NIẾT BÀN
Tiến trình sanh tử sẽ tiếp tục mãi cho đến khi dòng luân hồi này chấm dứt nghĩa là đạt tới cảnh giới Niết Bàn, mục đích cùng tột của người Phật tử.
Danh từ Pali “Nibbàna” gồm có hai phần “Ni” và “Vàna”. Ni là hình thức phủ định: không và Vàna có nghĩa là lòng ham muốn hay ái dục. “Gọi là Niết Bàn vì Niết Bàn là sự dứt bỏ, xa lìa ái dục (Vàna)”. Theo ngữ nguyên, Niết Bàn là không còn tham đắm.
Niết Bàn cũng có thể định nghĩa là sự đoạn diệt lòng tham, sân và si. Đức Phật dạy: “Toàn thế gian nằm trong nhà lửa. Lửa gì đã tạo nên những ngọn lửa ấy? Chính do các lửa tham, sân và si; lửa sanh, già, chết, khổ, đau, ta thán, phiền não, buồn rầu và thất vọng đã nhúm lên những ngọn lửa ấy”.
Chúng ta không nên hiểu Niết Bàn là trạng thái của hư vô hay hủy diệt để dẫn đến sự kiện cho rằng chúng ta không thể nhận biết được Niết Bàn với kiến thức thế gian của chúng ta. Người ta không thể bảo rằng không có ánh sáng chỉ vì anh mù không thấy nó. Như trong câu chuyện mà chúng ta ai cũng biết về con cá tranh cãi với con rùa, (và con cá) kết luận bảo là không có đất liền.
Niết Bàn của người Phật tử không phải là hư vô, cũng không có nghĩa là trạng thái của sự hủy diệt mà đó là điều không có ngôn từ nào có thể giải thích rốt ráo được. Niết Bàn là giáo pháp (Dhamma) “không sanh, không bắt đầu, không cấu tạo và không hình thể”.
Cho nên, Niết Bàn là vĩnh cửu, đáng được ham muốn và hạnh phúc.
Trong Niết Bàn không có gì gọi là sự khổ, không có gì gọi là vĩnh viễn hay tiêu diệt.
Theo kinh điển giải thích thì Niết Bàn vừa có nghĩa “Hữu Dư Niết Bàn” (Sopàdisena) và “Vô Dư Niết Bàn” (Anupàdisena). Thực vậy điều này cho thấy không có hai loại Niết Bàn mà duy nhất chỉ có một Niết Bàn nhưng với hình thức khác nhau tùy theo phương cách người chứng đắc Niết Bàn trước hoặc sau khi chết.
Niết Bàn không ở bất cứ đâu, cũng không phải là cảnh giới Trời mà nơi đó một cá thể siêu việt đang cư trú. Niết Bàn là một trạng thái tùy thuộc ở ngay thân xác này. Nó là một Pháp (Dhamma), sự chứng đắc mà mọi chúng sanh đều có thể thanh tựu. Niết Bàn là một trạng thái cao siêu mà con người có thể đạt tới ngay trong đời này. Phật Giáo không dạy rằng mục đích tối thượng đó chỉ có thể đạt thành trong kiếp sau. Đây là sự khác biệt căn bản giữa quan niệm Niết Bàn của người Phật tử và không Phật tử về một cõi Trời vĩnh cửu chỉ có thể đạt được sau khi chết; hoặc sự hòa hợp với đấng Thần Linh hay Thượng Đế ở kiếp sau. Khi đạo quả Niết Bàn thành tựu ngay trong cuộc sống hiện tại với thân người đang còn thì gọi là “Hữu Dư Niết Bàn”. Lúc một vị A La Hán sau khi thân xác hủy diệt không còn lại vật chất chứng đắc Niết Bàn, lúc ấy gọi là “Vô Dư Niết Bàn”.
Như thi hào Eddwin Arnold (53) diễn tả:
“Nếu có ai dạy rằng Niết Bàn là sự chấm dứt,
Bạn hãy bảo người đó nói dối.
Nếu có người dạy rằng Niết Bàn là còn sống,
Bạn hãy nói người ấy đã lầm”.
Theo quan điểm siêu hình, Niết Bàn là sự giải thoát mọi khổ đau. Về mặt tâm lý học, Niết Bàn là diệt bỏ tự ngã. Trên phương diện đạo đức, Niết Bàn là sự đoạn dứt lòng tham, sân và si.
Một vị A La Hán còn tồn tại hay không sau khi chết?
Đức Phật trả lời: – “Vị A La Hán khi không còn thân ngũ uẩn là thực cao siêu, không thể đo lường được như đại dương bao la. Nếu bảo rằng vị đó tái sanh là điều không đúng. Nếu nói rằng vị ấy không tái sanh nữa hay cũng không không tái sanh đều không thích hợp”.
Người ta không thể bảo rằng một vị A La Hán tái sanh khi mà mọi ái dục gây nên sự tái sanh ấy, đã tận diệt; cũng như không thể nói rằng vị A La Hán tiêu tan (trở thành hư vô) vì không còn gì để phải tiêu mất.
Robert Oppenheimer (54) một khoa học gia viết:
“Ví dụ, nếu hỏi rằng vị trí của điện tử có nằm yên một chỗ không, ta phải trả lời ‘không’; nếu hỏi điện tử có theo thời gian biến đổi không, ta phải trả lời ‘không’; nếu hỏi điện tử có dừng nghỉ không, ta phải trả lời ‘không’; nếu hỏi điện tử có di động không, ta phải trả lời ‘không’.
“Đức Phật cũng đã giải đáp như vậy khi có người hỏi hiện trạng con người sau khi chết. Nhưng chúng không phải là những câu trả lời quen thuộc theo truyền thống khoa học trong thế kỷ mười bảy và mười tám”.
Nibbana
This process of birth and death continues ad infinitum until this flux is transmuted, so to say, to Nibbànadhatu, the ultimate goal of Buddhists.
The Pali word Nibbàna is formed of Ni and Vàna. Ni is a negative particle and Vàna means lusting or craving. “It is called Nibbàna, in that it is a departure from the craving which is called Vàna, lusting”. Literally, Nibbàna means non-attachment.
It may also be defined as the extinction of lust, hatred and ignorance. “The whole world is in flames”, says the Buddha. “By what fire is it kindled? By the fire of lust, hatred and ingnorance, by the fire of birth, old age, death, pain, lamentation, sorrow, grief and despair it is kindled”.
It should not be understood that Nibbàna is a state of nothingness or annihilation owing to the fact that we cannot perceive it with our worldly knowledge. One cannot say that there exists no light just because the blind man does not see it. In that well known story, too, the fish arguing with his friend, the turtle, triumphantly concluded that there exists no land.
Nibbàna of the Buddhists is neither a mere nothingness nor a state of annihilation, but what it is no words can adequately express. Nibbàna is a Dhamma which is “unborn, unoriginated, uncreated, and unformed”.
Hence it is eternal (Dhuva), desirable (Subha), and happy (Sukha).
In Nibbàna nothing is “eternalised”, nor is anything “annihilated”,besides suffering.
According to the Books references are made to Nibbàna as Sopàdisesa and Anupàdisesa. These, in fact, are not two kinds of Nibbàna, but the one single Nibbàna, receiving its name according to the way it is experienced before and after death.
Nibbàna is not situated in any place nor is it a sort of heaven where a transcendental ego resides. It is a state which is dependent upon this body itself. It is an attainment (Dhamma) which is within the reach of all. Nibbàna is a supramundane state attainable even in this present life. Buddhism does not state that this ultimate goal could be reached only in a life beyond. Here lies the chief difference between the Buddhist conception of Nibbàna and the non-Buddhist conception of an eternal heaven attainable only after death or a union with a God or Divine Essence in an after-life. When Nibbàna is realized in this life with the body remaining, it is called Sopàdisesa Nibbàna-dhàtu. When an Arahat attains PariNibbàna, after the dissolution of his body, without any remainder of physical existence it is called Anupàdisesa Nibbàna-dhàtu.
In the words of Sir Edwin Arnold –
“If any teach Nirvana is to cease
Say unto such they lie.
If any teach Nirvana is to live
Say unto such they err”.
From a metaphysical standpoint Nibbàna is deliverance from suffering. From a psychological standpoint Nibbàna is the eradication of egoism. From an ethical standpoint Nibbàna is the destruction of lust, hatred and ignorance.
Does the Arahat exist or not after death?
The Buddha replies – “The Arahat who has been released from the five aggregates is deep, immeasurable like the mighty ocean. To say that he is reborn would not fit the case. To say that he is neither reborn nor not reborn would not fit the case”.
One cannot say that an Arahat is reborn as all passions that condition rebirth are eradicated; nor can one say that the Arahat is annihilated for there is nothing to annihilate.
Robert Oppenheimer, a scientist, writes: –
“If we ask, for instance, whether the position of the electron remains the same, we must say “no”; if we ask whether the electron’s position changes with time, we must say “no”; if we ask whether the electron is at rest, we must say “no”; if we ask whether it is in motion, we must say “no”.
“The Buddha has given such answers when interrogated as to the conditions of man’s self after death; but they are not familiar answers from the tradition of the 17th and 18th century science”.