Bốn Chân Lý cao quý trong Phật Pháp – Tứ Diệu Đế
Toàn bộ giáo lý mà Ðức Phật đã dạy đều là Ðạo đế, tổng quát và căn bản gồm có 37 pháp, thường gọi là 37 phẩm trợ đạo. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Ðức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo, đây là những pháp do ta chứng ngộ và giảng dạy, các con phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập, truyền bá rộng rãi để chánh pháp được trường tồn, vì hạnh phúc cho chúng sinh, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài người. Ðó là Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn thần túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phần, Tám thánh đạo phần”.
Địa chỉ các chùa Nam tông tại Việt Nam
Hệ phái Theravāda Nam tông Kinh có 128 ngôi chùa trải dài trên 23 tỉnh thành trong cả nước. Tổng số lượng tu sĩ của hệ phái gồm: 1133 người. Trong đó, tỳ khưu có 416 người, sa di có 205 người, tu nữ có: 512 người.
Bát Chánh Đạo – Thiền sư Bhante Henepola Gunaratana
BÁT CHÁNH ĐẠO: CON ĐƯỜNG ĐẾN HẠNH PHÚC Tác Giả: Thiền Sư Bhante Henepola Gunaratana Việt Dịch: Diệu Liên Lý…
Bát Chánh Đạo: Lời Kết
Sự phân chia con đường đạo của Đức Phật ra tám bước không có nghĩa là ta phải bước từng bậc. Không cần phải làm chủ được bước này trước khi tiến đến bước khác.
Bát Chánh Đạo: Bước 8 – Chánh Định
Chánh định là bước quan trọng cuối cùng trên con đường đưa đến hạnh phúc (Bát Chánh Đạo) của Đức Phật. Khi tâm đã khinh an, định tĩnh, thì những chướng ngại cản trở hạnh phúc không thể phát khởi.
Bát Chánh Đạo: Bước 7 – Chánh Niệm
Chánh niệm là sự ý thức, chú tâm từng giây từng phút đến những gì đang xảy ra quanh và trong ta. Một cách vô thức, chúng ta cảm nhận bản thân và thế giới chung quanh qua nhữngđịnh kiến hẹp hòi, theo thói quen, tạo ra bởi vọng tưởng, do đó tư duy, ý thức tâm linh của tađối với thực tại rất tản mạn, rối rắm
Bát Chánh Đạo: Bước 6 – Chánh Tinh Tấn
Chúng ta chọn lựa giữa cái thiện và cái ác trong từng giây phút sống. Chúng ta không phải là những nạn nhân khốn khổ, thúc thủ trước số mệnh. Chúng ta không phải là những con rốiđược điều khiển bởi những quyền lực nào đó, và những gì xảy ra cho chúng ta cũng không phải do tiền định.
Bát Chánh Đạo: Bước 5 – Chánh Mạng
Chúng ta không thể liệt kê ra một danh sách đầy đủ những nghề nghiệp hay công việc được coi là Chánh Mạng, nhưng Đức Phật đã cho chúng ta một hướng dẫn căn bản: bất cứ công việc/nghề nghiệp nào cũng có thể được coi là chánh mạng nếu nó không đem lại tai hại cho bản thân người làm công việc đó hay cho bất cứ ai khác
Bát Chánh Đạo: Bước 4 – Chánh Nghiệp
Có người cần một bảng liệt kê các giới luật để đảm bảo rằng mình hành động một cách đạo đức, chân thật. Người khác thì cần giới luật để cảm thấy chắc chắn rằng họ đã đạt được mục đích tâm linh, ở cõi trời hay được giác ngộ. Đức Phật cũng đã chỉ bày cho ta những cách hành xử để tránh khỏi đau khổ, nhưng hành động đạo đức chân chính không chỉ nằm trong các bảng điều lệ giới luật nào.
Bát Chánh Đạo: Bước 3 – Chánh Ngữ
Những thói xấu trong lời nói không phải là điều mới lạ gì. Đức Phật đã coi việc rèn luyện chánh ngữ rất quan trọng đến sự phát triển cá tính và tâm linh đến nỗi Ngài đã tạo ra một ngành riêng biệt cho nó trong Bát Chánh đạo, con đường đưa đến hạnh phúc.