mặt. Trong khi đó không có điều sai lầm trong sự thụ hưởng những thú vui vô hại cho một cuộc sống hạnh phúc, người ta không nên nuông chìu theo dục lạc và quên phát triển những phẩm chất cao hơn.

Nói cách khác, người ta sẽ tách rời khỏi những cảm giác thất vọng và không hài lòng trên đời này. Quả nhiên người gánh chịu sự kinh hãi ở vào phút chết bởi vì họ vẫn còn nhiều ước muốn và tham vọng chưa được thỏa mãn.

Phật giáo dạy chúng ta cách duy trì sự bằng lòng trong đời sống hàng ngày và vượt qua sự sợ hãi vào vào giây phút cận tử nghiệp. Một sự hiểu biết về những sự kiện của cuộc sống cùng với những điều kiện trong đời sống thế tục có thể kiềm chế chúng ta tránh những xúi dục của cảm giác thụ đắc, những điều mê tín. Nó cũng cho chúng ta một mục đích trong sáng trong đời sống, không có những suy nghĩ lan man không mục đích, giống như lá khô dạt theo chiều gió. Vì cuộc sống của mỗi người chúng ta đều có một triển vọng, nên điều quan trọng là phải hiểu đặc điểm và bản chất của cuộc đời. Một đặc điểm của cuộc sống là tính nhất thời. Không kể một đời sống, một hệ thống, một ý tưởng hoặc một sự vật trông có vẻ mạnh mẽ và hoàn hảo đến thế nào, nó đều không an toàn và tự tại từ sự biến đổi. Chúng ta đối mặt với mọi nguy hiểm của sự thay đổi trong từng phút của cuộc đời chúng ta.

Tính không trường cửu này nối liền với sự bất như ý, là đặc điểm thứ nhì của đời sống. Một trong những sự thay đổi mà ta phải đến với thuật ngữ với vẻ bên ngoài là một phần và một mảnh của đời sống – sự chết – chúng ta phải học cách đối mặt với sự chết cuối cùng đều đến với tất cả mọi người. Mỗi phút trôi qua mang chúng ta đến gần hơn với cõi chết. Sanh và diệt là 2 đầu của cùng một sợi dây. Chúng ta không thể có đời sống giống như chúng ta không thể không có cái chết. Chúng ta cũng không thể di dời sự chết để duy trì cuộc sống vĩnh viễn. Nếu chúng ta biết rằng sự sống và sự chết là các phần trong một tiến trình và sự sống sẽ tiếp tục sau khi chết, thì thật sự không có điều gì để sợ. Ngày xưa Guru Nanak đã nói: “Thế giới sợ thần chết. Đối với tôi, nó mang đến niềm vui sướng nhất”.

Đời sống không phải được sáng tạo hay do người tạo ra sẳn. Nó không hiện hữu tình cờ mà không nguyên nhân hay nó xuất hiện trong giờ phút sáng chói đơn thuần của sự sáng tạo, nó là kết quả của nhiều nguyên nhân. Cuộc đời này phát khởi vì những nguyên nhân và nó sẽ lần lượt tạo ra những nguyên nhân xa hơn mang đến sự tiếp tục tiến trình cuộc sống lâu dài như là sự thèm muốn không được nhổ gốc rể ra khỏi tâm hồn. Mãi đến khi Đức Phật phát hiện, vẫn chưa có phương pháp đúng để trừ diệt những nguyên nhân của nó. Không có sự giải thích nào cho biết tại sao diễn tiến của cuộc sống cứ trôi chảy liên tục không hề ngừng nghĩ trong vòng quay của sự sinh tồn.

Tâm hồn con người luôn tạo ra ảo tưởng về một đời sống vĩnh cửu nhưng làm thế nào để đời sống vĩnh cửu khi nó được trú ngụ trong một thể xác vật lý không vĩnh cửu? Thực ra, điều chúng ta thật sự cần để sống hạnh phúc không phải là đời sống bất tử, nhưng chính là sự tự tại trước những ham muốn về sự bất tử.

Cuộc sống thường xuyên ở trong một dòng chảy liên tục nó không bao giờ ở trạng thái tỉnh. Cuộc sống là chủ đề thường xuyên đối với mọi hoàn cảnh sống trên đời luôn dao động, nó thổi vào chúng ta đi đi, lại lại, từng phút và từng phút. Một khi một người hiểu rằng sự thay đổi hoàn cảnh vốn đã có trong mọi hình thức của sự tồn tại, anh ta sẽ ít thất vọng hơn khi mọi việc không phát triển theo hướng anh ta mong muốn theo ý mình.

Nhiều người tin rằng có một thực thể hay một thực chất vĩnh cửu trong đời sống con người sẽ duy trì mãi mãi. Trong lời dạy của Đức Phật annata hay là bản chất phi thực thể là đặc điểm thứ ba của đời sống.

Mọi vật đều là chủ thể dưới tác động của định luật vô thường vũ trụ. Vì vậy mà Phật giáo không xếp đặt lòng tin vào một tâm hồn không hòa tan và trường cửu. Niềm tin vào một tâm hồn vĩnh cửu giống như tin vào thuyết nguyên tử vô hình không thể phá vỡ đã tồn tại từ thời Plato mãi đến thế kỷ XX, cuối cùng thuyết nguyên tử đã được chia tách ra. Giống như khái niệm của các gọi là nguyên tử vô hình, niềm tin vào một tâm hồn vĩnh cửu chỉ là một sự tưởng tượng không có cơ sở vững chắc.

Add Comment