TAM QUY Y
I. Quy-y Phật: Là trở về với Đức Phật không theo thượng đế tà sư, ma quỉ thiên thần, chỉ nương tựa theo Đức Phật mà sống, từ lời nói, ý-nghĩ cho đến việc làm.
II. Quy-y Pháp: Là trở về với Pháp Phật, không theo những ngoại đạo tà giáo, nương tựa theo những lời dạy của Đức Phật.
III. Quy-y Tăng: Là trở về với Tăng bảo, một đoàn thể Tăng già xuất gia tu-hành, không theo các bạn bè độc-ác có hại từ lời nói, ý-nghĩ cho đến việc làm.
IV. Lễ Quy-y: “Trước Tam Bảo con xin mở rộng lòng thương và tìm cách bảo vệ sự sống của mọi người và mọi loài. Con xin mở rộng tầm hiểu biết, để có thể thương yêu và chung sống với mọi người và mọi loài.” Những lời nầy được phát nguyện dưới sự chứng minh của một vị sư truyền giới. Vị sư nầy sẽ đặt pháp danh và là bổn sư của người phát nguyện. Sau đó người phát nguyện được chính thức gọi là Phật-tử.
Kết Luận:
Quy-y Phật-Pháp-Tăng là một việc làm rất quan trọng, là cải tạo hẳn đời sống của mình, là bước trên con đường mới mẻ luôn luôn được Phật-Pháp-Tăng soi sáng chỉ đường và che chở.
NGŨ GIỚI
Giới Thiệu:
Để bắt đầu bước đường học và hành lời Phật dạy để thiết lập sự an bình nơi tâm, Đức Phật cho chúng ta thấy 5 quy tắc ứng xử. Đó được gọi là Ngũ giới
1. Không Sát Sanh – Bảo Vệ Sự Sống:
Giết hại súc vật hay độc ác với chúng là điều xấu xa. Giống như chúng ta, súc vật không muốn bị thương tích. Chúng ta không nên làm hại chúng; ngay cả chỉ vì để đùa giỡn
2. Không Trộm Cắp – Chia sẽ, giúp đở lẫn nhau:
Trộm cắp là điều xấu xa. Những người có tiền bạc và đồ vật bị trộm cắp sẽ rất buồn khổ. Những ai trộm cắp sẽ phải bị trừng phạt vì việc làm đó. Chúng ta nên giúp đỡ lẫn nhau. Giúp đỡ lẫn nhau sẽ làm cho mọi người vui sướng.
3. Không Tà Dâm – Bảo vệ hạnh phúc gia đình:
Chúng ta nên làm tất cả những gì chúng ta có thể làm được để nuôi dưỡng hạnh phúc và niềm vui trong gia đình, bằng cách thực hành lòng từ ái, sự lắng nghe, và sự hiểu biết.
4. Không Nói Dói – Tôn trọng sự thật, dùng lời ái ngữ:
Nói dối là điều xấu xa. Nói dối dù chỉ để giỡn đùa cũng có thể khiến cho người ta gặp phiền phức. Chúng ta nên luôn luôn nói sự thật.
5. Không Uống Rượu và Dùng Chất Gây Nghiện:
Không uống rượu, không sử dụng các chất ma túy, không ăn uống hoặc tiêu thụ bất cứ một sản phầm nào có độc tố…
• Sự tham lam cho tâm hồn không trong sạch. Khi một cậu bé tham lam ăn nhiều quá, cậu ta sẽ bị đau bệnh và cảm thấy ghê sợ. Giống y như vậy, muốn một thứ gì quá nhiều, như những đồ chơi và những trò chơi vi tính, thời không tốt cho chúng ta. Chúng ta không nên có những ý nghĩ tham lam.
• Những ý nghĩ ích kỷ làm cho tâm hồn không trong sạch. Khi con người ích kỷ, họ chỉ nghĩ đến chính bản thân họ. Không một ai ưa thích người ích kỷ. Chúng ta không nên có những ý nghĩ ích kỷ.
• Những tư tưởng giận dữ làm cho tâm hồn không trong sáng. Khi chúng ta mất bình tĩnh một cách dễ dàng, chúng ta làm người khác phiền muộn. Rồi không ai muốn làm bạn với chúng ta và chúng ta sẽ buồn bã. Vì thế chúng ta không nên có những ý tưởng giận dữ.
Tóm Lược
Năm Giới giúp chúng ta tu tập theo lời dạy chính yếu của Đức Phật: Đừng làm điều xấu xa, làm điều tốt lành, và giữ cho thân và tâm trong sạch.
BÁT QUAN TRAI GIỚI
I. ĐỊNH NGHĨA – DEFINITION:
Quan là đóng, Trai (Posadha) có nghĩa là qua 12 giờ trưa. Tám quan trai giới là sự giữ gìn cho thân tâm thanh tịnh trong 24 giờ bằng cách thực hiện tám giới luật sau:
1. Không được sát sanh
2. Không được trộm cướp
3. Không được dâm dục
4. Không được nói dối
5. Không được uống rượu
6. Không được trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát
7. Không được nằm giường cao rộng đẹp đẽ
8. Không được ăn quá giờ ngọ.
1. Not killing living beings
2. Not stealing.
3. Not having sexual intercourse.
4. Not telling lies.
5. Not taking intoxicants.
6. Not wearing bodily decoration, not using perfumes.
7. Not singing and dancing.
8. Not sleeping in a raised bed.
9. Not eating after noon time.
Tu Tám Quan Trai có nghĩa là thệ nguy ện tập sống cu ộc đời của những bậc tu hành trong vòng 24 giờ bằng cách thọ trì tám giới nói trên.
II. HIỂU RÕ TÁM GIỚI – UNDERSTANDING THE RETREAT PRECEPTS
1. Không sát sanh: Đem niềm vui đến với mọi loài, giúp chúng sanh sống hạnh phúc, tránh giết hại hoặc khuyên người khác đừng giết hại.
2. Không trộm cắp: Không trộm cắp, không nghĩ đến sự trộm cướp và luôn nghĩ đến bố thí. Không làm cho người chung quanh đau khổ vì mất của cải của họ.
3. Không dâm dục: Không hành động cũng như không nghĩ đến những điều dâm dục. Tâm được thanh tịnh, thân khỏi ô uế. Đối với người bạn trăm năm, cùng những người chung quanh ta giữ đúng lễ, làm cho họ kính trọng.
4. Không nói dối: Không nói sai, không nói thêu dệt, không nói hai chiều, không nói lời hung ác cũng như khuyên răn những người chung quanh giữ giới. Giữ chữ tín.
5. Không uống rượu: Rượu làm say mê, tối tăm trí não.
6. Không được trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và đi xem múa hát: Quán về thân. Năm giác quan: tai, mắt, mũi, lưỡi, thân có thể mở đường cho chúng ta đến Niết Bàn hay vào địa ngục.
7. Không được nằm giường cao đẹp, rộng lớn: Tập dần đức tính giản dị, đạm bạc.
8. Không được ăn quá giờ ngọ: Trong
luật Phật dạy: “Chư Thiên ăn sớm mai, Phật ăn giờ ngọ, súc sanh ăn sau giờ ngọ, ngạ quỷ ăn tối, chư Tăng học Phật phải ăn đúng giờ ngọ”.
Ăn đúng giờ ngọ được 5 điều lợi ích sau:
– Ít mống tâm sai quấy
– Ít buồn ngủ
– Dễ được nhất tâm
– Ít hạ phong
– Thân được yên ổn và ít sanh bệnh.
III. CÁCH THỨC THỌ TÁM QUAN TRAI – THE FORMALITES
Pháp quan trai nên được tổ chức trong những ngày trai, hoặc trong những ngày nhàn rỗi, thời hạn 24 tiếng. Nên tổ chức tại một ngôi Chùa hoặc Niệm Phật Đường thanh tịnh. Trong trường hợp không có Chùa hay Niệm Phật Đườ ng thì chúng ta có thể tổ chức tại nhà. Thọ giới Tám quan trai có thể:
1. Giới sư truyền thọ: Có nghĩa là có thầy chứng minh truyền thọ và chúng Tăng hộ niệm. Trước khi thọ giới phải tắm rửa sạch sẽ và làm lễ sám hối những tội lỗi đã phạm để thân tâm thanh tịnh, rồi các giới tử tự thân hành đến cầu thỉnh vị Chứng minh làm lễ bạch Phật cầu truyền thọ ba quy y và tám quan trai giới. Trong khi lễ, cần phải trang nghiêm thành kính nhứt tâm nghe vị Chứng minh truyền giới, trả lời những câu hỏi và đọc những lời phát nguyện do vị Chứng minh chỉ bày. Trong ngày thọ tám quan trai giới, giới tử cần phải giữ gìn thân, khẩu, ý cho thanh tịnh, không được phạm giới và tự xem mình như đã xuất gia, nhất là không nghĩ việc ngoài đời. Siêng năng tụng kinh, niệm Phật không để tâm dong ruỗi bên ngoài mà cầu chư Phật gia hộ cho Bồ Đề tâm ngày một tăng trưởng.
2. Tự phát nguyện thọ trì: Nếu không có Tăng Chúng hoặc không thể đến Chùa có thể tự mình thọ trì Pháp quan trai này. Giới tử tự mình đứng trước bàn Phật đọc những câu tự mình thọ giới như sau:
Đệ tử tên là …. quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, xin một ngày một đêm thọ Ưu Bà Tắc (hoặc Ưu Bà Di) tám phần trai giới. Như Lai bậc Chí chơn chánh giác, là Thế Tôn của con. (3 lần).
Đệ tử quy y Phật rồi, quy y Pháp rồi, quy y Tăng rồi xin một ngày một đêm Ưu Bà Tắc (Ưu Bà Di) tám phần trai giới. Như Lai bậc chi chơn chánh giác là Thế Tôn của con (3 lần).
“Như các Đức Phật suốt đời không sát sanh, Đệ tử xin nguyện một ngày một đêm không sát sanh”… Cho đến giới thứ tám cũng đọc như vậy. Cách tu tập cũng như cách trên.
IV. CÔNG ĐỨC THỌ TÁM QUAN TRAI GIỚI – THE EFFECTS OF PRACTICING THE EIGHT-FOLD PRECEPTS:
Người thọ Tám quan trai giới nhờ hoàn cảnh thuận tiện tinh tấn tu hành nên ba nghiệp thanh tịnh không làm các nghiệp ác, đồng thời các điều thiện do đấy được phát triển. Nh ờ thọ trì giới luật và chí tâm niệm Phật nên tâm trí được định tĩ nh không còn vọng tưởng, gieo chủng tử vô lậu giải thoát. Đức Phật dạy: “Người nào tinh tấn thọ trì Tám quan trai tức hiện tiền đượ c tăng trưở ng vô lậu phước huệ, sau lâm chung khỏ i bị sa vào các đường ác, được sanh về thế giới Cực Lạc. Nếu đem công đức hồi hướ ng tất cả chúng sanh tức được phước quả vô lượng và chứng được quả Vô Thượng Chánh Giác”.
V. KẾT LUẬN – CONCLUSION:
Người thọ Tám quan trai giới không còn làm bất cứ việc ác h ại nào, cánh cửa ác đạo (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) bị đ óng chặt lại. Vì không tự chủ được mình, vì vô minh che lấp, vì tham muố n nhục dục con người cứ mãi tạo bao điều ác nghiệp, cánh cửa tam ác đạo kia tự mở, rồi tự mình bước vào và chịu bao quả báo đau khổ. Tu Tám quan trai giới trong một
ngày một đêm, thanh tịnh thân tâm, phòng hộ giữ mình, tuy chưa xuất ly tam giới ngay được, nhưng nhờ nương công đức trai giới này, gieo trồng hạt nhân xuất thế thù thắng, tương lai chắc chắn sẽ được giải thoát. Chư
Phật vì muốn hóa độ chúng sanh nên chỉ bày pháp môn này, là Phật tử chúng ta cố gắng nương theo và tu tập.
THẬP THIỆN
I. ĐỊNH NGHĨA:
Mười điều thiện là mười việc lành gồm trong các phần. Về thân (thân nghiệp), về lời nói (khẩu nghiệp), về ý nghĩ (ý nghiệp), có tánh cách lợi mình, lợi người ở hiện tại và tương lai. Mười điều thiện này là căn bản làm người, và nấc thang đầu tiên để tiến đến Phật quả.
II. MƯỜI ĐIỀU THIỆN BAO GỒM 3 PHẦN CHÍNH:
1. Thân Nghiệp: Những hành động liên quan về thân: Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.
2. Khẩu Nghiệp: Những lời nói tốt lành có 4 cách: Không nói lời dối trá, không nói lời độc ác, không nói lời thêm bớt, không nói đâm thọc.
3. Ý Nghiệp: Những ý nghĩ sáng suốt gồm có: Không tham lam, không sân hận, không si mê.
III. SỰ LỢI ÍCH TU MƯỜI ĐIỀU THIỆN:
Nếu tu mười điều thiện sẽ được lợi ích như sau: Thân không tật bệnh, sống được lâu dài, không bị ác mộng, tiêu diệt những oán thù ngày trước, sau khi chết sanh lên cõi trời, hưởng các sự vui, được mọi người thương mến, không bị ai lường gạt, ở chỗ đông người không sanh lòng sợ hãi, tâm luôn luôn thanh tịnh, người đời kính phục, lời nói không bị sai lầm, trí huệ sáng suốt, bà con sum vầy, người dữ không hại, gặp nhiều bạn tốt, nói ra được nhiều người hưởng ứng, đầy đủ các vật quý báu, muốn gì đều được như ý, không bị người dèm chê, tướng tốt đẹp, không bị các tai họa, gặp lý tưởng chân chánh. Nếu đem công đức tu mười điều hồi hướng về đạo Bồ đề thì được thành tựu Phật quả.
IV. SỨC MẠNH MƯỜI ĐIỀU THIỆN:
1. Sửa đổi bản thân: Tánh tình và trí thức của con người đều do nghiệp nhân chi phối. Sự thực hành mười điều thiện sẽ hoàn cải hoàn toàn tâm tánh, trí thức và sắc thân của mình. Ví dụ như không sát sanh mà lại phóng sanh thì tánh tình sẽ thành từ bi và trí tuệ sẽ sáng suốt.
2. Thay đổi hoàn cảnh: Mười điều thiện này sẽ hoàn cải mọi hoàn cảnh, ví dụ một người không bao giờ sân hận lại tu hành nhẫn nhục thì hoàn cảnh không có một sự oán thù chiến tranh giết hại nào, mà chỉ toàn là thiệt cảnh hoan hỷ, tương thân tương ái, vui vẻ thật sự và đùm bọc thương yêu.
3. Sanh vào cõi trời: Nếu thực hành mười điều thiện này thì mới sanh lên các cõi trời an vui, đẹp đẽ hơn hẳn cõi người. Nếu lên các cõi trời thì phước đức rất đầy đủ, sống thanh tịnh, sống lâu v.v…
4. Những điều căn bản để chứng Phật quả: Mười phương ba đời các vị hiền thánh thoát khỏi sanh tử, chứng quả vô thượng đều lấy mười điều thiện làm căn bản, vì mười điều thiện này có công năng ngăn chặn các hành vi độc ác, đối trị các điều không lành và làm ba nghiệp thanh tịnh. Khi ba nghiệp được thanh tịnh thì khỏi sanh tử, chứng quả niết bàn, và đem mười diều thiện này hồi hướng cho toàn thể chúng sanh, tức thành tựu được Phật quả.
V. KẾT LUẬN:
Mười điều thiện cho chúng ta biết những việc làm rõ ràng thiết thực để chúng ta theo đó mà thi hành. Mười điều thiện này nêu rõ chỉ có việc làm mới có giá trị, chứ nói suông không có lợi ích gì. Mười điều thiện giúp chúng ta cải thiện đời sống của chúng ta và của mọi loài, làm cho xã hội trở thành thiện mỹ và nhất là hướng dẫn chúng ta đến Phật quả hoàn toàn.
Chúng ta cần phải thực hành, cần phải bắt tay vào việc làm và nhất là theo đúng mười điều thiện mà hành động. Có vậy chúng ta mới xứng đáng là một Phật tử chân chính và thấy tất cả sự lợi ích thiết thực của đạo Phật.
BỒ TÁT GIỚI TẠI GIA
6 GIỚI TRỌNG
(1) Giới giết hại
Chư Phật tử! Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, ngay đến loài trùng kiến, cũng không được giết hại. Nếu phạm giới giết hại, hoặc bảo người giết, hoặc tự mình giết, sẽ lập tức mất giới Bồ tát; trong hiện đời, không thể chứng được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm. Kẻ đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la, Bồ tát bị triền phược. Đây là giới trọng thứ nhất.
(2) Giới Trộm Cắp
Chư Phật tử! Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, ngay đến một đồng tiền, cũng không được trộm cắp. Nếu phạm giới trộm cắp sẽ lập tức mất giới Bồ tát; trong hiện đời, không thể chứng được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm. Kẻ đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la, Bồ tát bị triền phược. Đây là giới trọng thứ hai.
(3) Giới đại vọng ngữ
Chư Phật tử! Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, cũng không được đại vọng ngữ: “Tôi đã chứng được pháp quán bất tịnh”, hoặc: “Tôi đã chứng được thánh quả A na hàm”, vân vân … Nếu phạm giới đại vọng ngữ sẽ lập tức mất giới Bồ tát; trong hiện đời, không thể chứng được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm. Kẻ đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la, Bồ tát bị triền phược. Đây là giới trọng thứ ba.
(4) Giới tà dâm
Chư Phật tử! Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, cũng không được tà dâm. Nếu phạm giới tà dâm sẽ lập tức mất giới Bồ tát; trong hiện đời, không thể chứng được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm. Kẻ đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la, Bồ tát bị triền phược. Đây là giới trọng thứ tư.
(5) Giới rao nói tội lỗi của bốn chúng
Chư Phật tử! Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, cũng không được rao nói tội lỗi của bốn chúng: tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di. Nếu phạm giới rao nói tội lỗi của bốn chúng sẽ lập tức mất giới Bồ tát; trong hiện đời, không thể chứng được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm. Kẻ đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la, Bồ tát bị triền phược. Đây là giới trọng thứ năm.
(6) Giới bán rượu
Chư Phật tử! Sau khi thọ giới Bồ tát tại gia, dù cho mất thân mạng, cũng không được bán rượu. Nếu phạm giới bán rượu sẽ lập tức mất giới Bồ tát; trong hiện đời, không thể chứng được noãn pháp, huống hồ là thánh quả Tu đà hoàn, Tư đà hàm, A na hàm. Kẻ đó là Bồ tát phá giới, Bồ tát xú uế, Bồ tát cấu ô, Bồ tát chiên đà la, Bồ tát bị triền phược. Đây là giới trọng thứ sáu.
Chư Phật tử! Nếu Bồ tát tại gia sau khi thọ giới có thể hết lòng giữ gìn không cho hủy phạm thì sẽ đắc được thánh quả như trên.
Chư Phật tử! Giới Bồ tát tại gia là ngọc anh lạc trang nghiêm; là hương thơm vi diệu xông khắp mọi nơi; là quỹ luật cho pháp thiện, ngăn chận các pháp bất thiện; là kho tàng diệu bảo vô thượng; là chủng tính của dòng dõi tôn quí; là nơi đại tịch tĩnh; là vị cam lộ; là đất sanh thiện pháp. Chỉ cần chân thực phát tâm thọ giới đã được vô lượng vô biên lợi ích như vậy, huống chi là nhất tâm giữ gìn không cho hủy phạm.
28 GIỚI KHINH
(1) Giới không cúng dường cha mẹ, sư trưởng
Chư Phật tử! Đức Phật đã dạy: Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, không cúng dường cha mẹ, sư trưởng, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(2) Giới uống rượu
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, ham mê uống rượu, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(3) Giới không chăm sóc người bệnh
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, gặp người bệnh khổ, sinh khởi ác tâm, bỏ phế không chăm sóc, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(4) Giới không bố thí người đến xin
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, thấy người đến xin, không tùy sức mình mà bố thí ít nhiều, để cho người đến xin ra về tay không, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(5) Giới không chào hỏi lễ lạy các bậc tôn trưởng
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, gặp các vị tỳ khưu, tỳ khưu ni, hoặc các vị Bồ tát tại gia thọ giới trước, không đứng dậy tiếp đón, lễ lạy, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(6) Giới khinh mạn người phá giới
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, thấy tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di phạm giới, bèn sinh tâm kiêu mạn, cho rằng mình hơn họ, họ không bằng mình, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(7) Giới không thọ sáu ngày bát quan trai giới mỗi tháng
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, mỗi tháng không thọ sáu ngày bát quan trai giới, không cúng dường Tam bảo, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(8) Giới không đi nghe pháp
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, trong vòng bốn mươi dặm có chỗ giảng kinh thuyết pháp mà không đến nghe, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(9) Giới thọ dụng đồ dùng của chư Tăng
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, thọ dụng đồ dùng của chư tăng, như ngọa cụ, giường, ghế, v.v…, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(10) Giới uống nước có trùng
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, nghi nước có trùng mà vẫn cố ý uống, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(11) Giới đi một mình trong chổ nguy hiểm
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, đi một mình trong chỗ nguy hiểm, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(12) Giới một mình ngủ đêm tại chùa ni (tăng)
Nếu Bồ tát tại gia nam (nữ), sau khi thọ giới, một mình ngủ đêm tại chùa ni (tăng), thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(13) Giới vì của đánh người
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, vì tiền của mà đánh đập chửi rủa tôi tớ, hoặc người ngoài, thì sẽ phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(14) Giới bố thí thức ăn thừa cho bốn chúng
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, đem thức ăn thừa bố thí cho tỳ khưu, tỳ khưu ni, hoặc ưu bà tắc, ưu bà di khác, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(15) Giới nuôi mèo, chồn
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, nuôi dưỡng mèo, chồn, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(16) Giới nuôi súc vật
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, nuôi dưỡng voi, ngựa, trâu, dê, lạc đà, hoặc các loại súc vật khác, không chịu tịnh thí cho người chưa thọ giới, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(17) Giới không chứa ba y, bình bát, tích trượng
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, không chứa sẳn ba y, bình bát, tích trượng để cúng dường chúng tăng, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(18) Giới không lựa chỗ nước sạch, đất cao ráo để trồng trọt
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, làm nghề canh tác sinh sống, không tìm chỗ nước sạch, đất cao ráo để trồng trọt, thì sẽ phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(19) Giới buôn bán không chân chánh
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, làm nghề mua bán: lúc bán hàng, một khi đã đồng ý giá cả, không được lật lọng, đem bán cho kẻ trả giá đắt hơn; lúc mua hàng, nếu thấy người bán cân lường gian lận, phải nói lỗi họ, để họ sửa đổi. Nếu không làm như thế, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(20) Giới hành dâm không đúng thời, không đúng chỗ
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, hành dâm không đúng chỗ, không đúng thời, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(21) Giới gian lận thuế
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, làm nghề thương mại, công nghiệp, v.v…, không chịu nộp thuế, hoặc khai thuế gian lận, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(22) Giới vi phạm luật pháp quốc gia
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, vi phạm luật pháp quốc gia, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(23) Giới được thực phẩm mới mà không dâng cúng Tam bảo trước
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, lúc lúa, trái cây, rau cải được mùa, không dâng cúng Tam bảo trước, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(24) Giới Tăng già không cho thuyết pháp mà tự chuyên
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, Tăng già không cho phép thuyết pháp, mà vẫn cứ làm, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(25) Giới đi trước năm chúng xuất gia
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, ra đường đi trước các tỳ khưu, sa di, v.v…, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(26) Giới phân phối thức ăn cho chư Tăng không bình đẳng
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, trong lúc phân phối thức ăn cho chư Tăng, sinh tâm thiên vị, lựa những món ngon, nhiều hơn phần người khác, để cúng dường thầy mình, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(27) Giới nuôi tằm
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, nuôi tằm lấy tơ, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
(28) Giới đi đường gặp người bệnh không chăm sóc
Nếu Bồ tát tại gia, sau khi thọ giới, đi đường gặp người bệnh, không tìm phương tiện chăm sóc, hoặc gửi gắm cho người khác chăm sóc, thì phạm vào tội sơ ý. Nếu không khởi tâm sám hối, sẽ bị đọa lạc. Đó là kẻ nhiễm ô, tạo nghiệp sinh tử luân hồi.
Chư Phật tử! Nếu Bồ tát tại gia nào, có thể chí tâm thọ trì giới pháp này, kẻ ấy là hoa phân đà lợi trong hàng Bồ tát tại gia, là hương thơm vi diệu trong hàng Bồ tát tại gia, là hoa sen trong sạch trong hàng Bồ tát tại gia, là trân báu chân thực trong hàng Bồ tát tại gia, là bậc đại trượng phu trong hàng Bồ tát tại gia.
Chư Phật tử! Đức Phật có dạy: Bồ tát có hai hạng, một là tại gia, hai là xuất gia. Bồ tát xuất gia gọi là tỳ khưu, hay tỳ khưu ni, Bồ tát tại gia gọi là ưu bà tắc, hay ưu bà di. Bồ tát xuất gia trì giới xuất gia, điều này không khó. Bồ tát tại gia trì giới tại gia, điều này mới khó. Tại sao như vậy? Bởi vì Bồ tát tại gia bị nhiều ác duyên ràng buộc.