KINH PHẬT VÀ CÁC NGHI THỨC
Thích Đạt Ma Phổ Giác biên soạn
Chùa Thiên Khánh
Nhà Xuất Bản Hồng Đức
NGHI THỨC KINH CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI
NGUYỆN HƯƠNG
Nam mô thập phương thường trụ Tam bảo tác đại chứng minh.(O)
Nam mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni tác đại chứng minh.(O)
Nam mô Bồ-tát Quán Thế Âm tác đại chứng minh.(O)
Nam mô Phật hoàng Trần Nhân Tông tác đại chứng minh.O
Nam mô chư liệt vị tiền nhân ông bà tổ tiên tác đại chứng minh. (O)
Nam mô chư vị tổ sư Ấn Độ Trung Hoa Việt Nam tác đại chứng minh. (O)
Chủng con….
Đốt nén tâm hương nguyện chí thành,
Nhất tâm cung kính Phật Bồ-tát
Nguyện cầu Tam bảo thường gia hộ,
Hạnh phúc bình an khắp muôn loài.
Nam mô Bồ-tát hương cúng dường. (3 lần) (OOO)
Hôm nay là ngày … tất cả đệ tử chúng con thành tâm quỳ trước Phật đài tác lễ sám hối tụng Kinh Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.O
Cúi mong Tam Bảo thường ở mười phương quang giáng đạo tràng chứng minh cho lòng thành của chúng con, khiến chúng con oan khiên dứt sạch, bệnh căn thuyên giảm, gia quyến an khang, lòng tin Tam Bảo càng sâu, tâm từ đối với chúng sinh tăng trưởng. Nguyện cho chính pháp được lan truyền khắp chốn, lời Phật dạy được phổ biến muôn nơi, người người từ bỏ tham, giận, si mê, tưới tẩm từ bi, hạnh phúc, thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, làm lành lánh dữ, thế giới dứt nghiệp binh đao, muôn loài an vui giải thoát.(O)
Tất cả đệ tử chúng con thành tâm quỳ trước Phật đài đồng sám hối cầu siêu, hồi hướng cho các hương linh, anh linh các oan hồn uổng tử,
các chiến sĩ trận vong, các anh hùng nghĩa tử được thính pháp nghe kinh, được thừa tư công đức, phát tâm tỉnh giác, lìa khổ tối tăm, khởi niệm từ bi, xa rời đường dữ, tin sâu Tam Bảo, tin cõi Phật an vui. (O)
Khắp nguyện: Kẻ mất siêu thăng, người còn phúc lạc, chúng sinh được thấm nhuần mưa pháp, mọi người đều chứng ngộ Phật thừa.(O)
Nam-mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni.(OOO)
NGUYỆN CẦU AN LÀNH
Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Đêm ngày sáu thời, đều an lành,
Nguyện đức Từ Bi, thường gia hộ.
Hết thảy sáu thời, đều an lành.
Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Đêm ngày sáu thời, đều an lành,
Nguyện chư Tam Bảo, thường gia hộ.
Hết thảy sáu thời, đều an lành.
Nguyện ngày an lành, đêm an lành,
Đêm ngày sáu thời, đều an lành,
Nguyện chư hộ pháp, thường ủng hộ,
Hết thảy sáu thời, đều an lành.
Nam-mô Tiêu tai giáng cát tường Bồ-tát. (OOO)
CA NGỢI TAM BẢO
Phật là đấng giác ngộ mình,
Độ người thoát khỏi, tử sinh bao đời.
Từ bi, trí tuệ rạng ngời,
Là thầy ba cõi, trời người xưa nay.(O)
Pháp là phương thuốc diệu thay,
Chữa lành bệnh khổ, muôn loài chúng sinh. Như vầng trăng sáng lung linh,
Soi đường ra khỏi, u minh mê mờ.(O)
Tăng là những bậc chân tu,
Biết đời huyễn mộng, giã từ ra đi.
Thấm nhuần trí tuệ, từ bi,
Độ đời thoát khỏi tham si…. khổ sầu.(O) Nam mô hoan hỷ tạng Bồ-tát. (3 lần)(OOO)
TÁN DƯƠNG GIÁO PHÁP
Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp Nay con nghe thấy xin trì tụng Nguyện hiểu chân kinh nghĩa nhiệm mầu Nam mô khai pháp tạng Bồ-tát. (3 lần)O
TÁN PHẬT
Đại từ đại bi thương chúng sinh.
Đại hỷ đại xả cứu muôn loài.
Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm. Chúng con chí tâm thành đảnh lễ.O
ĐẢNH LỄ TAM BẢO
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời thường trú trong mười phương. (Lạy một lạy) O
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chánh pháp ba đời thường trú trong mười phương. (Lạy một lạy) O
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời thường trú trong mười phương. (Lạy một lạy) (OOO)
(Bắt đầu vô chuông mõ)
Một tiếng chuông ba tiếng mõ.
Một tiếng chuông một tiếng mõ.
Một tiếng chuông một tiếng mõ.
Một tiếng chuông năm tiếng mõ.
PHÁT NGUYỆN TRÌ KINH
Lạy đấng thầy ba cõi,
Quy mạng Phật mười phương,
Nay con phát nguyện lớn,
Tụng kinh cuộc đời Phật,
Kinh Phước Đức Từ Tâm
Kinh Suy Niệm về Nghiệp
Yếu chỉ Kinh Áo Trắng
Trên đền bốn ơn nặng,
Dưới cứu khổ muôn loài,
Nguyện cho người thấy nghe,
Đều phát tâm Bồ-đề,
Sống an vui giải thoát. O
Nam-mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni. (3 lần) (OOO)
BÀI 1: KINH CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT
Ngài là Thái tử, tên Sĩ Đạt Ta Có mẹ có cha, giống như mọi người.
Mẹ là hoàng hậu, Thánh mẫu Ma Da Đức vua Tịnh Phạn, là cha của Ngài.
Ngày rằm tháng tư, Thái tử ra đời Sinh xong bảy ngày, hoàng hậu sanh thiên.
Kế mẫu em bà, thay chị nuôi con Đến khi khôn lớn, vua cha cưới vợ.
Công chúa xinh đẹp, Da Du Đà La Tính nết hiền hòa, con vua Thiện Giác.
Thật là xứng đôi, trai tài gái sắc
Tuy sống giàu sang, trong cảnh huy hoàng.(O)
Một hôm Thái tử, dạo chơi bốn cửa
Tìm hiểu sự sống, dân tình ra sao?
Thấy cảnh người già, thân hình tiều tụy Đi đứng khó khăn, gối mỏi lưng còng. Rồi thấy người bệnh, nằm rên một chỗ Tâm thần bấn loạn, đau khổ não nề.
Lại thấy một người, ruồi bu kiến đậu Nằm yên một chỗ, chẳng còn biết chi. Thái tử buồn rầu, thấy cảnh đau thương Mới hỏi Sa Nặc, vì sao như thế?
Sa Nặc trả lời, dạ thưa Thái tử Sinh già bệnh chết, chẳng chừa một ai? Rồi đến bữa khác, Thái tử dạo tiếp Thấy một Sa Môn, đạo cao đức trọng.
Đi đứng khoan thai, dáng người thoát tục Ngài mới hỏi rằng, vì sao đi tu.
Dạ thưa Thái tử, cuộc sống tu hành Ngày ăn một bữa, vừa đủ nuôi thân.
Mỗi ngày quán chiếu, sự sống thế gian
Mọi vật vô thường, có gì luyến tiếc? Buông xả tất cả, để được giải thoát Tu hành như thế, mới thật là vui!
Thái tử nghe qua, lòng mừng vô hạn Từ đây về sau, tìm ra manh mối.
Mới trình vua cha, cho con xuất gia Làm hạnh khất sĩ, rày đây mai đó.
Trên cầu Thành Phật, dưới độ chúng sinh Thoát khỏi khổ đau, sinh già bệnh chết? Khi nghe như thế, đức vua Tịnh Phạn Lòng buồn rười rượi, không biết làm sao? Vua cha mới nói, ta chỉ mình con Kế thừa ngai vị, đến già rồi tu?
Thái tử thưa cha, giờ này còn trẻ Không chịu lo tu, đến lúc tuổi già.
Thói quen tham đắm, dính mắc lâu ngày Làm sao buông xả, sân giận si mê?
Thái tử thưa rằng, xin cha hoan hỷ
Cho con thưa hỏi, bốn điều tâm huyết.
Nếu cha giải được, con xin ở lại Kế thừa ngôi vua, trị vì thiên hạ.
Làm sao cho con, trẻ mãi không già?
Làm sao cho con, sống đời không bệnh? Làm sao cho con, sống hoài không chết?O Làm sao cho con, thoát khỏi tử sinh?
Đức vua Tịnh Phạn, nghe con nói thế Trong lòng đau khổ, chẳng biết làm sao! Giải đáp thắc mắc, cho con tỏ tường Nên đành chấp nhận, Thái tử xuất gia.
Về phần vợ nhà, Thái tử thuyết phục Da Du Đà La, vui vẻ nuôi con.
Đến khi khôn lớn, tiếp bước theo cha Sống đời thoát tục, rộng độ muôn loài. Công chúa Đà La, hoan hỷ vô cùng Vì tròn tâm nguyện, cứu độ chúng sinh. Sắp xếp mọi việc, Thái tử lên đường
Mùng tám tháng hai, vượt thành xuất gia. Thời gian năm năm, cầu đạo hai thầy Chẳng chứng giải thoát, nên đành rút lui. Thái tử nghe đâu, lối tu khổ hạnh Có thể chứng đạt, Niết-bàn vô sinh.
Sáu năm khổ hạnh, quyết tâm hành trì Đến khi thân thể, còn da bọc xương.
Thái tử ngất xỉu, nằm bên vệ đường Thiếu nữ chăn bò, động lòng thương xót. Dâng cho bát sữa, chàng liền tỉnh lại Mới ngồi quán chiếu, biết mình đã sai.
Từ nay xả bỏ, cực đoan hai đầu Quay về trung đạo, tâm thần sáng trong. Để không lỗi đạo, tu hành xưa nay Ngài liền phát nguyện, dưới cội Bồ-đề.
Ta đây dù có, tan xương nát thịt Nếu không thành đạo, thà chết chỗ này. Sau bốn mươi chín, ngày đêm miên mật
Ngài đã thực chứng, Niết-bàn vô sinh. Không còn khổ đau, luân hồi sống chết Năm ấy nhằm ngày, tám tháng mười hai. Sau khi giáo hóa, bốn mươi chín năm Mười lăm tháng hai, Ngài nhập Niết-bàn. Mọi người mới hỏi, lấy ai làm thầy Phật dạy bốn chúng, lấy giới làm đầu. Siêng tu thiền định, sáng soi chính mình Buông xả hai bên, thành tựu giải thoát.
Ai biết hành trì, phước huệ song tu Tu hạnh Bồ-tát, chứng thành Phật quả. Chẳng cầu Tây phương, về cõi Cực Lạc Ngay nơi cõi này, cứu độ chúng sinh. Đền trả bốn ân, cứu giúp ba cõi Tu theo hạnh nguyện, Bồ-tát Quán Âm. Cứu khổ ban vui, tốt đạo đẹp đời Tứ chúng nghe xong, thảy đều hoan hỷ. Phát nguyện vâng lời, tu bát chánh đạo
Từ bi hỷ xả, rộng độ chúng sinh.
Dìu dắt mọi người, tu hạnh Bồ-tát Cho đến khi nào, thành Phật mới thôi. Bốn chúng đồng tu, hãy nghe cho rõ Tự mình thắp lên, ánh sáng trí tuệ.
Chứ đừng van xin, cầu cạnh bên ngoài Không khéo vô tình, phỉ báng pháp ta. Làm chủ bản thân, quay lại chính mình Sống đời giải thoát, an vui lâu dài.(OOO)
BÀI 2: KINH PHƯỚC ĐỨC
Tôi được nghe như vầy, một thời đức Thế tôn, trú tại thành Xá Vệ, nơi rừng cây Kỳ Đà, vườn ông Cấp Cô Độc. Đêm hôm đó trời đã khuya, bỗng cả khu vườn hiện lên ánh hào quang sáng chói bởi một chư Thiên muốn gặp Phật để tham vấn đạo lý. Sau khi đảnh lễ đức Thế tôn, chư Thiên ngồi sang một bên rồi thưa hỏi rằng: “Chư Thiên cùng nhân loại làm thế nào để được sống bình yên và hạnh phúc? Kính xin Thế tôn chỉ dạy” “Lành thay! Lành thay! Thiên nhân khéo biết cách thưa hỏi, ta sẽ vì ngươi chỉ dạy 10 phương pháp gieo trồng phước đức, để làm lợi lạc cho Trời Người trong hiện tại và mai sau”.
1- Phương pháp thứ nhất là: Luôn gần gũi người hiền Lánh xa kẻ xấu ác
Tôn kính bậc đáng kính Là phước đức lớn nhất.
2- Phương pháp thứ hai là:
Biết chọn môi trường tốt Để làm các việc lành Cùng hướng về đường thiện Là phước đức lớn nhất.
3- Phương pháp thứ ba là: Siêng học lại giỏi nghề Biết giữ gìn đạo đức Biết nói lời ái ngữ
Là phước đức lớn nhất.
4- Phương pháp thứ tư là:
Biết hiếu dưỡng cha mẹ Thương yêu gia đình mình Lại làm nghề thích hợp Là phước đức lớn nhất.
5- Phương pháp thứ năm là: Sống vui vẻ bố thí Giúp gia đình người thân Bình đẳng tùy theo duyên Là phước đức lớn nhất.
6- Phương pháp thứ sáu là: Tránh không làm điều ác Không say sưa, nghiện ngập Siêng năng làm việc lành Là phước đức lớn nhất.
7- Phương pháp thứ bảy là: Biết khiêm cung lễ độ Để học hỏi điều hay Nhớ ơn và biết đủ
Là phước đức lớn nhất
8- Phương pháp thứ tám là: Biết kiên trì phục thiện Thân cận bậc hiền Thánh Siêng năng cùng tu học Là phước đức lớn nhất.
9- Phương pháp thứ chín là: Sống tinh cần tỉnh thức Biết quay lại chính mình Để sống đời giải thoát Là phước đức lớn nhất.
10- Phương pháp thứ mười là: Làm việc cùng mọi người Tâm không hề thay đổi Não phiền dứt, an nhiên Là phước đức lớn nhất.
Ai sống được như vậy Ở đâu cũng hạnh phúc An nhiên và tự tại Vì phước đức vẹn toàn.(OOO)
BÀI 3: KINH TỪ TÂM
Một thời tôi đã từng nghe,
Tại thành Xá-vệ, ở nơi Kỳ Hoàn.
Thế Tôn cho gọi chúng tăng,
Các thầy cung kính thưa vâng đáp lời. Thế Tôn thuyết giảng pháp lành Khuyên người tu tập nên hành từ tâm. Là người nên tập bao dung Thương yêu trải khắp kẻ gần người xa. Tấm lòng từ ái bao la,
Thật là trong sạch, thật là sáng trong. Hướng về tất cả chúng sinh,
Tâm từ tu tập thương yêu muôn loài. Không vì ái luyến vấn vương,
Không vì mong đợi chút đường lợi danh, Không vì ân nghĩa riêng mình,
Cũng đừng tính toán với người lạ quen. Thương người thân, lẽ tất nhiên,
Cũng thương những kẻ chưa quen bao giờ Xoá đi ngăn cách xa rời,
Xóa đi ngần ngại hững hờ bấy lâu.
Tình thương lan tỏa khắp nơi,
Giúp cho mát mẽ nhịp cầu tri ân.
Người từ tâm đủ bao dung
Đủ lòng độ lượng, đủ lòng cảm thông.
Với người mưu hại đủ điều,
Bất nhân ác cảm gây nhiều thương đau Người từ tâm hay tha thứ Trải lòng rộng khắp, thương yêu muôn loài. Với người oán ghét bao đời,
Nguồn thương yêu ấy làm vơi khổ sầu. Chuyện không tốt, chẳng trách phiền,
Để cho tiêu hết nghiệp duyên cõi trần. Người từ tâm trước muôn loài,
Đem lòng thương xót cảnh đời không may. Thương người sống kiếp đọa đày,
Làm thân cầm thú nghiệp gây chẳng lành. Hoặc loài ngạ quỷ vô hình,
Ở trong địa ngục chịu nhiều tối tăm.
Tâm từ như ánh trăng ngàn,
Dịu dàng soi thấu khổ đau ở đời.
Nơi nào có chúng hữu tình Thì ngay nơi ấy từ tâm hướng về.
Như tàng lá mát rộng che,
Chúng sinh vô lượng tâm từ vô biên.
Tâm từ như suối ngọt ngào,
Thấm vào mạch sống an vui lâu dài.
Tâm từ là gốc thiện lành,
Giúp người cao thượng cho đời yêu thương. Thấy người khổ nạn khó qua,
Lòng mình đau xót như là mẹ cha.
Thấy người hạnh phúc thành công,
Lòng mình sung sướng để cùng vui theo. Thấy người lầm lỗi ít nhiều,
Lòng mình tha thứ bao dung mọi điều. Người từ tâm, sống chân thành,
Thương yêu bình đẳng, muôn loài như nhau. Cho dù không ước cao sang,
Phước lành tự đến do công đức thành.
Một là giấc ngủ an lành,
Bởi lòng mình đã từ bi thương người,
Bởi không lừa lọc dối gian,
Bởi không toan tính hơn thua với đời.
Tâm từ không chút bợn nhơ,
Nên lòng thanh thản thương yêu muôn loài. Từ sáng đến lúc tối mờ,
Thân tâm an lạc, thảnh thơi nhiệm mầu.
Hai là rời bước khỏi giường,
Lòng mình một mực tĩnh tâm tu hành. Khi đi đứng, lúc nằm ngồi Không còn tiếc nhớ mong cầu viễn vông. Từ tâm chuyển hóa khổ đau,
Não phiền sân hận, tan vào hư không. Lòng mình luôn giữ trắng trong,
Để nguồn an lạc bao la dạt dào.
Ba là từ ái lan xa,
Làm cho cuộc sống chan hòa cùng nhau. Mọi người cảm thấy mến thương,
Đem lòng ngưỡng mộ tán dương tâm từ. Bốn là loài vật súc sinh,
Một khi cảm nhận biết người từ tâm, Cũng dành cho những ân tình,
Hộ trì người được công thành vẽ vang. Năm là thiên chúng cõi trời,
Nhờ công tu tập nên người từ tâm.
Thấy ai có tính thương người,
Nên theo gia hộ để cùng tiến tu.
Sáu là hiểm nạn đang chờ,
Dầu sôi lửa bỏng chiến tranh mịt mờ, Cùng bao nhiêu thứ độc trùng Không sao xâm phạm đến người từ tâm. Bảy do huân tập thiện lành,
Thác sinh Phạm Chúng, làm dân cõi trời, Được nhiều phước báo tuyệt vời,
Nhờ tâm từ đã, trau dồi xưa nay.
Tám là đầy đủ phước duyên,
Người từ tâm biết xả buông lâu ngày. Làm cho đức hạnh thấm nhuần,
Thành vườn ruộng tốt gieo trồng đại bi. Khéo an trú, khéo lắng lòng,
Thân tâm an ổn, vững vàng khó lay.
Tinh thần vô ngã, vị tha,
Con đường giải thoát, an vui lâu dài. Khéo tu, sẽ được tâm từ
Bao nhiêu oan nghiệt, nhiều đời tiêu tan. Không còn dấu vết si mê,
Niết-bàn hiển lộ ngay nơi thân này.
Thế Tôn giảng dạy tỏ tường,
Mọi người vui vẻ tin rồi làm theo.
Nam-mô Phật bổn sư Thích Ca Mâu Ni. (3 lần) (OOO)
BÀI 4: KINH SUY NIỆM VỀ NGHIỆP
Tất cả chúng sinh là chủ nhân của nghiệp cũng là kẻ thừa tự nghiệp. Nghiệp là thai tạng, là quyến thuộc, là điểm tựa cho vạn loài. Chính nghiệp phân chia sự dị biệt cao thấp trong đời.
Chính mình làm việc ác nên khiến mình uế trược. Chính mình làm việc lành nên khiến mình thanh tịnh. Thanh tịnh hay uế trược đều do mình, không ai có thể khiến người khác tịnh thanh hay uế trược.
Tâm dẫn đầu các pháp. Chính tâm chủ trì tạo tác các nghiệp. Nếu người nói năng hay hành động với tâm bất thiện thì đau khổ sẽ theo mình như bánh xe theo chân con vật kéo.Tâm dẫn đầu các pháp. Chính tâm chủ trì tạo tác các nghiệp. Nếu người nói năng hay hành động với tâm hiền thiện thì hạnh phúc sẽ theo mình như bóng không rời hình.
Khi ác nghiệp chưa trổ quả thì người ác chưa thấy là ác. Đến khi quả nghiệp kết thành bấy giờ người ác mới thấy là ác. Khi thiện nghiệp chưa trổ quả thì người thiện chưa thấy là thiện. Đến khi quả nghiệp kết thành bấy giờ người thiện mới thấy là thiện.
Không phải do dòng dõi thọ sanh mà một người cao quí hay thấp hèn. Chính hành vi tạo tác khiến người thấp hèn hay cao quí. Mỗi chúng sanh là kết tinh của những gì đã tạo và sẽ là kết quả những gì đang tạo. Quá khứ, hiện tại, tương lai kết nối bằng những tác ý thiện hay bất thiện.
Đời nầy đau khổ, đời sau cũng đau khổ. Người tạo nghiệp bất thiện đau khổ cả hai đời. Xét ác nghiệp đã làm khiến lòng sầu khổ, sinh vào khổ cảnh nỗi khổ nhiều hơn. Kiếp nầy an lạc, kiếp sau cũng an lạc. Người tạo nghiệp lành hai đời an lạc. Xét việc thiện đã làm tự tâm hoan hỷ, sanh vào lạc cảnh hạnh phúc nhiều hơn.
BÀI 5: PHẬT DẠY KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG
Tôi nghe như vầy. Một thời đức Phật ở chùa Kỳ Viên do Cấp Cô Độc, thái tử Kỳ-đà phát tâm hiến cúng. Vào sáng hôm nọ, ông Cấp Cô Độc cùng với năm trăm cư sĩ thuần thành viếng thăm, đảnh lễ ngài Xá-lợi-phất, rồi ngồi một bên. Ngài Xá-lợi-phất dùng nhiều phương tiện, thuyết pháp khai tâm cho các cư sĩ, mang lại niềm vui và sự khát ngưỡng đối với Tam bảo và sự thực tập con đường chuyển hóa. O
Ngài Xá-lợi-phất hướng dẫn tất cả đến viếng đức Phật, đầu thành năm vóc, đảnh lễ chân Người, rồi ngồi một bên, an trú chính niệm. Thế Tôn ân cần dạy bảo mọi người những điều cốt lõi mà người tại gia cần siêng thực hành, để được an vui.
Này các đệ tử, cư sĩ tại gia sống đời thanh cao, giữ gìn trọn vẹn năm điều đạo đức, tu tập đầy đủ bốn tâm cao thượng, có thể đạt được một cách dễ dàng phước và hạnh phúc ở trong hiện tại và biết chắc rằng không còn rơi rớt trong các nẻo ác: Địa ngục, ngạ quỷ và loài động vật trong kiếp tương lai. Đồng thời, người ấy đã được chắc chắn dự vào dòng thánh ở quả thứ nhất. O
Đạo đức thứ nhất: Phật tử tại gia quyết tâm xa lìa mọi sự giết hại, buông bỏ vũ khí, chấm dứt bạo động, tu tập từ bi, thương xót mọi loài, bảo vệ thiên nhiên, biết sống hổ thẹn, lương tâm trong sáng. Nhờ thực tập đúng, Phật tử tại gia nhổ tận gốc rễ tâm niệm giết hại, sống trong hạnh phúc và sự an vui. O
Đạo đức thứ hai: Phật tử tại gia quyết tâm xa lìa mọi sự trộm cắp, tôn trọng sở hữu hợp pháp của người, những gì không cho thì không được lấy; vui thích bố thí, cứu người giúp đời vượt qua nghèo khổ; lúc bố thí thì không cầu đền đáp. Nhờ
thực tập này, Phật tử tại gia không bị tâm lý tham lam, bỏn sẻn, keo kiệt che lấp, sống trong liêm khiết, giàu lòng vị tha. O
Đạo đức thứ ba: Phật tử tại gia quyết tâm xa lìa tà dâm ngoại tình, sống hạnh chung thủy, bảo vệ hạnh phúc tất cả mọi người trong sự bảo hộ của cha và mẹ, hoặc cả cha mẹ, hoặc anh chị em, hoặc bên sui gia, hoặc người đồng tính, hoặc vợ chồng con của mình và người, cả kẻ cuồng dâm, bạo lực gia đình, hoặc kẻ bán phấn. Nhờ thực tập này, Phật tử tại gia không bị tâm lý hưởng thụ thấp kém làm mất hạnh phúc. O
Đạo đức thứ tư: Phật tử tại gia quyết tâm xa lìa những lời dối gạt, chấm dứt nói láo – tuyên bố sự thật, không nói chia rẽ – nói lời xây dựng, không nói thô tục – nói lời lịch sự, không nói tán gẫu – nói lời lợi lạc. Nhờ thực tập này, đệ tử áo trắng an trú chính niệm, đáng được tin cậy, uy tín tăng trưởng. O
Đạo đức thứ năm: Phật tử tại gia quyết tâm xa lìa rượu và ma túy, các chất gây say; chấm dứt thói quen hưởng thụ độc tố; không tham gia sản xuất, buôn bán các độc tố này. Nhờ thực tập này, đệ tử áo trắng giữ gìn sức khỏe và sống hạnh phúc với người thân thương. O
Này các đệ tử, làm người áo trắng, sống đời tại gia, hãy cố gắng giữ năm điều đạo đức vừa được tuyên thuyết, để sống hạnh phúc với nhiều phước báo trong hiện tại và mai sau.
Này các đệ tử, hãy lắng lòng nghe Như Lai giảng dạy phương pháp đạt được bốn tâm cao thượng trong hiện tại này, một cách dễ dàng với nhiều giá trị.
Tâm cao thượng một: Phật tử tại gia quán niệm Như Lai là bậc Giác ngộ không còn dính mắc, bậc Minh Hạnh Túc, là bậc Thiện Thệ, bậc Thế Gian Giải, bậc Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, là Thiên Nhân Sư, là Phật, Thế Tôn. Nhờ quán niệm
này, vọng tâm, dục niệm thảy đều tiêu diệt; không còn yêu tố bất thiện, uê nhiêm, sầu khô, lo âu ảnh hưởng, chi phối. Nhờ quán tưởng Phật, tâm được lắng trong, đạt an vui lớn. O
Tâm cao thượng hai: Phật tử tại gia quán niệm chính pháp được Phật giảng dạy tài tình dê hiểu, có khả năng lớn đưa đên giải thoát mọi sự khô đau và các phiền não; tâm được thư thái, không bị nóng bức, an vui lâu dài. O
Tâm cao thượng ba: Phật tử tại gia quán niệm Tăng đoàn của đức Như Lai, đi trên nẻo thiện, thánh đạo chân chánh, hướng theo giáo pháp, thực tập giáo pháp, sống đúng giáo pháp. Có vị đã chứng quả A-la-hán, quả A-na-hàm, quả Tư-đà- hàm, quả Tu-đà-hoàn, hoặc đang trên đường đạt các quả ấy. Tăng đoàn gồm đủ bốn đôi, tám bậc, thành tựu đạo đức, thiền định, trí tuệ, giải thoát cũng như tri kiên giải thoát. Thánh chúng như thê đáng được tôn kính, phụng sự, cúng dường, là ruộng phước tốt cho đời gieo trồng.O
Tâm cao thượng bốn: Phật tử tại gia quán niệm giới luật được Phật giảng dạy không có khuyết điểm, không bị tỳ vết, không bị nhơ uế, có khả năng lớn bảo hộ đạo đức, giúp người giữ giới an trú vững chãi trong cảnh giới Phật. Giới này thanh cao vốn được hiền trí khen ngợi, tiếp nhận, thực tập, truyền bá. O
Này các đệ tử, nên ghi nhớ rằng khi thực tập được bốn tâm cao thượng một cách trọn vẹn là đã chấm dứt các nẻo xấu ác, không còn đọa lạc địa ngục, ngạ quỷ và loài súc sanh, hướng đến chứng đắc quả Tu-đà-hoàn, ngay trong hiện tại. Người đệ tử ấy đi về nẻo giác, chuyển hóa phiền não, thanh tịnh thân tâm; qua lại tối đa bảy lần sinh tử trong cõi trời người là có thể đạt giác ngộ, giải thoát, không còn khổ đau.
Sau khi tuyên thuyết năm điều đạo đức, bốn tâm cao thượng, Thế Tôn ân cần trùng tuyên tóm tắt bằng một bài kệ dễ hiểu sau đây:
Người tại gia sáng suốt,
Sợ các cảnh giới xấu,
Siêng thực tập chính pháp, Chuyển hóa mọi khổ đau. Giữ năm điều đạo đức: Không giết hại sự sống, Chân thật, không trộm cắp, Chung thủy trong hôn nhân, Không nói lời tổn hại, Không rượu và ma túy. Người đệ tử áo trắng Thường thực tập niệm Phật, Thường thực tập niệm Pháp, Thường thực tập niệm Tăng, Thường quán niệm đạo đức, Nhờ đó, tâm thảnh thơi. Người Phật tử tại gia Hoan hỷ với bố thí,
Gieo trồng phước hiện tiền, Khéo thực tập chính niệm, Giác ngộ và giải thoát.
Hãy quan sát đàn bò Có con vàng, đỏ, trắng,
Một màu hoặc có đốm;
Dù bò màu sắc gì,
Hoặc xuất xứ từ đâu,
Giá trị thật của bò,
Là ở sức chuyên chở.
Là con bò hữu dụng Phải có sức khỏe mạnh, Kéo xe, chuyên chở nhiều, Giúp chủ trong công việc. Trong thế giới con người Dù xuất thân thế nào,
Già trẻ hay nam, nữ Vua chúa hay thương gia
Tu sĩ hay thường dân,
Bất kỳ ai giữ giới,
Sống trong sạch, đứng đắn, Trở thành người đạo đức, Khéo vượt khổ, thảnh thơi, Đạt được sự giác ngộ.
Cúng dường người như vậy Sẽ được phước đức lớn. Như Lai không phân biệt Giai cấp và nguồn gốc.
Kẻ không có tài đức Không lợi lạc cho ai.
Cúng dường người như thế Không có giá trị nhiều.
Phật tử siêng tu huệ,
Tâm hướng về Phật pháp, Căn lành luôn tăng trưởng, Hiện đời được hạnh phúc,
Khi chết tái sinh lành,
Qua lại trong trời người,
Nhiều nhất là bảy lần,
Tiếp tục tu nhân lành,
Đạt niết-bàn giải thoát.
Nghe Phật dạy xong, ngài Xá-lợi-phất, Cấp Cô Độc và năm trăm cư sĩ cảm thấy hân hoan, phát nguyện làm theo những điều Phật dạy, đồng thời phát nguyện truyền bá lời Phật, đem lại lợi lạc cho khắp mọi người.(OOO)