[smr] Kinh điển và Pháp tu Đức Đại Bi Quan Thế Âm Bồ tát

Đức Quán Tự Tại Bồ tát lấy bản nguyện Từ Bi cứu giúp chúng sinh nên có tên là Đại Bi Tâm Giả hay Đại Bi Thánh Giả. Do quán sát tất cả các tiếng kêu cứu nên ngài có tên là Quán Thế Âm Bồ tát.

1. Danh hiệu

Hồng danh của vị Bồ tát này có rất nhiều tranh luận khác nhau về bản dịch. Trong văn học Ấn Độ, phần lớn các bản kinh đều ghi nhận danh hiệu của vị Bồ tát này là Avalokitesvara, trong đó:
AVA: có nghĩa là phía bên dưới
LOKITA: có nghĩa là nhìn thấy, trông thấy và xem xét kỹ lưỡng
ISVARA: có nghĩa là tự tại, chúa tể, bậc có quyền hành xử mọi việc một cách tự do.
AVALOKITA ISVARA được viết gọn thành AVALOKITESVARA nên dịch là Quán Tự Tại. Và đây được cho là tên gọi chính xác nhất của vị Bồ tát này.
Đức Quán Tự Tại Bồ tát lấy bản nguyện Từ Bi cứu giúp chúng sinh nên có tên là Đại Bi Tâm Giả hay Đại Bi Thánh Giả. Do quán sát tất cả các tiếng kêu cứu nên ngài có tên là Quán Thế Âm Bồ tát.
Do Đức Bồ tát hành trì sâu rộng các Pháp nên số lượng tên là không thể kể hết. Ngài lấy bản nguyện cứu giúp chúng sinh nên có tên là Đại Bi Tâm Giả hay Đại Bi Thánh Giả; Ngài cầm  hoa sen nên có tên là Liên Hoa Thủ Bồ tát; Ngài quán sát và thực hành Pháp môn Không Hai nên có tên là Bất Nhị Bồ tát; Ngài hành trì năm Pháp Quán nên có tên Quang Âm Bồ tát; do công hạnh quán sát tất cả chúng sinh nên có tên Quán Thế Âm Bồ tát; do luôn hành trì Công Đức của Trí Tuệ Bát Nhã nên có tên Bát Nhã Bồ tát; do Ngài luôn đem lại sự không sợ hãi và ban cho sự an ổn đến chúng sinh nên có tên Thí Vô Úy giả…
Như vậy, do nhân ứng hóa các phương mà danh hiệu của Đức Bồ tát này có nhiều tướng trạng  khác nhau.
+ Thông thường người ta dùng hồng danh Chính Quán Âm (Samyak-Avalokitasvara) để chỉ Đứ c Quán Âm bản nhiên.
+ Hồng danh Thánh Quán Âm (Ārya-Avalokitasvara) dùng để chỉ Đức Quán Âm cùng với Đại Thế Chí Bồ Tát theo hầu cận Đức Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc và xưng là Tây Phương Tam Thánh .
+ Hồng danh Quán Tự Tại Bồ Tát (Avalokiteśvara-bodhisatva) dùng để chỉ các bậc Giác Hữu Tình đang tu hành pháp môn Quán Chiếu Thật Tại, hoặc để chỉ vị Bồ Tát ở cảnh Lý Sự Vô Ngại, quán đạt tự tại.
+ Hồng danh Quán Thế Âm Bồ Tát (Avalokita-lokasvara-bodhisatva) dùng để chỉ các bậc Giác Hữu Tình đang thực hành Pháp Môn Viên Thông Nhĩ Căn để hoàn thành 4 Tâm vô lượng TỪ, BI, H Ỷ, XẢ. Hoặc danh hiệu này dùng để chỉ vị Bồ Tát dùng bản nguyện Từ Bi quan sát âm thanh cầu cứu của tất cả chúng sinh trong Đại Thiên Thế Giới mà nhanh chóng hiện thân đến cứu tế ách nạn.

2. Tiền thân của Bồ tát Quan Thế Âm

Theo sự ghi nh ận của Kinh Quán Âm Tam Muội và Kinh Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi thì Quán Âm Bồ Tát có sức uy thần chẳng thể tư nghị, ở vô lượng kiếp trước đã thành Phật rồi, hiệu là Chính Pháp Minh Như Lai (Samyak-dharma-vidya Tathāgata). Nay vì nguyện lực Đại Bi mới thị hiện thân Bồ Tát để cứu khổ chúng sinh.

3. Hình tượng

Hình tượng của Đức Bồ tát Quán Thế Âm được ghi nhận rất nhiều ở các bộ kinh điển. Xin phép liệt kê một vài bộ được sử dụng nhiều:
– Kinh Pháp Hoa ghi nhận 33 ứng hóa thân của Đức Bồ tát này.
– Hệ Đài Mật của Nhật Bản ghi nhận có 6 vị Quan Âm.
– Chư Tôn Nghĩa Sao ghi nhận 15 vị Quan Âm
– A Sa Phộc Sao ghi nhận 28 vị Quán Âm.
– Kinh Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ tát Bí Mật Pháp ghi nhận 25 vị Quán Tự Tại biểu thị cho 25 Tam Muội đập nát 25 Hữu và 40 vị Quán Tự Tại là Hóa thân của Đức Thí Vô Úy Quán Tự Tại. 25 vị Bồ tát sở hiện của Đại Bi này đều có đủ 11 mặt và 40 cánh tay, được 25 tam muội, đoạn 25 Hữu và Mỗi một vị đều có 40 Hóa Thân.
– Kinh Ngũ Bách Danh đề cử 500 danh hiệu Quán Âm
– Phật giáo Nepal đề cử 15 vị Quán Âm
– Phật giáo Tây Tạng phụng thờ Tôn tượng Tứ Thủ Quán Âm (Tức Lục T ự Đại Minh Quán Âm), Thập Nhất Diện Quán Âm, Liên Hoa Thủ Bồ Tát, Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm, Đa La Quán Âm
– Hệ Phật giáo phương Tây ghi nhận 108 danh hiệu Quán Tự Tại Bồ tát.
– Hình tượng Quán Âm tại thế giới Cực Lạc: theo kinh Quán Vô Lượng Thọ thì Đức Bồ tát có thân dài tám mươi vạn ức na do tha hằng hà sa do tuần, màu da thịt trên thân là màu vàng tím, trên đỉnh có búi tóc, trên đầu đội mão Trời có viên ngọc báu Tỳ Lăng Già Ma Ni chế thành, đặc biệt là trong mão trời có một Tôn Phật đứng A Di Đà Phật cao 25 do tuần. Tướng bạch hào giữa hai lông mày đầy đủ màu 7 báu tuôn ra tám vạn bốn ngàn loại ánh sáng, trong mỗi một ánh sáng cũng có vô số Hóa Phât, Hóa Bồ tát. Sau gáy có hào quang tròn, trong Hào Quang tròn có 500 vị Hóa Phật, mỗi một vị Hóa Phật đều có 500 hóa Bồ tát, vô lượng Chư Thiên làm thị giả của Ngài, toàn thân trong ánh sáng, thị hiện tất cả sắc tướng của chúng sinh ở 5 nẻo. Biến hiện tự tại khắp mười phương thế giới. Cánh tay của Bồ Tát màu như Hoa Sen hồng, có tám mươi ức ánh sáng dùng làm anh lạc, trong anh lạc hiện khắp tất cả các việc trang nghiêm. Lòng bàn tay cũng có năm trăm ức màu Hoa Sen tạp. Hai tay: trên mỗi một đầu ngón tay có tám vạn bốn ngàn màu sắc, mỗ i một màu sắc có tám vạn bốn ngàn ánh sáng, ánh sáng ấy mềm mại chiếu khắp tất cả, dùng tay báu này để tiếp dẫn chúng sinh. Khi giơ bàn chân lên, dưới bàn chân có Tướng bánh xe ngàn căm, tự nhiên hóa thành năm trăm ức Đài Quang Minh, dưới bàn chân thời có Hoa Kim Cang Ma Ni rải tán tràn đầy khắp tất cả mọi nơi”.
– Thông thường hình tượng Đức Quán Âm Bồ tát được thờ chung với Đức Phật A Di Đà và Bồ tát Đại Thế Chí nên được xưng tụng là Tam Thánh Tây Phương. Đức Chuẩn Đề Bồ tát cũng được cho là hóa thân của Bồ tát Quan Thế Âm.
– Trong kinh Nhiếp Vô Ngại ghi nhận danh  hiệu và hình tượng của 33 loại ứng hóa thân của Quán Thế Âm Bồ tát bao gồm: Ba tôn thuộc hàng thánh, Sáu Tôn thuộc cõi trời, Năm tôn thuộc ngoài đạo, Bốn tôn bên trong đạo, Sáu tôn thuộc nhóm Người, Phi Nhân, Phụ nữ, Đồng Nam, Đồng Nữ, Tám Bộ thuộc hàng trời rồng, Một tôn thuộc hàng Kim Cang.
– Trong Mật giáo:
+ Theo Kim Cương Giới Man Đà La thì Đức Bồ tát Quan Thế Âm có danh  hiệu Kim Cương Pháp Bồ tát.
+ Theo Thai Tạng Giới Man Đà La thì Đức Bồ tát này Thân hiện màu thịt trắng, tay trái để trước ngực thành Thí Vô Úy Ấn, tay phải cầm hoa sen, đầu đội mão báu, trên mão có Vô Lượng Thọ Như Lai. Tôn này có Mật Hiệu là: Chính Pháp Kim Cương.  Vị Bồ tát này được an vị trong các viện: Trung Đài Bát Diệp viện, Biến Tri viện, Quán Âm viện, Thích Ca viện, Văn Thù viện, Hư Không Tạng viện, Tô Tất Địa viện, … và nhiều vị Quán Âm tu trì Pháp Quán Âm.
+ Truyền thống Tây Tạng thường xưng tán câu Chú Lục Tự Tại Minh, phụng thờ Tôn Tượng Tứ Thủ Quán Âm (Tôn này được xem là thân biến hiện của Lục Tự Đại Minh, nên còn có tên gọi là Lục Tự Đại Minh Quán Âm).
Mật Giáo Tây Tạng còn thờ phụng Quán Thế Âm Bồ Tát qua Tôn Tượng Tam Thánh với Đức Ph ật Vô Lượng Thọ (Amitāyus) ở chính giữa, bên phải là Kim Cương Thủ Bồ Tát (Vajra-p āṇi: Thân ph ẫn nộ của Đại Th ế Chí Bồ Tát) biểu thị cho Trí Tuệ, bên trái là Liên Hoa Thủ Bồ Tát (Padma-pāṇi, tức Quán Âm Bồ Tát) biểu thị cho Từ Bi
+ Hệ Đài Mật ghi nhận 6 vị Quán Âm.
Vào khoảng 150 năm sau Tây Lịch, do ảnh hưởng của chế độ Mẫu quyền nên một số giáo đồ Phật Giáo Ấn Độ chuyên xưng tán thờ phụng Đấng Cứu Thế Mẫu (T ārāyati) là bà mẹ chuyên giúp đỡ cho con người vượt qua các ách nạn sợ hãi và dắt dìu từng người vượt qua bờ bên kia. Trong các giai đoạn này, Đức Bồ tát này được xư ng tán qua nhiều danh hiệu như: Quán Âm Mẫu, Bạch Y Nữ, Tỷ Trúc Quán Âm, Vô Úy Quán Âm, Tống Tử Quán Âm, Nam Hải Quán Âm, Quán Âm Quá Hải, Quán Âm Thừa Long, Quán Âm Ngư Lam, Quan Âm Thị Kính, Quan Âm Diệu Thiện…. Và người bình dân thường gọi là Phật Bà Quan Âm với sự thờ phụng qua thân tướng nữ.

4. Kinh điển

Kinh điển nói về Bồ tát Quan Thế Thế Âm rất nhiều, trong một bài viết không thể kể hết. Một số kinh điển được sử dụng đọc tụng hàng ngày nhiều nhất:
– Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, Phẩm Phổ Môn
– Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
– Phật Nói Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
– Kinh Quán Thế Âm Bồ tát thọ ký
– Kinh Bản Duyên Vãng Sanh Tịnh Thổ của Bồ tát Quan Thế Âm
– Thánh Quán Tự Tại Bồ tát Tâm Chân Ngôn Du Già Quán Hạnh Nghi Quỹ
– Kinh Quán Thế Âm Bồ tát cứu khổ
– Tán Quán Thế Âm Bồ tát tụng
– Thánh Tự Tại Bồ tát Công Đức Tán

5. Thần chú của Bồ tát Quan Thế Âm

– Thần chú: Liên  Hoa Bộ Bách Tự Minh Chân Ngôn
OṂ_ PADMASATVA SAMAYAM ANUPĀLAYA _ PADMASATVA TVENA UPATIṢṬA _ DṚḌHO ME BHAVA _ SUTOṢYO ME BHAVA _ SUPOṢYO ME BHAVA _ANURAKTO ME BHAVA _ SARVA SIDDHIṂ ME PRAYACCHA SARVA KARMASU _ CA ME CITTAṂ ŚRĪYAṂ KURU _ HŪṂ HA HA HA HA HOḤ_ BHAGAVAṂ SARVA TATHĀGATA PADMA _ MA ME MUṂCA _ PADMĪ BHAVA _ MAHĀ SAMAYA SATVA _ HRĪḤ.
Toàn bộ LIÊN HOA BÁCH TỰ MINH CHÂN NGÔN có thể diễn dịch là :
“Hỡi Liên Hoa Tát Đỏa! Xin Ngài hãy giữ gìn lờ i thề của mình! Xin Liên Hoa Tát Đỏa hãy trú ngụ cùng con,làm cho con được kiên cố vững chắc, giúp cho con hoàn thành ướ c nguyện, ban bố cho con thỏa mãn mọi nguyện cầ u, thúc đẩ y con phát khởi Tâm Đại Bi mà thành tựu tất cả, đồng thời làm cho Tâm của con được tinh khiết trong sáng trong mọi hành động HÙM, HA, HA, HA, HA, HỐC. Xin Đức Thế Tôn, tất cả Như Lai Liên Hoa đừng bỏ rơi con, hãy giúp cho con phát sinh được sự thanh tịnh không nhiễm dính, đừng để con phân cách với Đấng Liên Hoa Tát Đỏa ngỏ hầu thành tựu Đại Nguyện Hữu Tình. HƠ-RÍCH”
– Thần chú: Bạch Y Quán Âm Đại Sĩ Linh Cảm Thần Chú
Nam mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quảng Đại Linh Cảm Bạch Y Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát (3 lần, 3 lạy)
NAMO BUDDHĀYA
NAMO DHARMĀYA
NAMO SAÑGHĀYA
NAMAḤ ĀRYA-AVALOKITEŚVARÀYA BODHI-SATVĀYA MAHĀ-SATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA
TADYATHĀ: OM _ JALA-VĀDA JALA-VĀDA _ JAHAṂ RĀJA-VĀDA RĀJA-VĀDA _ SVĀHĀ
[NA MÔ BÚT ĐA GIA
NA MÔ ĐA RỜ-MA GIA
NA MÔ XĂNG GA GIA
NA MẮC A RI GIA, A VA LÔ KI TÊ SỜ-VA RA GIA_ BÔ ĐI XA TỜ-VA GIA, MA HA XA TỜ-VA GIA, MA HA CA RU NI CA GIA
TÁT ĐI-GIA THA : OM_ DA LA VA ĐA, DA LA VA ĐA_ DA HĂM VA ĐA_ RA DA VA ĐA, RA DA VA ĐA_ XỜ-VA HA]
Thiên La Thần, Địa La Thần. Người lìa nạn, nạn lìa thân. Tất cả tai ương hóa bụi trần
– Thủ ấn của Bồ tát Quan Thế Âm: Liên Hoa Bộ Tầm Ấn, Thánh Quán Âm Thủ Ấn, Quán Tự Tại Bồ tát thủ ấn, Kim Cương Pháp Bồ tát Thủ Ấn (Thành Thân Hội), Kim Cương Pháp Bồ tát Thủ Ấn (Tam Muội Gia Hội), Kim Cương Pháp Bồ tát Thủ Ấn (Tứ Ấn Hội), các bộ thủ ấn của Chuần Đề Quán Âm, bộ thủ ấn của Thiên Thủ Thiên Nhãn Quan Thế Âm, bộ thủ ấn Như Ý Luân Quán Âm, Thủ Ấn của Thấp Nhất Diện Quán Âm, Thủ ấn của Mã Đầu Quán Âm, Bộ Thủ Ấn của Bất Không Quyển Sách Quán Âm, Bộ Thủ Ấn của Thanh Cảnh Quán Âm, Thủ Ấn của Diệp Y Quán Âm, Bộ Thủ Ấn của Bạch Y Quán Âm,

6. Pháp môn của Bồ tát Quan Thế Âm

Hệ phái Đại Thừa (Mahā-yāna) được phát triển từ ý nguyện tôn sùng lý tưởng Bồ Tát, nên danh xưng khởi nguyên của hệ này chính là Bồ Tát Thừa (Bodhisatva-yāna), còn những người tu hành không tin tưởng vào lý tưởng Bồ Tát thì được gọi là Tiểu Thừa (Hīna-yàna) chứ không hề có ý tưởng phân biệt cao thp, rng hp…như một số người đời sau nhận định !…
Do lý tưởng Bồ Tát được xây dựng trên nền tảng Đại Bi (Mahā-kāruṇa) tức là người tu hành theo Lý Tưởng này phải phát Tâm Thệ Nguyện Thành Phật rồi chuyên chú gia công tu tập mọi Công Đức để hoàn thin chính mình qua vic giúp ích cho chúng sinh.
Chính vì Tâm Đại Bi là trọng tâm hoạt động giác ngộ c a các Bậc Thánh Giải Thoát cho nên Đức Quán Âm Bồ Tát tuy đã sớm thành Ph ật, hiệu là Chính Pháp Minh Như Lai, nhưng vì muốn tế độ tất cả chúng sinh, cho nên quay ngược thuyền Từ, thị hiện làm thân Bồ Tát, như trong Kinh “Thiên Thủ Thiên Nhãn Đại Bi Tâm Đà La Ni” nói rằng: “Quán Thế Âm Bồ Tát có sức uy thần chẳng thể nghĩ bàn, trong quá khứ vô lượng kiếp về trước, đã thành Phật, hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai. Do Nguyện Lực Đại Bi là làm an vui cho chúng sinh, cho nên hiện làm Bồ Tát.”
 

Add Comment