Lễ Uposatha (Bố-tát Hay Trai Giới)

LUẬT NGHI TỔNG QUÁT
Tỳ Kheo GIÁC GIỚI
Ấn bản 2003

LỄ UPOSATHA
(Bố-Tát hay Trai Giới)

Luật qui định, các vị Tỳ-kheo mỗi nửa tháng một lần phải họp mặt để tụng đọc giới bổn pāṭimokkha. Ngày uposatha được ấn định là ngày rằm và cuối tháng theo âm lịch.

Có 3 trường hợp Bố-tát:

1. Saṅgha-uposatha, tăng bố-tát. Tức là hội chúng có 4 vị Tỳ-kheo trở lên họp mặt nơi Sīmā làm bố-tát; Tăng bố-tát phải làm theo cách tụng giới bổn Pāṭimokkha.

2. Gaṇa-uposatha, nhóm bố-tát. Tức là hội chúng chỉ có 2 hoặc 3 vị Tỳ-kheo họp mặt làm bố-tát; Trường hợp này không tụng giới mà chỉ làm bố-tát tỏ thanh tịnh (parisuddhi-uposatha) với nhau.

3. Puggala-uposatha, người bố-tát. Tức là chỉ đơn độc một vị Tỳ-kheo trong ngày bố-tát, không tụng giới cũng không tỏ thanh tịnh, mà chỉ bố-tát chú nguyện (adhitthāna-uposatha).

CÁCH THỨC SAṄGHA-UPOSATHA

Trước khi tụng giới phải cử hai vị Tỳ-kheo thông hiểu đứng ra hỏi và đáp các luật lệ trong ngày bố-tát.

CÁCH VẤN ĐÁP NHƯ SAU:

Vấn: Namo tassa bhagavato arahato sammā-sambuddhassa … Suṇātu me bhante saṅgho yadi saṅghassa pattakallaṃ ahaṃ āyasmantaṃ “itthan-nāmaṃ” vinayaṃ puccheyyaṃ.

Kính lễ Đức Thế Tôn Ưng Cúng Chánh Biến Tri … Bạch Đức Tăng, xin Tăng hãy nghe tôi trình, nếu đã hợp thời với Tăng, tôi xin được hỏi luật Tôn-giả tên vậy.

Đáp: Namo tassa bhagavato arahato sammā-sambuddhassa … Suṇātu me bhante saṅgho yadi saṅghassa pattakallaṃ ahaṃ āyasmatā “itthannā-mena” vinayaṃ puṭṭho vissajjeyyaṃ

Kính lễ Đức Thế Tôn Ưng Cúng Chánh Biến Tri … Bạch Đức Tăng, xin Tăng hãy nghe tôi trình, nếu đã hợp thời với Tăng, tôi phải đáp luật do Tôn-giả tên vậy đã hỏi.

Vấn: Sammajjanī padīpo ca udakaṃ āsanena ca uposathassa etāni pubbakaranan’ti vuccati. Ukāsa sammajjanī?

Việc quét dọn, đèn đuốc, nước nôi, chỗ ngồi, các việc đó là tiền sự trong ngày bố-tát. Vậy sự quét dọn là gì?

Đáp: Sammajjanakaranañca.
Là việc lau bụi quét rác sạch sẽ chỗ hành lễ.

Vấn: Padīpo ca?
Sao là đèn đuốc?

Đáp: Padīpa-ujjalanañca. Idāni suriyālokassa natthitāya padīpakiccaṃ atthi. (hay là idāni suri-yālokassa atthitāya padīpakiccaṃ natthi)

Là việc thắp đèn đốt đuốc cho sáng. Bây giờ không có ánh sáng mặt trời, phải có đèn. (bây giờ giờ có ánh sáng mặt trời, không cần thắp đèn).

Vấn: Udakaṃ āsanena ca?
Nước và chỗ ngồi là sao?

Đáp: Āsanena saha pānīyaparibhojanīya uda-kaṭṭhapanañca.
Là sự sắp đặt nước uống, nước rửa cùng với tọa cụ trải ngồi nơi hành lễ.

Vấn: Uposathassa etāni pubbakaraṇan’ti vuccati?
Sao gọi là những tiền sự trong ngày bố-tát?

Đáp: Etāni cattāri vattāni sammajjanakara-ṇādīni saṅghasannipātato paṭhamaṃ kattabbattā uposathassa uposathakammassa pubbakaraṇan’ti vuc-cati pubbakaraṇānī’ti akkhātāni.

Được gọi là tiền sự của Ngày bố-tát, vì bốn công việc đó như là quét dọn, v.v … cần phải làm xong trước khi Tăng tụ họp. Nói rằng tiền sự là thế.

Vấn: Chandapārisuddhi utukkhānaṃ bhik-khugaṇanā ca ovādo uposathassa etāni pubbakiccan’ti vuccati chandapārisuddhi?

Trình lời thoả hiệp, tỏ sự thanh tịnh, kể mùa tiết, đếm tăng số, việc giáo giới, những việc đó gọi là “tiền phận sự” của lễ bố-tát. Việc trình lời thoả hiệp và tỏ sự thanh tịnh là sao?

Đáp: Chandārahānaṃ bhikkhūnaṃ chanda-pārisuddhi āharanañca. Idha natthi.

Là sự đem trình Tăng lời thoả hiệp và tịnh hạnh của những vị Tỳ-kheo đáng gởi lời [1]. Hôm nay không có [2].

Vấn: Utukkhānaṃ?
Việc kể mùa tiết?

Đáp: Hemantādīnaṃ tiṇṇaṃ utūnaṃ etta-kaṃ atikkantaṃ ettakaṃ avasiṭṭhan’ti evaṃ utu ācikkhanaṃ utūnī’dha pana sāsane hemantagimha-vassānānaṃ vasena tīni honti.

Ayaṃ hemanta-utu asmiṃ utumhi aṭṭha uposathā. Iminā pakkhena eko uposatho sampatto natthi uposatho atikkanto satta uposathā avasiṭṭhā.

Trong Phật giáo có ba mùa: mùa lạnh, mùa nóng và mùa mưa, việc kể mùa tiết như sau, kể rằng đây là mùa nào trong ba mùa, đã trải qua bao nhiêu kỳ bố-tát? còn lại bao nhiêu kỳ? chẳng hạn như:

“Đây là mùa lạnh, trong mùa này có tám kỳ bố-tát, nay là một kỳ bố-tát đang diễn ra, chưa có kỳ bố-tát nào trải qua, vậy còn lại bảy kỳ bố-tát nữa”. [3]

Vấn: Bhikkhugaṇanā ca?
Việc đếm tăng số?

Đáp: Imasmiṃ uposathagge sannipati tānaṃ bhikkhūnaṃ gaṇanā “cattāro” bhikkhū honti.
Tại phòng bố-tát này có số lượng tỳ-kheo tụ hội là “bốn” [4] vị tỳ-kheo.

Vấn: Ovādo?
Việc giáo giới?

Đáp: Bhikkhunīnaṃ ovādo dātabbo. idāni pana tāsaṃ natthitāya so ca ovādo idha natthi.

Là việc phải dạy đạo chư Tỳ-kheo ni. Nhưng hiện nay vì Tỳ-kheo ni không còn nữa nên việc dạy đạo ấy không có.

Vấn: Uposathassa etāni pubbakiccan’ti vuccati?

Sao gọi rằng các việc đó là tiền phận sự của lễ bố-tát?

Đáp: Etāni pañca kammāni chandāharaṇā-dīni pāṭimokkhuddesato paṭhamaṃ kattabbattā upo-sathassa uposathakammassa pubbakiccan’ti vuccati pubbakiccānī’ti akkhātāni.

Gọi là tiền phận sự của lễ bố-tát, tức nói đến các phận sự tiên khởi của lễ bố-tát, năm việc đó như là đem trình lời thoả hiệp v.v … cần phải làm xong trước khi tụng giới bổn.

Vấn: uposatho yāvatikā ca bhikkhū kam-mappattā sabhāgāpattiyo ca na vijjanti vajjanīyā ca puggalā tasmiṃ na honti pattakallan’ti vuccati. Uposatho?

Ngày bố-tát, chừng ấy Tỳ-kheo làm được tăng sự, không có đồng tội, trong chúng không có hạng người cần tránh, như thế gọi là hợp thời. Ngày bố-tát là gì?

Đáp: Tīsu uposathadivasesu catuddasīpaṇ-ṇara sīsamaggīsu. Ajjuposatho “paṇṇaraso”.

Có ba ngày làm bố-tát là ngày 14, ngày rằm và ngày hòa hợp tăng [5]. Ngày bố-tát hôm nay là “ngày rằm” [6]

Vấn: Yāvatikā ca bhikkhū kammappattā?
Chừng nhiêu vị Tỳ-kheo làm được tăng sự?

Đáp: Yattakā ca bhikkhū tassa uposatha-kammassa pattāyuttā anurūpā sabbantimena paric-chedena cattāro bhikkhū pakatattā saṅghena anuk-khittā te ca kho hatthapāsaṃ avijjahitvā ekasīmā-yaṃ ṭhitā.

Tối đa bao nhiêu vị Tỳ-kheo cũng được, cũng thích hợp làm tăng sự bố-tát cả, nhưng tối thiểu cũng là bốn vị Tỳ-kheo thanh tịnh không bị tăng nghị tội, và các vị ấy cùng trụ trong một giới Sīmā không cách biệt hắc tay.

Vấn: Sabhāgāpattiyo ca na vijjanti?
Không có đồng tội là sao?

Đáp: Vikālabhojanādivatthu sabhāgāpattiyo ca na vijjanti.
Là không có các tội bị phạm giống nhau như thể đồng phạm tội ăn phi thời chẳng hạn.

Vấn: Vajjanīyā ca puggalā tasmiṃ na honti?
Trong chúng không có hạng người cần tránh là sao?

Đáp: gahaṭṭhapaṇḍakādayo ekavīsati vajja-nīyapuggalā hatthapāsato bahikaraṇavasena vajje-tabbā tasmiṃ na honti.

Là trong chỗ tăng hội ấy không có 21 hạng người phải cách ly chẳng hạn như người thế tục, người bộ nấp v.v… [7] nên cách xa ngoài hắc tay.

Vấn: Pattakallan’ti vuccati?
Sao gọi là hợp thời?

Đáp: Saṅghassa uposathakammaṃ imehi ca-tūhi lakkhaṇehi saṅgahitaṃ pattakallan’ti vuccati pattakālavantan’ti akkhātaṃ.

Gọi là hợp thời, tức nói đến tặng sự đúng thời điểm để làm, như việc bố-tát của tăng đã hội đủ bốn yếu tố này vậy.

*

Khi hỏi luật xong, vị vấn phải bạch thỉnh tụng giới như sau:

Pubbakaraṇapubbakiccāni samāpetvā desitā-pattikassa samaggassa bhikkhusaṅghassa anumatiyā paṭimokkhaṃ uddisituṃ ārādhanaṃ karomi.

Sau khi hoàn tất các tiền sự và phận sự tiên khởi, với sự đồng ý của tỳ-kheo tăng hòa hợp và đã phát lồ tội lỗi, tôi cầu thỉnh tụng giới bổn.

*

Sau khi vấn đáp luật xong, một vị sẽ bắt đầu tụng giới (pāṭimokkhuddeso).

Tụng giới, phải tụng thứ lớp năm phần uddesa là:

1. Nidānuddesa. Thuyết giới khởi.
2. Pārājikuddesa. Thuyết giới triệt khai.
3. Saṅghādisesuddesa. Thuyết giới tăng tàng.
4. Aniyatuddesa. Thuyết giới bất định.
5. Vitthāruddesa. Thuyết giới tổng trì.

Tụng xong cả năm phần ấy mới tụng kết.

Trường hợp có điều trở ngại (antarāyika) thì được phép tụng giới tóm tắt.

THUYẾT DUYÊN KHỞI
(Nidānuddeso)

Namo tassa bhagavato arahato sammāsam-buddhassa …

Kính lễ Đức Thế Tôn bậc ưng cúng đấng chánh đẳng giác.

Suṇātu me bhante saṅgho ajj’uposatho “paṇ-ṇaraso” [8]. yadi saṅghassa pattakallaṃ saṅgho upo-sathaṃ kareyya pātimokkhaṃ uddiseyya.

Kiṃ saṅghassa pubbakiccaṃ? pārisuddhiṃ āyasmanto ārocetha pāṭimokkhaṃ uddisissāmi taṃ sabb’eva santā sādhukaṃ suṇoma manasikaroma yassa siyā āpatti so āvikareyya asantiyā āpattiyā tuṇhī bhavitabbaṃ. Tuṇhī bhāvena kho pan’āyas-mante parisuddhā’ti vedissāmi. yathā kho pana paccekapuṭṭhassa veyyākaraṇaṃ hoti. Evamevaṃ evarūpāya parisāya yāvatatiyaṃ anussāvitaṃ hoti. Yo pana bhikkhu yāvatatiyaṃ anussāviyamāne sara-māno santiṃ āpattiṃ n’āvikareyya sampajāna-musāvādassa hoti sampajānamusāvādo kho pan’ āyasmanto antarāyiko dhammo vutto bhagavatā tas-mā saramānena bhikkhunā āpannena visuddhā-pekkhena santī āpatti āvikātabbā āvikatā hi’ssa phāsu hoti.

Uddiṭṭhaṃ kho āyasmanto nidānaṃ.

Tatth’ āyasmante pucchāmi kacci’ttha pari-suddhā? Dutiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā?

Parisuddh’etth’āyasmanto tasmā tuṇhī evame-taṃ dhārayāmi.

Nidānuddeso niṭṭhito.

*

Bạch Đại Đức Tăng, xin Tăng hãy nghe tôi nói, hôm nay là lễ bố-tát ngày rằm. Nếu đã hợp thời, chúng tăng có thể cử hành lễ bố-tát thuyết giới ba-đề-mộc-xoa.

Phận sự trước tiên của Tăng là gì? là các Tôn giả hãy bày tỏ sự thanh tịnh, tôi sẽ thuyết giới ba-đề-mộc-xoa. Khi tất cả thanh tịnh hãy lắng nghe hãy khéo tác ý giới bổn; vị nào có tội lỗi phải sám hối, vị không có tội thì nên im lặng. Do sự im lặng mà tôi biết rằng các Tôn-giả được thanh tịnh. Cũng như một người bị cật vấn phải trả lời thế nào thì cũng vậy giữa hội chúng nầy sẽ được bố cáo ba lần. Vị Tỳ-kheo nào khi được bố cáo ba lần,nhớ mà chẳng sám hối tội lỗi thì vị ấy phạm lỗi biết vẫn nói dối; Thưa các Tôn giả, sự biết vẫn nói dối là một pháp chướng ngại mà Đức Thế Tôn đã nói; bởi thế với vị Tỳ-kheo đã phạm tội nhớ ra và muốn thanh tịnh thì cần phải sám hối tội lỗi, khi đã sám hối thì vị ấy có sự an vui.

Thưa chư Tôn giả, duyên khởi đã nói xong.

Ở đây tôi xin hỏi các Tôn Giả; các vị có được thanh tịnh chăng? Tôi hỏi lần thứ nhì, các vị có được thanh tịnh chăng? Tôi hỏi lần thứ ba, các vị có được thanh tịnh chăng?

DỨT PHẦN THUYẾT DUYÊN KHỞI.

THUYẾT GIỚI TRIỆT KHAI
(Pārājikuddeso)

Tatr’ime cattāro pārājikā dhammā uddesaṃ āgacchanti.

1. Yo pana bhikkhu bhikkhūnaṃ sikkhāsājī-vasamāpanno sikkhaṃ appaccakkhāya dubbalyaṃ anāvikatvā methunaṃ dhammaṃ paṭiseveyya anta-maso tiracchānagatāyapi pārājiko hoti asaṃvāso.

2. Yo pana bhikkhu gāmā vā araññā vā adinnaṃ theyyasaṅkhātaṃ ādiyeyya yathārūpe adin-nādāne rājāno coraṃ gahetvā haneyyuṃ vā ban-dheyyuṃ vā pabbājeyyuṃ vā coro’si bālo’si mūḷho’ si theno’sī’ti tathārūpaṃ bhikkhu adinnaṃ ādiyamāno ayampi pārājiko hoti asaṃvāso.

3. Yo pana bhikkhu sañcicca manussavigga-haṃ jīvitā voropeyya satthahārakaṃ vā’ssa pariye-seyya maraṇavaṇṇaṃ vā saṃvaṇṇeyya maraṇāya vā samādapeyya ambho purisa kiṃ tuyh’iminā pāpakena dujjīvitena matante jīvitā seyyo’ti iticittamano citta-saṅkappo anekapariyāyena maraṇavaṇṇaṃ vā saṃ-vaṇṇeyya maraṇāya vā samādapeyya ayampi pārāji-ko hoti asaṃvāso.

4. Yo pana bhikkhu anābhijānaṃ uttarima-nussadhammaṃ attūpanāyikaṃ alamariyaññāṇadas-sanaṃ samudācareyya iti jānāmi iti passāmī’ti tato aparena samayena samanuggāhiyamāno vā asama-nuggāhiyamāno vā āpanno visuddhāpekkho evaṃ vadeyya ajānaṃ evaṃ āvuso avacaṃ jānāmi apas-saṃ passāmi tucchaṃ musāvilapin’ti aññatra adhi-mānā ayampi pārājiko hoti asaṃvāso.

Uddiṭṭhā kho āyasmanto cattāro pārājikā dhammā yesaṃ bhikkhu aññataraṃ vā aññataraṃ vā āpajjitvā na labhati bhikkhūhi saddhiṃ saṃvāsaṃ yathā pure tathā pacchā pārājiko hoti asaṃvāso.

Tatth’ āyasmante pucchāmi kacci’ttha pari-suddhā? Dutiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā?

Parisuddh’ etthāyasmanto tasmā tuṇhī eva-metaṃ dhārayāmi.

Pārājikuddeso niṭṭhito.

*

Bạch chư Tôn giả, Bốn pháp triệt khai ở đây phải thuyết giới như sau:

1. Vị Tỳ-kheo nào đã thọ trì học giới và hạnh sống của hàng Tỳ Kheo, khi chưa xả bỏ học giới, chưa bày tỏ sự yếu kém mà hành động dâm dục, thậm chí với loài thú vật, vị ấy bị tội triệt khai bất cộng trụ.

2. Vị Tỳ-kheo nào lấy trộm cắp vật chưa được cho, ở nơi xóm làng hoặc ở rừng, nếu trộm vật như thế nào mà khi vua bắt được kẻ trộm có thể giết hoặc cầm tù hoặc lưu đày, trách rằng: Ngươi là tên trộm, người là kẻ ngu si, ngươi là kẻ sai lạc, ngươi là đạo tặc”. Vị Tỳ-kheo khi lấy trộm vật như thế phạm tội triệt khai bất cộng trụ.

3. Vị Tỳ-kheo nào cố ý đoạt mạng sống con người, hoặc tìm phương tiện khí giới cho người, hoặc khen ngợi sự chết, hoặc xúi giục chết, nói rằng: Hỡi người, có ích gì cho ngươi với mạng sống khổ xấu xa này, người nên chết tốt hơn là sống” suy nghĩ tính toán như vậy rồi dùng nhiều cách thức khen ngợi sự chết, xúi giục cho chết, thì vị này phạm tội Triệt khai bất cộng trụ.

4. Vị Tỳ-kheo nào chưa chứng tri lại khoe khoang pháp thượng nhân tự thể nhập tương ứng thánh tri kiến, nói rằng: “Tôi biết tôi thấy như vậy”, thời gian sau đó dù có bị thẩm vấn hay không bị thẩm vấn, nhưng muốn được trong sạch bèn nói lại như sau: “Thưa chư hiền, tôi không biết như vậy mà tôi nói tôi biết, tôi không thấy mà nói tôi thấy, thành ra nói dối nói láo.” Dù thế vị này cũng phạm tội triệt khai bất cộng trụ, trừ phi tăng thượng mạn.

Thưa chư Tôn giả, bốn pháp triệt khai đã được thuyết giới. Vị Tỳ-kheo phạm bất cứ một điều nào đều không được cộng trú với các vị Tỳ khưu, trước như thế nào thì sau cũng thế ấy, vị đó phạm triệt khai bất cộng trụ.

Ở đây, tôi xin hỏi chư Tôn giả, các Ngài có thanh tịnh chăng?

Lần thứ hai tôi xin hỏi, các Ngài có thanh tịnh chăng?

Lần thứ ba tôi xin hỏi, các Ngài có thanh tịnh chăng?

Chư Tôn giả ở đây thanh tịnh do đó mới im lặng,Tôi ghi nhận việc đó là vậy.

DỨT PHẦN THUYẾT GIỚI TRIỆT KHAI.

THUYẾT GIỚI TĂNG TÀNG
(Saṅghādisesuddeso)

Ime kho pan’āyasmanto terasa saṅghādise-sā dhammā uddesaṃ āgacchanti.

1. Sañcetanikā sukkavisaṭṭhi aññatra supi-nantā saṅghādiseso.

2. Yo pana bhikkhu otiṇṇo vipariṇatena cit-tena mātugāmena saddhiṃ kāyasaṃsaggaṃ samā-pajjeyya hatthaggāhaṃ vā veṇiggāhaṃ vā aññata-rassa vā aññatarassa vā aṅgassa parāmasanaṃ saṅ-ghādiseso.

3. Yo pana bhikkhu otiṇṇo vipariṇatena citte-na mātugāmaṃ duṭṭhullāhi vācāhi obhāseyya yathā-taṃ yuvā yuvatiṃ methunūpasañhitāhi saṅghādiseso.

4. Yo pana bhikkhu otiṇṇo vipariṇatena cit-tena mātugāmassa santike attakāmapāricariyāya vaṇṇaṃ bhāseyya etadaggaṃ bhagini pāricariyānaṃ yā mādisaṃ sīlavantaṃ kalyāna dhammaṃ brah-macāriṃ etena dhammena paricareyyā’ti methu-nūpasañhitena saṅghādiseso.

5. Yo pana bhikkhu sañcarittaṃ samāpaj-jeyya itthiyā vā purisamatiṃ purisassa vā itthīmatiṃ jāyattane vā jārattane vā antamaso taṃkhaṇikāya pi saṅghādiseso.

6. Saññācikāya pana bhikkhunā kutiṃ kāra-yamānena assāmikaṃ attuddesaṃ pamāṇikā kāre-tabbā tatridaṃ pamāṇaṃ dīghaso dvādasavidatthiyo sugatavidatthiyā tiriyaṃ sattantarā bhikkhū abhi-netabbā vatthudesanāya tehi bhikkhūhi vatthuṃ desetabbaṃ anārambhaṃ saparikkamanaṃ sāram-bhe ce bhikkhu vatthusmiṃ aparikkamane saññāci-kāya kutiṃ kareyya bhikkhū vā anabhineyya vat-thudesanāya pamāṇaṃ vā atikkāmeyya saṅghādiseso

7. Mahallakaṃ pana bhikkhunā vihāraṃ kā-rayamānena sassāmikaṃ attuddesaṃ bhikkhū abhi-netabbā vatthudesanāya tehi bhikkhūhi vatthuṃ de-setabbaṃ anārambhaṃ saparikkamanaṃ sārambhe ce bhikkhuvatthusmiṃ aparikkamane mahallakaṃ vihāraṃ kāreyya bhikkhū vā anabhineyya vatthu-desanāya saṅghādiseso.

8- Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ duṭṭho doso appatīto amūlakena pārājikena dhammena anud-dhaṃseyya appeva nāma naṃ imamhā brahmacariyā cāveyyan’ti tato aparena samayena samanuggāhi-yamāno vā asamanuggāhiyamāno vā amūlakañceva taṃ adhikaranaṃ hoti bhikkhu ca dosaṃ patiṭṭhāti saṅghādiseso.

9.Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ duṭṭho doso appatīto aññabhāgiyassa adhikaraṇassa kiñci desaṃ lesamattaṃ upādāya pārājikena dhammena anud-dhaṃseyya appeva nāma naṃ imamhā brahmacariyā cāveyyan’ ti tato aparena samayena samanuggāhi-yamāno vā asamanuggāhiyamāno vā aññabhāgiyañ-ceva taṃ adhikaranaṃ hoti koci deso lesamatto upādinno bhikkhu ca dosaṃ patiṭṭhāti saṅghādiseso.

10. Yo pana bhikkhu samaggassa saṅghassa bhedāya parakkameyya bhedanasaṃvattanikaṃ vā adhikaranaṃ samādāya paggayha tittheyya. So bhik-khu bhikkhūhi evam-assa vacanīyo mā āyasmā sa-maggassa saṅghassa bhedāya parakkami bheda-nasaṃvattanikaṃ vā adhikaraṇaṃ samādāya pag-gayha aṭṭhāsi samet’āyasmā saṅghena samaggo hi saṅgho sammodamāno avivadamāno ekuddeso phāsu viharatī’ ti. Evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno tath’ eva paggaṇheyya so bhikkhu bhikkhūhi yāvata-tiyaṃ samanubhāsitabbo tassa paṭinissaggāya yāva-tatiyañce samanubhāsiyamāno taṃ paṭinissajjeyya iccetaṃ kusalaṃ no ce paṭinissajjeyya saṅghādiseso.

11. Tass’eva kho pana bhikkhussa bhikkhū honti anuvattakā vaggavādakā eko vā dve vā tayo vā te evaṃ vadeyyuṃ mā āyasmanto etaṃ bhikkhuṃ kiñci avacuttha dhammavādī c’eso bhikkhu c’eso bhikkhu amhākañc’eso bhikkhu chandañca ruciñca ādāya voharati jānāti no bhāsati amhākamp’etaṃ khamatī’ti. Te bhikkhū bhikkhūhi evam-assu vacanī-yā mā āyasmanto evaṃ avacuttha na c’eso bhikkhu dhammavādī na c’eso bhikkhu vinayavādī mā āyas-mantānampi saṅghabhedo rucittha samet’ āyasman-tānaṃ saṅghena samaggo hi saṅgho sammodamāno avivadamāno ekuddeso phāsu viharatī’ti. Evañca te bhikkhū bhikkhūhi vuccamānā tath’eva paggaṇhey-yuṃ te bhikkhū bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanubhā-sitabbā tassa paṭinissaggāya. Yāvatatiyañce sa-manubhāsiyamānā taṃ paṭinissajjeyyuṃ iccetaṃ kusalaṃ no ce paṭinissajjeyyuṃ saṅghādiseso.

12. Bhikkhu pan’eva dubbacajātiko hoti udde-sapariyāpannesu sikkhāpadesu bhikkhūhi saha-dhammikaṃ vuccamāno attānaṃ avacanīyaṃ karoti mā maṃ āyasmanto kiñci avacuttha kalyānaṃ vā pāpakaṃ vā ahamp’āyasmante na kiñci vakkhāmi kalyānaṃ vā pāpakaṃ vā viramath’ āyamanto mama vacanāyā’ti. So bhikkhu bhikkhūhi evam-assa vaca-nīyo mā āyasmā attānaṃ avacanīyaṃ akāsi vaca-nīyameva āyasmā attānaṃ karotu āyasmāpi bhikkhū vadetu sahadhammena bhikkhūpi āyasmantaṃ vak-khanti sahadhammena evaṃ saṃvaḍḍhā hi tassa bhagavato parisā yadidaṃ aññamaññavacanena añ-ñamaññavuṭṭhāpanenā’ ti. Evañca so bhikkhu bhik-khūhi vuccamāno tath’eva paggaṇheyya so bhikkhu bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanubhāsitabbo tassa paṭi-nissaggāya. Yāvatatiyañce samanubhāsiyamāno taṃ paṭinissajjeyya iccetaṃ kusalaṃ no ce paṭinissajjeyya saṅghādiseso.

13. Bhikkhu pan’ eva aññataraṃ gāmaṃ vā nigamaṃ vā upanissāya viharati kuladūsako pāpasa-mācāro. Tassa kho pāpakā samācārā dissanti c’eva suyyanti ca kulāni ca tena duṭṭhāni dissanti c’eva suyyanti ca. So bhikkhu bhikkhūhi evam-assa vaca-nīyo āyasmā kho kuladūsako pāpasamācāro āyasmato kho pāpakā samācārā dissanti c’eva suyyanti ca ku-lāni c’ āyasmatā duṭṭhāni dissanti c’eva suyyanti ca pakkamat’ āyasmā imamhā āvāsā alante idha vāsenā’ ti. Evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno te bhik-khū evaṃ vadeyya chandagāmino ca bhikkhū dosagā-mino ca bhikkhū mohagāmino ca bhikkhū bhayagā-mino ca bhikkhū tādisikāya āpattiyā ekaccaṃ pabbā-jenti ekaccaṃ na pabbā jentī’ti. So bhikkhu bhikkhū-hi evam-assa vacanīyo mā āyasmā evaṃ avaca na ca bhikkhū chandagāmino na ca bhikkhū dosagāmino na ca bhikkhū mohagāmino na ca bhikkhū bhayagāmi-no āyasmā kho kuladusako pāpasamācāro āyasmato kho pāpakā samācārā dissanti c’eva suyyanti ca kulāni c’āyasmatā duṭṭhāni dissanti c’eva suyyanti ca pakkamat’ āyasmā imamhā āvāsā alante idha vāse-nā’ti. Evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno tath’ eva paggaṇheyya so bhikkhu bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanubhāsitabbo tassa paṭinissaggāya. Yāvatati-yañce samanubhāsiyamāno taṃ paṭinissajjeyya icce-taṃ kusalaṃ no ce paṭinissajjeyya saṅghādiseso.

Uddiṭṭhā kho āyasmanto terasa saṅghādisesā dhammā nava paṭhamāpattikā cattāro yāvatatiyakā. Yesaṃ bhikkhu aññataraṃ vā aññataraṃ vā āpaj-jitvā yāvatihaṃ jānaṃ paṭicchādeti tāvatihaṃ tena bhikkhunā akāmā parivatthabbaṃ parivutthapari-vāsena bhikkhunā uttariṃ chārattaṃ bhikkhumā-nattāya paṭipajjitabbaṃ. Ciṇṇamānatto bhikkhu yat-tha siyā vīsatigaṇo bhikkhusaṅgho tattha so bhik-khu abbhetabbo. Ekenapi ce ūno vīsatigano bhikkhu-saṅgho taṃ bhikkhuṃ abbheyya so ca bhikkhu anabbhito te ca bhikkhū gārayhā. Ayaṃ tattha sā-mīci.

Tatth’ āyasmante pucchāmi kacci’ttha pari-suddhā? Dutiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā?

Parisuddh’ etth’ āyasmanto tasmā tuṇhī eva-metaṃ dhārayāmi.

Saṅghādisesuddeso niṭṭhito.

*

Thưa chư Tôn giả đây là mười ba pháp Tăng tàng được thuyết giới.

1. Cố ý làm di tinh, phạm tăng tàng, ngoại trừ mộng tinh.

2. Tỳ-kheo nào do tâm dục nhiễm dồn nén, xúc chạm thân người nữ, hoặc nắm tay hoặc nắm tóc hoặc rờ chạm bất cứ chi thể nào, phạm Tăng tàng.

3. Tỳ-kheo nào do tâm dục nhiễm dồn nén, nói lời tục tĩu với phụ nữ, như thể trai với gái liên hệ dâm dục, phạm Tăng tàng.

4. Tỳ-kheo nào do tâm dục nhiễm dồn nén, đối trước phụ nữ lại ca ngợi sự cung phụng dục lạc cho mình, nói rằng “Này cô em, sự cung phụng này là tối thượng, tức là cô nào với pháp dâm dục cung phụng bậc giới hạnh thiện hạnh phạm hạnh như tôi đây”. Bởi liên hệ dâm dục, phạm Tăng tàng.

5. Tỳ-kheo nào làm mai mối, là đem ý người nam nói với người nữ, hoặc đem ý người nữ nói với người nam, để làm vợ chồng hoặc để làm tình nhân, dù chỉ cho họ đến nhau chốc lát, phạm Tăng tàng.

6. Thất liêu do Tỳ-kheo tự quyên góp xây cất, không có thí chủ, tự làm cho mình, thì cần phải làm đúng kích cỡ, trong điều này đúng kích cỡ là mười hai gang chiều dài, bảy gang chiều ngang, theo gang tay Đức Phật [9] phải mời chư Tỳ-kheo để chỉ định nơi chốn, nơi chốn được tỳ-kheo ấy chỉ định là chỗ không có trở ngại, có lối thông. Nếu vị Tỳ-kheo làm thất liêu do tự quyên góp, làm ở chỗ có trở ngại, không lối thông, cũng không mời các Tỳ-kheo để chỉ định nơi chỗ, vượt quá kích cỡ, phạm Tăng Tàng.

7. Tịnh xá lớn mà Tỳ-kheo xây dựng cho mình, có thí chủ cúng, phải mời chư Tỳ-kheo để chỉ định nơi chốn, nơi chốn được các Tỳ-kheo ấy chỉ định là chỗ không có trở ngại, có lối thông; nếu vị Tỳ-kheo làm tịnh xá lớn ở nơi có điều trở ngại, không lối thông, lại không mời các Tỳ-kheo để chỉ định nơi chỗ, phạm Tăng Tàng.

8. Tỳ-kheo nào phẫn nộ sân hận bất bình, vu khống vị Tỳ-kheo với tội triệt khai không căn cứ, nghĩ rằng làm vị ấy bại hoại phạm hạnh này. Sau lúc đó, có bị gạn hỏi hay chưa được gạn hỏi, sự tố tụng ấy là vô căn cứ và dù Tỳ-kheo này có nhìn nhận lỗi lầm vẫn phạm Tăng Tàng.

9. Tỳ-kheo nào phẫn nộ sân hận bất bình, vịn cớ nhỏ nào đó của một sự vụ khác rồi vu khống vị Tỳ-kheo với tội triệt khai, nghĩ rằng làm vị ấy bại hoại phạm hạnh này. Sau lúc đó, bị gạn hỏi hay chưa được gạn hỏi, nhưng sự tố tụng ấy là sự vụ khác được vịn lấy cớ nhỏ, và Tỳ-kheo này có nhìn nhận lỗi lầm vẫn phạm Tăng Tàng.

10. Tỳ-kheo nào cố gắng phá vỡ hòa hợp Tăng, hoặc sống chấp giữ tranh sự dẫn đến chia rẽ; Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo nhắc bảo như sau: “Tôn giả chớ cố gắng phá vỡ hòa hợp tăng, hay đừng sống chấp giữ tranh sự dẫn đến chia rẽ, Tôn giả hãy đoàn kết với tăng, vì Tăng hòa hòa hợp hoan hỷ nhau, không tranh cãi, đồng quan điểm, sẽ trú an lạc”. Tỳ-kheo ấy khi được chư Tỳ-kheo nhắc bảo như vậy mà vẫn cố chấp như thế Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo can gián ba lần cho bỏ sự ấy. Nếu khi được can gián ba lần mà bỏ sự ấy thì tốt, nếu không bỏ, phạm Tăng Tàng.

11. Những vị Tỳ-kheo tùng bọn phe đảng của Tỳ-kheo chia rẽ ấy, có một, hoặc hai, hoặc ba vị; họ nói như sau: “Chư Tôn giả chớ nói gì vị Tỳ-kheo ấy, tỳ-kheo đó là bậc thuyết pháp, thuyết luật, Tỳ-kheo đó lấy điều tâm tư nguyện vọng của chúng tôi mà tỏ bày cảm thông và nói ra theo chúng tôi, vả lại chúng tôi cũng chấp nhận”. Các Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo nhắc bảo rằng: “Các Tôn giả đừng nói như vậy, Tỳ-kheo đó không phải là vị thuyết pháp, thuyết luật, các Tôn giả chớ vui thích chia rẽ tăng, các Tôn giả hãy đoàn kết với Tăng, vì Tăng hòa hợp, hoan hỷ nhau, không tranh cãi, đồng quan điểm, sẽ trú an lạc.” Các vị Tỳ-kheo ấy khi được chư Tỳ-kheo nhắc bảo như vậy mà vẫn cố chấp thì các Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo can gián ba lần cho bỏ sự ấy. Nếu khi được can gián ba lần mà bỏ sự ấy thì tốt, nếu không bỏ, phạm Tăng Tàng.

12. Vị Tỳ-kheo có tánh khó dạy khi được chư Tỳ-kheo nhắc bảo đúng pháp theo những điều học liên quan giới bổn, tỏ ra mình không cần khuyên dạy rằng: “Các Tôn giả đừng nói chi đến tôi điều tốt hay xấu, tôi cũng không nói gì đến các Tôn giả điều tốt hay điều xấu; các Tôn giả hãy thôi khuyên dạy tôi”. Vị Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo nói như sau:

“Xin Tôn giả chớ tỏ ra mình khó dạy, hãy làm người dễ dạy; Tôn giả hãy nhắc bảo chư Tỳ-kheo theo đúng pháp, chư Tỳ-kheo cũng sẽ nhắc bảo Tôn giả theo đúng pháp, như vậy hội chúng của Đức Thế Tôn được tăng thịnh tức là nhờ sự nhắc bảo lẫn nhau, thức tỉnh lẫn nhau”. Vị Tỳ-kheo ấy khi được chư Tỳ-kheo nhắc nhở như vậy mà vẫn cố chấp thế ấy thì vị Tỳ-kheo đó cần được chư Tỳ-kheo can gián ba lần cho bỏ sự ấy. Nếu được can gián ba lần mà bỏ sự ấy thì tốt, nếu không bỏ, phạm Tăng Tàng.

13. Vị Tỳ-kheo sống nương làng mạc hay thị trấn nào đó, làm nhơ nhà người, có hành vi xấu; những hành vi xấu của vị ấy đều được thấy được nghe, các tục gia bị vị ấy làm nhơ cũng đều được thấy được nghe. Vị Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo khuyên nhắc như sau: “Tôn giả là kẻ làm nhơ nhà người, có hành vi xấu, những hành vi xấu của Tôn giả đều được thấy được nghe, các tục gia bị Tôn giả làm nhơ cũng đều được thấy được nghe; Tôn giả hãy đi khỏi chỗ này; đủ rồi cuộc sống của ông tại đây!”. Vị Tỳ-kheo ấy khi được chư Tỳ-kheo nhắc bảo như vậy lại nói với chư Tỳ-kheo như sau; “chư Tỳ-kheo là tây vị thương, chư Tỳ-kheo tây vị ghét, chư Tỳ-kheo tây vị dốt nát, chư Tỳ-kheo tây vị sợ hãi; tội phạm như nhau mà có người đuổi đi, có người không đuổi”. Vị Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo khuyên bảo như vầy: “Tôn giả chớ có nói như vậy, chư Tỳ-kheo không tây vị thương, chư Tỳ-kheo không tây vị ghét, chư Tỳ-kheo không tây vị dốt nát, chư Tỳ-kheo không tây vị sợ hãi đâu; Tôn giả là kẻ làm nhơ nhà người, có hành vi xấu, những hành vi xấu của Tôn giả đều được thấy được nghe, các tục gia bị Tôn giả làm nhơ cũng đều được thấy được nghe; Tôn giả hãy đi khỏi chỗ này! đủ rồi cuộc sống của ông tại đây!”. Vị Tỳ-kheo ấy khi được chư Tỳ-kheo nhắc nhở như vậy mà vẫn cố chấp thế ấy thì vị Tỳ-kheo đó cần được chư Tỳ-kheo can gián ba lần cho bỏ sự ấy. Nếu được can gián ba lần mà bỏ sự ấy thì tốt, nếu không bỏ, phạm tăng tàng.

Bạch chư Tôn giả, mười ba pháp tăng tàng đã được thuyết giới; có chín điều phạm ngay lúc đầu, bốn điều phạm sau ba lần can gián, vị Tỳ-kheo vi phạm bất cứ điều nào, biết mà che giấu đến bao nhiêu ngày thì Tỳ-kheo ấy phải bị biệt trú cưỡng bức bấy nhiêu ngày; Tỳ-kheo đã mãn hạ biệt trú cần phải thực hành thêm sáu đêm tự hối. Tỳ-kheo đã đủ thời tự hối, vị ấy phải được phục vị tại nơi mà có Tỳ-kheo Tăng túc số hai mươi vị. Nếu Tỳ-kheo Tăng thiếu túc số hai mươi, dù chỉ thiếu một, lại phục vị cho Tỳ-kheo ấy, thì vị Tỳ-kheo ấy vẫn không được phục vị, còn chư Tỳ-kheo kia đáng quở trách. Đây là cách hợp thức hóa.

Ở đây tôi xin hỏi chư Tôn giả, các ngài có thanh tịnh chăng? Lần thứ nhì, tôi xin hỏi, các ngài có thanh tịnh chăng? Lần thứ ba, tôi hỏi, các ngài có thanh tịnh chăng? Chư Tôn giả được thanh tịnh nên mới im lặng, tôi ghi nhận việc đó là vậy.

DỨT THUYẾT GIỚI TĂNG TÀNG.

THUYẾT GIỚI BẤT ĐỊNH
(Aniyatuddeso)

Ime kho pan’āyasmanto dve aniyatā dhammā uddesaṃ āgacchanti.

1. Yo pana bhikkhu mātugāmena saddhiṃ eko ekāya raho paṭicchanne āsane alaṅkammaniye nis-sajjaṃ kappeyya tamenaṃ saddheyyavacasā upāsikā disvā tiṇṇaṃ dhammānaṃ aññatarena vadeyya pārā-jikena vā saṅghādisesena vā pācittiyena vā nisajjaṃ bhikkhu paṭijānamāno tiṇṇaṃ dhammānaṃ añña-tarena kāretabbo pārājikena vā saṅghādisesena vā pācittiyena vā yena vā sā saddheyyavacasā upāsikā vadeyya tena so bhikkhu kāretabbo. Ayaṃ dhammo aniyato.

2. Na h’eva kho pana paṭicchannaṃ āsanaṃ hoti n’ālaṅkammaniyaṃ alañca kho hoti mātugāmaṃ duṭṭhullāhi vācāhi obhāsituṃ. Yo pana bhikkhu tathārūpe āsane mātugāmena saddhiṃ eko ekāya raho nisajjaṃ kappeyya tamenaṃ saddheyyavacasā upāsikā disvā dvinnaṃ dhammānaṃ aññatarena vadeyya saṅghādisesena vā pācittiyena vā nisajjaṃ bhikkhu paṭijānamāno dvinnaṃ dhammānaṃ añña-tarena kāretabbo saṅghādisesena vā pācittiyena vā yena vā sā saddheyyavacasā upāsikā vadeyya tena so bhikkhu kāretabbo. Ayampi dhammo aniyato.

Uddiṭṭhā kho āyasmanto dve aniyatā dhammā.

Tatth’ āyasmante pucchāmi kacci’ttha pari-suddhā? Dutiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā?

Parisuddh’etth’ āyasmanto tasmā tuṇhī eva-metaṃ dhārayāmi.

Aniyatuddeso niṭṭhito.

*

Thưa Tôn giả, Đây là hai pháp bất định được thuyết giới:

1. Vị Tỳ-kheo nào cùng với người nữ, một với một, ngồi ở nơi che đậy kín đáo, chỗ có thể hành động quấy có người cận sự nữ tín ngôn thấy được bèn tố cáo một tội nào trong ba tội là triệt khai hoặc Tăng tàng hoặc ưng đối trị; và nếu vị Tỳ-kheo thú nhận có ngồi thật thì cần xử trị theo một tội nào trong ba tội là triệt khai hoặc tăng tàng hoặc ưng đối trị. Bằng như người cận sự nữ tín ngôn ấy tố cáo ngay tội nào thì vị Tỳ-kheo ấy phải được xử theo tội đó. Đây là pháp bất định.

2. Mặc dù chỗ ngồi không che kín đáo, chỗ không thể hành động quấy, nhưng là nơi đủ để chọc ghẹo người nữ bằng lời dâm tục. Vị Tỳ-kheo nào cùng với người nữ, một với một ngồi ở nơi khuất vắng như thế; có người cận sự nữ tín ngôn thấy được bèn tố cáo một tội nào trong hai tội là tăng tàng hoặc ưng đối trị, và nếu vị Tỳ-kheo thú nhận có ngồi thật thì cần xử trị theo một tội nào trong hai tội là tăng tàng hoặc ưng đối trị. Bằng như người cận sự nữ tín ngôn ấy tố cáo ngay tội nào thì vị Tỳ-kheo ấy phải được xử theo tội đó. Đây cũng là pháp bất định.

Bạch chư Tôn giả, hai pháp bất định đã được tổng thuyết. Ở đây tôi xin hỏi các Tôn giả, các Ngài có thanh tịnh chăng?

Lần thứ nhì, tôi xin hỏi, các ngài có thanh tịnh chăng?

Lần thứ ba, tôi xin hỏi, các ngài có thanh tịnh chăng?

Ở đây các Tôn giả được thanh tịnh bởi thế mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc đó là vậy.

DỨT THUYẾT GIỚI BẤT ĐỊNH.

THUYỀT GIỚI ƯNG XẢ ĐỐI TRỊ
(Nissaggiyapācittiye vitthāruddeso)

Ime kho pan’āyasmanto tiṃsa nissaggiyā pā-cittiyā dhammā uddesaṃ āgacchanti.

1. Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunā ubbhatas-miṃ kaṭhine dasāhaparamaṃ atirekacīvaraṃ dhāre-tabbaṃ taṃ atikkāmayato nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

2. Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunā ubbhatas-miṃ kaṭhine ekarattampi ce bhikkhu ticīvarena vip-pavaseyya aññatra bhikkhu sammatiyā nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

3. Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunā ubbhatas-miṃ kaṭhine bhikkhuno pan’eva akālacīvaraṃ uppaj-jeyya ākaṅkhamānena bhikkhunā paṭiggahetabbaṃ paṭiggahetvā khippameva kāretabbaṃ no c’assa pā-ripūri māsaparamantena bhikkhunā taṃ cīvaraṃ nikkhipitabbaṃ ūnassa pāripūriyā satiyā paccāsāya. Tato ce utariṃ nikkhipeyya satiyāpi paccāsāya nis-saggiyaṃ pācittiyaṃ.

4. Yo pana bhikkhu aññātikāya bhikkhuniyā purāṇacīvaraṃ dhovāpeyya vā rajāpeyya vā ākoṭā-peyya vā nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

5. Yo pana bhikkhu aññātikāya bhikkhuniyā hatthato cīvaraṃ paṭigganheyya aññatra pārivaṭṭa-kā nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

6. Yo pana bhikkhu aññātakaṃ gahapaṭiṃ vā gahapatāniṃ vā cīvaraṃ viññāpeyya aññatra samayā nissaggiyaṃ pācittiyaṃ. Tath’ āyaṃ samayo acchin-nacīvaro vā hoti bhikkhu naṭṭhacīvaro vā. Ayaṃ tattha samayo.

7. Tañce aññātako gahapati vā gahapatānī vā bahūhi cīvarehi abhihaṭṭhuṃ pavāreyya santarut-taraparamantena bhikkhunā tato cīvaraṃ sāditab-baṃ tato ce uttariṃ sādiyeyya nissaggiyaṃ pācit-tiyaṃ.

8. Bhikkhuṃ pan’eva uddissa aññātakassa gahapatissa vā gahapatāniyā vā cīvaracetāpanaṃ upakkhataṃ hoti: Iminā cīvaracetāpanena cīvaraṃ cetāpetvā Itthannāmaṃ bhikkhuṃ cīvarena acchā-dessāmī’ti. Tatra ce so bhikkhu pubbe appavārito upasaṅkamitvā cīvare vikappaṃ āpajjeyya sādhu va-ta maṃ āyasmā iminā cīvaracetāpanena evarūpaṃ vā evarūpaṃ vā cīvaraṃ cetāpetvā acchādehī’ti kal-yānakamyataṃ upādāya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

9. Bhikkhuṃ pan’eva uddissa ubhinnaṃ añ-ñatakānaṃ gahapatīnaṃ vā gahapatānīnaṃ vā pac-cekacīvaracetāpanā upakkhatā honti imehi mayaṃ paccekacīvaracetāpanehi paccekacīvarāni cetāpetvā Itthannāmaṃ bhikkhuṃ cīvarehi acchādessāmā’ti. Tatra ce so bhikkhu pubbe appavārito upasaṅkami-tvā cīvare vikappaṃ āpajjeyya sādhu vata maṃ ayasmanto imehi paccekacīvaracetāpanehi evarūpaṃ vā evarūpaṃ vā cīvaraṃ cetāpetvā acchādetha ubho va santā ekenāti kalyānakamyataṃ upādāya nissag-giyaṃ pācittiyaṃ.

10. Bhikkhuṃ pan’eva uddissa rājā vā rāja-bhoggo vā brāhmaṇo vā gahapatiko vā dūtena cīva-racetāpanaṃ pahineyya iminā cīvaracetāpanena cīvaraṃ cetāpetvā Itthannāmaṃ bhikkhuṃ cīvarena acchādehī’ ti. So ce dūto taṃ bhikkhuṃ upasaṅka-mitvā evaṃ vadeyya idaṃ kho bhante āyasmantaṃ uddissa cīvaracetāpanaṃ ābhataṃ paṭigganhātu āyasmā cīvaracetāpanan’ti. Tena bhikkhunā so dū-to evam-assa vacanīyo na kho mayaṃ āvuso cīva-racetāpanaṃ paṭigganhāma cīvarañca kho mayaṃ paṭiggaṇhāma kālena kappiyan’ ti. So ce dūto taṃ bhikkhuṃ evaṃ vadeyya atthi pan’āyasmato koci veyyāvaccakaro’ti. Cīvaratthikena bhikkhave bhik-khunā veyyāvaccakaro niddisitabbo ārāmiko vā upā-sako vā eso kho āvuso bhikkhūnaṃ veyyāvaccaka-ro’ti. So ce dūto taṃ veyyāvaccakaraṃ saññāpetvā taṃ bhikkhuṃ upasaṅkamitvā evaṃ vadeyya yaṃ kho bhante āyasmā veyyāvaccakaraṃ niddisi sañ-ñatto so mayā upasaṅkamatu āyasmā kālena cīvare-na taṃ acchādessatī’ti cīvaratthikena bhikkhave bhikkhunā veyyāvaccakaro upasaṅkamitvā dvittik-khattuṃ codetabbo sāretabbo attho me āvuso cīva-renā’ti. Dvittikkhattuṃ codayamāno sārayamāno taṃ cīvaraṃ abhinipphādeyya iccetaṃ kusalaṃ no ce abhinipphādeyya catukkhattuṃ pañcakkhattuṃ chak-khattuparamaṃ tuṇhībhūtena uddissa ṭhātabbaṃ. Catukkhattuṃ pañcakkhattuṃ chakkhattuparamaṃ tuṇhīhūto uddissa tiṭṭhamāno taṃ cīvaraṃ abhinip-phādeyya iccetaṃ kusalaṃ no ce abhinipphādeyya tato ce uttariṃ vāyamamāno taṃ cīvaraṃ abhinip-phādeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ. No ce abhinip-phādeyya yat’assa cīvaracetāpanaṃ ābhataṃ tattha sāmaṃ vā gantabbaṃ dūto vā pāhetabbo yaṃ kho tumhe āyasmanto bhikkhuṃ udissa cīvaracetāpanaṃ pahinittha na taṃ tassa bhikkhuno kiñci atthaṃ anubhoti yuñjant’ āyasmanto sakaṃ mā vo sakaṃ vinassā’ ti. Ayaṃ tattha samīci.

Cīvaravaggo paṭhamo

11. Yo pana bhikkhu kosiyamissakaṃ santha-taṃ karāpeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

12. Yo pana bhikkhu suddhakāḷakānaṃ eḷa-kalomānaṃ santhataṃ kārāpeyya nissaggiyaṃ pācit-tiyaṃ.

13. Navaṃ pana bhikkhunā santhataṃ kāra-yamānena dve bhāgā suddhakāḷakānaṃ eḷakalomā-naṃ ādātabbā tatiyaṃ odātānaṃ catutthaṃ gocari-yānaṃ. Anādā ce bhikkhu dve bhāge suddhakāḷa-kānaṃ eḷakalomānaṃ tatiyaṃ odātānaṃ catutthaṃ gocariyānaṃ navaṃ santhataṃ kārāpeyya nissaggi-yaṃ pācittiyaṃ.

14. Navaṃ pana bhikkhunā santhataṃ kārā-petvā chabbassāni dhāretabbaṃ. Orena ce channaṃ vassānaṃ taṃ santhataṃ vissajjetvā vā avissajjetvā vā aññaṃ navaṃ santhataṃ kārāpeyya aññatra bhikkhusammatiyā nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

15. Nisīdanasanthataṃ pana bhikkhunā kāra-yamānena purāṇasanthatassa sāmantā sugatavidat-thi ādātabbā dubbaṇṇakaraṇāya. Anādā ce bhikkhu purāṇasanthatassa sāmantā sugatavidatthiṃ navaṃ nisīdanasanthataṃ kārāpeyya nissaggiyaṃ pācit-tiyaṃ.

16. bhikkhuno paneva addhānamaggappaṭi-pannassa eḷakalomāni uppajjeyyuṃ ākaṅkhamānena bhikkhunā paṭiggahetabbāni paṭiggahetvā tiyojana-paramaṃ sahatthā hāretabbāni asante hārake. Tato ce uttariṃ hareyya asantepi hārake nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

17. Yo pana bhikkhu aññātikāya bhikkhu-niyā eḷakalomāni dhovāpeyya vā rajāpeyya vā vija-tāpeyya vā nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

18. Yo pana bhikkhu jātarūparajataṃ uggaṇ-heyya vā uggaṇhāpeyya vā upanikkhittaṃ vā sādi-yeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

19. Yo pana bhikkhu nānappakārakaṃ rūpi-yasaṃvoharaṃ samāpajjeyya nissaggiyaṃ pācitti-yaṃ.

20. Yo pana bhikkhu nānappakārakaṃ kaya-vikkayaṃ samāpajjeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

Kosiyavaggo dutiyo.

21. Dasāhaparamaṃ atirekapatto dhāretabbo taṃ atikkāmayato nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

22. Yo pana bhikkhu ūnapañcabandhanena pattena aññaṃ navaṃ pattaṃ cetāpeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ. Tena bhikkhunā so patto bhikkhupari-sāya nissajjitabbo yo ca tassā bhikkhuparisāya pattapariyanto so ca tassa bhikkhuno padātabbo ayante bhikkhu patto yāva bhedanāya dhāretabbo’ ti. Ayaṃ tattha sāmīci.

23. Yāni kho pana tāni gilānānaṃ bhik-khūnaṃ patisāyanīyāni bhesajjāni seyyathīdaṃ sappi navanītaṃ telaṃ madhu phāṇitaṃ tāni paṭiggahetvā sattāhaparamaṃ sannidhikārakaṃ paribhuñjitabbāni taṃ atikkāmayato nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

24. Māso seso gimhānanti bhikkhunā vassi-kasātikacīvaraṃ pariyesitabbaṃ aḍḍdhamāso seso gimhānanti katvā nivāsetabbaṃ. Orena ce māso seso gimhānanti vassikasātikacīvaraṃ pariyeseyya oren’ aḍḍdhamāso seso gimhānanti katvā nivāseyya nis-saggiyaṃ pācittiyaṃ.

25. Yo pana bhikkhu bhikkhussa sāmaṃ cīva-raṃ datvā kupito anattamāno acchindeyya vā acchin-dāpeyya vā nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

26. Yo pana bhikkhu sāmaṃ suttaṃ viññā-petvā tantavāyehi cīvaraṃ vāyāpeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

27. Bhikkhum pan’eva uddissa aññātako ga-hapati vā gahapatānī vā tantavāyehi cīvaraṃ vāyā-peyya. Tatra ce so bhikkhu pubbe appavārito tanta-vāye upasaṅkamitvā cīvare vikappaṃ āpajjeyya idaṃ kho āvuso cīvaraṃ maṃ uddissa vīyati āyatañ ca ka-rotha vitthatañca appitañca suvītañca suppavāyi-tañca suvilekhitañca suvitacchitañca karotha appeva nāma mayampi āyasmantānaṃ kiñci mattaṃ anup-padajjeyyāmā’ti. Evañca so bhikkhu vatvā kiñci mat-taṃ anuppadajjeyya antamaso piṇḍapātamattampi nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

28. Dasāhānāgataṃ kattikatemāsipuṇṇamaṃ bhikkhuno paneva accekacīvaraṃ uppajjeyya acce-kaṃ maññamānena bhikkhunā paṭiggahetabbaṃ pa-ṭiggahetvā yāvacīvarakālasamayaṃ nikkhipitabbaṃ. Tato ce uttariṃ nikkhipeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

29. Upavassaṃ kho pana kattikapuṇṇamaṃ yāni kho pana tāni āraññakāni senāsanāni sāsaṅ-kasammatāni sappaṭibhayāni tathārūpesu bhikkhu senāsanesu viharanto ākaṅkhamāno tiṇṇaṃ cīvarā-naṃ aññataraṃ cīvaraṃ antaraghare nikkhipeyya siyā ca tassa bhikkhuno koci-d-eva paccayo tena cīvarena vippavāsāya chārattaparamantena bhikkhu-nā tena cīvarena vippavasitabbaṃ tato ce uttariṃ vippavaseyya aññatra bhikkhusammatiyā nissaggi-yaṃ pācittiyaṃ.

30. Yo pana bhikkhu jānaṃ saṅghikaṃ lā-bhaṃ pariṇataṃ attano pariṇāmeyya nissaggiyaṃ pācittiyaṃ.

Pattavaggo tatiyo.

Uddiṭṭhā kho āyasmanto tiṃsa nissaggiyā pācittiyā dhammā.

Tatth’ āyasmante pucchāmi kacci’ttha pari-suddhā? Dutiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā?

Parisuddh’etth’ āyasmanto tasmā tuṇhī eva-metaṃ dhārayāmi.

Nissaggiyā pācittiyā niṭṭhitā.

*

Bạch chư Tôn giả, đây là ba mươi pháp ưng xả đối trị được thuyết giới.

PHẨM 1: PHẨM Y

1. Khi y đã làm xong, hạn Kaṭhina đã xả Tỳ-kheo chỉ được cất giữ y dư lâu lắm là mười ngày, quá hạn ấy phạm ưng xả đối trị.

2. khi y đã làm xong, hạn Kaṭhina đã xả nếu Tỳ-kheo xa lìa tam y, dù chỉ một đêm, phạm ưng xả đối trị, ngoại trừ Tỳ-kheo được cho phép.

3. Khi y đã làm xong, hạn Kaṭhina đã xả có vải y ngoại thời phát sanh cho vị Tỳ khưu, Tỳ-kheo cần thì được nhận, nhận xong phải nhanh chóng may mặc, nếu không đủ vải thì y ấy Tỳ-kheo chỉ nên giữ lại lâu lắm là một tháng để đợi bù vào chỗ thiếu; nếu giữ lại quá hạn ấy dù có mong tìm, cũng phạm ưng xả đối trị.

4. Tỳ-kheo nào khiến Tỳ-kheo ni không phải thân quyến, giặt hoặc nhuộm hoặc vắt xả y cũ, phạm ưng xả đối trị.

5. Tỳ-kheo nào thọ nhận y từ tay tỳ-kheo ni không phải thân quyến, phạm ưng xả đối trị, ngoại trừ trao đổi.

6. Tỳ-kheo nào xin y nơi nam gia chủ, hoặc nữ gia chủ không phải thân quyến, phạm ưng xả đối trị, ngoại trừ có trường hợp. Ở đây có trường hợp là Tỳ-kheo y bị cướp đoạt hoặc y bị hư hoại, đây là trường hợp trong điều này vậy.

7. Nếu có nam gia chủ hay nữ gia chủ không phải thân quyến xin được dâng tặng nhiều y đến Tỳ-kheo ấy, Tỳ-kheo chỉ nên vui nhận nhiều lắm là bộ nội ngoại y thôi, nếu thích hơn số ấy, phạm ưng xả đối trị.

8. Có nam gia chủ hay nữ gia chủ không phải thân quyến để dành tiền sắm y cho vị Tỳ khưu, nghĩ rằng: “Ta sẽ mua sắm y với tiền sắm y này rồi dâng y cho vị Tỳ-kheo tên ấy mặc” Trong việc này nếu vị Tỳ-kheo ấy chưa được yêu cầu trước mà đi đến kèo nài việc y như sau: “tốt lắm, Đạo hữu hãy sắm y như vầy, dâng cho tôi mặc”. Vì muốn đẹp, phạm ưng xả đối trị.

9. Có hai nam gia chủ hoặc nữ gia chủ không phải thân quyến để dành tiền sắm y cổ phần dâng cho vị Tỳ khưu, nghĩ rằng: “Chúng ta sẽ lấy cổ phần tiền sắm y này mà mua y cổ phần rồi dâng vị Tỳ-kheo tên ấy mặc”. Trong việc này, nếu vị Tỳ-kheo ấy chưa được yêu cầu trước mà đi đến kéo nài việc y như sau: “Tốt lắm, các đạo hữu hãy lấy các cổ phần tiền sắm y nầy mà mua y như vầy, như vầy, dâng cho tôi mặc, hai người chung một” Vì muốn đẹp, phạm ưng xả đối trị

10. Đức vua, quan lại, bà-la-môn hoặc gia chủ gởi theo sứ giả số tiền sắm y, nói rằng: “Ngươi hãy lấy số tiền sắm y này mua y rồi dâng cho vị Tỳ-kheo tên ấy mặc”. Nếu vị sứ giả ấy đi đến vị Tỳ-kheo nọ và nói như sau: “Bạch Tôn giả, số tiền sắm y này được để dành cho Ngài, xin Ngài hãy nhận lãnh số tiền sắm y” vị Tỳ-kheo nọ nên bảo sứ giả rằng: “Này đạo đạo hữu, chúng tôi không thọ nhận tiền sắm y, chúng tôi chỉ nhận lãnh y hợp thời thôi”Nếu vị sứ giả ấy nói với vị Tỳ-kheo nọ rằng: “Có ai là người phục dịch cho Tôn giả chăng?”

Nầy chư Tỳ khưu, vị Tỳ-kheo có nhu cầu y thì nên chỉ ra người phục dịch hoặc người hộ tự hoặc một cận sự nam: này đạo hữu, đó là người phục dịch của chư Tỳ khưu”. Nếu vị sứ giả ấy giao việc cho người phục dịch kia rồi, bèn đến vị Tỳ-kheo nọ mà nói như sau: “Bạch Tôn giả, người phục dịch mà Ngài đã chỉ ra, người ấy được tôi giao việc rồi, Tôn giả hãy đến họ và họ sẽ dâng y hợp thời cho Ngài mặc”.

Nầy chư Tỳ-kheo, vị Tỳ-kheo có nhu cầu y nên đến người phục dịch mà thông báo gợi ý đôi ba lần rằng: “Đạo hữu, tôi cần y”. Khi thông báo gợi ý đôi ba lần, có được y ấy, như thế là tốt; bằng không thành thì phải đứng im lặng trước mặt họ bốn năm lần; nhiều lắm là sáu lần; khi đứng im lặng trước họ bốn, năm, sáu lần mà có được y ấy như thế là tốt, nếu không thành mà cố gắng vượt quá hạn ấy, thành tựu y, phạm ưng xả đối trị. Nếu vẫn không thành thì từ đâu đưa tiền sắm y, phải tự mình đến đấy hoặc phái người đi, nói rằng: “các đạo hữu, tiền sắm y mà các ông đã gởi để dâng vị Tỳ-kheo, tiền đó không thành tựu lợi ích gì cho vị Tỳ-kheo ấy; các ông hãy đòi lại vật sở hữu, đừng bỏ phí vật sở hữu của các ông”. Đây là cách làm đúng trong trường hợp này.

PHẨM 2: PHẨM TƠ TẰM

11. Vị Tỳ-kheo nào khiến làm ngọa cụ trộn lẫn tơ tằm, phạm ưng xả đối trị.

12.Vị Tỳ-kheo nào khiến làm ngọa cụ toàn bằng lông cừu màu đen, phạm ưng xả đối trị.

13. Khi vị Tỳ-kheo khiến làm ngọa cụ mới phải lấy lông cừu hai phần màu đen, phần thứ ba màu trắng, phần thứ tư màu đỏ. Nếu vị Tỳ-kheo khiến làm ngọa cụ mới mà không lấy lông cừu hai phần đen, phần thứ ba trắng, phần thứ tư đỏ, phạm ưng xả đối trị.

14. Khi đã cho làm ngọa cụ mới, vị Tỳ-kheo phải giữ xài đến sáu năm. Nếu dưới sáu năm mà bỏ ngọa cụ ấy, hoặc không bỏ, rồi khiến làm ngọa cụ mới khác, phạm ưng xả đối trị, ngoại trừ vị Tỳ-kheo được cho phép.

15. Khi vị Tỳ-kheo khiến làm tọa cụ phải lấy một mảnh vuông của tấm tọa cụ cũ, cỡ gang tay Đức Phật, để làm hoại sắc. Nếu vị Tỳ kheo khiến làm tọa cụ mới mà không lấy một mảnh vuông của tấm tọa cụ cũ, cỡ gang tay Đức Phật, để hoại sắc, phạm ưng xả đối trị.

16. Khi vị Tỳ-kheo đi đường xa có phát sanh lông cừu, nếu cần thì nhận; khi nhận rồi, không có người mang giúp, thì chỉ nên tự mình mang đi xa lắm là ba do tuần [10] nếu không có người mang giúp mà tự mang đi quá giới hạn ấy, phạm ưng xả đối trị.

17. Vị Tỳ-kheo nào sai Tỳ-kheo ni không phải thân nhân, giặt hoặc nhuộm hoặc chải lông cừu, phạm ưng xả đối trị.

18. Vị Tỳ-kheo nào nhận lấy vàng và bạc, hoặc sai nhận lấy, hoặc vui thích của để dành cho, phạm ưng xả đối trị.

19. Vị Tỳ-kheo nào dự việc mậu dịch tài sản bằng mọi hình thức phạm ưng xả đối trị.

20. Vị Tỳ-kheo nào dự việc thương mãi bằng mọi hình thức, phạm ưng xả đối trị.

PHẨM 3: PHẨM BÌNH BÁT

21. Bình bát dư chỉ nên giữ lâu lắm là mười ngày, vượt quá hạn ấy, phạm ưng xả đối trị.

22. Vị Tỳ-kheo nào có bình bát nứt bể chưa tới năm dấu mà sắm tìm bình bát mới khác, phạm ưng xả đối trị. Bình bát ấy cần được vị Tỳ-kheo đó xả bỏ giữa hội chúng Tỳ-kheo; bình bát nào là bát cuối cùng của hội chúng tỳ-kheo ấy, bát đó nên giao cho vị Tỳ-kheo đó, bảo rằng; Này Tỳ-kheo, đây là bình bát của Ngài, cần phải giữ cho đến khi bể thôi”. Đây là cách hợp thức trong việc này.

23. Các thứ thuốc cần dùng mà để cho các vị Tỳ-kheo bệnh, như là bơ đặc, bơ tươi, dầu mè, mật ong, nước đường; sau khi thọ nhận chỉ nên cất giữ thọ dùng lâu lắm là bảy ngày, quá hạn ấy, phạm ưng xả đối trị.

24. Còn một tháng cuối mùa nóng, Tỳ-kheo nên tìm kiếm y tắm mưa; nửa tháng cuối mùa nóng, mới nên may mặc. Nếu chưa đến tháng cuối mùa nóng mà tìm kiếm y tắm mưa, chưa đến nửa tháng cuối mùa nóng mà may mặc, phạm ưng xả đối trị.

25. Tỳ-kheo nào chính mình đã cho y đến vị Tỳ-kheo rồi giận hờn bất bình mà cướp lại, hoặc sai cướp lại, phạm ưng xả đối trị.

26. Tỳ-kheo nào chính mình xin chỉ vải rồi biểu thợ dệt, dệt thành y, phạm ưng xả đối trị.

27. Có nam gia chủ hay nữ gia chủ không phải quyến thuộc, biểu thợ dệt y để dâng vị Tỳ khưu. Trường hợp này nếu vị Tỳ-kheo ấy khi không được yêu cầu trước mà đi đến các thợ dệt, kèo nài việc y, rằng: “Đạo hữu, y này được dệt cho tôi, vậy ông hãy làm khổ dài, khổ rộng, làm cho khít khao, đều đặn, dẻ dặt, mịn màng, mướt láng; chúng tôi sẽ ban thưởng cho các đạo hữu thêm chút ít cái chi nhé!” vị Tỳ-kheo ấy nói như vậy rồi ban thưởng cho chút gì đó, thậm chí chỉ là vật thực, cũng phạm ưng xả đối trị.

28. Còn mười ngày nữa sẽ đến ngày rằm tháng Kattikatemāsikā [11] (tháng 9 âl), có biệt thí y [12] phát sanh đến vị Tỳ khưu; vị Tỳ-kheo nghĩ là y biệt thí thì được nhận, khi nhận rồi chỉ nên cất giữ trong hạn kỳ y [13], nếu quá hạn ấy, phạm ưng xả đối trị.

29. Đến ngày rằm tháng 9 âl (kattikapuṇ-ṇamī) mãn an cư, như ở rừng, chỗ bị khả nghi, có nguy hiểm vị Tỳ-kheo trú ngụ những trú xứ như vậy, nếu muốn gởi lại trong xóm một y nào trong tam y, vì có duyên cớ chi cho vị Tỳ-kheo ấy xa lìa y đó; thì vị Tỳ-kheo chỉ nên xa lìa y đó lâu lắm là sáu đêm, quá hạn ấy, phạm ưng xả đối trị, ngoại trừ vị Tỳ-kheo được cho phép.

30. vị Tỳ-kheo nào biết rõ lợi lộc đã hiến thuộc về Tăng lại sang đoạt về mình, phạm ưng xả đối trị.

Bạch chư Tôn giả, ba mươi pháp ưng xả đối trị đã được tổng thuyết. Ở đây, tôi xin hỏi các Tôn giả, các ngài được thanh tịnh chăng? lần thứ hai, tôi xin hỏi các Tôn giả, các ngài được thanh tịnh chăng? Lần thứ ba, tôi xin hỏi các Tôn giả, các ngài được thanh tịnh chăng?

Chư Tôn giả trong đây thanh tịnh, do đó im lặng. Tôi xin ghi nhận sự việc này như vậy.

DỨT PHÁP ƯNG XẢ ĐỐI TRỊ.

THUYẾT GIỚI ƯNG ĐỐI TRỊ
(Pācittiye vitthāruddeso)

Ime kho pan’ āyasmanto dvenavuti pācittiyā dhammā uddesaṃ āgacchanti.

1. Sampajānamusāvāde pācittiyaṃ.

2. Omasavāde pācittiyaṃ.

3. bhikkhupesuññe pācittiyaṃ.

4. Yo pana bhikkhu anupasampannaṃ padaso dhammaṃ vāceyya pācittiyaṃ.

5. Yo pana bhikkhu anupasampannena utta-ridvirattatirattaṃ saha seyyaṃ kappeyya pācittiyaṃ.

6. Yo pana bhikkhu mātugāmena saha sey-yaṃ kappeyya pācittiyaṃ.

7. Yo pana bhikkhu mātugāmassa uttarichap-pañcavācāhi dhammaṃ deseyya aññatra viññunā purisaviggahena pācittiyaṃ.

8. Yo pana bhikkhu anupasampannassa utta-rimanussadhammaṃ āroceyya bhūtasmiṃ pācitti-yaṃ.

9. Yo pana bhikkhu bhikkhussa duṭṭhullaṃ āpattiṃ anupasampannassa āroceyya aññatra bhik-khusammatiyā pācittiyaṃ.

10. Yo pana bhikkhu paṭhaviṃ khaṇeyya vā khaṇāpeyya vā pācittiyaṃ.

Musāvādavaggo paṭhamo.

11. Bhūtagāmapātabyatāya pācittiyaṃ.

12. Aññavādake vihesake pācittiyaṃ.

13. Ujjhāpanake khīyanake pācittiyaṃ.

14. Yo pana bhikkhu saṅghikaṃ mañcaṃ vā pīṭhaṃ vā bhisiṃ vā kocchaṃ vā ajjhokāse santha-ritvā vā santharāpetvā vā taṃ pakkamanto n’eva uddhareyya na uddharāpeyya anāpucchaṃ vā gac-cheyya pācittiyaṃ.

15. Yo pana bhikkhu saṅghike vihāre seyyaṃ santharitvā vā santharāpetvā vā taṃ pakkamanto n’eva uddhareyya na uddharāpeyya anāpucchaṃ vā gaccheyya pācittiyaṃ.

16. Yo pana bhikkhu saṅghike vihāre jānaṃ pubbūpagataṃ bhikkhuṃ anupakhajja seyyaṃ kap-peyya yassa sambādho bhavissati so pakkamissatī’ti etadeva paccayaṃ karitvā anaññaṃ pācittiyaṃ.

17. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ kupito anat-tamano saṅghikā vihārā nikkaḍḍheyya vā nikkaḍ-ḍhāpeyya vā pācittiyaṃ.

18. Yo pana bhikkhu saṅghike vihāre upari-vehāsakuṭiyā āhaccapādakaṃ mañcaṃ vā pīṭhaṃ vā abhinisīdeyya vā abhinipajjeyya vā pācittiyaṃ.

19. Mahallakaṃ pana bhikkhunā vihāraṃ kārayamānena yāva dvārakosā aggalaṭṭhapanāya ālo-kasandhiparikammāya dvitticchadanassa pariyāyaṃ appaharite ṭhitena adhiṭṭhātabbaṃ. Tato ce uttariṃ appaharitepi ṭhito adhiṭṭhaheyya pācittiyaṃ.

20. Yo pana bhikkhu jānaṃ sappāṇakaṃ uda-kaṃ tiṇaṃ vā mattikaṃ vā siñceyya vā siñcāpeyya vā pācittiyaṃ.

Bhūtagāmavaggo dutiyo.

21. Yo pana bhikkhu asammato bhikkhuniyo ovadeyya pācittiyaṃ.

22. Sammatopi ce bhikkhu atthaṅgate suriye bhikkhuniyo ovadeyya pācittiyaṃ.

23. Yo pana bhikkhu bhikkhunūpassayaṃ upasaṅkamitvā bhikkhuniyo ovadeyya aññatra sama-yā pācittiyaṃ. Tatth’ āyaṃ samayo gilānā hoti bhik-khunī ayaṃ tattha samayo.

24. Yo pana bhikkhu evaṃ vadeyya āmisahe-tu bhikkhū bhikkhuniyo ovadantī’ti pācittiyaṃ.

25. Yo pana bhikkhu aññātikāya bhikkhuni-yā cīvaraṃ dadeyya aññatra parivaṭṭakā pācittiyaṃ.

26. Yo pana bhikkhu aññātikāya bhikkhuniyā cīvaraṃ sibbeyya vā sibbāpeyya vā pācittiyaṃ.

27. Yo pana bhikkhu bhikkhuniyā saddhiṃ saṃvidhāya ekaddhānamaggaṃ paṭipajjeyya antama-so gāmantarampi aññatra samayā pācittiyaṃ. Tatth’ āyaṃ samayo satthagamaniyo hoti maggo sāsaṅka-sammato sappaṭibhayo. Ayaṃ tattha samayo.

28. Yo pana bhikkhu bhikkhuniyā saddhiṃ saṃvidhāya ekanāvaṃ abhirūheyya uddhagāminiṃ vā adhogāminiṃ vā aññatra tiriyantaraṇāya pācit-tiyaṃ.

29. Yo pana bhikkhu jānaṃ bhikkhunīpari-pācitaṃ piṇḍapātaṃ bhuñjeyya aññatra pubbe gihisa-mārambhā pācittiyaṃ.

30. Yo pana bhikkhu bhikkhuniyā saddhiṃ eko ekāya raho nisajjaṃ kappeyya pācittiyaṃ.

Ovādavaggo tatiyo.

31. Agilānena bhikkhunā eko āvasathapiṇḍo bhuñjitabbo tato ce uttariṃ bhuñjeyya pācittiyaṃ.

32. Gaṇabhojane aññatra samayā pācittiyaṃ. Tatth’ āyaṃ samayo gilānasamayo cīvaradānasamayo cīvarakārasamayo addhānagamanasamayo nāvābhi-rūhanasamayo mahāsamayo samaṇabhattasamayo. Ayaṃ tattha samayo.

33. Paramparabhojane aññatra samayā pācit-tiyaṃ. Tatth’ āyaṃ samayo gilānasamayo cīvara-dānasamayo cīvarakārasamayo. Ayaṃ tattha samayo.

34. Bhikkhu pan’eva kulaṃ upagataṃ pūvehi vā manthehi vā abhihaṭṭhuṃ pavāreyya. Ākaṅkha-mānena bhikkhunā dvittipattapūrā paṭiggahetabbā. Tato ce uttariṃ paṭiggaṇheyya pācittiyaṃ. Dvittipat-tapūre paṭiggahetvā tato nīharitvā bhikkhūhi sad-dhiṃ saṃvibhajitabbaṃ. Ayaṃ tattha sāmīci.

35. Yo pana bhikkhu bhuttāvī pavārito ana-tirittaṃ khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā khādeyya vā bhuñjeyya vā pācittiyaṃ.

36. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ bhuttāviṃ pavāritaṃ anatirittena khādanīyena vā bhojanīyena vā abhihaṭṭhuṃ pavāreyya handa bhikkhu khāda vā bhuñja vā’ti jānaṃ āsādanāpekkho bhuttasmiṃ pācit-tiyaṃ.

37. Yo pana bhikkhu vikāle khādanīyaṃ vā bhojnīyaṃ vā khādeyya vā bhuñjeyya vā pācittiyaṃ.

38. Yo pana bhikkhu sannidhikārakaṃ khā-danīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā khādeyya vā bhuñjeyya vā pācittiyaṃ.

39. Yāni kho pana tāni paṇītabhojanāni sey-yathīdaṃ sappi navanītaṃ telaṃ madhu phāṇitaṃ maccho maṃsaṃ khīraṃ dadhi. Yo pana bhikkhu evarūpāni paṇītabhojanāni agilāno attano atthāya viññāpetvā bhuñjeyya pācittiyaṃ.

40. Yo pana bhikkhu adinnaṃ mukhadvāraṃ āhareyya aññatra udakadantapoṇā pācittiyaṃ.

Bhojanavaggo catuttho.

41. Yo pana bhikkhu acelakassa vā paribbā-jakassa vā paribbājikāya vā sahatthā khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā dadeyya pācittiyaṃ.

42. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ evaṃ vadey-ya eh’ āvuso gāmaṃ vā nigamaṃ vā piṇḍāya pavisis-sāmā’ti tassa dāpetvā vā adāpetvā vā uyyojeyya gac-ch’ āvuso na me tayā saddhiṃ kathā vā nisajjā vā phāsu hoti ekakassa me kathā vā nisajjā vā phāsu hotī’ti. etadeva paccayaṃ karitvā anaññaṃ pācit-tiyaṃ.

43. Yo pana bhikkhu sabhojane kule anupa-khajja nisajjaṃ kappeyya pācittiyaṃ.

44. Yo pana bhikkhu mātugāmena saddhiṃ raho paṭicchanne āsane nisajjaṃ kappeyya pācitti-yaṃ.

45. Yo pana bhikkhu mātugāmena saddhiṃ eko ekāya raho nisajjaṃ kappeyya pācittiyaṃ.

46. Yo pana bhikkhu nimantito sabhatto sa-māno santaṃ bhikkhuṃ anāpucchā purebhattaṃ vā pacchābhattaṃ vā kulesu cārittaṃ āpajjeyya aññatra samayā pācittiyaṃ. Tatth’ āyaṃ samayo cīvaradāna-samayo cīvarakārasamayo, ayaṃ tattha samayo.

47. Agilānena bhikkhunā cātummāsappacca-yappavāraṇā sāditabbā aññatra punappavāraṇāya aññatra niccappavāraṇāya tato ce uttariṃ sādiyeyya pācittiyaṃ.

48. Yo pana bhikkhu uyyuttaṃ senaṃ dassa-nāya gaccheyya aññatra tathārūpappaccayā pācitti-yaṃ.

49. Siyā ca tassa bhikkhuno koci deva pac-cayo senaṃ gamanāya dvirattatirattaṃ tena bhik-khunā senāya vasitabbaṃ. Tato ce uttariṃ vaseyya pācittiyaṃ.

50. Dvirattatirattañce bhikkhu senāya vasa-māno uyyodhikaṃ vā balaggaṃ vā senabyūhaṃ vā anīkadassanaṃ vā gaccheyya pācittiyaṃ.

Acelakavaggo pañcamo.

51. Surāmerayapāṇe pācittiyaṃ.

52. Aṅgulippatodake pācittiyaṃ.

53. Udake hassadhamme pācittiyaṃ.

54. Anādariye pācittiyaṃ.

55. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ bhiṃsāpeyya pācittiyaṃ.

56. Yo pana bhikkhu agilāno visīvanāpekkho jotiṃ samādaheyya vā samādahāpeyya vā aññatra tathārūpappaccayā pācittiyaṃ.

57. Yo pana bhikkhu oren’aḍḍhamāsaṃ nahā-yeyya aññatra samayā pācittiyaṃ. Tatth’āyaṃ sama-yo diyaḍḍho māso seso gimhānanti vassānassa paṭha-mo māso iccete aḍḍhateyyamāso uṇhasamayo pari-ḷāhasamayo gilānasamayo kammasamayo addhā-nagamanasamayo vātavuṭṭhisamayo. Ayaṃ tattha samayo.

58. Navaṃ pana bhikkhunā cīvaralābhena tiṇṇaṃ dubbaṇṇakaraṇānaṃ aññataraṃ dubbaṇṇa-karaṇaṃ ādātabbaṃ nīlaṃ vā kaddamaṃ vā kāḷasā-maṃ vā. Anādā ce bhikkhu tiṇṇaṃ dubbaṇṇakara-ṇānaṃ aññataraṃ dubbaṇṇakaraṇaṃ navaṃ cīvaraṃ paribhuñjeyya pācittiyaṃ.

59. Yo pana bhikkhu bhikkhussa vā bhikkhu-niyā vā sikkhamānāya vā sāmaṇerassa vā sāmaṇe-riyā vā sāmaṃ cīvaraṃ vikappetvā appaccuddhāra-kaṃ paribhuñjeyya pācittiyaṃ.

60. Yo pana bhikkhu bhikkhussa pattaṃ vā cīvaraṃ vā nisīdanaṃ vā sūcigharaṃ vā kāyaban-dhanaṃ vā apanidheyya vā apanidhāpeyya vā anta-maso hassāpekkhopi pācittiyaṃ.

Surāpāṇavaggo chaṭṭho

61. Yo pana bhikkhu sañcicca pāṇaṃ jīvitā voropeyya pācittiyaṃ.

62. Yo pana bhikkhu jānaṃ sappāṇakaṃ udakaṃ paribhuñjeyya pācittiyaṃ.

63. Yo pana bhikkhu jānaṃ yathādhammaṃ nihatādhikaranaṃ punakkammāya ukkoteyya pācit-tiyaṃ.

64. Yo pana bhikkhu bhikkhussa jānaṃ duṭṭhullaṃ āpattiṃ paṭicchādeyya pācittiyaṃ.

65. Yo pana bhikkhu jānaṃ ūnavīsativassaṃ puggalaṃ upasampādeyya so ca puggalo anupasam-panno te ca bhikkhū gārayhā idaṃ tasmiṃ pācitti-yaṃ.

66. Yo pana bhikkhu jānaṃ theyyasatthena saddhiṃ saṃvidhāya ekaddhāmaggaṃ paṭipajjeyya antamaso gāmantarampi pācittiyaṃ.

67. Yo pana bhikkhu mātugāmena saddhiṃ saṃvidhāya ekaddhānamaggaṃ paṭipajjeyya anta-maso gāmantarampi pācittiyaṃ.

68. Yo pana bhikkhu evaṃ vadeyya tathā’ haṃ bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi yathā ye’ me antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā te paṭise-vato n’ ālaṃ antarāyāyā’ ti. So bhikkhu bhikkhūhi evam-assa vacanīyo mā āyasmā evaṃ avaca mā bhagavantaṃ abbhācikkhi na hi sādhu bhagavato abbhakkhānaṃ na hi bhagavā evaṃ vadeyya aneka-pariyāyena āvuso antarāyikā dhammā vuttā bhaga-vatā alañca pana te paṭisevato antarāyāyā’ti. Evañca so bhikkhu bhikkhūhi vuccamāno Tath’ eva paggaṇ-heyya so bhikkhu bhikkhūhi yāvatatiyaṃ samanu-bhāsitabbo tassa paṭinissaggāya yāvatatiyañce sama-nubhāsiyamāno taṃ paṭinissajjeyya iccetaṃ kusalaṃ no ce paṭinissajjeyya pācittiyaṃ.

69. Yo pana bhikkhu jānaṃ tathāvādinā bhik-khunā akaṭānudhammena taṃ diṭṭhiṃ appaṭinissaṭ-ṭhena saddhiṃ sambhuñjeyya vā saṃvaseyya vā saha vā seyyaṃ kappeyya pācittiyaṃ.

70. Samaṇuddeso pi ce evaṃ vadeyya tathā’ haṃ bhagavatā dhammaṃ desitaṃ ājānāmi yathā ye’ me antarāyikā dhammā vuttā bhagavatā te paṭise-vato n’ ālaṃ antarāyāyā’ ti. So samaṇuddeso bhik-khūhi evamassa vacanīyo mā āvuso samanuddesa evaṃ avaca mā bhagavantaṃ abbhācikkhi na hi sādhu bhagavato abbhakkhānaṃ na hi bhagavā evaṃ vadeyya anekapariyāyena āvuso samaṇuddesa anta-rāyikā dhammā vuttā bhagavatā alañca pana te paṭi-sevato antarāyāyā’ti. Evañca so samaṇuddeso bhik-khūhi vuccamāno Tath’eva paggaṇheyya so sama-ṇuddeso bhikkhūhi evam-assa vacanīyo ajjatagge te āvuso samaṇuddesa na c’eva so bhagavā satthā apadisitabbo yampi c’ aññe samaṇuddesā labhanti bhikkhūhi saddhiṃ dvirattatirattaṃ sahaseyyaṃ sā’pi te natthi cara pire vinassā’ ti. Yo pana bhikkhu jānaṃ tathānāsitaṃ samaṇuddesaṃ upalāpeyya vā upaṭṭhāpeyya vā sambhuñjeyya vā saha vā seyyaṃ kappeyya pācittiyaṃ.

Sappāṇakavaggo sattano.

71. Yo pana bhikkhu bhikkhūhi sahadham-mikaṃ vuccamāno evaṃ vadeyya na tā v’ā haṃ āvu-so etasmiṃ sikkhāpade sikkhissāmi yāva n’ aññaṃ bhikkhuṃ byattaṃ vinayadharaṃ paripucchāmī’ ti pācittiyaṃ. Sikkhamānena bhikkhave bhikkhunā aññatabbaṃ paripucchitabbaṃ paripañhitabbaṃ. Ayaṃ tattha sāmīci.

72. Yo pana bhikkhu pāṭimokkhe uddis-sa-māne evaṃ vadeyya kimpan’ imehi khuddānukhud-dakehi sikkhāpadehi uddiṭṭhehi yāvadeva kukkuc-cāya vihesāya vilekhāya saṃvattantī’ ti. Sikkhāpa-davivaṇṇanake pācittiyaṃ.

73. Yo pana bhikkhu anvaḍḍhamāsaṃ pāṭi-mokkhe uddissamāne evaṃ vadeyya idān’eva kho ahaṃ jānāmi ayampi kira dhammo suttāgato sutta-pariyāpanno anvaḍḍhamāsaṃ uddesaṃ āgacchatī’ ti. Tañce bhikkhuṃ aññe bhikkhū jāneyyuṃ nisinna-pubbaṃ iminā bhikkhunā dvittikkhattuṃ pāṭimok-khe uddissamāne ko pana vādo bhiyyo’ti na ca tassa bhikkhuno aññāṇakena mutti atthi yañca tattha āpattiṃ āpanno tañca yathādhammo kāretabbo uttariñc’ assa moho āropetabbo tassa te āvuso alā-bhā tassa te dulladdhaṃ yaṃ tvaṃ paṭimokkhe ud-dissamāne na sādhukaṃ aṭṭhikatvā manasikarosī’ ti. Idaṃ tasmiṃ mohanake pācittiyaṃ.

74. Yo pana bhikkhu bhikkhussa kupito anat-tamano pahāraṃ dadeyya pācittiyaṃ.

75. Yo pana bhikkhu bhikkhussa kupito anattamano talasattikaṃ uggireyya pācittiyaṃ.

76. Yo pana bhikkhu bhikkhuṃ amūlakena saṅghādisesena anuddhaṃseyya pācittiyaṃ.

77. Yo pana bhikkhu bhikkhussa sañcicca kukkuccaṃ upadaheyya iti’ ssa muhuttampi aphāsu bhavissatī’ ti. Etadeva paccayaṃ karitvā anaññaṃ pācittiyaṃ.

78.Yo pana bhikkhu bhikkhūnaṃ bhaṇḍa-najātānaṃ kalahajātānaṃ vivādāpannānaṃ upas-sutiṃ tiṭṭheyya yaṃ ime bhanissanti taṃ sossāmī’ ti. Etadeva paccayaṃ karitvā anaññaṃ pācittiyaṃ.

79. Yo pana bhikkhu dhammikānaṃ kam-mānaṃ chandaṃ datvā pacchā khīyanadhammaṃ apajjeyya pācittiyaṃ.

80. Yo pana bhikkhu saṅghe vinicchayaka-thāya vattamānāya chandaṃ adatvā utthāy’ āsanā pakkameyya pācittiyaṃ.

81. Yo pana bhikkhu samaggena saṅghena cīvaraṃ datvā pacchā khīyanadhammaṃ āpajjeyya yathā santhutaṃ bhikkhū saṅghikaṃ lābhaṃ pari-ṇāmentī’ ti pācittiyaṃ.

82. Yo pana bhikkhu jānaṃ saṅghikaṃ lā-bhaṃ pariṇataṃ puggalassa pariṇāmeyya pācittiyaṃ.

Sahadhammikavaggo aṭṭhamo

83. Yo pana bhikkhu rañño khattiyassa mud-dhābhisittassa anikkhantarājake aniggataratanake pubbe appaṭisaṃvidito indakhīlaṃ atikkāmeyya pā-cittiyaṃ.

84. Yo pana bhikkhu ratanaṃ vā ratana-sammataṃ vā aññatra ajjhārāmā vā ajjhāvasathā vā uggaṇheyya vā uggaṇhāpeyya vā pācittiyaṃ. Rata-naṃ vā pana bhikkhunā ratanasammataṃ vā ajjhā-rāme vā ajjhāvasathe vā uggahetvā vā uggahāpetvā vā nikkhipitabbaṃ yassa bhavissati so harissatī’ ti. Ayaṃ tattha sāmīci.

85. Yo pana bhikkhu santaṃ bhikkhuṃ anā-pucchā vikāle gāmaṃ paviseyya aññatra tathārūpā accāyikā karaṇīyā pācittiyaṃ.

86. Yo pana bhikkhu aṭṭhimayaṃ vā danta-mayaṃ vā visānamayaṃ vā sūcigharaṃ kārāpeyya bhedanakaṃ pācittiyaṃ.

87. Navaṃ pana bhikkhunā mañcaṃ vā pīṭhaṃ vā kārayamānena aṭṭhaṅgulapādakaṃ kāre-tabbaṃ sugataṅgulena aññatra heṭṭhimāya aṭaniyā taṃ atikkāmayato chedanakaṃ pācittiyaṃ.

88. Yo pana bhikkhu mañcaṃ vā pīṭhaṃ vā tūlonaddhaṃ kārāpeyya uddālanakaṃ pācittiyaṃ.

89. Nisīdanaṃ pana bhikkhunā kārayamāne-na pamāṇikaṃ kāretabbaṃ tatridaṃ pamāṇaṃ dī-ghaso dve vidatthiyo sugatavidatthiyā tiriyaṃ diyad-dhaṃ dasā vidatthī taṃ atikkāmayato chedakaṃ pā-cittiyaṃ.

90. Kaṇḍuppaṭicchādiṃ pana bhikkhunā kārayamānena pamāṇikā kāretabbā tatridaṃ pamā-naṃ dīghaso catasso vidatthiyo sugatavidatthiyā tiri-yaṃ dve vidatthiyo taṃ atikkāmayato chedanakaṃ pācittiyaṃ.

91. Vassikasāṭikaṃ pana bhikkhunā kāraya-mānena pamānikā kāretabbā tatridaṃ pamānaṃ dīghaso cha vidatthiyo sugatavidatthiyā tiriyaṃ aḍ-ḍhateyyā taṃ atikkāmayato chedanakaṃ pācittiyaṃ.

92. Yo pana bhikkhu sugatacīvarappamānaṃ cīvaraṃ kārāpeyya atirekaṃ vā chedanakaṃ pācit-tiyaṃ. Tatridaṃ sugatassa sugatacīvarappamānaṃ dīghaso nava vidatthiyo sugatavidatthiyā tiriyaṃ cha vidatthiyo. Idaṃ sugatassa sugatacīvarappamāṇaṃ.

Ratanavaggo navamo.

Udditthā kho āyasmanto dvenavuti pācittiyā dhammā, Tatth’ āyasmante pucchāmi kacci’ttha parisuddhā? Dutiyampi pucchāmi kacci’ttha pari-suddhā? Tatiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā?

Parisuddh’etth’ āyasmanto tasmā tuṇhī evametaṃ dhārayāmi.

Pācittiyā niṭṭhitā.

*

Bạch chư Tôn giả, đây là chín mươi hai pháp ưng đối trị được tổng thuyết như sau:

PHẨM 1: PHẨM NÓI DỐI

1. Biết rõ lại nói dối, phạm ưng đối trị.

2. Chửi mắng vị khác, phạm ưng đối trị.

3. Nói đâm thọc Tỳ-kheo, phạm ưng đối trị.

4. Vị Tỳ-kheo nào dạy pháp thể thơ kệ cho người chưa thọ cụ túc giới (đọc chung) phạm ưng đối trị.

5. Vị Tỳ-kheo nào ngủ chung với người chưa thọ cụ túc giới quá hai ba đêm, phạm ưng đối trị.

6. Vị Tỳ-kheo nào ngủ chung với phụ nữ (một nhà), phạm ưng đối trị.

7. Vị Tỳ-kheo nào nói pháp cho người nữ quá năm sáu lời, phạm ưng đối trị, ngoại trừ được người nam tỉnh táo chứng kiến.

8. Vị Tỳ-kheo nào tiết lộ pháp cao nhân đã thực chứng với người chưa thọ cụ túc giới, phạm ưng đối trị.

9. Vị Tỳ-kheo nào tiết lộ tội lỗi của Tỳ-kheo với người chưa thọ cụ túc giới, phạm ưng đối trị ngoại trừ vị Tỳ-kheo được phép.

10. Vị Tỳ-kheo nào đào bới đất hoặc sai đào bới, phạm ưng đối trị.

PHẨM 2: PHẨM THẢO MỘC

11. Phá hại thảo mộc, phạm ưng đối trị.

12. Nói tráo trở gây khó khăn, phạm ưng đối trị.

13. kích bác chỉ trích, phạm ưng đối trị.

14. Vị Tỳ-kheo nào lấy giường của Tăng hoặc ghế hoặc nệm hoặc gối trải ra nơi trống hay sai trải ra rồi khi đi khỏi không thu dọn cũng không nhờ thu dọn hoặc đi không từ giã, phạm ưng đối trị.

15. Vị Tỳ-kheo nào trải dọn chỗ nằm, hoặc sai trải dọn, trong tịnh thất của Tăng rồi khi rời khỏi chỗ ấy không thu dọn cũng không nhờ thu dọn hoặc đi không cáo từ phạm ưng đối trị.

16. Vị Tỳ-kheo nào biết trong tịnh thất của Tăng có vị Tỳ-kheo đã đến trước, vẫn chen vào trải dọn chỗ ngủ nghĩ rằng ai bực bội thì đi ra; chỉ có nguyên nhân đó không việc gì khác cũng phạm tội ưng đối trị.

17. Vị Tỳ-kheo nào sân giận bất bình với Tỳ-kheo rồi kéo lôi hoặc sai kéo lôi ra khỏi tịnh thất của tăng, phạm ưng đối trị.

18. Vị Tỳ-kheo nào ngồi hoặc nằm trên giường ghế kê tạm ở gác lửng trong tịnh xá của tăng, phạm ưng đối trị.

19. Khi vị tỳ-kheo cho làm tịnh thất lớn, cần phải đứng ở khoảng cách cửa cái để mở then gài, để sơn phết cửa sổ; đứng tại chỗ không phải ruộng rẩy để lợp mái, chỉ lợp hai ba lớp. Nếu thực hiện vượt quá cách đó, dù đứng tại chỗ không phải ruộng rẫy, cũng phạm ưng đối trị.

20. Vị Tỳ-kheo nào biết rõ nước có sinh vật lại đổ hoặc sai đổ trên cỏ hay mặt đất, phạm ưng đối trị.

PHẨM 3: PHẨM GIÁO ĐẠO

21. Vị Tỳ-kheo nào chưa được cho phép mà giáo đạo các Tỳ-kheo ni, phạm ưng đối trị.

22. Vị Tỳ-kheo mặc dù đã được cho phép nhưng giáo đạo các Tỳ-kheo ni lúc mặt trời đã lặn, phạm ưng đối trị.

23. Vị Tỳ-kheo nào đi đến cư xá ni chúng mà giáo đạo chư Tỳ-kheo ni, phạm ưng đối trị, ngoại trừ có trường hợp. Trường hợp ở đây là có Tỳ-kheo ni bị bệnh.

24. Vị Tỳ-kheo nào nói như sau “chư Tỳ-kheo giáo đạo Tỳ-kheo ni vì nhân lợi lộc” phạm ưng đối trị.

25. Vị Tỳ-kheo nào cho y đến Tỳ-kheo ni không phải quyến thuộc, phạm ưng đối trị, ngoại trừ trao đổi.

26. Vị Tỳ-kheo nào may hoặc nhờ may y cho Tỳ-kheo ni không phải quyến thuộc, phạm ưng đối trị.

27. Vị Tỳ-kheo nào rủ nhau với vị Tỳ-kheo ni hành trình chung một đường dài, thậm chí dù chỉ qua một khoảng xóm, phạm ưng đối trị, ngoại trừ có trường hợp. Trường hợp ở đây là con đường cần đi thành đoàn, có điều nghi ngờ, có sự nguy hiểm.

28. Vị Tỳ-kheo nào rủ nhau với Tỳ-kheo ni ngồi chung một thuyền, đi xuôi hoặc đi ngược dòng, phạm ưng đối trị, trừ khi băng đò ngang.

29. Vị Tỳ-kheo nào biết rõ vẫn ăn thực phẩm do Tỳ-kheo ni sắp đặt, phạm ưng đối trị, trừ khi người cư sĩ khởi xướng trước.

30. Vị Tỳ-kheo nào cùng với Tỳ-kheo ni, một với một, ngồi chỗ vắng vẻ, phạm ưng đối trị.

PHẨM 4: PHẨM VẬT THỰC

31. Với Tỳ-kheo vô bệnh, thức ăn tại bố thí đường chỉ nên dùng một lần, nếu thọ dụng hơn hạn ấy, phạm ưng đối trị.

32. Thọ thực chung nhóm, phạm ưng đối trị, ngoại trừ có trường hợp. Ở đây có trường hợp là lúc bị bệnh, lúc lễ dâng y, lúc bận làm y, lúc đi đường xa, lúc đi thuyền, lúc đại hội, lúc tu sĩ thí thực. Đây là trường hợp trong điều học này.

33. Thọ thực hậu thỉnh phạm ưng đối trị, ngoại trừ có trường hợp. Ở đây trường hợp này là lúc bị bệnh, lúc lễ dâng y, lúc bận làm y. Đây là trường hợp trong điều học này.

34. Vị Tỳ-kheo đi đến tư gia, có người yêu cầu để cúng dường bánh hoặc lương khô. Nếu vị Tỳ-kheo muốn thì chỉ nên thọ nhận hai-ba bát đầy. Nếu thọ nhận quá hạn ấy phạm ưng đối trị. Sau khi thọ nhận hai ba bát đầy, đem khỏi nơi ấy cần phải phân chia với các vị Tỳ khưu. Đây là cách làm đúng trong điều học này.

35. Vị Tỳ-kheo nào đã ăn xong, đã ngăn thực, lại ăn hoặc thưởng thức vật thực loại cứng hay loại mềm phi tàn thực, phạm ưng đối trị.

36. Vị Tỳ-kheo nào nài ép dâng cho Tỳ-kheo đã ăn xong và ngăn vật thực rồi, bằng thức ăn loại cứng hay loại mềm phi tàn thực, bảo rằng: “Này Tỳ-kheo hãy ăn, hãy thọ dùng” biết rõ nhưng muốn chỉ trích; khi vị đó ăn xong, vị này phạm ưng đối trị.

37. Vị Tỳ-kheo nào nhai ăn hoặc thọ dùng vật thực loại cứng hay loại mềm trong phi thời, phạm ưng đối trị.

38. Vị Tỳ-kheo nào nhai ăn hoặc thọ dùng vật thực loại cứng hay loại mềm đã dự trử, phạm ưng đối trị.

39. Những thức ăn thượng vị nào như là bơ tươi, bơ đặc, dầu mè, mật ong, đường, cá, thịt, sữa tươi, sữa đông; vị Tỳ-kheo nào vô bệnh vì lợi mình mà xin những thức ăn thượng vị như vậy rồi thọ dùng, phạm ưng đối trị.

40. Vị Tỳ-kheo nào đưa vào miệng thứ vật thực chưa được cho, phạm ưng đối trị ngoại trừ nước lả và tăm xỉa răng.

PHẨM 5: PHẨM LÕA THỂ

41. Vị Tỳ-kheo nào tự tay cho thức ăn loại cứng hoặc loại mềm đến tu sĩ lỏa thể hay nam du sĩ hay nữ du sĩ, phạm ưng đối trị.

42. Vị Tỳ-kheo nào nói với Tỳ-kheo khác như sau: “này hiền giả hãy đi, chúng ta sẽ vào làng hay thị trấn để khất thực; nhưng rồi khi đã bố thí cho vị ấy hoặc chưa bố thí lại xua đuổi về: hãy đi đi này hiền giả nói chuyện với ông hay ngồi lại với ông, tôi không thoải mái, thà tôi nói chuyện một mình hay ngồi một mình mà an vui hơn”. Chỉ có nguyên nhân ấy không chi khác, phạm ưng đối trị.

43. Vị Tỳ-kheo nào xen vào ngồi trong gia đình đôi vợ chồng, phạm ưng đối trị.

44. Vị Tỳ-kheo nào ngồi trong chỗ che dừng kín đáo với người phụ nữ, phạm ưng đối trị.

45. Vị Tỳ-kheo nào ngồi khuất vắng với người phụ nữ, một với một, phạm ưng đối trị.

46. Vị Tỳ-kheo nào được mời thỉnh nhận đi thọ thực, nếu chưa từ giã vị Tỳ-kheo đang có mặt lại đi thăm viếng các gia đình khác trước hoặc sau thời ngọ trai, phạm ưng đối trị., ngoại trừ có trường hợp. Trường hợp ở đây là lúc lễ dâng y, lúc đang làm y. Đây là trường hợp trong điều học này.

47. Với vị Tỳ-kheo vô bệnh chỉ nên vui nhận vật dụng yêu cầu thời hạn bốn tháng, nếu vui nhận quá thời hạn ấy, phạm ưng đối trị, ngoại trừ có lời yêu cầu tiếp tục hay được yêu cầu vĩnh viễn.

48. Vị Tỳ-kheo nào đi xem quân đội diễn tập, phạm ưng đối trị. Ngoại trừ có duyên cớ thích đáng.

49. Đối với vị Tỳ-kheo có duyên cớ chi phải đến gia binh thì vị Tỳ-kheo ấy chỉ nên ngụ lại trong gia binh hai ba đêm. Nếu ngụ quá hạn ấy, phạm ưng đối trị.

50. Nếu vị Tỳ-kheo khi đang cư ngụ tại gia binh hai ba đêm mà đi đến chỗ tập trận, chỗ đóng quân, chỗ tập hợp quân hoặc chỗ duyệt binh, phạm ưng đối trị.

PHẨM 6: PHẨM UỐNG RƯỢU

51. Uống rượu ngâm, rượu cất, phạm ưng đối trị.

52. Chơi thọc cù lét, phạm ưng đối trị.

53. Giỡn nước, phạm ưng đối trị.

54. Thái độ bất cần, phạm ưng đối trị.

55. Vị Tỳ-kheo nào hù nhát Tỳ-kheo, phạm ưng đối trị.

56. Vị Tỳ-kheo nào vô bệnh, đốt lửa muốn sưởi ấm hoặc sai đốt lửa, phạm ưng đối trị, ngoại trừ có duyên cớ hợp lẽ.

57. Vị Tỳ-kheo nào chưa tới nửa tháng mà tắm, phạm ưng đối trị. ngoại trừ có trường hợp. Ở đây có trường hợp là còn một tháng rưỡi cuối mùa nóng, tháng đầu của mùa mưa, đó là hai tháng rưỡi thời gian oi bức; trường hợp thời tiết nực nội; trường hợp bệnh hoạn; trường hợp làm việc nhọc; trường hợp đi đường xa; trường hợp mưa gió. Đây là duyên cớ trong điều học này.

58. Vị Tỳ-kheo nhận được y mới phải lấy một trong ba màu tối để làm hoại sắc, là màu xanh, màu bùn hay màu đen. Nếu vị Tỳ-kheo không lấy một trong ba màu tối làm hoại sắc mà sử dụng y mới, phạm ưng đối trị.

59. Vị Tỳ-kheo nào tự mình ký gởi y cho Tỳ-kheo hoặc Tỳ-kheo ni hoặc học nữ hoặc sa-di hoặc sa-di ni, chưa rút lời mà sử dụng, phạm ưng đối trị.

60. Vị Tỳ-kheo nào cất giấu hoặc bảo cất giấu bình bát của Tỳ khưu, hoặc y hoặc tọa cụ hoặc ống đựng kim hoặc dây lưng. Dù chỉ để vui cười. phạm ưng đối trị.

PHẨM 7: PHẨM CÓ SINH VẬT

61. Vị Tỳ-kheo nào cố ý đoạt mạng sống sinh vật, phạm ưng đối trị.

62. Vị Tỳ-kheo nào biết rõ nước có sinh vật mà vẫn sử dụng, phạm ưng đối trị

63. Vị Tỳ-kheo nào biết rõ vụ kiện tụng đã được xử theo pháp vẫn khơi dậy để xử lại, phạm ưng đối trị.

64. Vị Tỳ-kheo nào biết rõ lại che giấu tội xấu xa của Tỳ khưu, phạm ưng đối trị.

65. Vị Tỳ-kheo nào biết rõ người chưa đủ hai mươi tuổi mà truyền cụ túc giới, phạm ưng đối trị; người ấy không đắc cụ túc giới và chư Tỳ-kheo ấy đáng bị quở trách.

66. Vị Tỳ-kheo nào biết rõ mà rủ nhau hành trình chung đường dài cùng với bọn lậu thương, dù chỉ đi qua một khoảng xóm cũng phạm ưng đối trị.

67. Vị Tỳ-kheo nào rủ nhau hành trình chung đường dài với người phụ nữ, dù chỉ qua một khoảng xóm cũng phạm ưng đối trị.

68. Vị Tỳ-kheo nào nói như sau: “theo tôi hiểu biết pháp do Đức Thế Tôn đã thuyết thì những pháp mà Đức Thế Tôn bảo là pháp tai hại, những pháp ấy thật không đủ gây tai hại cho người hành theo đâu”. Vị Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo khuyên bảo như vầy: “Tôn giả chớ có nói như vậy, chớ có xuyên tạc Đức Thế Tôn, sự xuyên tạc Đức Thế Tôn chắc chắn là không tốt; bởi lẽ đức Thế Tôn không hề nói như vậy, này hiền giả các pháp tai hại được đức Thế Tôn dùng nhiều phương tiện tuyên bố hại thì những pháp ấy hẳn đúng là gây tai hại cho người hành theo”. Vị Tỳ-kheo ấy khi được chư Tỳ-kheo nhắc bảo như vậy mà vẫn cố chấp như cũ thì vị Tỳ-kheo ấy cần được chư Tỳ-kheo can gián ba lần cho bỏ lời ấy; nếu khi được can gián ba lần mà bỏ thì là điều tốt, bằng nếu không bỏ, phạm ưng đối trị.

69. Vị Tỳ-kheo nào biết rõ vẫn ăn chung hoặc ở chung hoặc ngủ chung với Tỳ-kheo người nói quấy không hành theo pháp, không bỏ tà kiến ấy, phạm ưng đối trị.

70. Nếu có vị sa-di nói như sau: “theo tôi hiểu pháp Đức Thế Tôn đã thuyết, thì những pháp mà Đức Thế Tôn tuyên bố là tai hại, những pháp ấy thật sự không đủ để làm tai hại cho người thực hành đâu”. Vị sa-di ấy cần được chư Tỳ-kheo nhắc bảo như sau: “Này ông sa-di, ngươi chớ có nói như vậy, chớ xuyên tạc Đức Thế Tôn, vì sự xuyên tạc Đức Thế Tôn là không tốt, chắc chắn Đức Thế Tôn không tuyên bố như vậy; này ông sa-di những pháp tai hại đã được Đức Thế Tôn dùng nhiều phương tiện tuyên bố thì những pháp ấy hẳn đúng là gây tai hại cho người thực hành” Vị sa-di ấy khi được chư Tỳ-kheo nhắc bảo như vậy vẫn cố chấp thì vị sa-di ấy cần được chư Tỳ-kheo nói rằng: ” kể từ hôm nay này ông sa-di, Đức Thế Tôn không cần ngươi bái làm bậc Đạo Sư nữa; lợi đắc nào mà các vị sa-di khác có được như quyền đồng cư với chư Tỳ-kheo hai ba đêm, lợi đắc ấy ngươi không có, hỡi kẻ xấu hãy đi mất đi”. Vị Tỳ-kheo nào biết rõ vị sa-di đã bị tẩn xuất như thế lại dụ dỗ hoặc sai phục dịch hoặc ăn chung hoặc ngủ chung, phạm ưng đối trị .

PHẨM 8: PHẨM THEO PHÁP

71. Vị Tỳ-kheo nào khi được chư Tỳ-kheo nhắc bảo đúng pháp lại nói như sau: “Nầy chư hiền cho đến khi nào tôi chưa hỏi vị Tỳ-kheo khác thông thạo trì luật thì đến chừng ấy tôi vẫn chưa chịu học tập điều học đó đâu” nói vậy phạm ưng đối trị. Này chư Tỳ khưu, với vị Tỳ-kheo cầu học cần phải tìm hiểu, cần phải học hỏi, cần phải nghi vấn. Đây là điều hợp lý trong pháp này.

72. Vị Tỳ-kheo nào khi giới bổn đang được thuyết tụng lại nói như sau: “có ích gì với những điều học nhỏ nhặt tiểu tiết này, chỉ là dẫn đến sự hối tiếc, ray rứt bận tâm thôi”. Vì thái độ chê bai học giới, phạm ưng đối trị.

73. Vị Tỳ-kheo nào khi giới bổn được thuyết tụng mỗi nửa tháng một lần, lại nói như sau: “tới nay tôi mới biết là pháp này được tổng thuyết mỗi nửa tháng lại có liên quan đến kinh luật, hệ thuộc kinh luật”. Các vị Tỳ-kheo khác vẫn biết rõ đối với Tỳ-kheo này đã từng ngồi nghe thuyết tụng giới bổn đôi ba lần, huống chi là nhiều hơn nữa. Đối với Tỳ-kheo ấy không thoát tội do sự thiếu hiểu biết, vị đó có phạm tội gì thì cần được trị phạt theo pháp tội ấy; thêm nữa cần phải giải tỏa sự u mê của vị ấy, rằng: “này hiền giả thật bất lợi cho ông, thật thiệt hại cho ông về việc này, việc mà ông không chú tâm khéo tác ý khi giới bổn đang được thuyết tụng”. Trong vụ này vì việc giả khờ, phạm ưng đối trị.

74. Vị Tỳ-kheo nào sân giận bất bình vị Tỳ-kheo khác rồi đánh đập, phạm ưng đối trị.

75. Vị Tỳ-kheo nào sân giận bất bình vị Tỳ-kheo khác rồi giá tay dọa, phạm ưng đối trị.

76. Vị Tỳ-kheo nào vu cáo vị Tỳ-kheo với tội tăng tàng vô căn cớ, phạm ưng đối trị.

77. Vị Tỳ-kheo nào cố tình gây áy náy cho Tỳ khưu, nghĩ rằng: “làm cho vị ấy chỉ bất an một chút thôi”. Chỉ có duyên cớ đó không chi khác, phạm ưng đối trị.

78. Vị Tỳ-kheo nào trong khi các Tỳ-kheo xung đột cãi vã tranh luận, lại đứng rình rập, nghĩ rằng: “Những vị này nói gì ta sẽ nghe điều ấy”. Chỉ có duyên cớ đó không chi khác, phạm ưng đối trị.

79. Vị Tỳ-kheo nào khi đã đưa lời thỏa thuận trong vụ tăng sự đúng pháp, về sau lại hiềm trách, phạm ưng đối trị.

80. Vị Tỳ-kheo nào giữa cuộc xét xử đang tiến hành trong tăng, chưa đưa lời thỏa hiệp mà đứng dậy khỏi chỗ ngồi bỏ đi, phạm ưng đối trị.

81. Vị Tỳ-kheo nào khi Tăng hòa hợp giao y rồi mà về sau lại hiềm trách rằng: “Chư Tỳ-kheo theo pháp vị thân mà cưỡng đoạt lợi lộc của Tăng”, phạm ưng đối trị.

82. Vị Tỳ-kheo nào biết rõ lợi lộc được dâng hiến thuộc về tăng, lại cưỡng đoạt cho một cá nhân, phạm ưng đối trị.

PHẨM 9: PHẨM CHÂU BÁU

83. Vị Tỳ-kheo nào chưa báo tin trước mà đi vào hậu cung của vua Sát-đế-lỵ đã được tôn vương, khi vua và hoàng hậu chưa ngự ra ngoài, phạm ưng đối trị.

84. Vị Tỳ-kheo nào nhặt lấy hoặc sai nhặt lấy báu vật hay vật được định là của báu, phạm ưng đối trị. ngoại trừ trong chùa hoặc nơi cư ngụ, khi vị Tỳ-kheo nhặt được hoặc bảo người nhặt báu vật hay vật được định là của báu, trong vòng chùa hoặc chỗ cư ngụ thì nên giữ lại nghĩ rằng là của ai người ấy sẽ mang đi. Đây là cách làm tốt trong điều này.

85. Vị Tỳ-kheo nào chưa từ giã Tỳ-kheo hiện diện, mà đi vào xóm lúc phi thời, phạm ưng đối trị, trừ phi có việc cấp thiết chính đáng .

86. Vị Tỳ-kheo nào sai làm ống đựng kim bằng xương hoặc bằng nanh hoặc bằng sừng, phạm ưng đối trị, vật phải đập bể.

87. Giường hay ghế mới mà vị Tỳ-kheo sai làm ra, cần phải cho làm chân cao tám ngón, tính theo ngón tay Đức Phật [14], đo từ thanh diềm dưới, vượt quá mức ấy phạm ưng đối trị, vật phải cắt bỏ.

88. Vị Tỳ-kheo nào sai làm giường hay ghế lót nệm gòn, phạm ưng đối trị, nệm phải xé bỏ.

89. Tọa cụ mà Tỳ-kheo nhờ làm, phải cho làm theo kích cỡ, kích thước ở đây là chiều dài hai gang tay, chiều rộng một gang rưỡi, bìa 1 gang, tính theo gang Đức Phật [15], làm vượt quá cỡ ấy phạm ưng đối trị, vật phải cắt bỏ .

90. Băng rịt ghẻ mà Tỳ-kheo nhờ làm, phải cho làm theo kích cỡ, kích thước ở đây là dài 4 gang, rộng 2 gang, tính theo gang Đức Phật; quá cỡ ấy phạm ưng đối trị, vật phải cắt bỏ.

91. Choàng tắm mưa mà Tỳ-kheo nhờ làm, phải cho làm theo kích cỡ, kích thước ở đây là dài 6 gang, rộng 2 gang rưởi, theo gang Đức Phật, quá kích cỡ ấy phạm ưng đối trị, vật phải cắt bỏ.

92. Vị Tỳ-kheo nào nhờ làm y bằng cỡ y của Đức Phật hoặc rộng hơn, phạm ưng đối trị, y phải cắt bỏ. Ở đây, kích thước y của Đức Phật là chiều dài 9 gang chiều ngang 6 gang, theo gang tay Đức Phật, đây là kích thước tấm y của Đức Thiện Thệ.

Bạch chư Tôn giả, chín mươi hai pháp ưng đối trị đã được tổng thuyết.

Ở đây tôi xin hỏi chư Tôn giả, các Ngài được thanh tịnh chăng? lần thứ hai, tôi xin hỏi các Ngài được thanh tịnh chăng? lần thứ ba, tôi xin hỏi các Ngài được thanh tịnh chăng? chư Tôn giả trong đây được thanh tịnh, do đó im lặng, tôi xin ghi nhận sự việc ấy như vậy.

DỨT THUYẾT GIỚI ƯNG ĐỐI TRỊ.

THUYẾT GIỚI ƯNG PHÁT LỘ
(Pātidesanīye vitthāruddeso)

Ime kho pan’ āyasmanto cattāro pāṭidesanīyā dhammā uddesaṃ āgacchanti.

1. Yo pana bhikkhu aññātikāya bhikkhuniyā antaragharaṃ paviṭṭhāya hatthato khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā sahatthā paṭiggahetvā khādeyya vā bhuñjeyya vā paṭidesetabbaṃ tena bhikkhunā gāray-haṃ āvuso dhammaṃ āpajjiṃ asappāyaṃ pāṭidesa-nīyaṃ taṃ paṭidesemī’ ti.

2. Bhikkhū pan’eva kulesu nimantitā bhuñ-janti. Tatra ce bhikkhunī vosāsamānarūpā ṭhitā hoti idha sūpaṃ detha idha odanaṃ dethā ‘ ti. Tehi bhik-khūhi sā bhikkhunī apasādetabbā apasakka tāva bhagini yāva bhikkhū bhuñjantī’ ti. Ekassapi ce bhikkhuno nappaṭibhāseyya taṃ bhikkhuniṃ apa-sādetuṃ apasakka tāva bhagini yāva bhikkhū bhuñ-jantī’ti paṭidesetabbaṃ tehi bhikkhūhi gārayhaṃ āvuso dhammā āpajjimhā asappāyaṃ pāṭidesanīyaṃ taṃ paṭidesemā’ ti.

3. Yāni kho pana tāni sekkhasammatāni kulāni. Yo pana bhikkhu tathārūpesu sekkhasamma-tesu kulesu pubbe animantito agilāno khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā sahatthā paṭiggahetvā khādeyya vā bhuñjeyya vā paṭidesetabbaṃ tena bhikkhunā gāray-haṃ āvuso dhammaṃ āpajjiṃ asappāyaṃ paṭidesa-nīyaṃ taṃ paṭidesemī’ti.

4. Yāni kho pana tāni āraññakāni senāsanāni sāsaṅkasammatāni sappaṭibhayāni. Yo pana bhik-khu tathārūpesu senāsanesu viharanto pubbe appaṭi-saṃviditaṃ khādanīyaṃ vā bhojanīyaṃ vā ajjhārāme sahatthā paṭiggahetvā agilāno khādeyya vā bhuñ-jeyya vā paṭidesetabbaṃ tena bhikkhunā gārayhaṃ āvuso dhammaṃ āpajjiṃ asappāyaṃ pāṭidesanīyaṃ taṃ paṭidesemī ‘ ti.

Uddiṭṭhā kho āyasmanto cattāro pāṭi-desa-nīyā dhammā.

Tatth’ āyasmante pucchāmi kacci’ttha pari-suddhā? Dutiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā?

Parisuddh’etth’ āyasmanto tasmā tuṇhī eva-metaṃ dhārayāmi.

Pāṭidesanīyā niṭṭhitā.

*

Bạch chư Tôn giả, đây là bốn pháp ưng phát lộ được tổng thuyết như sau:

1. Vị Tỳ-kheo nào ăn hoặc dùng vật thực loại cứng hay loại mềm nhận từ tay vị Tỳ-kheo ni không phải thân quyến vừa mới đi vào xóm, vị Tỳ-kheo ấy cần phải phát lộ rằng: “Thưa hiền giả, tôi đã phạm điều ưng phát lộ, không thích hợp, đáng quở trách, tôi xin sám hối điều ấy”.

2. Các vị Tỳ-kheo được thỉnh mời, đang thọ thực tại những tư gia. Nếu tại đấy có vị Tỳ-kheo ni đứng chiêu đãi, bảo rằng: “Hãy cho canh ở đây, hãy cho cơm ở đây”. Vị Tỳ-kheo ni ấy cần được chư Tỳ-kheo này đuổi ra: “Sư tỷ hãy tránh đi cho đến khi nào chư Tỳ-kheo thọ thực xong”. Nếu không có một vị Tỳ-kheo nào lên tiếng đuổi Tỳ-kheo ni ấy đi ra để chư Tỳ-kheo thọ thực thì chư Tỳ-kheo này đáng phải phát lộ như sau: “Này hiền giả, chúng tôi đã phạm điều ưng phát lộ, không thích hợp, đáng bị quở trách, chúng tôi xin sám hối điều ấy.”

3. Có những gia đình được thừa nhận là bậc thánh hữu học. Vị Tỳ-kheo nào vô bệnh, chưa được thỉnh mời trước mà tự tay thọ nhận rồi ăn hoặc dùng vật thực loại cứng hay loại mềm tại những gia đình thánh hữu học ấy, thì vị Tỳ-kheo ấy cần phải phát lộ như sau: “này hiền giả, tôi đã phạm điều ưng phát lộ, không thích hợp, đáng bị quở trách, tôi xin sám hối điều ấy.”

4. Có những trú xứ ở rừng mà được cho rằng đáng khả nghi, có sự nguy hiểm. Vị Tỳ-kheo nào cư ngụ tại những trú xứ như thế vô bệnh lại tự tay thọ nhận rồi ăn hoặc dùng những thức ăn loại cứng, loại mềm, không thông báo trước, với vị Tỳ-kheo ấy cần phải phát lộ như sau: “này hiền giả, tôi đã phạm điều ưng phát lộ, không thích đáng, đáng bị quở trách, tôi xin sám hối điều ấy.”

Bạch chư Tôn giả, bốn pháp ưng phát lộ đã được tổng thuyết. Ở đây tôi xin hỏi chư Tôn giả, các Ngài có được thanh tịnh chăng? lần thứ hai, tôi xin hỏi các Ngài có được thanh tịnh chăng? lần thứ ba, tôi xin hỏi, các Ngài có được thanh tịnh chăng? Chư Tôn giả trong đây được thanh tịnh bởi thế mới im lặng. Tôi xin ghi nhận sự việc đó là vậy.

DỨT PHẦN ƯNG PHÁT LỘ

THUYẾT GIỚI ƯNG HỌC PHÁP
(Sekhiyadhamme vitthāruddeso)

Ime kho pan’ āyasmanto (pañcasattati) se-khiyā dhammā uddesaṃ āgacchanti .

1. Parimaṇḍalaṃ nivāsissāmī’ ti sikkhā kara-ṇīyā.

2. Parimaṇḍalaṃ pārupissāmī ‘ ti sikkhā ka-raṇīyā.

3. Suppaṭicchanno antaraghare gamissāmī’ ti sikkhā karaṇīyā.

4. Suppaṭicchanno antaraghare nisīdissāmī’ ti sikkhā karaṇīyā.

5. Susaṃvuto antaraghare gamissāmī ‘ ti sik-khā karaṇīyā.

6. Susaṃvuto antaraghare nisīdissāmī’ti sik-khā karaṇīyā.

7. Okkhittacakkhu antaraghare gamissāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

8. Okkhittacakkhu antaghare nisīdissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

9. Na ukkhittakāya antaraghare gamissāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

10. Na ukkhittakāya antaraghare nisīdis-sāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

Parimaṇḍalavaggo paṭhamo

11. Na ujjagghikāya antaraghare gamissāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

12. Na ujjagghikāya antaraghare nisīdissā-mī’ti sikkhā karaṇīyā.

13. Appasaddo antaraghare gamissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

14. Appasaddo antaraghare nisīdissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

15. Na kāyappacālakaṃ antaraghare gamis-sāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

16. Na kāyappacālakaṃ antaraghare nisī-dissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

17. Na bāhuppacālakaṃ antaraghare ga-missāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

18. Na bāhuppacālakaṃ antaraghare ni-sīdissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

19. Na sīsappacālakaṃ antaraghare ga-mis-sāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

20. Na sīsappacālakaṃ antaraghare nisī-dissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

Ujjagghikavaggo dutiyo.

21. Na khambhakato antaraghare gamissāmī’ ti sikkhā karaṇīyā.

22. Na khambhakato antaraghare nisīdis-sāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

23. Na Oguṇṭhito antaraghare gamissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

24. Na Oguṇṭhito antaraghare nisīdissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

25. Na ukkuṭikāya antaraghare gamissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

26. Na pallatthikāya antaraghare nisīdis-sāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

Chabbīsati sāruppā

27. Sakkaccaṃ piṇḍapātaṃ paṭiggahessāmī’ ti sikkhā karaṇīyā.

28. Pattasaññī piṇḍapātaṃ paṭiggahessāmī’ ti sikkhā karaṇīyā.

29. Samasūpakaṃ piṇḍapātaṃ paṭiggahes-sāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

30. Samatittikaṃ piṇḍapātaṃ paṭiggahes-sāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

Khambhakatavaggo tatiyo.

31. Sakkaccaṃ piṇḍapātaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

32. Pattasaññī piṇḍapātaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

33. Sapadānaṃ piṇḍapātaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

34. Samasūpakaṃ piṇḍapātaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

35. Na thūpato omadditvā piṇḍapātaṃ bhuñ-jissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

36. Na sūpaṃ vā byañjanaṃ vā odanena pa-ṭicchādessāmī’ti bhuyyokamyataṃ upādāyā’ti sik-khā karaṇīyā.

37. Na sūpaṃ vā odanaṃ vā agilāno attano atthāya viññāpetvā bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

38. Na ujjhānasaññī paresaṃ pattaṃ olokes-sāmī’ ti sikkhā karaṇīyā.

39. N’ātimahantaṃ kabalaṃ karissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

40. Parimaṇḍalaṃ ālopaṃ karissāmī’ti sik-khā karaṇīyā.

Sakkaccavaggo catuttho

41. Na anāhaṭe kabale mukhadvāraṃ vi-varissāmī’ ti sikkhā karaṇīyā.

42. Na bhuñjamāno sabbaṃ hatthaṃ mukhe pakkhipissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

43. Na sakabalena mukhena byāharissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

44. Na piṇḍukkhepakaṃ bhuñjissāmī’ti sik-khā karaṇīyā.

45. Na kabalāvacchedakaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

46. Na avagaṇḍakārakaṃ bhuñjissāmī’ti sik-khā karaṇīyā.

47. Na hatthaniddhūnakaṃ bhuñjissāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

48. Na sitthāvakārakaṃ bhuñjissāmī’ ti sik-khā karaṇīyā.

49. Na jivhānicchārakaṃ bhuñjissāmī’ ti sik-khā karaṇīyā.

50. Na capucapukārakaṃ bhuñjissāmī’ ti sik-khā karaṇīyā.

Kabalavaggo pañcamo.

51. Na surusurukārakaṃ bhuñjissāmī’ ti sik-khā karaṇīyā.

52. Na hatthanillehakaṃ bhuñjissāmī’ ti sik-khā karaṇīyā.

53. Na pattanillehakaṃ bhuñjissāmī’ ti sik-khā karaṇīyā.

54. Na oṭṭhanillehakaṃ bhuñjissāmī’ ti sik-khā karaṇīyā.

55. Na sāmisena hatthena pānīyathālakaṃ paṭiggahessāmī’ ti sikkhā karaṇīyā.

56. Na sasitthakaṃ pattadhovanaṃ an-taraghare chaḍḍessāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

Samattiṃsa bhojanappaṭisaṃyuttā.

57. Na chattapāṇissa agilānassa dhammaṃ desessāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

58. Na daṇḍapāṇissa agilānassa dhammaṃ desessāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

59. Na satthapāṇissa agilānassa dhammaṃ desessāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

60. Na āvudhapāṇissa agilānassa dhammaṃ desessāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

Surusuruvaggo chaṭṭho.

61. Na pādukārūḷhassa agilānassa dhammaṃ desessāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

62. Na upāhanārūḷhassa agilānassa dham-maṃ desessāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

63. Na yānagatassa agilānassa dhammaṃ desessāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

64. Na sayanagatassa agilānassa dhammaṃ desessāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

65. Na pallaṭṭhikāya nisinnassa agilānassa dhammaṃ desessāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

66. Na veṭhitasīsassa agilānassa dhammaṃ desessāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

67. Na oguṇṭhitasīsassa agilānassa dham-maṃ desessāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

68. Na chamāyaṃ nisīditvā āsane nisinnassa agilānassa dhammaṃ desessāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

69. Na nīce āsane nisīditvā ucce āsane nisin-nassa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ti sikkhā karaṇīyā.

70. Na ṭhito nisinnassa agilānassa dham-maṃ desessāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

71. Na pacchato gacchanto purato gacchan-tassa agilānassa dhammaṃ desessāmī ‘ ti sikkhā ka-raṇīyā.

72. Na uppathena gacchanto pathena gac-chantassa agilānassa dhammaṃ desessāmī’ ti sik-khā karaṇīyā.

Soḷasa dhammadesanāpaṭisaṃyuttā.

73. Na ṭhito agilāno uccāraṃ vā passāvaṃ vā karissāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

74. Na harite agilāno uccāraṃ vā pas-sāvaṃ vā kheḷaṃ vā karissāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

75. Na udake agilānassa uccāraṃ vā pas-sāvaṃ vā kheḷaṃ vā karissāmī ‘ ti sikkhā karaṇīyā.

Tayo pakiṇṇakā niṭṭhitā.

Pādukāvaggo sattamo.

Uddiṭṭhā kho āyasmanto (pañcasattati) sekhi-yā dhammā.

Tatth’ āyasmante pucchāmi kacci’ttha pari-suddhā? Dutiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā?

Parisuddh’etth’ āyasmanto tasmā tuṇhī eva-metaṃ dhārayāmi.

Sekhiyā niṭṭhitā.

*

Bạch chư Tôn giả, đây là bảy mươi lăm ưng học pháp được tổng thuyết như sau:

PHẨM 1: PHẨM TỀ CHỈNH

1. Điều cần phải học tập là ta sẽ vận y tề chỉnh.

2. Điều cần phải học tập là ta sẽ choàng y tề chỉnh.

3. Điều cần phải học tập là ta sẽ mặc kín đáo đi giữa xóm nhà.

4. Điều cần phải học tập là ta sẽ mặc kín đáo ngồi giữa xóm nhà.

5. Điều cần phải học tập là ta sẽ khéo thu thúc đi giữa xóm nhà.

6. Điều cần phải học tập là ta sẽ khéo thu thúc ngồi giữa xóm nhà.

7. Điều cần phải học tập là ta sẽ đi vào xóm nhà mắt nhìn xuống.

8. Điều cần phải học tập là ta sẽ ngồi trong xóm nhà mắt nhìn xuống.

9. Điều cần phải học tập là ta sẽ đi trong xóm nhà không vén y lên.

10. Điều cần phải học tập là ta sẽ ngồi trong xóm nhà không vén y lên

PHẨM 2: PHẨM CƯỜI GIÒN

11. Điều cần phải học tập là ta sẽ đi giữa xóm nhà không cười giòn.

12. Điều cần phải học tập là ta sẽ ngồi trong xóm nhà không cười giòn.

13. Điều cần phải học tập là ta sẽ nhỏ tiếng khi đi giữa xóm nhà.

14. Điều cần phải học tập là ta sẽ nhỏ tiếng khi ngồi giữa xóm nhà.

15. Điều cần phải học tập là ta sẽ không uốn éo người khi đi giữa xóm nhà.

16. Điều cần phải học tập là ta sẽ không uốn éo người khi ngồi giữa xóm nhà.

17. Điều cần phải học tập là ta sẽ không múa tay chân khi đi giữa xóm nhà.

18. Điều cần phải học tập là ta sẽ không múa tay chân khi ngồi giữa xóm nhà.

19. Điều cần phải học tập là ta sẽ không lắc đầu khi đi giữa xóm nhà.

20. Điều cần phải học tập là ta sẽ không lắc đầu khi ngồi giữa xóm nhà.

PHẨM 3: PHẨM CHỐNG NẠNH

21. Điều cần phải học tập là ta sẽ không chống nạnh khi đi giữa xóm nhà.

22. Điều cần phải học tập là ta sẽ không chống nạnh khi ngồi giữa xóm nhà.

23. Điều cần phải học tập là ta sẽ không trùm đầu khi đi giữa xóm nhà.

24. Điều cần phải học tập là ta sẽ không trùm đầu khi ngồi giữa xóm nhà.

25. Điều cần phải học tập là ta sẽ không đi nhón gót giữa xóm nhà.

26. Điều cần phải học tập là ta sẽ không ngồi bó gối giữa xóm nhà.

Dứt hai mươi sáu điều hảo tướng.

27. Điều cần phải học tập là ta sẽ thọ nhận thực phẩm một cách nghiêm trang.

28. Điều cần phải học tập là ta sẽ thọ nhận thực phẩm, tưởng nhìn ngay bát.

29. Điều cần phải học tập là ta sẽ thọ nhận thực phẩm canh cơm bằng nhau.

30. Điều cần phải học tập là ta sẽ thọ nhận thực phẩm vừa đủ dùng.

PHẨM 4: PHẨM NGHIÊM TRANG

31. Điều cần phải học tập là ta sẽ thọ thực một cách nghiêm trang.

32. Điều cần phải học tập là ta sẽ thọ thực chỉ tưởng nhìn trong bát.

33. Điều cần phải học tập là ta sẽ thọ thực cho đều.

34. Điều cần phải học tập là ta sẽ thọ thực cơm canh vừa nhau.

35. Điều cần phải học tập là ta sẽ thọ thực không đùa cơm vun lên.

36. Điều cần phải học tập là ta sẽ không lấy cơm che lấp canh hoặc thức ăn vì ý muốn được nhiều thêm.

37. Điều cần phải học tập là ta vô bệnh sẽ không xin canh hoặc cơm cho chính mình ăn.

38. Điều cần phải học tập là ta sẽ không nhìn ngó bát của vị khác có ý tìm lỗi.

39. Điều cần phải học tập là ta sẽ không làm vắt cơm quá lớn.

40. Điều cần phải học tập là ta sẽ vắt vật thực tròn đều.

PHẨM 5: PHẨM VẮT CƠM

41. Điều cần phải học tập là ta sẽ không há miệng khi vắt cơm chưa đưa tới.

42. Điều cần phải học tập là ta sẽ không đút trọn các ngón tay vào miệng khi đang ăn.

43. Điều cần phải học tập là ta sẽ không nói chuyện khi miệng còn vật thực.

44. Điều cần phải học tập là ta sẽ không ăn bằng cách tung hứng vắt cơm.

45. Điều cần phải học tập là ta sẽ không ăn bằng cách cắn vỡ vắt cơm.

46. Điều cần phải học tập là ta sẽ không ăn độn cơm phình má.

47. Điều cần phải học tập là ta sẽ không ăn rảy búng ngón tay.

48. Điều cần phải học tập là ta sẽ không ăn làm rơi đổ cơm.

49. Điều cần phải học tập là ta sẽ không ăn thè lưỡi ra.

50. Điều cần phải học tập là ta sẽ không ăn chép miệng thành tiếng.

PHẨM 6: PHẨM HÚP THÀNH TIẾNG

51. Điều cần phải học tập là ta sẽ không ăn húp thành tiếng.

52. Điều cần phải học tập là ta sẽ không ăn liếm tay.

53. Điều cần phải học tập là ta sẽ không ăn liếm bát.

54. Điều cần phải học tập là ta sẽ không ăn liếm môi.

55. Điều cần phải học tập là ta sẽ không cầm đồ đựng nước với tay dính vật thực.

56. Điều cần phải học tập là ta sẽ không đổ nước rửa bát có cặn thức ăn ra ngoài đất trống.

Dứt ba mươi hai điều liên quan vật thực.

57. Điều cần phải học tập là ta sẽ không thuyết pháp đến người vô bệnh tay cầm dù.

58. Điều cần phải học tập là ta sẽ không thuyết pháp đến người vô bệnh tay cầm gậy.

59. Điều cần phải học tập là ta sẽ không thuyết pháp đến người vô bệnh tay cầm dao.

60. Điều cần phải học tập là ta sẽ không thuyết pháp đến người vô bệnh tay cầm vũ khí.

PHẨM 7: PHẨM DÉP GIÀY

61. Điều cần phải học tập là ta sẽ không thuyết pháp đến người vô bệnh mang dép.

62. Điều cần phải học tập là ta sẽ không thuyết pháp đến người mang giày.

63. Điều cần phải học tập là ta sẽ không thuyết pháp đến người vô bệnh đi trên xe thuyền.

64. Điều cần phải học tập là ta sẽ không thuyết pháp đến người vô bệnh mà nằm.

65. Điều cần phải học tập là ta sẽ không thuyết pháp đến người vô bệnh ngồi bó gối.

66. Điều cần phải học tập là ta sẽ không thuyết pháp đến người vô bệnh đầu đội khăn nón.

67. Điều cần phải học tập là ta sẽ không thuyết pháp đến người vô bệnh đầu trùm kín.

68. Điều cần phải học tập là khi ngồi trên đất trệt ta sẽ không thuyết pháp đến người vô bệnh ngồi trên chỗ trãi.

69. Điều cần phải học tập là khi ngồi trên chỗ thấp ta sẽ không thuyết pháp đến người vô bệnh ngồi trên chỗ cao.

70. Điều cần phải học tập là ta sẽ không đứng thuyết pháp đến người vô bệnh ngồi.

71. Điều cần phải học tập là ta sẽ không đi phía sau thuyết pháp đến người vô bệnh đang đi phía trước.

72. Điều cần phải học tập là ta sẽ không đi phía lề đường thuyết pháp đến người vô bệnh đi chính giữa đường.

Dứt mười sáu điều liên quan việc thuyết pháp.

73. Điều cần phải học tập là ta vô bệnh sẽ không đứng đại tiện hoặc tiểu tiện.

74. Điều cần phải học tập là ta vô bệnh sẽ không đứng đại tiện hoặc tiểu tiện hoặc khạc nhổ trên thảo mộc xanh tươi.

75. Điều cần phải học tập là ta vô bệnh sẽ không đại tiện hoặc tiểu tiện hoặc khạc nhổ trong nước sạch.

Dứt ba điều linh tinh

Bạch chư Tôn giả, bảy mươi lăm điều ưng học pháp đã được tổng thuyết. Ở đây tôi xin hỏi các Tôn giả, các Ngài được thanh tịnh chăng? lần thứ hai, tôi xin hỏi các Ngài được thanh tịnh chăng? lần thứ ba, tôi xin hỏi các Ngài được thanh tịnh chăng? Các Tôn giả trong đây được thanh tịnh bởi thế mới im lặng, tôi xin ghi nhận sự việc đó như vậy.

DỨT THUYẾT GIỚI ƯNG HỌC PHÁP.

THUYẾT GIỚI ĐIỀU DIỆT TRANH.
(Adhikaraṇasamathe vitthār’uddeso)

Ime kho pan’āyasmanto satta adhikara-ṇasamathā dhammā uddesaṃ āgacchanti.

Uppannuppannānaṃ adhikaraṇānaṃ sama-thāya vūpasamāya sammukhāvinayo daàtabbo sativi-nayo dātabbo amūḷhavinayo dātabbo paṭiññāya kāre-tabbaṃ yebhuyyasikā tassa pāpiyasikā tiṇavatthā-rako’ ti.

Uddiṭṭhā kho āyasmanto satta adhikaraṇa-samathā dhammā.

Tatth’ āyasmante pucchāmi kacci’ ttha pari-suddhā? Dutiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā? Tatiyampi pucchāmi kacci’ttha parisuddhā?

Parisuddh’ etth’ āyasmanto tasmā tuṇhī eva-metaṃ dhārayāmi.

Adhikaraṇasamathā niṭṭhitā.

*

Bạch chư Tôn giả, đây là bảy pháp diệt tranh được tổng thuyết như sau:

Để lắng yên, hòa giải những vụ tố tụng đã khởi dậy, cần được đưa ra luật xử hiện diện, cần được đưa ra luật thừa nhận kẻ chánh niệm, cần được đưa ra luật thừa nhận kẻ bất si, cần được xử trị theo lời thú tội, giải quyết theo phần đông ý kiến, giải quyết theo mức tội phạm của đương sự, giải quyết nhượng bộ như cỏ che phủ.

Bạch chư Tôn giả, bảy pháp diệt tranh đã được tổng thuyết. Ở đây tôi xin hỏi các Tôn giả, các Ngài được thanh tịnh chăng? lần thứ hai, tôi xin hỏi, các Ngài được thanh tịnh chăng? lần thứ ba, tôi xin hỏi các Ngài được thanh tịnh chăng? Các Tôn giả trong đây được thanh tịnh nên mới im lặng, tôi ghi nhận sự việc đó như vậy.

DỨT PHÁP DIỆT TRANH.

TỤNG PHẦN KẾT

Uddiṭṭhaṃ kho āyasmanto nidānaṃ.

Uddiṭṭhā cattāro pārājikā dhammā.

Uddiṭṭhā terasa saṅghādisesā dhammā.

Uddiṭṭhā dve aniyatā dhammā.

Uddiṭṭhā tiṃsa nissaggiyā pācittiyā dhammā.

Uddiṭṭhā dvenavuti pācittiyā dhammā.

Uddiṭṭhā cattāro pāṭidesaniyā dhammā.

Uddiṭṭhā (pañcasattati) sekhiyā dhammā.

Uddiṭṭhā satta adhikaraṇasamathā dhammā.

Ettakaṃ tassa bhagavato suttāgataṃ suttapa-riyāpannaṃ anvaḍḍhamāsaṃ uddesaṃ āgacchati. Tattha sabbeh’eva samaggehi sammodamānehi avi-vadamānehi sikkhitabban’ ti.

Viṭṭhāruddeso niṭṭhito

*

Bhikkhuppātimokkhaṃ niṭṭhitaṃ.

Bạch chư Tôn giả, duyên khởi đã được thuyết; bốn pháp triệt khai đã được thuyết; mười ba pháp tăng tàng đã được thuyết; hai pháp bất định đã được thuyết; ba mươi pháp ưng xả đối trị đã được thuyết; chín mươi hai pháp ưng đối trị đã được thuyết; bốn pháp ưng phát lộ đã được thuyết; bảy mươi lăm ưng học pháp đã được thuyết; bảy pháp diệt tranh đã được thuyết. Bao nhiêu đó là giới, kinh điển pháp của Đức Thế Tôn, phải tụng đọc mỗi nửa tháng. Nơi đây cần được tất cả chúng ta học tập với sự hòa hợp hoan hỷ vô tranh.

DỨT PHẦN THUYẾT TỔNG GIỚI
DỨT GIỚI BỔN TỲ KHƯU.

CÁCH TỤNG GIỚI BỔN TÓM TẮT
(SAṄKHEPA)

Trong ngày bố-tát, nếu lúc sắp tụng giới bổn, có xảy ra một trong mười trở ngại (antarāyika) thì chư tăng có thể tụng giới bổn tóm tắt, không phạm tội tác ác. Mười trở ngại ấy như sau:

1. Trở ngại vì vua đến (rājantarāyika).
2. Trở ngại vì trộm cướp (corantarāyika).
3. Trở ngại vì hỏa hoạn (aggi-antarāyika).
4. Trở ngại vì nước lụt (udakantarāyika).
5. Trở ngại vì đông người (manussantarā-yika).
6. Trở ngại vì phi nhơn (amanussantarāyika)
7. Trở ngại vì thú dữ (vālantarāyika)
8. Trở ngại vì rắn rít (siriṃsapantarāyika)
9. Trở ngại vì thiệt mạng (jīvitantarāyika)
10. Trở ngại vì nguy phạm hạnh (brahma-cariyantarāyika).

CÓ BỐN CÁCH TỤNG GIỚI BỔN TÓM TẮT:

I- Tụng giới bỏ bớt phần Vitthāruddeso, sau đó tụng phần kết thúc như vầy:

Uddiṭṭhaṃ kho āyasmanto nidānaṃ, uddiṭṭhā cattāro pārājikā dhammā, uddiṭṭhā terasa saṅghā-disesā dhammā, uddiṭṭhā dve aniyatā dhammā. Sutā kho pan’ āyasmantehi tiṃsa nissaggiyāpācittiyā dhammā, dvenavuti pācittiyā dhammā cattāro pāṭi-desanīyā dhammā (pañcasattati) sekhiyā dhammā satta adhikaraṇasamathā dhammā. Ettakaṃ tassa bhagavato suttāgataṃ suttapariyāpannaṃ anvaḍ-ḍhamāsaṃ uddesaṃ āgacchati. Tattha sabbeh’ eva samaggehi sammodamānehi avivadamānehi sikkhi-tabban’ti.

Bhikkhuppāṭimokkhaṃ niṭṭhitaṃ.

*

Bạch chư Tôn giả, duyên khởi đã được thuyết; bốn pháp triệt khai đã được thuyết; mười ba pháp tăng tàng đã được thuyết; hai pháp bất định đã được thuyết. Còn lại các Tôn giả đã được nghe rồi như là ba mươi pháp ưng xả đối trị, chín mươi hai pháp ưng đối trị, bốn pháp ưng phát lộ, (bảy mươi lăm) ưng học pháp, bảy pháp diệt tranh. Bao nhiêu đó là kinh giới pháp điển của Đức Thế Tôn, phải tụng đọc mỗi nửa tháng. Ở đây tất cả chúng ta cần học tập với sự hòa hợp hoan hỷ vô tranh.

Dứt giới bổn tỳ-kheo.

II- Tụng giới bỏ bớt phần Aniyatuddeso và Vitthāruddeso, sau đó tụng phần kết thúc như vầy:

Uddiṭṭhaṃ kho āyasmanto nidānaṃ, uddiṭṭhā cattāro pārājikā dhammā, uddiṭṭhā terasa saṅghādi-sesā dhammā. Sutā kho pan’ āyasmantehi dve aniya-tā dhammā tiṃsa nissaggiyā pācittiyā dhammā, dve-navuti pācittiyā dhammā cattāro pāṭidesanīyā dham-mā, (pañcasattati) sekhiyā dhammā, satta adhikara-ṇasamathā dhammā. Ettakaṃ tassa bhagavato sut-tāgataṃ suttapariyāpannaṃ anvaḍḍhamāsaṃ udde-saṃ āgacchati. Tattha sabbeh’ eva samaggehi sam-modamānehi avivadamānehi sikkhitabban’ti.

Bhikkhuppāṭimokkhaṃ niṭṭhitaṃ.

*

Bạch chư Tôn giả, duyên khởi đã được thuyết; bốn pháp triệt khai đã được thuyết; mười ba pháp tăng tàng đã được thuyết; Còn lại đã được chư Tôn giả nghe rồi như là hai pháp bất định, ba mươi pháp ưng xả đối trị, chín mươi hai pháp ưng đối trị, bốn pháp ưng phát lộ, (bảy mươi lăm) ưng học pháp, bảy pháp diệt tranh. bao nhiêu đó là kinh giới pháp điển của Đức Thế Tôn, phải đọc tụng mỗi nửa tháng. Ở đây tất cả chúng ta cần phải học tập với sự hòa hợp hoan hỷ vô tranh.

Dứt giới bổn tỳ-kheo.

III- Chỉ tụng giới hai phần là Nidānuddeso, và Pārājikuddeso rồi tụng phần kết như sau:

Uddiṭṭhaṃ kho āyasmanto nidānaṃ, uddiṭṭhā cattāro pārājikā dhammā. Sutā kho pan’ āyasmantehi terasa saṅghādisesā dhammā dve aniyatā dhammā tiṃsa nissaggiyā pācittiyā dhammā dvenavuti pā-cittiyā dhammā cattāro pāṭidesanīyā dhammā (pañcasattati) sekhiyā dhammā satta adhikaraṇasa-mathā dhammā. Ettakaṃ tassa bhagavato suttāga-taṃ suttapariyāpannaṃ anvaḍḍhamāsaṃ uddesaṃ āgacchati. Tattha sabbeh’ eva samaggehi sammo-damānehi avivadamānehi sikkhitabban’ti.

Bhikkhuppāṭimokkhaṃ niṭṭhitaṃ.

*

Bạch chư Tôn giả, duyên khởi đã được thuyết; bốn pháp triệt khai đã được thuyết. Còn lại đã được chư Tôn giả nghe rồi như là mười ba pháp tăng tàng, hai pháp bất định, ba mươi pháp ưng xả đối trị, chín mươi hai pháp ưng đối trị, bốn pháp ưng phát lộ, (bảy mươi lăm) ưng học pháp, bảy pháp diệt tranh. Bao nhiêu đó là kinh giới điển pháp của Đức Thế Tôn, phải tụng đọc mỗi nửa tháng. Ở đây cần được tất cả chúng ta học tập với sự hòa hợp, hoan hỷ, vô tranh.

Dứt giới bổn tỳ-kheo.

IV- Chỉ tụng giới một phần là Nidānuddeso, rồi tụng phần kết như sau:

Uddiṭṭhaṃ kho āyasmanto. Sutā kho pan’ āyasmantehi cattāro pārājikā dhammā, terasa saṅ-ghādisesā dhammā dve aniyatā dhammā tiṃsa nis-saggiyā pācittiyā dhammā dvenavuti pācittiyā dhammā cattāro pāṭidesanīyā dhammā (pañcasat-tati) sekhiyā dhammā satta adhikaraṇasamathā dhammā. Ettakaṃ tassa bhagavato suttāgataṃ sut-tapariyāpannaṃ anvaḍḍhamāsaṃ uddesaṃ āgac-chati. Tattha sabbeh’ eva samaggehi sammodamā-nehi avivadamānehi sikkhitabban’ti.

Bhikkhuppāṭimokkhaṃ niṭṭhitaṃ.

*

Bạch chư Tôn giả, duyên khởi đã được thuyết. Còn lại đã được chư Tôn giả nghe rồi như là bốn pháp triệt khai, mười ba pháp tăng tàng, hai pháp bất định, ba mươi pháp ưng xả đối trị, chín mươi hai pháp ưng đối trị, bốn pháp ưng phát lộ, (bảy mươi lăm) ưng học pháp, bảy pháp diệt tranh. Bao nhiêu đó là kinh giới điển pháp của Đức Thế Tôn, phải tụng đọc mỗi nửa tháng. Ở đây cần được tất cả chúng ta học tập với sự hòa hợp, hoan hỷ, vô tranh.

Dứt giới bổn tỳ-kheo.

Đến đây đã kết thúc cách thức Tăng bố-tát (saṅgha-uposatha).

CÁCH THỨC GAṆA-UPOSATHA

Làm lễ bố-tát chỉ có hai hoặc ba vị Tỳ-kheo thì không tụng pāṭimokkha mà chỉ làm bằng cách phát lộ sự thanh tịnh. Cách bố-tát nầy vì vậy cũng được gọi là Parisuddhi-uposatha (thanh tịnh bố-tát).

Nếu chúng có ba vị thì phải tuyên ngôn trước khi mỗi vị phát lộ thanh tịnh, như sau:

Suṇantu me āyasmantā ajjuposatho paṇṇa-raso [16]. Yad’ āyasmantānaṃ pattakallaṃ mayaṃ añ-ñamaññaṃ parisuddhi-uposathaṃ kareyyāma.

Thưa các Tôn giả, xin hãy nghe tôi, hôm nay là ngày bố-tát rằm. Nếu đã hợp thời với các Tôn giả, chúng ta phải làm thanh tịnh bố-tát lẫn nhau.

Sau khi tuyên ngôn, mỗi vị sẽ tuần tự hạ lạp phát lộ thanh tịnh, như sau:

Vị lớn hạ nhất hãy nói ba lần:

Parisuddho ahaṃ āvuso parisuddho’ ti maṃ dhāretha. Dutiyampi parisuddho … pe … Tatiyampi parisuddho .. pe ..

Các hiền giả tôi thanh tịnh, xin các vị nhận biết tôi là người được thanh tịnh. Lần thứ hai … Lần thứ ba …

Các vị nhỏ hạ nói sādhu, rồi phát lộ 3 lần như vầy:

Ukāsa parisuddho ahaṃ bhante parisuddho’ ti maṃ dhāretha. Dutiyampi parisuddho …pe… Tatiyampi parisuddho …pe…

Thưa các Ngài, tôi thanh tịnh, xin các Ngài nhận biết tôi là người được thanh tịnh. Lần thứ hai … Lần thứ ba…

Một vị phát lộ xong các vị khác đều nói Sādhu.

Nếu gana-uposatha chỉ có hai vị Tỳ-kheo thì không cần tuyên ngôn, chỉ tự mỗi vị phát lộ thanh tịnh cho biết nhau là được.

Vị lớn hạ phát lộ:

Parisuddho ahaṃ āvuso parisuddho’ ti maṃ dhārehi. Dutiyampi parisuddho … pe … Tatiyampi parisuddho .. pe ..

Nầy Hiền giả, tôi thanh tịnh; ông hãy nhận biết là tôi thanh tịnh. Lần thứ nhì … lần thứ ba …

Vị nhỏ hạ phát lộ:

Parisuddho ahaṃ bhante parisuddho’ ti maṃ dhāretha [17]. Dutiyampi parisuddho … pe … Tatiyampi parisuddho .. pe ..

Bạch Ngài, tôi thanh tịnh, xin Ngài nhận biết là tôi thanh tịnh. Lần thứ nhì … Lần thứ ba …

DỨT GAṆA-UPOSATHA

CÁCH THỨC PUGGALA-UPOSATHA

Puggala-uposatha tức là Đơn thân bố-tát. Khi vị Tỳ-kheo tại trú xứ vào ngày bố-tát không có các vị khác đến cùng làm lễ bố-tát thì một cũng phải làm lễ bố-tát bằng cách chú nguyện rằng:

Ajja me uposatho, Hôm nay là ngày bố-tát của ta.

Hoặc nguyện khác:

Ajja me uposatho paṇṇaraso’ ti adhiṭṭhāmi, ta chú nguyện rằng hôm nay ngày rằm là ngày bố-tát của ta.

DỨT PUGGALA-UPOSATHA
DỨT LỄ BỐ TÁT

[1] Những vị Tỳ-kheo ngụ trong chùa cùng một ranh Sīmā, khi Tăng tụ họp làm tăng sự mà vị Tỳ-kheo nào bị bệnh hay hữu sự không thể vào tăng hội để dự tăng sự thì vị ấy phải nhắn gởi lời thoả hiệp (chanda) với một vị khác nhờ trình Tăng thì Tăng sự mới tiến hành tốt đẹp; nếu là tăng sự bố-tát (uposatha) thì ngoài việc gởi lời thoả hiệp (chanda), vị Tỳ-kheo ấy phải tỏ sự thanh tịnh (parisuddhi) của mình để nhờ trình tăng.

[2] Nếu trong ngày Bố-tát ấy không có vị nào gởi lời Chandapāri- suddhi thì nói “idha natthi”, còn nếu có vị Tỳ-kheo bệnh gởi lời thì phải nói “idha atthi” và để cho vị nào trách nhiệm nhận lời đứng ra trình tăng.

[3] Việc kể mùa tiết xác định thời điểm bố-tát (utukkhānaṃ), vị Tỳ-kheo đáp luật phải rành rẽ cách tính, như thông thường mỗi mùa có 8 kỳ bố-tát, riêng mùa mưa (vāssāna utu) thì có 7 kỳ bố-tát và 1 kỳ tự tứ (satta ca uposathā ekā ca pavāraṇā); gặp năm nhuần, mùa có tháng nhuần thì có 10 kỳ bố-tát (dasa uposathā), phải kể: nay là mùa gì, trong mùa có mấy kỳ bố-tát, hiện đang kỳ bố-tát, đã trải qua mất kỳ hay chưa trải qua (natthi uposatho atikkanto); sẽ còn mấy kỳ hay đã đủ (aṭṭha uposathā paripuṇṇā).

[4] Tùy theo số Tỳ-kheo tăng hội mà nói như hiện có 5 vị thì nói gaṇanā pañca bhikkhū honti. Hiện có 8 vị thì nói gaṇanā aṭṭha bhikkhū honti .v.v…

[5] Theo lịch Ấn Độ thời xưa, tính một tháng có hai thời kỳ: Sukkhapakkha (thời sáng trăng) được 15 ngày, và kāḷapakkha (thời tối trăng) được 15 ngày hoặc 14 ngày (tháng đủ, tháng thiếu). Ngày cuối của mỗi thời (pakkha) gọi là paṇṇarasī (nhằm ngày rằm và 30 âl), ngày cuối của hạ huyền (kālapakkha) tháng thiếu gọi là catuddasī (nhằm ngày 29 âl tháng thiếu). ngày paṇṇarasī và ngày catuddasī nhất định là ngày bố-tát; còn ngày samaggī, tức là ngày hòa hợp, nghĩa là chư tỳ-kheo trước có bất hòa nhưng nay hòa hợp lại, thì ngày hòa hợp bất luận là ngày nào trong tháng cũng đều phải làm bố-tát để thanh tịnh Tăng. Nên nói có 3 ngày làm bố-tát là vậy.

[6] Nếu lễ bố-tát hôm ấy là ngày nào thì phải nói rõ.

[7] Hai mươi mốt hạng người không nên cho vào tăng sự bố-tát là: người thế tục, Tỳ-kheo ni, học nữ, sa-di, sadi ni, người xả giới, người phạm tội cực nặng, người bị treo tội vì nghi, người bị treo tội vì không hối cải, người bị treo tội vì không bỏ ác kiến, người lại cái, người giả tu, người ngoại giáo, loài súc sanh, người giết mẹ, người giết cha, người giết vị A-La-Hán, người dâm Tỳ-kheo ni, người chia rẽ tăng, người trích máu Phật, người lưỡng tính.

[8] Thay đổi tên này lễ bố-tát: paṇṇaraso hoặc catuddaso hoặc samaggo.

[9] Về đơn vị đo lường, 1 gang tay Đức Phật khó xác định là bao nhiêu; có nhiều sách giải thích khác nhau, chỉ biết rằng 1 gang của Đức Phật bằn g 3 gang người thường (20 cm x 3 = 60 cm). Như vậy có thể tịnh thất 4,20 m x 7,20 m.

[10] Một do tuần (yojana) bằng 16 km; tuy nhiên có vài sách giải thích khác nhau về đơn vị đo nầy.

[11] Tháng Kattika có hai: 1) pubbakattika hay còn gọi là kattikate-māsikā (tháng 9 âl) và 2) pacchimakattika hay còn gọi là kattikacātumāsika (tháng 10 âl) .

[12] Biệt thí y (accekacīvaraṃ) là y đặc biệt, ngoại lệ.

[13] Hạn kỳ cho phép giữ y, là 1 tháng cuối mùa mưa, nếu có quả báo Kaṭhina thì thêm thời hạn 4 tháng mùa lạnh.

[14] Lối 5 dm (5 tấc tây). Theo chú giải, 1 ngón tay của Đức Phật bằng 3 ngón tay người thường.

[15] Đã dẫn chú thích trong điều 6 của giới Tăng tàng (saṅghādisesa).

[16] Ngày rằm hay 30 âl đều nói là paṇṇaraso nếu là ngày 29 âl của tháng thiếu thì nói là catuddaso .

[17] Vì cung kính nên dùng động từ số nhiều, dù chỉ nói với một vị trưởng lão.

Add Comment