BẠN VÀ NHỮNG VẤN NẠN TRONG ĐỜI SỐNG HIỆN NAY
Nguyên tác: Ven.Dr. K.Sri Dhammananda
Việt dịch: Thích Long Vân & Thiện Phúc
—o0o—
BẢN CHẤT CỦA LÝ TRÍ
Giá trị nhân bản hình thành từ con người có đầy đủ lý trí. Đây là điều chúng ta mô tả là “manussa” người có lý trí để biết suy nghĩ. Thuật ngữ “con người” bắt nguồn từ chữ “Manas” nghĩa là một người biết suy nghĩ đúng. Đức Phật giảng dạy: “Lý trí là điều báo trước mọi việc xảy ra trong đời, điều này khác với chúng ta là người có khả năng nhưng không sở hữu được năng lực thực hành sự suy nghĩ đúng”
Những sinh vật khác như những con vật không có những nét đặc trưng của con người. Chúng không thể sử dụng khả năng lý luận, chúng không thể thuyết lý, luận bàn như con người. Vì thế con người được xem là độc nhất trên đời này. Có một không hai, nên lý trí của họ phải huấn luyện và hướng dẫn tinh thần sao cho đúng đắn qua những lời dạy tôn quí của tôn giáo, nhờ đó mà lý trí biết suy luận và làm tốt cho nhân loại hơn là gây ra những thảm họa trên đời. “Nói không suy nghĩ là nhắm bắn không mục tiêu”
Lời mở đầu của việc thành lập tổ chức UNESCO chứa một cụm từ nổi bật nhất “Vì chiến tranh bắt đầu do tâm tưởng của con người, nên chính là trong tâm tưởng con người đã thiết lập sự bảo vệ hòa bình”. Trong tâm tưởng của con người phát sinh ra mọi tội lổi trên đời, và chính là sự vun trồng tốt đẹp của tâm hồn mà chúng ta có thể trừ tiệt mọi tội lỗi và vì sự tốt đẹp của nhân sinh.
Trong khi chúng ta may mắn để có thể vun đắp tâm hồn, chúng ta làm việc một cách thông minh và phục vụ nhân sinh, còn có một phương diện không may ngay trong bản chất con người mà ta không thể tìm thấy ở sinh vật khác. Đó là tính xảo quyệt và láu cá của con người. Việc điểm qua nét riêng biệt của tánh quỷ quyệt và gian xảo của con người dể dàng làm lu mờ mọi giá trị nhân bản quan trọng khác. Có thể nói rằng trên thực tế tất cả mọi vấn nạn, sự đau khổ và tình trạng hổn loạn đang thịnh hành trên thế giới này, là kết quả của sự ích kỷ, sự xảo quyệt hoặc tánh không thành thật của con người. Một nét điểm qua như thế thật cực kỳ khó khăn để trừ tuyệt gốc.
Nếu con người hoàn toàn được tự do cư xử theo tham vọng riêng của chính mình, họ có thể huỷ diệt ngay cả toàn thế giới trong một thời gian ngắn. Qua những khám phá mới, con người trở nên quá nguy hiểm đến nổi ngay cả mọi mạng sống đều được gọi vào sự nghi ngờ. Tuy nhiên tôn giáo nên đóng một vai trò quan trọng trong việc làm lệch hướng đi của con người thoát ra khỏi nét phác họa không may mắn của tánh xảo quyệt hoặc sự láu cá. Tôn giáo với những lời răn dạy cao quí làm việc nâng cao tâm hồn con người và trừ tiệt tất cả tội lỗi nên phụng sự như là một la bàn để hướng tâm con người đến con đường bình an và thanh thản đối với sự an lạc và tốt đẹp của tất cả. Phật giáo cùng với những tôn giáo khác, phấn đấu nhổ sạch tất cả mọi điều xấu và hoạt động vì sự an lạc của tất cả mọi người.
Theo Đức Phật, tài sản đáng giá nhất của chúng ta là khả năng vun trồng và nuôi dưỡng tâm hồn để chúng ta đạt đến sự thông thái. Đây là điều căn bản của Phật giáo. Chúng ta có thể tìm thấy giá trị nhân bản đích thực trong số những người đã phát triển tâm hồn của họ đến một phạm vi đầy đủ nhất trong sự hòa hợp với những lời dạy của Đức Phật. Rủi thay nhiều người trong chúng ta tâm hồn bị ảo tưởng và tối tăm của sự ngu si và tánh ích kỷ, mặc dầu tất cả chúng ta đều có khả năng đạt đến nguyên tắc cơ bản tuyệt trần. Vì ảo tưởng nên những sự làm nhơ bẩn tất nhiên là sự giận dữ, tánh ích kỷ và sự căm thù hiện hữu trong chúng ta. Những sự làm vẩn đục tâm hồn này tác động như những vật chướng ngại trong việc làm sáng tỏ với kết quả là chúng ta không còn khả năng nhận ra giá trị thực sự của con người vốn có trong ta.