Do đất hay chuyên chở vạn vật, giúp cho vạn vật sinh sôi nảy nở, hàm chứa vô số nguồn lợi, tiền tài, vật báu…cho nên Địa Tạng là vị Bồ Tát biểu thị cho kho báu tiềm ẩn trong Đại Địa, hay chuyên chở mọi khổ nạn của tất cả chúng sinh, khiến cho họ phát triển căn lành, được tài bảo vô tận, tròn đủ Phước Đức (Puṇya) Trí Tuệ (Prajñā).
1. Danh hiệu
Địa Tạng Bồ Tát tên Phạn là Kṣiti-garbha, dịch âm là Tát Khất Xoa Để Nghiệt
Bà.
Kṣi là động từ mang nghĩa: chịu đựng, tồn tại, cư trú, ở
K ṣiti: ngh ĩa là trú xứ, nơi đang cư ngụ, căn nhà, đất trồng trọt, đất nước, quê hương, trái đất.
Garbha: nghĩa đen là Tử cung, dạ con, có thai, thọ thai, tưởng tượng, hình thành trong trí óc. Nghĩa bóng là cất chứa, ôm giữ.
Kṣiti-garbha được dịch ý là Địa Tạng, tức là người ôm giữ trái đất hoặc Mẫu Thể của Đại Địa.
Do đất hay chuyên chở vạn vật, giúp cho vạn vật sinh sôi nảy nở, hàm chứa vô số nguồn lợi, tiền tài, vật báu…cho nên Địa Tạng là vị Bồ Tát biểu thị cho kho báu tiềm ẩn trong Đại Địa, hay chuyên chở mọi khổ nạn của tất cả chúng sinh, khiến cho họ phát triển căn lành, được tài bảo vô tận, tròn đủ Phước Đức (Puṇya) Trí Tuệ (Prajñā).
Nguồn gốc của danh hiệu Địa Tạng Bồ Tát được nói ở trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Thập Luân (Daśa-cakra-Kṣitigarbha-sūtra) là: “An nhẫn chẳng động giống như đại địa, lặng lẽ suy nghĩ ngầm biết kho tàng bí mật (Bí Tạng) cho nên gọi là Địa Tạng” “An nhẫn chẳng động giống như đại địa” là nói Nhẫn Ba La Mật (Kṣānti-pāramitā) bậc nhất của Địa Tạng Bồ Tát, giống như đại địa (đất đai) hay chịu đựng chuyên chở mọi loại nghiệp tội của tất cả chúng sinh.
Trong sáu nẻo luân hồi, Đức Địa Tạng đều hiển thị qua 6 vị Địa Tạng để hóa độ chúng sinh. Danh xưng của sáu vị Bồ tát này được bắt nguồn từ Đại Nhật Kinh Sớ, quyển thứ năm:
Địa Tạng Bồ Tát là Hóa Tôn của cõi Địa Ngục
Bảo Thủ Bồ Tát là Hóa Tôn của cõi Ngạ Quỷ
Bảo Xứ Bồ Tát là Hóa Tôn của nẻo Súc Sinh
Bảo Ấn Thủ Bồ Tát là Hóa Tôn của nẻo A Tu La
Trì Địa Bồ Tát là Hóa Tôn của cõi Người
Kiên Cố Ý Bồ Tát là Hóa Tôn của cõi Trời.
2. Đại nguyện của Đức Địa Tạng Bồ tát
Phật giáo Trung Quốc xếp Đức Địa Tạng Bồ tát là một trong Tứ Đại Bồ tát (Văn Thù, Phổ Hiền, Quán Âm, Địa Tạng) ứng hóa thuyết pháp tại Đạo Tràng ở núi Cửu Hoa thuộc tỉnh An Huy.
Đa số người dân Trung Hoa đều tôn sùng Đức Địa Tạng với danh hiệu U Minh Giáo Chủ Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát cai quản mười điện Diêm Vương, tức là Bản Tôn chuyên cứu độ chúng sinh bị khổ đau trong cõi Địa Ngục.
Phẩm Tựa của Kinh Đại Ph ương Quảng Th ập Luân, quyển 1 và Kinh Chiêm Sát Thiện Ác Nghiệp Báo, quyển 1 ghi rằng: “Địa Tạng Bồ Tát do Thệ Nguyện Đại Bi ở đời quá khứ, nên thị hiện thành thân Đại Phạm Vương, thân Đế Thích, thân Thanh Văn, thân Diêm La Vương, thân sư tử, thân cọp, thân chó sói, thân bò, thân ngựa cho đến thân La Sát, thân Địa Ngục…vô lượng vô số thân khác loài để giáo hóa chúng sinh và đặc biệt là thuận theo niệm của chúng sinh, thọ nhận nỗi khổ đau ở đời ác năm Trược, tương ứng với điều mong cầu của chúng sinh giúp cho họ tiêu Tai tăng Phước. Do thành thục căn lành của chúng sinh mà Địa Tạng Bồ Tát biến hiện vô số Hóa Thân như vậy để cứu độ chúng sinh, nên lại được xưng là Thiên Thể Địa Tạng”.
Mật Giáo của Trung Hoa ghi nhận: Địa Tạng Bồ Tát là Tôn Chủ của Địa Tạng Viện trong Thai Tạng Giới Mạn Đà La (Garbha-dhātu-maṇḍala), hiển hình Bồ Tát, tay trái cầm hoa sen, trên hoa có cây phướng báu Như Ý, tay phải cầm viên ngọc báu ngồi trên hoa sen. Trong Kim Cương Giới Mạn Đà La (Vajra-dhātu-maṇḍala) thì Địa Tạng Bồ Tát được ghi nhận qua tên gọi Kim Cương Tràng Bồ Tát (Vajra-ketu). Địa Tạng Bồ Tát là một trong tám vị Đại Bồ Tát gồm có: Quán Tự Tại (Avalokiteśvara), T ừ Thị (Maitreya), Hư Không Tạng (Ākāśa-garbha), Phổ Hiền (Samanta-bhadra), Kim Cương Thủ (Vajra-pāṇi), Văn Thù (Maṃjuśrī), Trừ Cái Chướng (Sarva-nīvaraṇa-viṣkaṃbhin), Địa Tạng (Kṣitigarbha) vây quanh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuṇi-buddha) biểu thị cho Pháp tu “chuyển tám Thức (Aṣṭau-vijñānāni) của chúng sinh thành Tướng thanh tịnh màu nhiệm”.Tám vị Bồ Tát này cùng phụ giúp Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn các chúng sinh về Thế Giới Cực Lạc.
Người dân Nhật Bản tin rằng Đức Địa Tạng Bồ tát không chỉ dẫn dắt chúng sinh sau khi lâm chung mà còn cứu độ linh hồn trẻ em bị chết yểu, bảo vệ làng mạc và khách lữ hành, bảo hộ trẻ thơ … và rất nhiều quyền năng khác.
Tại Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng từ tư tưởng Phật giáo Trung Quốc, người dân tin Đức Địa tạng là vị chủ tể tối cao của của cõi Địa Ngục.
Thật ra ở trong cả sáu nẻo, Ngài đều có năng lực giáo hóa tế độ. Điều đó được biểu thị qua sáu vị Địa Tạng, tức là Địa Tạng độ hóa chúng sinh trong sáu nẻo. Địa Tạng Bồ Tát không chỉ độ hóa chúng sinh trong cõi Địa Ngục, mà còn giúp đỡ bảo vệ cho sinh mệnh của chúng sinh, an dân trấn quốc, viên mãn Phước Trí ngay trong đời hiện tại.
3. Thánh đản Đức Địa Tạng Bồ tát
Tống Cao Tăng Truyện, quyển 20 ghi nhận rằng: “Địa Tạng Bồ Tát sinh hạ vào giòng Vương Tộc ở nước Tân La , tên là Kim Kiều Giác rồi xuất gia. Sau thời Đường Huyền Tôn thì đến Trung Hoa tu Đạo ở núi Cửu Hoa, ở 75 năm đến ngày 30 tháng 7 năm Khai Nguyên thứ 26, đời Đường thì viên tịch, thọ thế 99 tuổi. Vì nhục thân chẳng hư hoại nên đem toàn thân vào Tháp, tức là Nhục Thân Điện tại núi Cửu Hoa, tương truyền tức là nơi Địa Tạng Bồ Tát thành Đạo”. Từ sự tích này nên người dân Trung Hoa chọn ngày 30 tháng 7 Âm Lịch làm ngày Thánh Sinh của Địa Tạng Bồ Tát.
4. Hình tượng Đức Địa Tạng Bồ tát
Theo kinh Thập Luân, Địa Tạng Bồ tát là tướng Thanh Văn. Loại hình tướng này của Địa Tạng Bồ Tát là “Bên ngoài hiện tướng Tỳ Kheo, bên trong ẩn chứa hạnh Bồ Tát” , đó là vì khiến chúng sinh hay xa lìa việc luân hồi trong các nẻo ác, cho nên đặc biệt thị hiện tướng Thanh Văn, xa lìa Thế Gian, hướng về đạo Chính Giác.
Trong Phật giáo Trung Quốc, hình tượng Địa Tạng phần nhiều là hiện tướng Tỳ Kheo Thanh Văn, với tay trái cầm viên ngọc Như Ý, tay phải cầm cây Tích Trượng.
Ngoài ra, hình tượng Địa Tạng còn được thờ phụng rất phong phú như: tượng sáu tay để cứu rỗi 6 nẻo, tượng Địa Tạng cỡi trên con chó trắng là Đề Thính, tượng Địa Tạng cùng hai vị Bồ tát Quán Âm và Đại Thế Chí và Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sinh về cõi Cực Lạc, tượng Địa tạng Bồ tát với bên phải là vị tỳ khoeo Đạo Minh, bên trái là Mẫn Các, tượng Địa tạng đội mũ Ngũ Phương Phật, …
Trong kim cương giới Mạn Đà La, Đức Địa Tạng Bồ tát là Kim Cương Tràng Bồ tát.
Và còn rất nhiều hình tượng theo các tông phái khác nhau.
5. Kinh điển
- Phật nói kinh Diên Mệnh Địa Tạng Bồ tát
- Kinh Bách Thiên tụng Đại Tập Bài Tán Địa Tạng Bồ tát Thỉnh hỏi Pháp Thân
- Địa Tạng Bồ Tát Nghi Quỹ
- Kiên Cố Đại Đạo Tâm Khu Sách Pháp
- Phật nói Kinh Địa Tạng Bồ tát Đà La Ni
- Mười ngày trai của Địa Tạng Bồ tát
- Phật nói kinh Địa Tạng
- Nghi thức tán lễ Bồ tát Địa Tạng Sám Nguyện
- Kinh Địa Tạng Bồ tát Bổn nguyện và Công Đức
- và nhiều kinh điển khác có nhắc tới Đức Địa Tạng Bồ tát
6. Thần chú Đức Địa Tạng Bồ tát
Địa Tạng Tâm Chân Ngôn
OṂ_ KṢĪḤ HICARA _ SARVA BODHI HŪṂ