5 loại tôn tượng Thiên Thủ Quán Âm – có hình ảnh

Theo Truyền Thống Mật Giáo, để có thể rộng độ Chúng Sinh, chư Phật đã giảng dạy các Giáo Pháp tu hành qua Pháp tu Thiên Thủ Quán Âm. Tuy nhiên để phù hợp với căn cơ của từng loại chúng sinh nên chư Phật, chư Tổ đã vận dụng từng loại hình tượng kèm theo Chân Ngôn và Ấn Khế để giáo hóa.

I. Thiên Thủ Thiên Quang Nhãn Đại Liên Hoa Vương

Vì muốn cho Chúng Sinh tự thấu ngộ rằng mình vốn có Lý Trí đầy đủ, Giác Đạo (Buddha-mārga) viên mãn chỉ vì Vô Minh (Avidya) che lấp mà chưa hiển lộ nên các vị Đạo Sư đã minh họa thân Thiên Thủ Quán Âm có 497 đầu mặt xếp làm ba tầng trên mão mặt chính, bên phải mặt chính có mặt Liên Hoa màu xanh, bên trái mặt chính có mặt Kim Cương màu trắng (Tổng cộng là 500 đầu mặt), thân có một ngàn cánh tay trong đó có 42 tay cầm khí trượng biểu thị cho việc thâm nhập vào 42 Tự Môn để tự chứng ngộ được Chính Pháp Giải Thoát. Danh hiệu của Tôn này là Thiên Thủ Thiên Quang Nhãn Đại Liên Hoa Vương và Pháp chính của Ngài là Liên Hoa Phật (Padma-buddha)
1958_千手千眼觀世音菩薩_董夢梅
NAM MÔ THIÊN THỦ THIÊN NHÃN QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT
42 tay tướng ứng với 42 Tự Mẫu là:
1) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ A (A) thời hiện ra tay Hóa Phật, ngộ tất cả Pháp vốn chẳng sinh.
2) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ LA (RA) thời hiện ra tay cầm cái Gương báu, ngộ tất cả Pháp lìa bụi dơ
3) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ BẢ (PA) thời hiện ra tay cầm quyển Kinh Bát Nhã, ngộ tất cả Pháp Thắng Nghĩa Đế chẳng thể đắc.
4) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ TẢ (CA) thời hiện ra tay cầm Hoa Sen tím, ngộ tất cả Pháp không có các Hành, không có sinh tử.
5) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ NẴNG (NA) thời hiện ra tay cầm viên ngọc Như Ý (Ma Ni Châu), ngộ tất cả Pháp Tính Tướng chẳng thể đắc.
6) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ LA (LA) thời hiện ra tay cầm Hoa Sen xanh, ngộ tất cả Pháp Xuất Thế Gian nên ưa thích sự vĩnh viễn chẳng hiện của CHI NHÂN DUYÊN.
7) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ NÁ (DA) thời hiện ra tay cầm cây Búa báu, ngộ tất cả Pháp điều phục tịch tĩnh Chân Như bình đẳng không có phân biệt.
8) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ MA (BA) thời hiện ra tay cầm Chày Độc Cổ Kim Cương, ngộ tất cả Pháp lìa cột giải.
9) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ NOA (ḌA) thời hiện ra tay cầm nhành Dương Liễu, ngộ tất cả Pháp lìa nóng bức ô uế, được mát mẻ trong sạch.
10) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ SÁI (ṢA) thời hiện ra tay Vô Úy Dữ Nguyện, ngộ tất cả Pháp không có trở ngại.
11) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ PHỘC (VA) thời hiện ra tay cầm cái Chuông báu, ngộ tất cả Pháp cắt đứt đường ngôn ngữ.
12) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ ĐA (TA) thời hiện ra tay cầm Bánh Xe Kim Cương (Kim Cương Luân), ngộ tất cả Pháp Chân Như bất động.
13) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ DÃ (YA) thời hiện ra tay cầm Tràng Hạt (Sổ Châu), ngộ tất cả Pháp Như Thật chẳng sinh.
14) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ SẮT-TRA (ṢṬA) thời hiện ra tay cầm chùm Bồ Đào, ngộ tất cả Pháp về tướng Chế Phục Nhậm Trì chẳng thể đắc.
15) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ CA (KA) thời hiện ra tay Xả Ma Tha (tay trái), ngộ tất cả Pháp Tác Giả chẳng thể đắc.
16) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ SA (SA) thời hiện ra tay Tỳ Bát Sa Ma (Tay phải), ngộ tất cả Pháp THỜI Bình Đẳng Tính chẳng thể đắc. Hai tay này biểu thị cho Lý Trí kết thành Định Ấn, bên trên Ấn có đặt cái Bình Bát báu.
17) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ MÃNG (MA) thời hiện ra tay cầm cây Phất Trần trắng, ngộ tất cả Pháp Ngã Sở Chấp Tính chẳng thể đắc.
18) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ NGA (GA) thời hiện ra tay cầm cái Vòng Ngọc (Ngọc Hoàn), ngộ tất cả Pháp Hành Thủ Tính chẳng thể đắc.
19) Khi BồTát Quán Thế Âm nhập vào chữ THA (THA) thời hiện ra tay cầm cái rương báu (Bảo Khiếp), ngộ tất cả Pháp xứ sở chẳng thể đắc.
20) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ NHẠ (JA) thời hiện ra tay cầm Hoa Sen hồng, ngộ tất cả Pháp Năng Sở sinh khởi chẳng thể đắc.
21) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ SA-PHỘC (SVA) thời hiện ra tay cầm Sợi Dây (Quyến Sách), ngộ tất cả Pháp An Ẩn Tính chẳng thể đắc.
22) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ ĐÀ (DHA) thời hiện ra tay cầm Nhật Tinh Ma Ni, ngộ tất cả Pháp Năng Trì Giới Tính chẳng thể đắc.
23) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ XẢ (ŚA) thời hiện ra tay cầm Nguyệt Tinh Ma Ni, ngộ tất cả Pháp Tịch Tĩnh Tính chẳng thể đắc.
24) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ KHƯ (KHA) thời hiện ra tay cầm Bàng Bài, ngộ tất cả Pháp Như Hư Không Tính chẳng thể đắc.
25) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ KHẤT-SÁI (KṢA) thời hiện ra tay cầm cây Tích Trượng, ngộ tất cả Pháp Cùng Tận Tính chẳng thể đắc.
26) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ ĐA-SA (STA) thời hiện ra tay cầm Cung Điện báu, ngộ tất cả Pháp Nhậm Trì Xứ Phi Xứ khiến cho Tính Bất Động chuyển chẳng thể đắc.
27) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ NƯƠNG (ÑA) thời hiện ra tay cầm Trí Ấn, ngộ tất cả Pháp Năng Sở Tri Tính chẳng thể đắc.
28) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ LA-THA (RTHA) thời hiện ra tay cầm cây Gậy Đầu Lâu, ngộ tất cả Pháp Chấp Trước Nghĩa Tính chẳng thể đắc.
29) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ BÀ (BHA) thời hiện ra tay cầm cây kiếm báu, ngộ tất cả Pháp Khả Phá Hoại Tính chẳng thể đắc.
30) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ THA (CHA) thời hiện ra tay cầm cái Hồ Bình, ngộ tấ cả Pháp Dục Lạc Phú Tính chẳng thể đắc.
31) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ SA-MA (SMA) thời hiện ra tay cầm Hoa Sen trắng, ngộ tất cả Pháp Khả Ức Niệm Tính chẳng thể đắc.
32) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ HA-PHỘC (HVA) thời hiện ra tay cầm cây Thiết Câu, ngộ tất cả Pháp Khả Hô Triệu Tính chẳng thể đắc.
33) Khi BồTát Quán Thế Âm nhập vào chữ ĐÁ-SA (TSA) thời hiện ra tay cầm Bạt Chiết La, ngộ tất cả Pháp Dũng Kiện Tính chẳng thể đắc.
34) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ GIÀ (GHA) thời hiện ra tay Từ Niệm Định (tay trái), ngộ tất cả Pháp Nguyên (cái nguồn) Bình Đẳng Tính chẳng thể đắc.
35) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ XÁ (ṬHA) thời hiện ra tay Bi Niệm Tuệ (tay phải), ngộ tất cả Pháp Tích Tập Tính chẳng thể đắc. Hai tay Định Tuệ này hợp thành Liên Chưởng an trước ngực.
36) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ NINH (ṆA) thời hiện ra tay cầm cây Kích Sao, ngộ tất cả Pháp lìa các Huyễn Thỉnh Vô Vãng Vô Lai Hành Trụ Tọa Ngọa ( Không qua không lại, đi đứng ngồi nằm ) chẳng thể đắc.
37) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ PHẢ (PHA) thời hiện ra tay cầm cây Cung báu, ngộ tất cả Pháp Biến Mãn Quả Báo chẳng thể đắc.
38) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhậ vào chữ XA-CA (SKA) thời hiện ra tay cầm Mũi Tên báu, ngộ tất cả Pháp Tích Tụ uẩn Tính chẳng thể đắc.
39) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ DÃ-SA (YSA) thời hiện ra tay cầm cái Bình Quân Trì, ngộ tất cả Pháp Suy Lão Tính Tướng chẳng thể đắc.
40) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ THẤT-TẢ (ŚCA) thời hiện ra tay cầm đám Mây Ngũ Sắc, ngộ tất cả Pháp Tụ Tập Túc Tích chẳng thể đắc.
41) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ TRA (ṬA) thời hiện ra tay Định (tay trái), ngộ tất cả Pháp Tướng Khu Bách (thúc ép ) Tính chẳng thể đắc.
42) Khi Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào chữ TRÀ (ḌHA) thời hiện ra tay Tuệ (tay phải), ngộ tất cả Pháp Cứu Cánh Xứ Sở chẳng thể đắc.
Hai tay Định Tuệ này hợp đưa lên trên đỉnh đầu an vị Hóa Phật thành tay Đỉnh Thượng Hóa Phật.
Câu xưng tán Thiên Thủ Thiên Quang Nhãn Đại Liên Hoa Vương Bồ Tát là:
NAMO SAHASRA BHŪJAYA SAHASRA-JVALA-NETRE MAHĀ- PADMA-RĀJA _ SARVA APĀYAJAHĀYA VIŚUDDHA.
– Tâm Chú Của Tôn này là: OṂ_ VAJRA-DHARMA HRĪḤ
– Đại Chú của Tôn này là Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Chân Ngôn
1_ PADMA-SATVA (Liên Hoa HữuTình) MAHĀ-SATVA (Đại Hữu Tình)
2_ LOKEŚVARA (Thế Tự Tại) MAHEŚVARA (Đại Tự Tại)
3_ AVALOKITEŚVARA (Quán Tự Tại) HRĪḤ (Chủng tử thanh tịnh của Liên Hoa Bộ)
4_ VAJRA-DHARMA (Kim Cương Pháp) NAMO STUTE (Quy mệnh kính lễ)
5_ DHARMA-RĀJA (Pháp Vương) MAHĀ-ŚUDDHA (Đại thanh tĩnh)
6_ SATVA-RĀJA (Hữu Tình Vương) MAHĀ-MATI (Đại Tuệ)
7_ PADMA-ATMAKA (Liên Hoa Thân) MAHĀ-PADMA (Đại Liên Hoa)
8_ PADMA-NĀTHA (Liên Hoa Tôn) NAMO STUTE (Quy mệnh kính lễ)
9_ PADMA-UDBHAVA (Liên Hoa hiển hiện) SUPADMĀBHA (Thiện Liên Hoa Quang)
10_ PADMA-ŚUDDHA (Liên Hoa thanh tĩnh) SUŚUDDHAKA (Thiện thanh tĩnh Pháp)
11_ VAJRA-PADMA (Kim Cương Liên Hoa) SUPADMAṂGE (Thiện Liên Hoa Thân)
12_ PADMA (Liên Hoa) PADMA (Liên Hoa) NAMO STUTE (Quy mệnh kính lễ)
13_ MAHĀ-VIŚVA (Đại xảo diệu) MAHĀ-LOKA (Đại Thế Gian)
14_ MAHĀ-KĀRYA (Đại Hành) MAHĀ-UPAMAḤ (Đại loại suy)
15_ MAHĀ-DHĪRA (Đại thủ trì) MAHĀ-VĪRA (Đại tinh tiến)
16_ MAHĀ-ŚĪLE (Đại thanh lương) NAMO STUTE (Quy mệnh kính lễ)
17_ SATVA (Hữu Tình) AŚAYA (Tâm Tính) MAHĀ-YĀNA (Đại Thừa)
18_ MAHĀ-YOGA (Đại Du Già) VIDHAMANĀṂ (người sáng tạo)
19_ CAṂPAKA-KĀRĀ (Chiêm Bặc Hoa Thủ: Tay cầm hoa Chiêm Bặc) ŚUDDHA ARTHA (Thanh tĩnh lợi ích)
20_ BUDDHA-PADMA (Phật Liên Hoa, Giác Tuệ Liên Hoa) NAMO STUTE (Quy mệnh kính lễ)
21_ DHARMA (Pháp) SATVA-ARTHA (Lợi ích cho Hữu Tình) SADDHARMA (Diệu Pháp)
22_ ŚUDDHA-DHARMA (Thanh Tĩnh Pháp) SUDHARMA (Thiện Pháp) HRI (Tàm, sự xấu hổ, biết hổ thẹn) 23_ ᛸ᝙ᚰ㜭 㫾ᚰ㜭 㜫 MAHĀ-DHARMA (Đại Pháp) SUDHARMA (Thiện Pháp) HRĪḤ (Chủng Tử thanh tĩnh của Liên Hoa Bộ)
24_ DHARMA-CAKRA (Pháp Luân: Bánh xe Pháp) NAMO STUTE (Quy mệnh kính lễ)
25_ BUDDHA-SATVA (Giác Tuệ Hữu Tình) SUSATVA (Thiện Hữu Tình) HRĪḤ (Chủng Tử thanh tĩnh của Liên Hoa Bộ)
26_ DHARMA-SATVA (Pháp Hữu Tình) SUSATVA (Thiện Hữu Tình) DHṚ (Giữ gìn, cầm nắm)
27_ SATVA (Hữu Tình) UTTAMA (Tối Thượng) SUSATVA (Thiện Hữu Tình) JÑA (Trí Tuệ)
28_ SATVA-SATVA (Hữu Tình Chúng Sinh) NAMO STUTE (Quy mệnh kính lễ)
29_ AVALOKITA-NĀTHA (Quán Chiếu Tôn) HRĪḤ (Chủng Tử thanh tĩnh của Liên Hoa Bộ)
30_ MAHĀ-NĀTHA (Đại Tôn) VILOKITA (Quán chiếu)
31_ ALOKA (Siêu Thế, Xuất Thế Gian) LOKA (Thế Gian) ARTHA (lợi ích)
32_ LOKA-NāTHA (Thế Tôn) NAMO STUTE (Quy mệnh kính lễ)
33_ LOKA KṢARA (Thế Gian biến chuyển) KṢARAM-AHAṂ (Tôi cũng biến chuyển)
34_ NAKṢARA (không biến chuyển) HRĪḤ (Chủng Tử thanh tĩnh) KṢARA UPAMAḤ (Loại suy từ sự biến chuyển)
35_ AKṢARA (Chẳng biến chuyển) KṢARA (Biến chuyển) SARVA KṢA (Tất cả Chúng)
36_ CAKRA-KṢARA (Vòng luân chuyển) NAMO STUTE (Quy mệnh kính lễ)
37_ PADMA-HASTA (Liên Hoa Thủ: bàn tay cầm hoa sen) MAHĀ-HASTA (Đại Thủ)
38_ SĀMA-ŚVASA (Xoa dịu an ủi) KĀṆYAKĀḤ (Thánh Nữ đồng trinh)
39_ ŚUDDHA-DHARMA (Thanh Tĩnh Pháp) MAHĀ-BUDDHA (Đại Giác)
40_ BUDDHĀTMAKA (Phật Thân, Giác Tuệ Thân) NAMO STUTE (Quy mệnh kính lễ)
41_ BUDDHA-RŪPA (Hình sắc của Phật) MAHĀ-RŪPA (Đại Sắc)
42_ VAJRA-RŪPA (Kim Cương Sắc) SURŪPA (Thiện Sắc) VA (Chủng Tử Ngôn Ngữ của Kim Cương Bộ)
43_ DHARMA PAKVA (Nấu thổi tinh luyện Pháp) SUTEJA (Thiện Diễm Quang) HRĪḤ (Chủng Tử thanh tĩnh)
44_ LOKA (Thế Gian) ALOKA (Xuất Thế Gian) NAMO STUTE (Quy mệnh kính lễ)
45_ PADMA-ŚRĪ-NĀTHA (Liên Hoa Cát Tường Tôn) NĀTHA (Tôn) HRĪḤ (Chủng Tử thanh tĩnh)
46_ DHARMA-ŚRĪ-NĀTHA (Pháp Cát Tường Tôn) NĀTHA (Tôn) VAṂ (Chủng Tử chứng ngộ đường ngôn ngữ của Kim Cương Bộ)
47_ BRAHMA-NĀTHA (Phạm Thiên Tôn) MAHĀ-BRAHMA (Đại Phạm Thiên)
48_ BRAHMA-PUTRA (Phạm Thiên Tử) NAMO STUTE (Quy mệnh kính lễ)
49_ DĪPA (Đăng: ngọn đèn) DĪPA (ngọn đèn) HRĪḤ (Chủng Tử thanh tĩnh)
50_ DĪPA (Ngọn đèn) LOKA (Thế Gian) SUDĪPAKĀḤ (Thiện Đăng Pháp)
51_ DĪPA-NĀTHA (Đăng Tôn) MAHĀ-DĪPA (Đại Đăng)
52_ BUDDHA-DĪPA (Giác Tuệ Đăng) NAMO STUTE (Quy mệnh kính lễ)
53_ BUDDHA-ABHIṢAKTĀ (Bồ Tát: Người gia công chuyên chú để đạt được quả vị Toàn Giác) BUDDHA (Giác Tuệ) HRĪḤ (Chủng Tử thanh tĩnh)
54_ BUDDHA-PUTRA (Phật Tử) MAHĀ-BUDDHA (Đại Giác)
55_ BUDDHA ABHIṢAIKA (Phật Quán Đỉnh) BUDDHA (Giác Tuệ) HRĪḤ (Chủng Tử thanh tĩnh)
56_ BUDDHA (Giác Tuệ) BUDDHA (Giác Tuệ) NAMO STUTE (Quy mệnh kính lễ)
57_ BUDDHA-CAKṢU (Phật Nhãn) MAHĀ-CAKṢU (Đại Nhãn)
58_ DHARMA-CAKṢU (Pháp Nhãn) MAHĀ-KṢAṆA (Đại Sát Na)
59_ SAMĀDHI (Đại Định) JÑĀNA (Trí Tuệ) SVABHĀVA (Tự Tính)
60_ VAJRA-NETRE (Kim Cương Nhãn, Kim Cương Mục) NAMO STUTE (Quy mệnh kính lễ)
61_ YONĪ (Nhìn ngó) SARVA ATMAKA (Tất cả Thân) NAKHINĀṂ (Chuyện khó khăn khó giải quyết)
62_ NAMAṢṬA (Tôn trọng kính mến) ŚATA DHATVA (Hàng trăm cõi giới)
63_ BHAVAYE (Hữu Đẳng: nhóm có sự hiện hữu) STANUYA (Tán thán) UDBHAVE (Phát sinh hiển hiện)
64_ LOKE’SVARAM (Thế Tự Tại) AVAPUṆE SITI (Rốt ráo hoàn thành đầy đủ khắp cả)
Thủ Ấn của Tôn này là Cửu Phong Mật Ấn: Hai tay kết Kim Cương Hợp Chưởng (Vajra-jaliṃ) hơi cong ngón tay lìa tướng Hợp Chưởng. Hợp 2 Độ Nhẫn Nguyện (2 ngón giữa) với nhau, đều dựng 4 Độ Đàn Tuệ (2 ngón út) Thiền Trí (2 ngón cái ) liền thành.
Cuu Long Mat An
Ấn này làm hình 9 ngọn núi. 2 ngón út, 2 ngón cái là 4 ngọn. 2 ngón trỏ, 2 ngón vô danh là 4 ngọn. 2 ngón giữa hợp thành một ngọn, tổng cộng thành 9 ngọn , Năng Cư và Sở Cư đồng một Thể. Do đó Tướng của Căn Bản Ấn biểu thị cho 9 ngọn núi, đấy là 4 Trí của 2 Bộ. 8 ngón tay biểu thị cho 8 Đức, 2 ngón giữa là một Trí của Bình Đẳng biểu thị cho Tổng Đức, nên thường dịch là Cửu Phong Mật Ấn

II. Thiên Thủ Thiên Nhãn Thập Nhất Diện Quán Thế Âm

Vì muốn giúp cho Chúng Sinh phá tan phiền não chướng đang ngăn che ánh sáng Thắng Diệu của Trí Tuệ bản nhiên trong tâm của mình nên các vị Đạo Sư đã minh họa thân Thiên Thủ Thiên Nhãn Thập Nhất Diện Quán Thế Âm.
Ngài có thân màu trắng. 11 mặt xếp thành 5 tầng:
3 mặt của tầng một có mặt chính giữa màu trắng, mặt bên phải màu xanh lục, mặt bên trái màu đỏ
3 mặt của tầng thứ hai có mặt chính giữa màu xanh lục, mặt bên phải màu đỏ, mặt bên trái màu trắng
3 mặt của tầng thứ ba có mặt chính giữa màu đỏ, mặt bên phải màu trắng, mặt bên trái màu xanh lục. Tất cả khuôn mặt đều có mắt dài và nhỏ như đang mỉm cười
1 mặt của tầng thứ tư là khuôn mặt màu đen biểu lộ sự phẫn nộ, miệng ló răng nanh, có 3 mắt và tóc màu cam dựng đứng
1 mặt của tầng thứ năm là khuôn mặt hiền hòa màu đỏ đội vương miện
2 tay đầu tiên chắp lại trước ngực cầm viên ngọc báu
Bên phải: Tay thứ hai cầm tràng hạt, tay thứ ba kết Diệu Thí Thắng Ấn, tay thứ tư cầm Pháp Luân
Bên trái : Tay thứ hai cầm hoa sen vàng, tay thứ ba cầm bình có chứa nước Cam Lộ, tay thứ tư cầm cung tên
992 tay còn lại đều mềm mại như những cánh sen kết Diệu Thí Thắng Ấn.
Trong mỗi lòng bàn tay đều có một con mắt, không một cánh tay nào vượt quá vương miện và cũng không buông thấp quá đầu gối
Ngực trái của Ngài được che bằng miếng da hươu. Trang phục bên dưới làm bằng lụa vải tốt, thắt lưng bằng vàng có nạm ngọc quý, vương miện cũng nạm ngọc quý và thân của Ngài được trang điểm bằng mọi loại báu như vòng, xuyến, anh lạc, lụa nhiều màu … tỏa ánh hào quang sáng ngời.
namo84000.wordpress.com-1000-best (6)
Pháp chính của Tôn này là Liên Hoa Kim Cương (Padma-vajra)
– Tâm Chú của Tôn này là: OṂ_ MAṆI PADME HŪṂ HRĪḤ
– Đại Chú của Tôn này là: NAMO RATNA-TRAYĀYA (Quy mệnh Tam Bảo)
NAMAḤ ĀRYA-JÑĀNA-SĀGARA-VAIROCANA-VYŪHA-RĀJĀYA TATHĀGATĀYA ARHATE SAMYAKSAṂBUDDHĀYA (Kính lễ Thánh Trí Hải Biến Chiếu Trang Nghiêm Vương Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác)
NAMAḤ SARVA TATHĀGATEBHYAḤ ARHATEBHYAḤ SAMYAKSAṂBUDDHEBHYAḤ (Kính lễ tất cả Như Lai Đẳng, Ứng Cúng Đẳng, Chính Đẳng Chính Giác Đẳng)
NAMAḤ ĀRYA-AVALOKITEŚVARĀYA BODHI-SATVĀYA MAHĀSATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA (Kính lễ Bậc có Tâm Đại Bi là Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát)
TADYATHĀ (Như vậy)
OṂ (cảnh Giác)
DHARA DHARA (Gia trì cho Ta và người)
DHIRI DHIRI (Người gia trì không kể nam nữ)
DHURU DHURU (Lóe sáng, gom chứa tiêu đề)
ITI VATI (Năng lực tự nhiên: Hư không, gió, mặt trời, mặt trăng…. Như vậy)
CALE CALE (Lay động, lay động)
PRACALE PRACALE (Lay động khắp, lay động khắp)
KUSUME KUSUMA BALE (Sức lực của bông hoa bên trong bông hoa)
CITI JVALAMĀPANĀYA (Hiểu biết lưu ý đến ánh sáng theo hơi thở ra vào)
IRI (Che chở triệt để)
MIRI (Ngăn cản chận đứng)
CIRI (Sự gây thương tích, giết chết)
PARAMA-ŚUDDHA-SATVA MAHĀ-KĀRUṆIKA SVĀHĀ (Quyết định thành tựu bậc Chí Thượng Thanh Tĩnh Hữu Tình có đầy đủ Tâm Đại Bi)
Thủ Ấn của Tôn này là Bát Diệp Ấn: Chắp 2 tay lại giữa trống không. 2 ngón cái, 2 ngón út cùng hợp nhau dựng đứng. 6 ngón còn lại bung duỗi thẳng như hình hoa sen nở. Kết Ấn xong. Quán tưởng trên Ấn có viên ngọc Như Ý.
Bat Diep An
Do Tôn này biểu thị cho lực gia trì của Kim Cương Bộ trong Quán Âm Bộ nên Mật Giáo Tây Tạng thường truyền dạy Pháp tu theo Tôn này.

III. Thiên Thủ Quán Âm

Vì muốn cho Chúng Sinh nuôi lớn Phước Đức đang tiềm ẩn trong tâm của mình khiến cho họ tự nhận biết rằng mình vốn có đầy đủ Công Đức như chư Phật không khác nên các vị Đạo Sư đã minh họa thân Thiên Thủ Quán Âm với 27 đầu mặt xếp thành 5 tầng, biểu thị cho 9 Giới hiển Phật Giới. Thân có 42 tay cầm khí trượng và 958 tay còn lại xếp vòng quanh thân.
1382278821-1710848858
Tôn này biểu thị cho Đức Pháp Tài và có danh hiệu là Thiên Thủ Quán Âm. Pháp chính của Tôn này là Liên Hoa Ma Ni (Padma-maṇi)
)Chân Ngôn của Tôn này là: Thế Tôn Thánh Giả Thiên Nhãn Thiên Thủ Thiên Túc Thiên Thiệt Thiên Tý Quán Tự Tại Bồ Đề Tát Đỏa Đát Phộc Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni
NAMO RATNA-TRAYĀYA: Quy mệnh Tam Bảo
NAMAḤ ĀRYA AVALOKITEŚVARĀYA BODHI-SATVĀYA MAHĀSATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA: Kính lễ Đấng có đầy đủ Tâm Đại Bi là Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát
MAHĀ-VĪRĀYA, SAHASRA AKṢĀYA, SAHASRA ŚIRṢĀYA, SAHASRA PADĀYA, SAHASRA JIHVĀYA, SAHASRA BHUJĀYA: Đấng Đại Dũng Mãnh có ngàn mắt, ngàn đầu, ngàn chân, ngàn lưỡi, ngàn cánh tay
EHI BHAGAVAN ĀRYA AVALOKITEŚVARA: Đức Thánh Quán Tự Tại Thế Tôn như vậy
UGRA SATYA UGRA MAHĀ-UGRA MAHĀ-NĀDA: Đấng có uy đức, uy đức chân thật, uy đức to lớn, phát ra năng lực dưới hình thức âm thanh to lớn
KILI KILI KILI KILI: Găm chặt, găm chặt
MILI MILI MILI MILI: Ngăn chận, cản trở
CILI CILI CILI CILI: Lập lại lâu dài
NAṬU NAṬU NAṬU NAṬU: Hướng dẫn dìu dắt
KRASA KRASA KRASA KRASA: Nhu thuận
KURU KURU KURU KURU: Tác làm
EHYEHI MAHĀ-VĪRA: Hãy khéo đến ! Hỡi Đấng Đại Dũng Mãnh
VARAṂ DADA: Ban bố ước nguyện
VÌRYAMÏ DADA: Ban boá söï tinh tieán
SARVA KĀMAṂ ME PRAYACCHA: Mau lẹ ban cho tôi tất cả sự mong ước yêu thích
ŚĪRGHAṂ VAŚAṂ ME RĀṢṬA: Giáo hóa ước mơ của tôi
SARĀJAKAṂ KURU: Tác làm hành động của vị vua tốt (Thiện Vương)
SAHASRA BHUJA SAHASRA VĪRA LOKEŚVARA SĀDHAYA SADĀ SIDDHIṂ MEBHAVA: Chứng minh cho tôi thành tựu Nghi Thức của Đấng Thiên Tý Thiên Dũng Thế Tự Tại
DHARADOBHAVA AGROBHAVA MI: Trì giữ phát sinh cảnh hiện hữu nơi tôi
OṂ NAMO STUTE: Quy mệnh kính lễ
BHAGAVAN ĀRYA AVALOKITEŚVARA: Thánh Quán Tự Tại Thế Tôn
PRAPUṆYA PRASĪDAMAṂ VARADOMAMA: Ban bố cho tôi sự hiểu biết thấu đáo cao thượng của Phước Đức thù thắng
BHAVA MI: Hiện hữu nơi tôi
SVĀHĀ : Quyết định thành tựu
– Thủ Ấn của Tôn này là Liên Hoa Ngũ Cổ Ấn: Còn gọi là Ngũ Phong Ấn, Ngũ Trí Ấn, Ngũ Đại Ấn, Ngoại Ngũ Cổ Ấn. Hai tay cài chéo các ngón bên ngoài rồi nắm lại thành Quyền (Ngoại Phộc Quyền) dựng 2 ngón giữa dính nhau như cây kim (hoặc hình cánh sen úp) 2 ngón cái, 2 ngón út đều kèm nhau dựng thẳng đứng, duỗi bung 2 ngón trỏ.
Lien Hoa Ngu Co An
Do 40 tay được chia làm 5 Bộ biểu thị cho diệu dụng của 5 Trí Như Lai nên Liên Hoa Ngũ Cổ Ấn biểu thị cho 5 Trí của Liên Hoa Bộ. Vì thế Ngũ Cổ Mật Ấn nhiếp 40 tay, tức là Tổng Ấn của 40 tay và được gọi là Thiên Thủ Căn Bản Ấn

IV. Thân Thiên Thủ Thiên Nhãn Thanh Cảnh Quán Âm

Vì muốn làm tươi tốt muôn điều lành và khai mở cho Chúng Sinh tự thấu ngộ được bản tâm Thanh Tịnh Vô Cấu Nhiễm vốn có nơi mình nên các vị Đạo Sư đã minh họa Thân Thiên Thủ Thiên Nhãn Thanh Cảnh Quán Âm. Thân này có đầy đủ tướng tốt đẹp như thân Thánh Quán Âm với cái cổ màu xanh, hiện ngàn tay ngàn mắt.
Biến Thân của Tôn này là: Thân màu trắng có 3 mặt, mặt chính có dung mạo Từ Bi vui vẻ, bên phải là mặt sư tử, bên trái là mặt heo. Đầu đội mão báu, trong mão có vị Hoá Phật Vô Lượng Thọ. Thân có 4 cánh tay. Bên phải: Tay thứ nhất cầm cây gậy, tay thứ hai cầm Hoa Sen. Bên trái: Tay thứ nhất cầm bánh xe (Luân), tay thứ hai cầm vỏ ốc (Loa). Dùng da cọp làm quần, da hươu đen làm khăn quấn khoác ở góc vai trái, dùng con rắn đen làm Thần Tuyến. Ngồi trên hoa sen tám cánh, Anh Lạc, vòng xuyến tỏa ánh lửa trang nghiêm thân thể và Thần Tuyến từ bắp tay trái rũ xuống.
Thien Thu Thien Nhan Thanh Canh Quan Am
Do Tôn này biểu thị cho Pháp tu Liên Hoa Pháp (Padma-dharma) của Đức Quán Tự T ại Vương Như Lai (Avalokiteśvara-rājāya-tathāgata) nên Mật Giáo Trung Hoa thường truyền dạy Pháp tu theo Tôn này.
Tâm Chú của Tôn này là :
OṂ_ AROLIK SVĀHĀ
Thủ Ấn của Tôn này có 2 loại là:
+ Ngoại Phộc Thanh Liên Ấn: 2 ngón út, 2 ngón vô danh, 2 ngón giữa cài chéo nhau bên ngoài. Dựng 2 ngón trỏ chạm đầu nhau như cánh sen. Dựng 2 ngón cái song song như cây phướng.
Ngoai Phoc Thanh Lien An
Chân Ngôn là: OṂ_ PADME NĪLAKAṆṬHI JVALA BHRŪ BHRŪ HŪṂ
+ Hai tay kết Kim Cương Phộc, 2 ngón giữa như cây phướng.
Kim Cuong Phoc
Chân Ngôn là: OṂ_ LOKE-JVALA-RĀJA HRĪḤ
Đại Chú của Tôn này có 2 bản:
– Quảng Bản: Thanh Cảnh Quán Tự Tại Bồ Tát Đà La Ni
NAMO (Quy mệnh ) RATNA-TRAYĀYA (ba báu, tam bảo)
NAMAḤ (Kính lạy) ĀRYA (Thánh) AVALOKITEŚVARĀYA (Quán Tự Tại) BODHI-SATVĀYA (Bồ Tát) MAHĀ-SATVĀYA (Đại Bồ Tát) MAHĀ- KĀRUṆIKĀYA (Đấng có Tâm Đại Bi)
SARVA (Tất cả) BANDHANA (Sự cột trói, sự trói buộc) CCHEDANA (Chặt cắt ) KĀRĀYA (Tác, làm)
SARVA BHAVA (Tất cả sự có sự hiện hữu) SAMUDRAṂ (Biển) SUKṢAṆA (Khô kiệt) KĀRĀYA (Tác, làm)
SARVA VYADHI (Tất cả b ệnh tật) PRAŚAMANA (Tiêu diệt) KĀRĀYA (Tác, làm)
SARVA TITYU BHANDRAVA (Tất cả tai họa) VINĀŚANA (Cắt đứt) KĀRĀYA (Tác, làm)
SARVA BHAYEṢYO (Tất cả sự sợ hãi) TĀRĀṆA (Cứu độ) KĀRĀYA (Tác, làm)
TASMAI ( Như vậy ) NAMASKṚTVA (Tác kính lễ)
IMAṂ (Của tôi) ĀRYA-AVALOKITEŚVARÀYA (Thánh Quán Tự T ại) LAṂTABHA (Nơi cư ngụ)
NĪLAKAṆṬHA (Thanh Cảnh: Cái cổ màu xanh) NĀMA (Danh, tên gọi) HṚDAYA (Tâm, trái tim)
MABRATA ICCHYAMI (Nay tôi nói)
SARVĀRTHA (Tất cả s ự l ợi ích) SĀDHANAṂ (Phương cách thành tựu) ŚUDDHAṂ (Sự thanh tĩnh)
AJIYAṂ (Vượt thắng) SARVA BHŪTANAṂ (Tất cả Chúng Sinh, tất cả Quỷ Thần)
BHAVA (HỮU, Sự có hiện hữu) MĀRGA (Đạo, con đường) VIŚUDDHAKAṂ (Làm cho thanh tĩnh)
TADYATHĀ (Như vậy, liền nói Chú là)
OṂ (Cảnh giác)
ĀLOKE (Siêu Thế, vượt qua Thế Gian )
ĀLOKA-MATI (Siêu Thế Tuệ: Trí Tuệ vượt Thế Gian)
LOKATI (Thế Gian Tính: Tính chất của Thế Gian) VIKRAṂTE (Ly tác: hành động xa lìa vượt qua… )
HE (Mừng thay) HĀRE (Một tên riêng để g ọi Sư T ử) ĀRYA- AVALOKITEŚVARA MAHĀ-SATVĀYA (Thánh Quán Tự Tại Đại Bồ Tát)
HE BODHI-SATVA (Mừng thay Đấng Bồ Tát)
HE VĪRYA-BODHISATVA (Mừng thay Đấng Tinh Tiến Bồ Tát)
HE (Mừng thay) MAHĀ-KĀRUṆIKA (đấng Đại Bi) SMARA (Ức niệm, Ghi nhớ) HṚDAYAṂ (Tâm)
HE HE (Mừng thay! Mừng thay!) HĀRE (Sư Tử) ĀRYA-AVALOKITEŚVARA (Thánh Quán Tự Tại)
MAHEŚVARA (Đại Tự Tại)
PRAMAITRA (Thắng Từ) CITTA (Tâm Ý)
MAHĀ- KĀRUṆIKA (Đấng Đại Bi)
KURU (Làm) KURU (Lại làm) KARMAṂ (Nghiệp, sự nghiệp)
SĀDHAYA (Phương cách thành tựu) SĀDHAYA-VIDYAṂ (Thành tựu Minh: Bài Minh Chú thành tựu)
ṆIHE ṆIHE (Dẫn cho, dẫn cho) ME (Tôi) VARAṂ (Ước nguyện)
KĀMAṂ (Sự yêu đương luyến ái) GAMA (Nơi chốn, sự che dấu)
VIGAMA ( Xa lìa sự che dấu )
SIDDHA (Thành tựu) YOGEŚVARA (Du Già tự tại)
DHURU DHURU (Gom chứa chủ đề)
VIYANTI (Bậc Du Không: Hàng dạo chơi trên hư không) MAHĀ-VIYANTI (Bậc Đại Du Không)
DHĀRA DHĀRA (Cầm giữ, gìn giữ)
DHĀRE INDREŚVARA (Trì giữ sự tự tại của bậc Đế Vương)
CALA CALA (Lay động, lay động)
VIMALA (Ly cấu: xa lìa sự dơ bẩn) AMALA (Vô Cấu : không có sự dơ bẩn) AMRTE ( Bất Tử : không có sự chết )
ĀRYA-AVALOKITEŚVARA (Thánh Quán Tự Tại) JINA (Da Hươu) KṚṢṆI (Màu đen)
JAṬA (Búi tóc trên đỉnh đầu) MAKUṬA (Cái mão lưu ly) VARAṂMA (Tuân theo, buông rũ) PRARAṂMA (Chuỗi kết bằng bông hoa)
MAHĀ-SIDDHA (Đại thành tựu) VIDYA-DHĀRA (Trì Minh)
MALA (Sự dơ bẩn, Nội cấu) MALA (Ngoại cấu) MAHĀ-AMALA (Đại Vô dấu)
BALA (Sức mạnh, nội lực) BALA (Ngoại lực) MAHĀ-ABALA (Đại vô lực)
CALA (Nội động) CALA (Ngoại động) MAHĀ-ACALA (Đại vô động)
KṚṢṆA-VṚṆA (Sắc màu đen) KṚṢṆA-PAKṢA (Bè nhóm màu đen) DĪRGHATANA (Đập nát)
HE (Mừng thay) MAHĀ-PADMA-HASTA (Đại Liên Hoa Thủ)
CĀRYA (Hành: đi lại, công hạnh) CĀRYA (Hành) NĪŚA-CĀRYA (Dạ hành: Đi lại trong bóng đêm) IŚVARA (Tự tại)
KṚṢṆA-SARPA (Hắc Xà: con rắn màu đen) KṚTVA (Tác làm) JYOPAVITRA (Thần Tuyến: sợi dây Thần)
EHYEHI (Khéo đến) MAHĀ-VARĀHA-MUKHA (Đại Trư diện: khuôn mặt heo to lớn)
TRIPŪRA (Ba trùng thành, cái thành có ba lớp bao quanh) DAHANA (Thiêu đốt) IŚVARA (Tự Tại)
NĀRĀYAṆA (Na La Diên Thiên, Kiên cố dũng mãnh Thiên) RŪPA (Hình sắc)
VARA-MĀRGA (Nguyện đạo: đường lối ước nguyện) DHĀRI (Trì giữ)
HE (Mừng thay) NĪLAKAṆṬHA (Đấng Thanh Cảnh)
HE (Mừng thay) MAHĀ-HĀRA (Đại đắc thắng, sự thâu nhiếp to lớn)
HĀRA (Thâu nhiếp) VIṢA (Chất độc) NIRJITA (Sự phát sinh)
LOKASYA (Thế gian đẳng) RĀGA-VIṢA (Chất độc Tham ái) VINĀŚANA (Trừ diệt)
DVAIṢA-VIṢA (Chất độc sân hận giận dữ) VINĀŚANA (Trừ diệt)
MOHA-VIṢA (Chất độc ngu si) VINĀŚANA (Trừ diệt)
HULU (Mau chóng) HULU (Mau chóng) MAHĀ-HULU (Cực mau chóng)
HĀRE-MAHĀ-PADMA-NĀTHA (Sư Tử Đại Liên Hoa Tôn )
SARA SARA (Kiên cố bền chắc)
SIRI SIRI (Dũng mãnh thù thắng cát tường)
SURU SURU (Tuôn nước Cam Lộ)
BUDDHĀYA BUDDHĀYA (Sở giác, sở giác của Ta Người)
BODDHĀYA BODDHĀYA (Giác ngộ, khiến cho Ta Người Giác Ngộ)
HE (Mừng thay) MAITRE-NĪLAKAṆṬHA (Từ Ái Thanh Cảnh)
EHYEHI (Khéo đến) VAMA (Bên trái) STHITA (An trú) SIṂHA-MUKHA (Khuôn mặt Sư Tử)
HASA HASA (Giọng cười, nụ cười)
MUṂCA MUṂCA (Phóng tán, buông thả, buông lơi)
MAHĀ-ṬĀṬA-HASA (Cười lớn tiếng ha ha)
EHYEHI (Khéo đến) PAṂ (Chủng tử biểu thị cho Đệ Nhất Nghĩa Vô Nhiễm)
MAHĀ-SIDDHA-YOGEŚVARA (Đại thành tựu Du Già Tự Tại)
SAṆA SAṆA VACA (Nay làm, nói năng)
SĀDHAYA SĀDHAYA-VIDYA (Phương cách thành tựu Bài Minh Thành Tựu)
SMARA (Ghi nhớ) SMARA ŚAṂ (ghi nhớ chính đúng)
BHAGAVAṂ (Đức Thế Tôn) TAṂ (Chủng tử biểu thị cho nghĩa Như Như Bất Khả Đắc)
LOKITA (Quán sát) VILOKITAṂ (Quán chiếu)
LOKEŚVARA TATHĀGATA (Thế Tự Tại Như Lai)
DADĀ HIME (Ban bố cho tôi) SARVA-SATTVA (Tất cả chúng hữu tình)
DARŚANA (Nhìn thấy, trông thấy) KĀMASYA (Đều yêu thích)
DARŚANAṂ (Khiến khi nhìn thấy) PRAKRADĀYA (Vui thích, khánh duyệt) MANA (khởi ý) SVĀHĀ (Quyết định thành tựu)
SIDDHĀYA (Thành Tựu) SVĀHĀ (viên mãn Phước Trí)
MAHĀ-SIDDHĀYA (Đại thành tựu) SVĀHĀ (Viên mãn Phước Trí)
SIDDHA YOGEŚVARA (Thành tựu Du Già Tự Tại) SVĀHĀ (viên mãn Phước Trí )
NĪLAKAṆṬHA (Thanh Cảnh: Cái cổ màu xanh biểu thị cho nghĩa thọ nhận mọi sự đau khổ phiền não thay cho chúng sinh và ban niềm an vui hạnh phúc đến cho họ) SVĀHĀ (viên mãn Phước Trí)
MAHĀ-VARĀHA-MUKHĀYA (Đại Trư Diện) SVĀHĀ (Viên mãn Phước Trí)
MAHĀ-SIṂHA-MUKHĀYA (Đại Sư Tử Diện) SVĀHĀ (Viên mãn Phước Trí)
SIDDHA VIDYA-DHĀRĀYA (Thành tựu Trì Minh) SVĀHĀ (Viên mãn Phước Trí )
KṚṢṆA-SARPA KṚTVA JYOPAVITĀYA (Con rắn đen được dùng làm Thần Tuyến) SVĀHĀ (Viên mãn Phước Trí)
MAHĀ-MUKTĀ (Đại Châu, viên ngọc lớn) DHĀRĀYA (Cầm nắm) SVĀHĀ (Viên mãn Phước Trí)
CAKRA (Luân, bánh xe) YUDHĀYA (Trượng, cây gậy) SVĀHĀ (Viên mãn Phước Trí)
PADMA-HASTAYA (Liên Hoa Thủ: Đấng Bồ Tát có bàn tay cầm hoa sen màu hồng) SVĀHĀ (Viên mãn Phước Trí)
ŚAṄKHA (Loa, vỏ ốc) ŚABDANI (Âm thanh) BUDDHA-NĀYA (Lý thú của sự giác ngộ) SVĀHĀ (Viên mãn Phước Trí)
VAMA (Bên trái) SKANDA VIṢA (Nghiêng lệch về bờ vai) STHITA (An trú) KṚṢṆA-JINĀYA (Áo khoác bằng da hươu đen) [Đấng khoác áo da hươu đen nghiêng lệch về vai trái] SVĀHĀ (Viên mãn Phước Trí) ᢩ
VYĀGHRA-CAMANI-VASANĀYA (mặc quần bằng da cọp) SVĀHĀ (Viên mãn Phước Trí)
LOKEŚVARĀYA (Đức Thế Tự Tại) SVĀHĀ (Viên mãn Phước Trí)
SARVA SIDDHEŚVARĀYA (Tất cả thành tựu tự tại) SVĀHĀ (Viên mãn Phước Trí )
NAMO (Quy mệnh) BHAGAVATE (Thế Tôn) ĀRYA (Thánh) AVALOKITEŚVARĀYA (Quán Tự T ại) BODHI-STVĀYA (Bồ Tát) MAHĀ- SATVĀYA (Đại Bồ Tát) MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA (Bậc có đầy đủ Tâm Đại Bi)
OṂ (Thân khẩu ý) SIDDHYANTU [ SIDDHI (Thành tựu) YANTU (Ban cho)] MANTRA (Thần Chú, Chân Ngôn) PADĀYA (Câu cú) SVĀHĀ (Viên mãn sự an lạc tịch tĩnh của Đại Niết Bàn).
Thủ Ấn của Quảng Bản là THANH CẢNH ẤN: Hai tay cài chéo nhau bên ngoài. Rút ngón cái trái vào lòng chưởng, duỗi thẳng ngón cái phải, 2 ngón giữa làm hình cánh sen. Duỗi thẳng 2 ngón vô danh, 2 ngón út (bên trái đè bên phải) cùng cài chắc nhau.
Thanh Canh Quan Am An
– Lược Bản: Thiên Thủ Thiên Nhãn Quán Thế Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni
1) Nam mô hạt la đát na đá la dạ gia NAMO (Quy y) RATNA (Bảo, Vật báu) TRAYĀYA (Tam đẳng, ba nhóm) NAMO RATNA-TRAYĀYA: Quy y Tam Bảo
2) Nam moâ a lò gia NAMAḤ (Quy mệnh, kính lễ) ĀRYA (Bậc thánh) NAMAḤ ĀRYA: Quy mệnh Thánh
3) Bà lô yết đế thước bát la gia AVALOKITA (Quán sát, xem xét) IŚVARĀYA (Đấng tự tại) AVALOKITEŚVARĀYA: Quán Tự Tại
4) Bồ đề tát đỏa bà gia BODHI (Giác tuệ, Phật Trí) SATVĀYA (Loài Hữu Tình) BODHI-SATVĀYA : Bồ Tát (Bậc Giác Hữu Tình)
5) Ma ha tát đỏa bà gia MAHĀ (Đại, to lớn) SATVĀYA (Loài Hữu Tình) MAHĀ-SATVĀYA: Đại Giác Hữu Tình
6) Ma ha ca lô ni ca gia MAHĀ (Đại) KĀRUṆIKĀYA (Bậc có Tâm Bi) MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA: Bậc có đầy đủ Tâm Đại Bi NAMAḤ ĀRYA-AVALOKITEŚVARĀYA BODHI-SATVĀYA MAHĀSATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA: Kính lễ Đấng có đầy đủ Tâm Đại Bi là Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát
7) Án
OM (Ba Thân, quy mệnh, cúng dường, cảnh giác, nhiếp phục) OṂ:Quy mệnh
8) Tát bà la phạt duệ SARVA (Tất cả) RABHAYE (Cấp đẳng thường hay gánh vác đảm nhận công việc khó khăn) SARVA RABHAYE: Tất cả Thánh Tôn hay đảm nhận các công việc khó khăn
9) Số đát na đát tỏa ŚUDDHA (Thanh tịnh) NĀDA (Âm thanh, âm giọng) ṢYA (Đẳng nhóm) ŚUDDHA-NĀDASYA: Đẳng nhóm có âm thanh thanh tịnh. Câu này có nghĩa là: Vui vẻ dạy lời triệu mời CHÍNH GIÁO THÁNH DIỆU
10) Nam mô tất kiết lật đỏa y mông a lị gia NAMASKṚTVA (Quy y kính lễ) IMAṂ (của tôi) ĀRYA (Bậc Thánh)
11) Bà lô cát đế thất phật la lăng đà bà AVALOKITEŚVARA (Quán Tự Tại) LAṂTABHA (Sự nâng nhấc, nơi cư ngụ) NAMASKṚTVA IMAṂ ĀRYA-AVALOKITEŚVARA LAṂTABHA: Kính lễ núi Bổ Đà Lạc Ca (Potalaka:Hương sơn) là nơi cư ngụ của Bản Tôn Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát của tôi
12) Nam mô na la cẩn trì NAMO (Quy Mệnh) NĪLAKAṆṬHA (Thanh Cảnh: Đấng có cái cổ màu xanh biểu thị cho Tâm Từ Bi Hiền ái của Bồ Tát Quán Tự Tại) NAMO NĪLAKAṆṬHA: Quy mệnh Đức Thanh Cảnh Bồ Tát
13) Hê lị Ma ha bàn đá sa mế HṚ (Nội tâm) MAHĀ (Đại) PATA (Ánh sáng) ŚAMI (Hàm chứa ngọn lửa) HṚ MAHĀ-PATAŚAMI:Tâm Từ Bi hiền ái phóng tỏa ánh Đại Quang minh
14) Tát bà a tha đậu thâu bằng SARVĀTHA (Khắp mọi nơi) DU (Đốt cháy) ŚUPHAṂ (Chiếu sáng) SARVĀTHA DU ŚUPHAṂ: Đốt cháy khắp mọi nơi khiến cho chiếu sáng. Câu này biểu thị cho Vô Vi nghiêm tịnh.
15) A thệ dựng AJIYAṂ ( Không thể sánh, không thể vượt thắng hơn được ) AJIYAṂ: Vô tỷ Pháp, Vô tỷ Giáo
16) Tát bà tát đá na ma bà già SARVA (Tất cả) SATVA (Hữu tình, kẻ có Tâm dũng mãnh) NĀMA (Danh xưng) BHAGA (Đức tính, đức hạnh, sự mong muốn hạnh phúc, hiệu lực, hiệu nghiệm) SARVA SATVA NĀMA BHAGA: Tất cả Đức hạnh, danh xưng của bậc có Tâm dũng mãnh. Câu này biểu thị cho Phật Pháp rộng lớn vô biên
17) Ma phạt đặc đậu MĀ (Đừng làm như vậy, đừng bỏ rơi) BHĀTI (Chói lọi rực rỡ) DU (Đốt cháy, Làm hư hỏng) MĀ BHĀTI DU: Đừng làm hư hỏng sự chói lọi rực rỡ. Câu này biểu thị cho Bạn lành của Thế Gian mang thân cõi Trời (Thiên Thân Thế Hữu) khiến cho kẻ tu hành hết mê muội, giữ được Giới Thanh Tịnh 17 câu trên là phần: “QUY KÍNH TÔN ĐỨC MÔN”
18) Đát điệt tha TADYATHĀ: như vậy, ấy là, liền nói Thần Chú là
19) Án, a bà lô hê OṂ (Ba Thân, Quy mệnh, cảnh giác, cúng dường, nhiếp phục) AVALOKI (Quán sát xem thấu khắp mọi nơi ) OṂ AVALOKI: Cảnh giác kêu gọi Đức Quán Thế Am
20) Lô ca đế LOKATE (Hiểu biết, chiếu sáng) LOKATE: Biểu hiện cho Thể Quang Minh
21) Ca la đế KALATI (Tính đếm, trù hoạch, dự định, đặt để) KALATI: Biểu thị cho lòng Bi Mẫn cứu khổ cứu nạn để hưng vượng sự nghiệp
22) Di hê lị I (Kêu gọi vang lừng) HELIḤ (Mặt Trời , sự chiếu sáng một cách vô tư) I HELIḤ: Thuận dạy Vô Tâm phổ hóa chúng sinh
23) Ma ha bồ đề tát đỏa MAHĀ-BODHISATVA: Đại Bồ Tát
24) Tát bà tát bà SARVA (tất cả) SARVA SARVA: Hết thảy Phật Pháp Bình Đẳng làm lợi lạc cho tất cả Chúng Sinh
25) Ma la ma la MĀLA (Chuỗi Anh lạc, tràng hoa biểu thị cho sự gom chứa Pháp lành) MĀLA MĀLA: Tăng trưởng Thiện Pháp Như Ý cho ta và người
26) Ma hê ma hê lị đà dựng MASĪ (Nhìn về , trông vào , xem xét) HṚDAYAṂ (Tâm Đẳng) MASĪ MASĪ HṚDAYAṂ: Quán sát Tâm mình và Tâm người để tu thành thân Kim Cương Pháp được ngồi trên Toà Hoa Sen báu 9 câu trên là phần: “PHỔ CHỨNG ĐẠI BI TÂM MÔN”
27) Câu lô câu lô yết mông KURU (Tác làm) KARMAṂ (Nghiệp Đẳng) KURU KURU KARMAṂ: Làm Pháp tác dụng Trang Nghiêm, thổi Loa Pháp kết Giới, gieo trồng các Công Đức
28) Độ lô độ lô, phạt xà gia đế TURU (Nhanh chóng vượt thoát) BHAṢI (Ngôn ngữ, giáo pháp) YATI (Điều khiển hướng dẫn) TURU TURU BHAṢI YATI: Hướng dẫn giáo pháp nghiêm tịnh rộng khắp khiến cho ta và chúng sinh nhanh chóng vượt thoát sự khổ não của sinh tử 2 câu trên là phần: “TỊNH HÓA LỤC ĐẠO MÔN”
29) Ma ha phạt xà gia đế MAHĀ-BHAṢI YATI: Hướng dẫn Đạo Pháp tối thượng rộng lớn hay giải thoát sinh tử khổ não chẳng bị các thứ độc làm hại
30) Đà la đà la DHĀRA (Nhiếp trì, gia trì) DHĀRA DHĀRA: Gia trì, gia trì
31) Địa lị ni DHIRIṆI: Người Trì Chú (chẳng luận Nam Nữ)
32) Thất phật la gia IŚVARĀYA (Tự Tại Đẳng) IŚVARĀYA: Tự tại phóng ra Đại Quang Minh 4 câu trên là phần: “THIỆN MINH QUÁN ĐỈNH MÔN”
33) Giá la giá la CALA (Lay động, tác động, hành động) CALA CALA: Hiện tướng Đại Phẫn Nộ rống tiếng sấm Pháp phá hủy sự trì độn chậm chạp của chúng sinh
34) Ma ma phạt ma la MAMA (Chỗ thọ trì của tôi) VIMALA ( Xa lìa cấu nhiễm ) MAMA VIMALA: Chỗ thọ trì của tôi là nơi ly cấu tối thắng, là cảnh thâm diệu khó lường
35) Mục đế lệ MUKTE: Giải thoát
36) Y hê di hê EHYEHI (Khéo đến, khéo dạy dỗ) EHYEHI: Thuận dạy, Tâm thuận theo các điều tự nhiên
37) Thất na thất na ŚINA (Quân nhân, chiến sĩ. Người có Tâm Kiên Định) ŚINA ŚINA: Tâm Đại kiên định sinh Đại Trí Tuệ ゚
38) A la sâm phạt la xá lợi ARASIṂ (Sự trống rỗng về cảm giác và mùi vị) BHALA (Trông thấy, chứng kiến) ŚARI (Loài thú hoang, mãnh thú, trực giác nhạy bén) ARASIṂ BHALA ŚARI: Tu hành Pháp Thân thanh tịnh vượt ra khỏi các pháp chướng ngại (chứng ngộ sự trống rỗng của các Pháp) mà làm Bậc Pháp Vương ở Pháp Tự Tại
39) Phạt xa phạt sâm BHAṢĀ (Ngôn ngữ, giáo pháp) BHAṢIṂ (Người thành thạo ngôn ngữ , người có Đạo Hạnh) BHAṢĀ BHAṢIṂ: Kẻ Đạo Hạnh thành Đạo Chân Lạc
40) Phạt la xá gia BHARA (Ủng hộ, tán trợ) ŚAYA (Ngọa, nằm. Dùng Pháp Y đắp thân nằm, chính niệm chính giác mà chẳng mất uy nghi) BHARA ŚAYA: Tự tỉnh ngộ Bản Lai Diện Mục (Khuôn mặt xưa nay. Đây là thuật ngữ của Thiền Tông nhằm chỉ bậc đã kiến Tính)
41) Hô lô hô lô ma la HULU (Nhanh chóng) PRA (Sự thắng thượng như ý) HULU HULU PRA: nhanh chóng làm pháp Như Ý Thắng thượng
42) Hô lô hô lô hê lị HULU (nhanh chóng) ŚRĪ (Cát tường) HULU HULU ŚRĪ: Nhanh chóng làm pháp Cát Tường tự tại
43) Sa la sa la SARA (Kiên cố, bền chắc) SARA SARA: Sức kiên cố, thật bền chắc
44) Tất lị tất lị SIRI (Dũng mãnh thù thắng) SIRI SIRI: Dũng mãnh thù thắng cát tường
45) Tô rô tô rô SURU (Ban rải nước Cam Lộ) SURU SURU: Ban nước Cam Lộ tế độ khắp cả chúng sinh
46) Bồ đề dạ, bồ đề dạ BUDHIYA (Giác ngộ, tỉnh ngộ) BUDDHIYA BUDDHIYA: Khiến cho khắp cả chúng sinh Giác ngộ tỉnh ngộ
47) Bồ đà dạ, bồ đà dạ
BUDDHĀYA (Tuệ giác, Trí giác) BUDDHĀYA BUDDHĀYA: Khiến cho khắp cả chúng sinh đạt được Tuệ Giác Trí Giác 15 câu trên là phần: “THẦN LỰC GIA TRÌ MÔN”
48) Di đế lị dạ MAITRIYA: Tâm Từ , ban vui cho người khác
49) Na la cẩn trì NĪLAKAṆṬHA (Thanh cảnh, cái cổ màu xanh) NĪLAKAṆṬHA: Đấng Thanh Cảnh Bồ Tát là Đấng Hiền Thủ hay thương yêu kẻ hiền bảo vệ người lành
50) Tha lị sắt ni na TRI (Ba) ŚARAṆA (sự cứng bén) TRIŚARAṆA: cương quyết tu Đạo của Ba Thừa (Thanh Văn Giác, Độc Giác, Toàn Giác ) ゚
51) Bà dạ ma na ABHAYA (Bậc vô úy) MAṆA (Tâm ý ) ABHAYA MAṆA: Tâm Ý của Đấng Vô Úy
52) Sa bà ha SVĀHĀ: Thành tựu viên mãn
53 ) Tất đà dạ SIDDHIYA (Thành tựu đẳng) SIDDHIYA: Pháp cởi bỏ danh lợi, nhận thức rõ các điều chân giả
54) Sa bà ha SVĀHĀ: Thành tựu viên mãn
55) Ma ha tất đà dạ MAHĀ-SIDDHIYA (Đại thành tựu đẳng) MAHĀ-SIDDHIYA: Tất cả sự lợi ích rộng lớn trong Phật Pháp
56) Sa bà ha SVĀHĀ: Thành tựu viên mãn
57) Tất đà dụ nghệ SIDDHA (Thành tựu) YOGA (Du già, sự tương ứng) SIDDHAYOGA: Thành tựu Du Già, tức là Pháp Vô Vi
58) Thất bàn la dạ IŚVARĀYA: Tự tại đẳng Siddhayoga+ Iśvarāya = siddhayogeśvarāya
59) Sa bà ha SVĀHĀ: Thành tựu viên mãn
60) Na la cẩn trì NĪLAKAṆṬHA: Đấng Thanh Cảnh Bồ Tát biểu thị cho Công Đức nội chứng của Quán Tự Tại Bồ Tát là Pháp vô lượng Từ Bi hiền ái
61) Sa bà ha SVĀHĀ: Thành tựu viên mãn
62) Ma la na la PRA (Thắng thượng) VARĀHA (heo) MUKHĀYA (khuôn mặt) PRAVARĀHA-MUKHĀYA: Khuôn mặt heo thắng thượng biểu thị cho Đạo Như ý thắng thượng vô lượng bền chắc
63) Sa bà ha SVĀHĀ: Thành tựu viên mãn
64) Tất la tăng a mục khư gia ŚRĪ (Cát Tường) SIṂHA (Sư Tử) MUKHĀYA (Diện mạo, khuôn mặt) ŚRĪ-SIṂHA-MUKHĀYA: Khuôn mặt sư tử cát tường biểu thị cho Tâm ái Hộ làm Đại Y Vương trừ các bệnh khổ não cho tất cả chúng sinh
65) Sa bà ha SVĀHĀ: Thành tựu viên mãn
66) Sa bà ma ha a tất đà dạ SARVA (Tất cả) MAHĀ (Đại, to lớn) MUKTĀYA (Viên ngọc) SARVA MAHĀ-MUKTĀYA: Tất cả viên ngọc to lớn biểu thị cho Tất cả Pháp Đại Thừa vô thượng vô tỷ
67) Sa bà ha SVĀHĀ: Thành tựu viên mãn
68) Giả cát la a tất đà dạ CAKRĀ (Luân, bánh xe) YUDHĀYA (Cây gậy) CAKRĀ YUDHĀYA: Đạo Thanh Tịnh vô thượng dùng Kim Cương Luân và cây gậy báu hàng phục ma oán
69) Sa bà ha SVĀHĀ: Thành tựu viên mãn
70) Ba đà ma yết tất đà dạ PADMA (Hoa sen hồng) HASTĀYA (Thủ đẳng, bàn tay)
PADMA-HASTĀYA: Liên Hoa Thủ Đẳng (chư vị cầm hoa sen trong bàn tay), tức là Pháp Thiện Thắng của hoa sen hồng hay giải thoát tất cả sự trói buộc của khổ não
71) Sa bà ha SVĀHĀ: Thành tựu viên mãn
72) Na la cẩn trì bàn già la gia NĪLAKAṆṬHA (Thanh Cảnh) ŚAṄKHA (vỏ ốc biểu thị cho cái loa Pháp) RĀJA (Vương, vua chúa) NĪLAKAṆṬHA-ŚAṄKHA-RĀJA: Thanh Cảnh Pháp Loa Vương Bồ Tát biểu thị cho sự chính tâm thành ý hay trừ bỏ sự ách nạn sợ hãi
73) Sa bà ha SVĀHĀ: Thành tựu viên mãn
74) Ma bà lị thắng yết la dạ MĀ (Đừng buông bỏ) VARI (Tâm nguyện) ŚAṄKARĀYA (Sự câu tỏa) MĀ VARI ŚAṄKARĀYA: Đừng buông bỏ sự câu tỏa của Tâm nguyện tức là bản tính Đại chí đại dũng của hàng Bồ Tát
75) Sa bà ha SVĀHĀ: Thành tựu viên mãn 28 câu trên là phần: “THÂM NHẬP ĐẠI BI TÂM MÔN”
76) Nam mô hạt la đát na đá la dạ gia NAMO (Quy y , quy mệnh) RATNA (Bảo, vật báu) TRAYĀYA (Ba nhóm) NAMO RATNA-TRAYĀYA: Quy y ba báu: Phật, Pháp, Tăng
77) Nam mô a lị gia NAMAḤ (Quy mệnh) ĀRYA (Thánh)
78 ) Bà lô cát đế AVALOKITA (Quán , xem xét khắp nơi)
79 ) Thước bàn la dạ IŚVARĀYA (Tự tại đẳng) NAMAḤ ĀRYA-AVALOKITEŚVARĀYA: Quy mệnh Đức Thánh Quán Tự
Tại
80 ) Sa bà ha SVĀHĀ: Thành tựu viên mãn công đức nội chứng 5 câu trên là phần: “HIỂN HIỆN ĐẠI BI TÂM MÔN”
81) Án tất điện đô
OṂ (Thân khẩu ý) SIDDHI (Thành tựu) YANTU (Ban cho) (SIDDHI YANTU viết gọn lại thành SIDDHYANTU )
82) Mạn đá la MANTRA: Thần Chú, Chân Ngôn
83) Bạt đà gia PADĀYA: Câu cú
84) Sa bà ha SVĀHĀ: Thành tựu tự tính an lạc của Đại Niết Bàn 4 câu trên là phần: “THÀNH TỰU NIẾT BÀN MÔN”
Thủ Ấn của Lược Bản là THANH CẢNH ĐẠI BI TÂM ẤN: Chắp 2 tay lại giữa rỗng. Co 2 ngón trỏ đều móc lóng thứ hai của ngón cái (Đây là Loa Pháp). Dựng hợp 2 ngón giữa (Đây là Hoa sen). Dựng 2 ngón vô danh nghiêm tròn trịa (Đây là Bánh xe). Dựng hợp 2 ngón út (Đây là cây gậy). Nơi Một Ấn có đủ 4 Ấn là: Pháp Loa, Liên Hoa, Luân, Trượng vậy.
chu-dai-bi-mandala copy
Do Lược Bản hàm chứa đầy đủ Lý Thú tu hành của Pháp tu Quán Âm nên các vị Đạo Sư Mật Giáo (Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam) thường truyền dạy Bản này

V. Thiên Thủ Thiên Tý Quán Thế Âm

Vì Đức Hóa Tha Nghiệp Dụng của chư Phật vì thương xót Chúng Sinh mà thi hành tất cả sự nghiệp nhằm giúp cho đoạn trừ mọi mê vọng để tự chứng được bản tâm Tịch Tĩnh an nhiên của chính mình nên các vị Đạo Sư đã minh họa thân Thiên Thủ Thiên Tý Quán Thế Âm giống như thân Thánh Quán Âm với mọi tướng tốt đẹp , đầy đủ ngàn mắt ngàn tay
namo84000.wordpress.com-1000-best (2)
Biến Thân của Tôn này là: Thân của Bồ Tát vẽ màu vàng Diêm Phù Đề, mặt có 3 mắt, tay có 1.000 bàn tay, ở mỗi lòng bàn tay đều có 1 con mắt, đầu đội mão báu, mão có vị Hóa Phật. Bàn tay lớn chính có 18 cánh tay. Trước tiên là hai tay để ngang trái tim chắp lại, 1 bàn tay cầm chày Kim Cương, 1 bàn tay cầm Tam Kích Xoa, 1 bàn tay kết Ấn Phạm Giáp, 1 bàn tay nắm cái Ấn Báu, 1 bàn tay cầm cây Thiết Trượng, 1 bàn tay nâng Viên ngọc báu, 1 bàn tay cầm Bánh xe báu, 1 bàn tay cầm hoa sen hé nở, 1 bàn tay cầm sợi dây, 1 bàn tay cầm cành Dương liễu, 1 bàn tay cầm Tràng hạt, 1 bàn tay cầm cái bình Táo Quán, 1 bàn tay ban nước Cam Lộ tuôn chảy, 1 bàn tay tuôn mọi loại mưa báu ban cho sự không sợ hãi. Lại dùng hai bàn tay để ngang rốn, bên phải đè bên trái, ngửa lòng bàn tay. 982 bàn tay còn lại ở trong bàn tay đều nắm Ấn của mọi loại khí trượng.
Pháp chính của Tôn này là Liên Hoa Yết Ma (Padma-karma).
– Chân Ngôn của Tôn này là: Thiên Thủ Thiên Tý Quán Thế Âm Đại Thân Chú
NAMO SARVA-JÑĀYA: Quy mệnh Nhất Thiết Trí Đẳng
NAMO RATNA-TRAYĀYA: Quy mệnh Tam Bảo
NAMO AMITĀBHĀYA TATHĀGATĀYA ARHATE SAMYAKSAṂBUDDHĀYA: Quy mệnh Vô Lượng Quang Như Lai, Ứng Cúng, Chính Đẳng Chính Giác
NAMAḤ ĀRYA-AVALOKITEŚVARĀYA BODHI-SATVĀYA MAHĀSATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA: Kính lễ Đấng có đầy đủ Tâm Đại Bi là Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát
NAMAḤ MAHĀ-STHĀMA-PRĀPTĀYA BODHI-SATVĀYA MAHĀSATVĀYA MAHĀ-KĀRUṆIKĀYA: Kính lễ Đấng có đầy đủ Tâm Đại Bi là Đắc Đại Thế (Đại Thế Chí) Bồ Tát Ma Ha Tát
NAMO BHAGAVATE VIPULA-VIMANA-SUPRATIṢṬA-SUṂGHYĀ SŪRYA-ŚATA-SAHASRA-ATREKA-PRABHĀVABHĀṢITA-AMṚTYE: Quy mệnh Quảng Bác Năng Lực Thiện Thắng Trụ Chúng Nhật Bách Thiên Phú Nhiêu Quang Chiếu Diệu Bất Tử Thế Tôn
MAHĀ-MAṆI MAKUṬA KUṆḌALA DHĀRIṆI: Cầm giữ cái bình và mão báu Đại Như Ý
BHAGAVATE PADMA-PĀṆAYE: Đức Thế Tôn Liên Hoa Thủ
SARVA LOKĀPAYA ŚAMA-NĀYA: Ban lý thú êm dịu cho tất cả lối nẻo của Thế Gian
VIVIDHA BHAYA DUḤKHA SAMA VEŚA VIṢṬA: Đi vào làm bạn với mọi thứ khổ não đáng sợ
SARVA-SATVA PARIMOCANAYA: Khiến cho tất cả Hữu Tình được giải thoát
TADYATHĀ: Như vậy, liền nói Chú là
OṂ_ BHŪRU BHŪVAḤ: Hỡi sự sáng tạo ra đất và không gian
MAHĀ-LOKA KĀRUṆĀTMA: Đại Thế Bi Thân
STIMIRA PAṬARA VINAŚANA KARAYA: Điềm tĩnh tác diệt trừ sự cuồng loạn lạc lõng
RĀGA, DVAIṢA, MAHĀ-MOHA JĀLA ŚAMAKA ŚASAKA RAKṢAKA: Đấng hỗ trợ hủy diệt làm cho dòng nước Tham, Sân, Đại Si được an lành
SARVĀPAYA DUḤKHA DURGATI PRAŚAMANA KARAYA: Tác tiêu trừ tất cả lối nẻo khổ đau khủng khiếp, làm cho được yên tĩnh
SARVA TATHĀGATA-SAMA BANDHA KARA: Tác cột buộc với tất cả Như Lai Đẳng
SARVA SATVĀ ŚAPARIPURAKA: Làm cho tất cả Hữu Tình thông minh lanh lợi hơn
SARVA SATVA SAMA ŚVASA KARA: Tác xoa dịu an ủi tất cả Hữu Tình
EHYEHI MAHĀ-BODHISATVA: Đại Bồ Tát hãy khéo đến !
VARADA PADMA RAKṢAṂ BHŪTA: Ban bố Hoa Sen ủng hộ chúng sinh
MAHĀ-KĀRUṆIKA: Đấng Đại Bi
JAṬA-MAKUṬA ALUṂKṚTA: Trang sức bằng mão Lưu Ly đội trên búi tóc
ŚIRṢAI MAṆI-KANAKA-RĀJATA VAJRA VAIḌURYA ALUṂKṚTA: Đầu trang sức bằng mọi loại Lưu Ly, Kim Cương, vật của Đế Vương, Vàng, Ngọc Ma Ni
ŚARIRA AMITĀBHA-JINA MAHĀ-KAMALA ALUṂKṚTA: Thân trang sức bằng hoa sen đỏ to lớn của đức Phật Vô Lượng Quang
PRAVARA NĀRA NĀRI, MAHĀ-JANA ŚATA-SAHĀSRA AVILA ṢITA KĀYA: Như những người đàn ông đàn bà có Thắng Nguyện với thân thể màu trắng vượt hơn cả trăm ngàn con cừu của dòng Quý Tộc.
MAHĀ-BODHISATVA: Đại Bồ Tát
VIDHAMA VIDHAMA: Người sáng tạo
VIDHĀŚAYA VIDHĀŚAYA: Tâm tư sùng kính
MAHĀ-YANTRA: Đại Hộ Phù (Phù Chú Pháp)
KLEŚA KAVAṬĀBHA VARDHA SAṂSARA CARAKA PRAMATHANA: Tồi phục ánh sáng tạo thành phiền não tăng trưởng trong vòng Luân Hồi Sinh Tử
PURUṢA-PADMA: Liên Hoa Trượng Phu
PURUṢA-NĀGA: Long Trượng Phu
PURUṢA-SĀGARA: Hải Trượng Phu
PURUṢA-VIRAYA: Dũng Mãnh Trượng Phu
SUTAṂTA SUTAṂTA: Khéo làm cho mất dần
PṚ VṚNA: Hình thức khác
DAMA DAMA: Khiến được thuần hóa trở thành yên tĩnh
SAMA SAMA: Đẳng đẳng
DHURU DHURU: Gom chứa chủ đề
PRĀŚAYA PRĀŚAYA: Tán dương thờ phụng
GIRI GIRI: Vững chắc như núi cao
VIRI VIRI: Dũng mãnh tinh tiến
CILI CILI: Lập lại lâu dài
MURU MURU: Trở nên sắc bén lanh lợi
MUYU MUYU: Trở nên đầy đủ
MUṂCA MUṂCA: Trở nên tự do
BHAGAVAṂ ĀRYA-AVALOKITEŚVARA: Thánh Quán Tự Tại Thế Tôn
RAKṢA RAKṢA MAMASYA SARVA SATVĀNĀṂCA: Ủng hộ ủng hộ cho chúng con với tất cả chúng Hữu Tình
SARVA BHAYEBHYAḤ DHUMA DHUMA VIDHUMA VIDHUMA: Tất cả sự sợ hãi đều bị giật lắc làm cho lung lay
DHURU DHURU: Gom chứa chỉ tiêu
GAYA GAYA: Ca hát
GADAYA GADAYA: Thuật lại rõ ràng
HASA HASA: Cười, cười
PRAHASA PRAHASA: Cười lớn
VIDHA VIDHA: Loại bỏ cắt đứt
KLEŚA VĀSANA: Nơi cư ngụ của Phiền Não
MAMASYA: Chúng con
HARA HARA: Thâu nhiếp
SAṂHARA SAṂHARA: chân chính thu nhiếp
DHURUṬI DHURUṬI: Gom giữ , gom giữ
MAHĀ-MAṆḌALA KIRAṆA ŚATA PRASEVAKA BHĀṢA VIMANA ŚAMAKA: Đại Đạo Trường biến đổi hàng trăm ngôn thuyết kém cỏi, tạo nên năng lực làm cho yên lành
MAHĀ-BODHISATVA VARADA SVĀHĀ: Quyết định thành tựu sự ban bố của Đấng Đại Bồ Tát
– Thủ Ấn của Tôn này là Tổng Nhiếp Thiên Tý Ấn: Đứng thẳng, hai chân song song nhau. Ngửa lòng bàn tay phải, năm ngón đều phụ nhau. Lại ngửa lòng bàn tay trái đè trên lòng bàn tay phải rồi để chạm dính trái tim.
Ấn này hay giáng phục Ma Oán của ba ngàn Đại Thiên Thế Giới.
Tong Nhiep Thien Ty An
Chú là: TADYATHĀ: AVALOKITEŚVARĀYA SARVA-DUṢṬA UHA MIYA SVĀHĀ

Add Comment