[T1423] Ngũ Phần Tỳ Kheo Ni Giới Bổn

NGŨ PHẦN TỲ KHEO NI GIỚI BỔN

Đời Lương, chùa Kiến Sơ, Sa-môn Thích Minh Huy kết tập.
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Mùa Xuân: thiếu một đêm thì qua một tháng, còn trong ba tháng có dư ra một đêm. Già chết đến gần, pháp Phật sắp diệt. Các đại tỷ Tăng, vì sự đắc đạo mà một lòng siêng năng tinh tấn. Vì sao? Vì chư Phật một lòng chuyên cần tinh tấn nên chứng đắc Chánh đẳng Chánh giác Vô thượng, huống chi các pháp thiện khác.

Cung kính chấp đôi tay
Cúng dường Đấng Thích Tôn
Tôi nay sắp nói giới
Tăng một lòng lắng nghe.
Dù chỉ một tội nhỏ
Tâm phải lo sợ lớn
Có tội một lòng sám
Sau đừng tái phạm nữa.
Tâm “Ngựa chạy đường ác”
Buông lung khó kìm giữ
Phật nói giới tu hành
Cũng như cương hàm bén.
Từ miệng, Phật giáo giới
Người thiện luôn tin nhận
Người này “Ngựa” điều thuận
Quân phiền não phá được.
Nếu không tuân lời dạy
Cũng không yêu thích giới
Người này “Ngựa” không điều
Chìm trong quân phiền não.
Là người giữ gìn giới
Như trâu mao thương đuôi
Buộc tâm không buông lung
Như khỉ kia xiềng giữ.
Ngày đêm thường tinh tấn
Cố cầu chân trí tuệ
Là người trong pháp Phật
Được mạng sống thanh tịnh.

Người chưa thọ giới Cụ túc ra chưa? (Có thì y theo lời mời ra, không thì thưa: Ở đây, không có người chưa thọ giới Cụ túc). Các đại tỷ! Các Tỳ-kheo-ni không đến Bố-tát có thuyết dục và thanh tịnh không? (Có thì y lời mà thưa, không thì thưa: Ở đây không ai thuyết dục). Tăng nay hòa hợp trước làm việc gì? (Thưa: Để Yết-ma thuyết giới)

Đại tỷ Tăng lắng nghe! Nay ngày mười lăm Bố-tát thuyết giới, Tăng một lòng thực hiện Bố-tát thuyết giới, nếu thời gian thích hợp đối với Tăng, Tăng chấp thuận, đây là lời tác bạch.

Các Đại tỷ! Nay Bố-tát nói Ba-la-đề-mộc-xoa, tất cả cùng lắng nghe, khéo suy xét nhớ nghĩ, nếu có tội thì phải phát lồ, không tội thì im lặng. Do im lặng nên biết được, tôi và các Đại tỷ thanh tịnh. Như vị Thánh im lặng, tôi và các Đại tỷ im lặng cũng như vậy. Ba lần xướng hỏi các Tỳ-kheo-ni trong chúng như vậy. Hãy nhớ: Có tội mà không phát lồ thì phạm tội cố ý vọng ngữ. Tội cố ý vọng ngữ, như lời Phật dạy là tội làm ngăn cách đạo pháp. Người phát lồ thì được an lạc, không phát lồ, tội càng chồng chất thêm sâu.

Các Đại tỷ! Tôi đã nói tựa của Giới kinh, nay hỏi: Các Đại tỷ trong đây thanh tịnh không? (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng hỏi như vậy). Các Đại tỷ trong chúng này thanh tịnh, do im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.
TÁM PHÁP BA LA DI

Các Đại tỷ! Đây là tám pháp Ba-la-di, mỗi nửa tháng đều tụng theo trong Giới kinh:

1. Nếu Tỳ-kheo-ni cùng với các Tỳ-kheo-ni đồng học giới pháp, giới sút kém không xả theo ý muốn mà hành dâm kể cả cùng với loài súc sinh thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di không được sống chung.

2. Nếu Tỳ-kheo-ni, hoặc nơi xóm làng, hoặc nơi đất trống vắng, với tâm trộm cắp không cho mà lấy, hoặc bị Vua hay Đại thần bắt, hoặc trói, hoặc giết, hoặc đuổi, mắng: Cô là giặc, kẻ tiểu nhân, kẻ ngu si thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di không được sống chung.

3. Nếu Tỳ-kheo-ni, đối với người hoặc giống như người, hoặc đích thân giết hoặc đưa dao hay thuốc độc cho người khác giết, hoặc sai bảo người giết, hoặc chỉ cách tự giết, đề cao cái chết, khen ngợi cái chết: “Người ơi! Sống với sự xấu xa làm gì! Chết đi còn hơn sống!”. Tùy theo tâm sát mà khởi tâm như vậy và cứ như vậy dưới mọi hình thức khác nhau, người kia do vậy phải chết thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di không được sống chung.

4. Nếy Tỳ-kheo-ni, không biết, không thấy pháp đầy đủ lợi ích của bậcThánh vượt trên người mà tự xưng ta biết như vạy, ta thấy như vậy. Thời gian sau, Tỳ-kheo-ni này hoặc được hỏi hoặc không được hỏi, vì muốn loại bỏ tội, cầu sự thanh tịnh nên nói lên: Tôi không biết nói biết, không thấy nói thấy, hư cấu, dối gạt, vọng ngữ, trừ tăng thượng mạn, thì Tỳ-kheo-ni này phạm tội Ba-la-di không được sống chung.

5. Nếu Tỳ-kheo-ni, dục quá mạnh, tâm biến loạn, đồng ý cho người nam với nhiều hình thức xúc chạm, từ mái tóc trở xuống, đầu gối trở lên, vòng ra sau khuỷu tay thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di không được sống chung.

6. Nếu Tỳ-kheo-ni, dục quá mạnh, tâm biến loạn, đồng ý cho người nam nắm tay, nắm y, một mình cùng hẹn gặp, một mình cùng đi chung, một mình cùng đứng chung, một mình cùng trò chuyện, một mình cùng ngồi một chỗ ngồi, thân áp sát vào người nam, tám pháp không sót pháp nào thì Tỳ-kheo-ni này phạm Ba-la-di không được sống chung.

7. Nếu Tỳ-kheo-ni, biết Tăng như pháp tác pháp Yết-ma không nhận tội cho Tỳ-kheo, các Tỳ-kheo không chung sống, không cùng làm việc, không cùng nói chuyện mà Tỳ-kheo-ni thuận theo Tỳ-kheo này. Các Tỳ-kheo-ni nói với Tỳ-kheo-ni ấy: “Này cô! Tỳ-kheo này Tăng đã tác pháp Yết-ma không nhận tội, các Tỳ-kheo không chung sống, không cùng làm việc, không cùng nói chuyện, cô đừng tùy thuận”. Can gián như vậy mà cương quyết không bỏ, nên can gián lần thứ hai, lần thứ ba. Lần thứ hai, lần thứ ba can gián, bỏ thì tốt, không bỏ thì Tỳkheo-ni ấy phạm Ba-la-di không được sống chung.

8. Nếu Tỳ-kheo-ni, thấy Tỳ-kheo-ni phạm Ba-la-di mà che giấu. Tỳ-kheo-ni kia, thời gian sau, còn sống hoặc chết, hoặc đi xa, hoặc bị đuổi, hoặc thôi tu, hoặc thay đổi hình sắc, nói lên lời này: “Chính tôi, trước kia, thấy cô ni kia phạm tội Ba-la-di” thì Tỳ-kheo-ni ấy phạm Ba0 la-di không được sống chung.

Các Đại tỷ! Tôi đã nói tám pháp Ba-la-di, nếu Tỳ-kheo-ni phạm mỗi một giới thì không được sống chung, giống như trước kia sống thế tục và sau khi phạm tội cũng như vậy, Tỳ-kheo-ni này phạm tội Ba-ladi không được sống chung. Nay hỏi các Đại tỷ: Trong tám pháp Ba-la-di này có thanh tịnh không? (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng hỏi như vậy). Các Đại tỷ! Đối với các giới này thanh tịnh vì im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.
17 PHÁP TĂNG GIÀ BÀ THI SA

Các Đại tỷ! Đây là mười bảy pháp Tăng-già-bà-thi-sa, mỗi nửa tháng tụng theo trong Giới kinh:

1. Nếu Tỳ-kheo-ni làm việc mai mối hoặc vì việc thông dâm lén lút, đem ý người nam đến nói với người nữ, đem ý người nữ đến nói với người nam, dẫn đến chỉ một lần giao hội thì Tỳ-kheo-ni này, ngay từ đầu đã phạm Tăng-già-bà-thi-sa, phải sám hối tội.

2. Nếu Tỳ-kheo-ni, tự thân không như pháp, sân giận ác ý đem pháp Ba-la-di không căn cớ hủy báng Tỳ-kheo-ni không phạm Ba-ladi, nhằm phá hoại phạm hạnh của vị ấy. Tỳ-kheo-ni ấy, một thời gian sau, hoặc ai có hỏi hoặc không hỏi, tự nói: “Việc ấy không căn cứ, vì tôi trong lúc giận dữ nên báng bổ thì Tỳ-kheo-ni này, ngay từ đầu hành động đã phạm Tăng-già-bà-thi-sa, phải sám hối tội.

3. Nếu Tỳ-kheo-ni, tự thân không như pháp, nóng giận ác ý, đối với trong phần việc khác rút ra một khía cạnh, hoặc khía cạnh tương tợ làm thành tội Ba-la-di để hủy báng Tỳ-kheo-ni không phạm Ba-la-di, nhằm phá hoại phạm hạnh vị kia. Tỳ-kheo-ni này, thời gian sau, hoặc có ai hỏi hoặc không hỏi, tự nói: “Việc này trong phần khác, tôi lấy ra một khía cạnh, hoặc khía cạnh tương tợ, vì tôi trong nóng giận nên báng bổ thôi, thì ngay từ đầu hành động, Tỳ-kheo-ni này phạm Tăng-già-bàthi-sa, phải sám hối tội.

4. Nếu Tỳ-kheo-ni biết người nữ có tội, song chủ cô ta không cho phép tu mà vẫn độ, trừ trước kia có xuất gia, thì ngay từ đầu hành động, Tỳ-kheo-ni này phạm Tăng-già-bà-thi-sa, phải sám hối tội.

5. Nếu Tỳ-kheo-ni, biết Tăng như pháp tẫn xuất Tỳ-kheo-ni với cô ni này tâm chưa điều phục, không tùy thuận Tăng mà tự mình cùng với nhóm thân nhau ra ngoài cương giới, giải tôi tẫn xuất cho cô ấy, thì Tỳ-kheo-ni này, ngay từ đầu hành động đã phạm Tăng-già-bà-thi-sa, phải sám hối tội.

6. Nếu Tỳ-kheo-ni, ngủ một mình, lội qua nước một mình, trên đường đi, đi sau một mình, say đắm người nam, trừ nhân duyên, thì Tỳkheo-ni này, ngay từ đầu hành động, đã phạm Tăng-già-bà-thi-sa, phải sám hối tội. Nhân duyên là khi bị khủng bố phải chạy, khi già yếu, đau bệnh, quá mệt mỏi không theo kịp bạn. Chỗ nước hẹp cạn có cầu đò, chỗ sợ có người nam thì đây gọi là nhân duyên.

7. Nếu Tỳ-kheo-ni đến quan thưa kiện người khác thì Tỳ-kheo-ni này, ngay từ đầu hành động đã phạm Tăng-già-bà-thi-sa, phải sám hối tội.

8. Nếu Tỳ-kheo-ni có tâm nhiễm đắm, tự tay nhận thức ăn của người nam tâm đắm nhiễm và ăn thì Tỳ-kheo-ni này, ngay từ đầu hành động đã phạm Tăng-già-bà-thi-sa, phải sám hối tội.

9. Nếu Tỳ-kheo-ni, chỉ bảo Tỳ-kheo-ni nào đó: Miễn cô đừng sinh tâm nhiễm đắm thì nhận thức uống ăn của người nam nhiễm đắm có phiền gì đâu? Tỳ-kheo-ni này, ngay từ đầu hành động đã phạm Tănggià-bà-thi-sa, phải sám hối tội.

10. Nếu Tỳ-kheo-ni, vì muốn phá hòa hợp Tăng nên tìm phương tiện. Các Tỳ-kheo-ni nói với Tỳ-kheo-ni này: Cô đừng vì phá hòa hợp Tăng mà cần đến phương tiện, nên cùng Tăng hòa hợp. Tăng được hòa hợp, hoan hỷ không tranh cãi, một lòng cùng học một thầy thì như nước với sữa hòa hợp, cùng nhau làm lớn rộng hạnh an lạc mà đức Đạo sư đã dạy. Can gián như vậy mà kiên trì không bỏ, nên can gián lần thứ hai, lần thứ ba. Can gián lần thứ hai, lần thứ ba mà bỏ thì ấy là việc tốt, không bỏ thì Tỳ-kheo-ni này, qua Ba lần can gián, phạm Tăng-già-bàthi-sa, phải sám hối tội.

11. Nếu Tỳ-kheo-ni, hỗ trợ phá hòa hợp Tăng, hoặc một, hoặc hai hoặc số đông nói với các Tỳ-kheo-ni: “Việc Tỳ-kheo-ni này nói lên, phải biết mới nói chứ chẳng phải không biết mà nói, nói đúng pháp không nói phi pháp, nói đúng luật không nói phi luật, các điều ấy làm cho chúng tôi vui chấp nhận”. Các Tỳ-kheo-ni nói với Tỳ-kheo-ni này: “Cô đừng nên nói lời ấy: Tỳ-kheo-ni này biết mới nói chứ chẳng phải không biết mà nói, nói đúng pháp không nói phi pháp, nói đúng luật không nói phi luật, các điều ấy làm cho chúng tôi vui chấp nhận”. Tại sao vậy? Vì Tỳ-kheo-ni này chẳng phải biết mà nói, chẳng phải nói đúng pháp, chẳng phải nói đúng luật. Cô đừng vui hỗ trợ phá hòa hợp Tăng, nên vui hỗ trợ hòa hợp Tăng. Tăng được hòa hợp hoan hỷ, không tranh cãi, một lòng học một giới thì như nước với sữa hòa hợp, cùng nhau hoằng truyền lời dạy của Đạo sư, đạt được hạnh an lạc. Can gián như vậy mà ngoan cố không bỏ thì nên can gián lần thứ hai, lần thứ ba.

Lần thứ hai, lần thứ ba can gián mà bỏ thì tốt, không bỏ, thì Tỳ-kheo-ni này, sau Ba lần can gián, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, phải sám hối tội.

12. Nếu Tỳ-kheo-ni tánh hung ác, khó dạy bảo, cùng các Tỳ-kheoni đồng học giới kinh, thường phạm tội. Các Tỳ-kheo-ni như pháp, như luật can gián tội cô ni ấy mắc phải. Cô đáp: “Đại tỷ! Cô đừng nói với tôi hoặc tốt, hoặc xấu, tôi cũng không đem điều tốt, xấu để nói với cô”. Các Tỳ-kheo-ni lại nói: “Cô đừng tự cao cho mình không thể cùng ai nói chuyện. Cô phải vì các Tỳ-kheo-ni nói điều như pháp, các Tỳ-kheoni cũng sẽ vì cô nói điều như pháp. Sự trao đổi chỉ vẽ cho nhau rộng rãi như vậy sẽ làm chuyển đổi, loại ra các tội lỗi, mới thành chúng Tăng của Như Lai”. Can gián như vậy mà kiên trì không bỏ thì nên can gián lần thứ hai, lần thứ ba. Lần thứ hai, lần thứ ba can gián mà bỏ thì tốt, không bỏ, thì Tỳ-kheo-ni này, sau Ba lần can gián, phạm Tăng-già-bàthi-sa, phải sám hối tội.

13. Nếu Tỳ-kheo-ni, sống nương tựa xóm làng, hành động xấu xa làm hoen ố tín đồ, hành vi xấu này mọi người đều thấy, nghe, biết, hoen ố tín đồ ai cũng thấy, nghe, biết. Các Tỳ-kheo-ni nói với Tỳ-kheoni này: “Cô hành động xấu xa làm hoen ố tín đồ. Hành động xấu xa ai cũng thấy, nghe, biết, làm hoen ố tín đồ ai cũng đều thấy, nghe, biết. Cô hãy ra đi, không nên sống trong xóm làng”. Tỳ-kheo-ni kia nói: “Các Đại tỷ giải quyết theo thương, giận, si, sợ. Tại sao vậy? Vì có Tỳ-kheoni cũng đồng các tội như thế, nhưng có người bị đuổi đi, có người lại không bị đuổi”. Các Tỳ-kheo-ni lại nói: “Cô đừng phát lời như vậy, bảo các Đại tỷ giải quyết tùy thuộc vào thương, giận, si, sợ. Có Tỳ-kheo-ni cũng đồng các tội như thế, có người bị đuổi đi, có người không bị đuổi. Cô hành động xấu xa làm hoen ố tín đồ. Hành vi xấu xa này ai cũng thấy, nghe, biết. Làm hoen ố tín đồ mọi người cũng nghe, thấy, biết. Cô phải bỏ lời nói: Làm theo thương, giận, si, sợ. Cô hãy ra đi không nên sống trong xóm làng này”. Can gián như vậy mà kiên trì không bỏ thì nên can gián lần thứ hai, lần thứ ba. Lần thứ hai, lần thứ ba can gián mà bỏ thì tốt, không bỏ thì Tỳ-kheo-ni này, qua Ba lần can gián, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, phải sám hối tội.

14. Nếu hai Tỳ-kheo-ni cùng nhau làm hạnh ác tiếng xấu đồn vang, lại che giấu cho nhau, xúc não chúng Tăng. Các Tỳ-kheo-ni bảo: “Hai cô là Tỳ-kheo-ni hành động ác, tiếng xấu vang khắp, lại cùng nhau che giấu tội, xúc não chúng Tăng. Hai cô nên rời xa nhau, bỏ các thói xấu này, đừng làm việc xúc não Tăng chúng thì ở trong pháp Phật mới tăng ích rộng rãi, đạt được đời sống an lạc”. Hai Tỳ-kheo-ni ấy nói:

“Chúng tôi không làm việc ác, không bị tiếng xấu đồn vang, không che giấu tội cho nhau, không xúc não Tăng. Ở nơi đây lại có hai Tỳ-kheoni khác cùng nhau làm việc ác, xúc não chúng Tăng”. Các Tỳ-kheo-ni lại nói: “Hai cô đừng nói lên lời này! Vì sao vậy? Vì trong đây không hề có hai Tỳ-kheo-ni nào khác làm ác, xúc não Tăng mà chỉ có hai cô thôi! Hai cô phải rời xa nhau, bỏ việc làm ác, xúc não chúng Tăng thì ở trong pháp Phật mới tăng ích rộng rãi, đạt được đời sống an lạc”. Can gián như vậy mà vẫn kiên trì không bỏ thì nên can gián lần thứ hai, lần thứ ba. Lần thứ hai, lần thứ ba can gián mà bỏ được thì tốt, không bỏ thì Tỳ-kheo-ni này, qua Ba lần can gián, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, phải sám hối tội.

15. Nếu hai Tỳ-kheo-ni cùng làm việc ác tiếng xấu đồn vang, lại che giấu tội cho nhau, xúc não chúng Tăng. Các Tỳ-kheo-ni bảo: “Hai cô là Tỳ-kheo-ni cùng làm việc ác, tiếng xấu đồn vang, lại che giấu tội cho nhau, xúc não chúng Tăng. Hai cô nên rời xa nhau, bỏ đi thói làm ác này và xúc não chúng Tăng thì ở trong pháp Phật mới tăng ích rộng rãi, đạt được đời sống an lạc”. Hai Tỳ-kheo-ni nói: “Chúng tôi không làm việc ác, không có tiếng xấu đồn vang, không che giấu tội nhau, không xúc não chúng Tăng. Tăng thấy chúng tôi yếu kém, khinh dể chúng tôi nên nói lời như vậy”. Các Tỳ-kheo-ni lại nói: “Hai cô đừng nói lên lời này. Vì sao vậy? Vì Tăng không thấy hai cô kém yếu, khinh dể các cô. Các cô nên rời xa nhau, bỏ đi việc làm ác và xúc não Tăng thì ở trong pháp Phật mới tăng ích rộng rãi, đạt được đời sống an lạc”. Can gián như vậy mà kiên trì không bỏ thì nên can gián lần thứ hai, lần thứ ba. Lần thứ hai, lần thứ ba can gián mà bỏ thì tốt, không bỏ thì Tỳ-kheo-ni này, qua Ba lần can gián, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, phải sám hối tội.

16. Nếu Tỳ-kheo-ni ưa tranh cãi với người khác, Tăng xử đoán việc ấy, lại nói: “Tăng xử đoán tùy thuộc ưa, ghét, si, sợ”. Các Tỳkheo-ni nói: “Cô đừng thích tranh cãi cùng người khác, đừng cho Tăng xử đoán theo cảm tính: yêu, ghét, si, sợ. Tại sao vậy? Vì Tăng không lệ thuộc vào yêu, ghét, si, sợ, các cô phải bỏ đi lời nói này thì ở trong pháp Phật mới tăng ích rộng rãi, đạt được đời sống an lạc”. Can gián như vậy mà cương quyết không bỏ thì nên can gián lần thứ hai, lần thứ ba. Lần thứ hai, lần thứ ba can gián mà bỏ thì tốt, không bỏ thì Tỳ-kheo-ni này, qua Ba lần can gián, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, phải sám hối tội.

17. Nếu Tỳ-kheo-ni thích tranh cãi với người khác, Tăng xử đoán việc ấy, lại nói: “Tôi bỏ Phật, bỏ Pháp, bỏ Tăng, xả giới làm ngoại đạo, Sa-môn, Bà-la-môn khác cũng có học giới, cũng có hổ thẹn, tôi sẽ đến đó tu phạm hạnh”. Các Tỳ-kheo-ni bảo: “Cô đừng thích tranh cãi với người khác, đừng nói: Tôi bỏ Phật, bỏ Pháp, bỏ Tăng. Tại sao vậy? Vì Sa-môn, Bà-la-môn khác không học giới, không có hổ thẹn. Cô làm sao tu phạm hạnh với họ được? Cô loại bỏ ác kiến này thì ở trong pháp Phật mới tăng ích rộng lớn, đạt được đời sống an lạc”. Can gián như vậy mà cương quyết không bỏ thì nên can gián lần thứ hai, lần thứ ba. Lần thứ hai, lần thứ ba can gián mà bỏ thì tốt, không bỏ thì Tỳ-kheo-ni này, qua Ba lần can gián, phạm Tăng-già-bà-thi-sa, phải sám hối tội.

Các Đại tỷ! Tôi đã nói mười bảy pháp Tăng-già-bà-thi-sa. Chín giới đầu phạm thành tội ngay, tám giới tiếp theo, sau Ba lần can gián mới thành tội. Tỳ-kheo-ni nào phạm mỗi một tội thì phải giữa hai bộ Tăng, nửa tháng sám “Ma-na-đỏa”, tiếp theo việc giải tội, sau khi như pháp cầu xin thì việc giải tội cho đương sự phải giữa hai bộ Tăng, mỗi bộ đủ hai mươi vị. Nếu thiếu một thì việc giải tội không thành, các Tỳkheo-ni cũng bị quở trách. Pháp ứng xử phải như vậy. Nay xin hỏi các Đại tỷ trong mười bảy pháp này thanh tịnh không? (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng hỏi như vậy). Các Đại tỷ đối với mười bảy pháp này thanh tịnh, vì im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.
30 PHÁP NI TÁT KỲ BA DẬT ĐỀ

Các Đại tỷ! Đây là ba mươi pháp Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề, mỗi nửa tháng đều tụng theo trong Giới kinh:

1. Nếu Tỳ-kheo-ni, năm y đã có đủ, y Ca-hi-na đã xả, y dư được cất đến mười ngày, nếu quá thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

2. Nếu Tỳ-kheo-ni, y đã đủ, y Ca-hi-na đã xả, trong năm y rời mỗi một y để ngủ, quá một đêm, trừ Tăng Yết-ma, thì phạm Ni-tát-kỳ-badật-đề.

3. Nếu Tỳ-kheo-ni, y đủ số, y Ca-hi-na đã xả, được vải y phi thời, nếu cần thì nên nhận may để thọ trì. Nếu đủ vải thì tốt còn không đủ thì chờ đợi nơi nào đó có cho thêm khiến đủ vải may thành y. Việc này chỉ kéo dài một tháng, nếu quá thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

4. Nếu Tỳ-kheo-ni đến cư sĩ, vợ cư sĩ không phải bà con để xin y, trừ nhân duyên, thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề. Nhân duyên là: Y bị đoạt, y bị mất, y bị cháy, y bị nước cuốn trôi, y cũ hư, ấy là nhân duyên.

5. Nếu Tỳ-kheo-ni, y bị đoạt, y bị mất, y bị cháy, y bị nước cuốn trôi, y hư cũ, đến cư sĩ, vợ cư sĩ không phải bà con xin y. Nếu cư sĩ, vợ cư sĩ muốn cho nhiều y, thì Tỳ-kheo-ni này nên nhận hai y, nếu nhận quá thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

6. Nếu cư sĩ, vợ cư sĩ chẳng phải bà con cùng bàn bạc với nhau:

“Nên lấy số tiền y này may y cho Tỳ-kheo-ni ấy”. Tỳ-kheo-ni này trước không được mời nhận tùy ý, liền đến hỏi cư sĩ, vợ cư sĩ: “Các vị sử dụng số tiền y như vậy để may y cho tôi phải không?”. Họ thưa: “Đúng như vậy”. Tỳ-kheo-ni khen: “Lành thay! Nên may y như vậy, như vậy cúng cho tôi, vì muốn cho tốt”, thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

7. Nếu cư sĩ, vợ cư sĩ chẳng phải bà con cùng nhau bàn bạc: “Nên sử dụng số tiền y của mỗi chúng ta như thế để may y cúng cho Tỳ-kheoni ấy”. Tỳ-kheo-ni này trước không được mời nhận tùy ý liền đến cư sĩ, vợ cư sĩ nói: “Riêng mỗi vị sử dụng số tiền y của mình để may y cúng cho tôi phải không?”. Họ đáp: “Đúng như vậy!”. Tỳ-kheo-ni liền khen: “Lành thay! Các vị có thể góp tiền lại may một y mà thôi để cúng cho tôi, vì cố cho tốt”, thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

8. Nếu Vua hoặc Đại thần, Bà-la-môn, cư sĩ, vì Tỳ-kheo-ni sai người mang số tiền y đến cúng. Người sứ giả đến chỗ Tỳ-kheo-ni thưa: “Đại tỷ! Đại thần, Vua ấy cho tôi mang số tiền y này đến đây cúng, xin nhận cho”. Tỳ-kheo-ni này nói: “Tôi không được phép nhận tiền y này, nếu được y thanh tịnh thì tôi mới nhận để thọ trì”. Người sứ nói: “Này cô! Có người nào giúp việc không?”. Tỳ-kheo-ni liền chỉ chỗ người đó. Người sứ liền đến chỗ người chấp sự nói: “Đại thần, nhà Vua tên… sai tôi mang số tiền y đến đây cúng cho Tỳ-kheo-ni tên là…, cô hãy vì Tỳkheo-ni nhận tiền may y, lúc ấy cô trao cúng cho Tỳ-kheo-ni thì tiện hơn”. Người sứ giả sau khi trao tiền cho người chấp sự liền quay trở lại chỗ Tỳ-kheo-ni bạch: “Đại tỷ! Người chấp sự mà cô chỉ, tôi đã trao tiền y rồi. Đại tỷ cần y thì có thể đến đó lấy”. Tỳ-kheo-ni này hai phen, ba phen đến chỗ người chấp sự nói: “Tôi cần y! Tôi cần y!”. Nếu nhận được y thì tốt, còn không được thì phen thứ tư, phen thứ năm, phen thứ sáu đến trước người chấp sự đứng im lặng. Nếu nhận được thì tốt, nếu quá sáu phen mà nhận được thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề. Trường hợp không được y thì nên tìm đến chỗ ở người sứ giả của Đại thần, hoặc đích thân hoặc sai người thân tín nói: “Ông đã vì Tỳ-kheo-ni tên là… mang số tiền y đến cúng, song Tỳ-kheo-ni này cuối cùng chẳng nhận được, ông đích thân quay trở lại đó đòi lại đừng để bị mất”. Việc này là nên làm.

9. Nếu Tỳ-kheo-ni đích thân đi xin tơ tằm thuê thợ dệt, dệt làm y thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

10. Nếu cư sĩ, vợ cư sĩ vì Tỳ-kheo-ni thuê thợ dệt dệt làm y. Tỳkheo-ni này trước không mời nhận tùy ý, liền đến chỗ thợ dệt nói như vầy: Ông biết không? Y này là may cho tôi, ông cố gắng vì tôi mà dệt cho khéo vừa rộng vừa sắc sảo, đương nhiên đặc biệt đền ơn ông tương xứng. Sau đó hoặc trao cho một bữa ăn hoặc trị giá tiền một bữa ăn, nhận được y thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

11. Nếu Tỳ-kheo-ni cho y Tỳ-kheo-ni khác, sau giận không vui, hoặc tự đoạt lại hoặc sai người đoạt, nói như vầy: Trả lại y cho tôi, tôi không cho cô nữa, thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

12. Nếu Tỳ-kheo-ni, biết vật đó đàn-việt muốn cúng cho Tăng lại xoay về cúng cho mình thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

13. Nếu Tỳ-kheo-ni bệnh được phép uống bốn loại thuốc dễ tiêu hóa, một lần nhận được: sữa, dầu, mật, đường phèn để dùng đến bảy ngày. Nếu quá thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

14. Nếu Tỳ-kheo-ni, tiền hoặc hậu an cư còn mười ngày mới đến Tự tứ, nhận được y cúng gấp, nếu cần nên nhận để đến thời của y, nếu quá thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

15. Nếu Tỳ-kheo-ni, bát chưa đủ năm đường hàn, lại xin bát mới, vì muốn được tốt thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

16. Nếu Tỳ-kheo-ni, cầu lợi mua rẻ bán đắt, mua bán các thứ thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

17. Nếu Tỳ-kheo-ni, sử dụng vàng, bạc và tiền để mua bán các loại thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

18. Nếu Tỳ-kheo-ni tự cầm lấy vàng, bạc và tiền, hoặc sai người cầm hoặc khởi tâm thọ nhận thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

19. Nếu Tỳ-kheo-ni, vật trước đã xin được, không dùng, lại xin vật khác thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

20. Nếu Tỳ-kheo-ni, y phi thời nhận làm y đúng thời thì phạm Nitát-kỳ-ba-dật-đề.

21. Nếu Tỳ-kheo-ni, đổi y cho Tỳ-kheo-ni khác, sau tiếc nên đòi trở lại, đòi được y thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

22. Nếu Tỳ-kheo-ni, các Tỳ-kheo-ni nói: Cô lấy đồ mặc để che nguyệt thủy, tự mình nói không sử dụng, đến khi cần lại lấy trước thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

23. Nếu Tỳ-kheo-ni xin y dày mùa lạnh thì nên nhận loại y kém nhất, trị giá bốn đại tiền thôi. Nếu nhận loại y quý giá thì phạm Ni-tátkỳ-ba-dật-đề.

24. Nếu Tỳ-kheo-ni xin y mỏng mùa nóng thì nên nhận loại y kém nhất, trị giá hai đại tiền rưỡi thôi. Nếu nhận y quý giá thì phạm Ni-tátkỳ-ba-dật-đề.

25. Nếu Tỳ-kheo-ni, vì Tăng làm công việc này đến một cư sĩ xin phương tiện nhưng đem sử dụng vào việc khác thì phạm Ni-tát-kỳ-badật-đề.

26. Nếu Tỳ-kheo-ni, vì Tăng làm công việc này, đến nhiều người cư sĩ xin phương tiện nhưng sử dụng vào việc khác thì phạm Ni-tát-kỳba-dật-đề.

27. Nếu Tỳ-kheo-ni làm công việc cho mình, đến một cư sĩ xin phương tiện rồi tự đổi ý sử dụng phương tiện này vào việc khác thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

28. Nếu Tỳ-kheo-ni làm công việc cho mình, đến nhiều người cư sĩ xin phương tiện, tự đổi ý sử dụng phương tiện này vào việc khác thì phạm Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề.

29. Nếu Tỳ-kheo-ni tích lũy cất giấu nhiều vật dụng thì phạm Nitát-kỳ-ba-dật-đề.

30. Nếu Tỳ-kheo-ni gom góp chứa nhiều bình bát thì phạm Ni-tátkỳ-ba-dật-đề.

Các Đại tỷ! Tôi đã nói ba mươi pháp Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề. Nay xin hỏi các Đại tỷ trong ba mươi pháp này thanh tịnh không? (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng hỏi như vậy).

Các Đại tỷ trong ba mươi giới này thanh tịnh, vì im lặng. Việc này, tôi ghi nhận như vậy.
210 PHÁP BA DẬT ĐỀ

Các Đại tỷ! Đây là hai trăm mười pháp Ba-dật-đề, mỗi nửa tháng đều tụng theo trong Giới kinh:

1. Nếu Tỳ-kheo-ni cố ý nói dối thì phạm Ba-dật-đề.

2. Nếu Tỳ-kheo-ni mắng, hủy báng Tỳ-kheo-ni khác thì phạm Ba-dật-đề.

3. Nếu Tỳ-kheo-ni nói hai lưỡi, tranh cãi với Tỳ-kheo-ni khác thì phạm Ba-dật-đề.

4. Nếu Tỳ-kheo-ni nói pháp cho người nam quá năm, sáu lời, trừ có người nữ hiểu biết phân biệt lời nói tốt, xấu thì phạm Ba-dật-đề.

5. Nếu Tỳ-kheo-ni biết Tăng như pháp xử đoán việc rồi, khơi trở lại thì phạm Ba-dật-đề.

6. Nếu Tỳ-kheo-ni dạy kinh cho người nữ chưa thọ giới Cụ túc và cùng tụng thì phạm Ba-dật-đề.

7. Nếu Tỳ-kheo-ni cùng với người nữ chưa thọ giới Cụ túc mà đồng ngủ một nhà quá ba đêm thì phạm Ba-dật-đề.

8. Nếu Tỳ-kheo-ni đến với người nữ chưa thọ giới Cụ túc tự nói chứng đắc pháp vượt trên người: “Tôi biết như vậy, tôi thấy như vậy”, thật có đi nữa thì cũng phạm Ba-dật-đề.

9. Nếu Tỳ-kheo-ni biết Tỳ-kheo-ni khác phạm tội nặng mà đem nói cho người chưa thọ giới Cụ túc biết, trừ Tăng Yết-ma, thì phạm Badật-đề.

10. Nếu Tỳ-kheo-ni nói như vầy: Có ích gì khi nói các giới vụn vặt này, khi nói giới này chỉ khiến người ta phiền não”, chê bai giới như vậy thì phạm Ba-dật-đề.

11. Nếu Tỳ-kheo-ni tự chặt phá thôn xóm của quỷ thần, hoặc sai người chặt phá thì phạm Ba-dật-đề.

12. Nếu Tỳ-kheo-ni cố ý trả lời không theo vấn đề được hỏi thì phạm Ba-dật-đề.

13. Nếu Tỳ-kheo-ni vu khống người được Tăng sai thì phạm Badật-đề.

14. Nếu Tỳ-kheo-ni, nơi đất trống đích thân trải ngọa cụ của Tăng hay sai người trải, hoặc người khác trải, hoặc nằm hay ngồi, khi đi không tự dọn cất, không bảo người cất, không dặn người thu dọn, thì phạm Ba-dật-đề.

15. Nếu Tỳ-kheo-ni ở trong phòng Tăng, tự mình trải ngọa cụ của Tăng, hoặc sai người trải, hoặc người khác trải, hoặc ngồi, hay nằm, khi đi không tự dọn cất, không bảo ai dọn dẹp, không dặn nhờ dọn cất, thì phạm Ba-dật-đề.

16. Nếu Tỳ-kheo-ni tức giận không vui ở trong khu vực của Tăng tự mình lôi kéo Tỳ-kheo-ni khác ra khỏi phòng, hoặc sai khiến người lôi kéo, nói như vầy: “Ra ngay! Đi cho khuất mắt! Đừng ở trong đây nữa!” thì phạm Ba-dật-đề.

17. Nếu Tỳ-kheo-ni biết người khác, trước đã trải ngọa cụ, sau chiếm chỗ tự trải, hoặc sai người trải với ý nghĩ: “Nếu họ người kia không vui thì tự phải ra đi”, thì phạm Ba-dật-đề.

18. Nếu Tỳ-kheo-ni, trên gác nhà Tăng đặt giường dây, giường cây có chân nhọn mà cố sức ngồi nằm lên thì phạm Ba-dật-đề.

19. Nếu Tỳ-kheo-ni biết nước có trùng, hoặc lấy tưới lên bùn hoặc dùng vào các việc ăn, uống… thì phạm Ba-dật-đề.

20. Nếu Tỳ-kheo-ni thường ăn nhiều bữa, trừ nhân duyên, thì phạm Ba-dật-đề. Nhân duyên là: khi bệnh, khi may y, khi cúng y, đó là nhân duyên.

21. Nếu Tỳ-kheo-ni nhận lời mời ăn riêng chúng, trừ nhân duyên, thì phạm Ba-dật-đề. Nhân duyên là: khi bệnh, khi cúng y, khi may y, khi đi đường, khi đi thuyền, khi đại hội. Đây gọi là nhân duyên.

22. Nếu Tỳ-kheo-ni không bệnh, nơi cúng một bữa ăn, ăn quá một bữa thì phạm Ba-dật-đề.

23. Nếu Tỳ-kheo-ni đến nhà cư sĩ được cúng đồ ăn thức uống một cách tùy hỷ, nào bánh, nào bún… Nếu không ăn tại chỗ nhà ấy, cần thì nhận hai, ba bát rồi ra ngoài, nên san sẻ cho các Tỳ-kheo-ni khác cùng ăn. Nếu không bệnh mà nhận quá mức này và không san sẻ cho Tỳkheo-ni khác cùng ăn thì phạm Ba-dật-đề.

24. Nếu Tỳ-kheo-ni ăn xong rồi, ăn lại mà không làm pháp tàn thực thì phạm Ba-dật-đề.

25. Nếu Tỳ-kheo-ni, biết Tỳ-kheo-ni đồng phạm hạnh ăn xong rồi lại nài ép, khuyên ăn cho bằng được, nhưng không làm pháp thức ăn dư, khiến cho vị ấy ăn để phạm, thì phạm Ba-dật-đề.

26. Nếu Tỳ-kheo-ni không được mời mà để thức ăn vào miệng, trừ nếm thức ăn, tăm xỉa răng và nước thì phạm Ba-dật-đề.

27. Nếu Tỳ-kheo-ni ăn phi thời thì phạm Ba-dật-đề.

28. Nếu Tỳ-kheo-ni ăn thức ăn dư để cách đêm thì phạm Ba-dậtđề.

29. Nếu Tỳ-kheo-ni trong “Nhà ăn” cùng ngồi với người nam thì phạm Ba-dật-đề.

30. Nếu Tỳ-kheo-ni xem binh lính hành quân thì phạm Ba-dậtđề.

31. Nếu Tỳ-kheo-ni có nhân duyên đến trong quân đội, được ở đến hai, ba đêm, nếu quá thì phạm Ba-dật-đề.

32. Nếu Tỳ-kheo-ni có nhân duyên đến ở trong quân đội hai, ba đêm, xem quân trận chiến đấu thì phạm Ba-dật-đề.

33. Nếu Tỳ-kheo-ni nói lời như vầy: “Như tôi hiểu chỗ Phật dạy thì pháp chướng ngại đạo không hề chướng ngại đạo”. Các Tỳ-kheo-ni nói với Tỳ-kheo-ni này: “Cô đừng nói lên lời này, đừng hủy báng Phật, đừng vu khống Phật! Phật dạy pháp làm ngăn che đạo thì thật sự làm ngăn che đạo, cô nên bỏ tà kiến xấu ác này”. Khi can gián mà ngoan cố không bỏ thì nên can gián lần thứ hai, lần thứ ba. Lần thứ hai, lần thứ ba can gián mà bỏ, ấy là tốt, không bỏ, thì phạm Ba-dật-đề.

34. Nếu Tỳ-kheo-ni biết Tỳ-kheo-ni này không như pháp sám hối tội, không bỏ tà kiến ác, mà cùng ở chung, cùng nói chuyện, cùng ngủ, cùng làm việc thì phạm Ba-dật-đề.

35. Sa-di-ni nào nói lời như vầy: “Như tôi hiểu lời Phật dạy: “Nếu thọ năm dục thì không hề ngăn che đạo”. Các Tỳ-kheo-ni nói với Sadi-ni này: “Sa-di-ni chớ nói lời ấy, đừng hủy báng Phật, đừng vu khống Phật. Phật dạy năm dục là ngăn che đạo thì thật sự làm ngăn che đạo.

Sa-di-ni! Cô hãy bỏ tà kiến ác này”. Can gián như vậy mà ngoan cố không bỏ thì nên can gián lần thứ hai, lần thứ ba. Lần thứ hai, lần thứ ba can gián mà bỏ, ấy là tốt, nếu không bỏ, các Tỳ-kheo-ni nên nói với Sa-di-ni này: “Cô đi ra khỏi đây, từ nay đừng gọi Phật là thầy tôi, đừng đi theo sau các Tỳ-kheo-ni. Các Sa-di-ni khác được ngủ cùng các Tỳkheo-ni hai đêm, cô cũng không được việc này. Này người ngu, đi ra ngay, đi khỏi đây, đừng sống nơi đây nữa”. Nếu Tỳ-kheo-ni biết Sa-dini đã bị như pháp ruồng đuổi mà giữ lại cùng ở chung, cùng nói chuyện thì phạm Ba-dật-đề.

36. Nếu Tỳ-kheo-ni cố ý giết súc vật thì phạm Ba-dật-đề.

37. Nếu Tỳ-kheo-ni cố tình làm cho Tỳ-kheo-ni khác nghi ngờ hối hận với chủ ý khiến Tỳ-kheo-ni này buồn phiền dù chỉ thoáng chốc thì phạm Ba-dật-đề.

38. Nếu Tỳ-kheo-ni, khi Tăng xử đoán việc không giữ dục mà đứng dậy ra đi thì phạm Ba-dật-đề.

39. Nếu Tỳ-kheo-ni thọc lét Tỳ-kheo-ni khác thì phạm Ba-dậtđề.

40. Nếu Tỳ-kheo-ni đùa giỡn trong nước thì phạm Ba-dật-đề.

41. Nếu Tỳ-kheo-ni cùng ngủ một nhà có người nam, thì phạm Ba-dật-đề.

42. Nếu Tỳ-kheo-ni uống rượu thì phạm Ba-dật-đề.

43. Nếu Tỳ-kheo-ni khinh dể thầy thì phạm Ba-dật-đề.

44. Nếu Tỳ-kheo-ni tự đào đất hoặc sai người đào, bảo đào chỗ này thì phạm Ba-dật-đề.

45. Nếu Tỳ-kheo-ni sau khi cùng cãi vã, im lặng ghim lấy ý nghĩ: “Điều gì các Tỳ-kheo-ni nói, ta sẽ ghi nhớ” thì phạm Ba-dật-đề.

46. Nếu Tỳ-kheo-ni nhận bốn tháng mời như ý muốn, nhận quá mức này, trừ được mời lại, đích thân mang đến mời, mời lâu dài, thì phạm Ba-dật-đề.

47. Nếu Tỳ-kheo-ni thường phạm tội, các Tỳ-kheo-ni như pháp can gián, lại nói như vầy: “Tôi không học giới này, tôi sẽ hỏi Tỳ-kheoni trì luật, trì pháp khác” thì phạm Ba-dật-đề.

48. Nếu Tỳ-kheo-ni, khi nói giới lại nói: “Tôi nay mới biết pháp này”, nhưng pháp này mỗi nửa tháng Bố-tát đều nói theo trong giới kinh. Các Tỳ-kheo-ni biết Tỳ-kheo-ni kia đã đến hai, Ba lần trong đây ngồi nghe nói giới, Tỳ-kheo-ni kia không thể viện cớ không biết mà chạy tội, phải tùy theo chỗ phạm tội mà như pháp trị, phải khiển trách tội không biết của cô này, hành động của cô là không tốt, khi thuyết giới không một lòng lắng nghe, không tập trung tâm vào việc này thì phạm Ba-dật-đề.

49. Nếu Tỳ-kheo-ni hẹn cùng đi với đám giặc một đường, từ xóm làng này đến xóm làng khác thì phạm Ba-dật-đề.

50. Nếu Tỳ-kheo-ni hẹn cùng đi một đường với người nam, từ xóm làng này đến xóm làng khác thì phạm Ba-dật-đề.

51. Nếu Tỳ-kheo-ni không bệnh, vì muốn sưởi ấm nên đốt lửa hoặc sai người đốt lửa thì phạm Ba-dật-đề.

52. Nếu Tỳ-kheo-ni đối với các loại vật quý báu tự mình lấy hoặc sai người lấy, trừ ở trong Tăng phường và nơi nghỉ qua đêm, thì phạm Ba-dật-đề.

Nếu trong Tăng phường và nơi nghỉ lại đêm, nhặt được vật báu các loại, sau có chủ xin thì trả lại. Việc này phải ứng xử đúng như vậy.

53. Nếu Tỳ-kheo-ni nội trong nửa tháng mà tắm, trừ nhân duyên, thì phạm Ba-dật-đề. Nhân duyên là: khi bệnh, khi làm việc, khi đi đường, lúc gió, mưa, khi nóng bức, ấy là nhân duyên.

54. Nếu Tỳ-kheo-ni vì giận cố ý đánh Tỳ-kheo-ni khác thì phạm Ba-dật-đề.

55. Nếu Tỳ-kheo-ni vì giận lấy tay dọa đánh Tỳ-kheo-ni khác thì phạm Ba-dật-đề.

56. Nếu Tỳ-kheo-ni cố ý gây hoảng hốt sợ hãi cho Tỳ-kheo-ni khác thì phạm Ba-dật-đề.

57. Nếu Tỳ-kheo-ni sử dụng vô căn cứ tội Tăng-già-bà-thi-sa để vu báng Tỳ-kheo-ni khác thì phạm Ba-dật-đề.

58. Nếu Tỳ-kheo-ni nói với Tỳ-kheo-ni khác: “Đi theo tôi đến các nhà, cô sẽ được cúng các thức ăn uống ngon lành”. Khi cùng đến, không được cúng mà còn bị xua đuổi, nói: Cô đi đi! Ngồi với cô, nói chuyện với cô không vui! Tôi ngồi một mình, nói một mình vui hơn”, nhằm làm vị ấy buồn, thì phạm Ba-dật-đề.

59. Nếu Tỳ-kheo-ni, y mới thì phải làm dấu bằng ba loại màu: hoặc xanh, hoặc đen, hoặc mộc lan. Nếu không lấy ba loại màu này làm dấu thì phạm Ba-dật-đề.

60. Nếu Tỳ-kheo-ni vì đùa giỡn giấu y bát, hoặc tọa cụ, ống đựng kim hay bất cứ dụng cụ sinh hoạt nào của Tỳ-kheo-ni khác, hoặc sai khiến người giấu, thì phạm Ba-dật-đề.

61. Nếu Tỳ-kheo-ni, khi Tăng xử đoán việc, như pháp giữ dục xong, sau lại trách cứ thì phạm Ba-dật-đề.

62. Nếu Tỳ-kheo-ni nói lời như vầy: “Các Tỳ-kheo-ni tùy theo chỗ quen biết, xoay vật của Tăng về cho họ”, thì phạm Ba-dật-đề.

63. Nếu Tỳ-kheo-ni, y đã tịnh thí cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, Thứcxoa-ma-na, Sa-di, Sa-di-ni rồi chiếm đoạt lấy lại thì phạm Ba-dật-đề.

64. Nếu Tỳ-kheo-ni nhận lời mời ăn của người khác, trước bữa ăn, sau bữa ăn đi đến các nhà thí chủ không đến báo cho các Tỳ-kheo-ni khác, trừ nhân duyên, thì phạm Ba-dật-đề. Nhân duyên là: Thời gian của y. Đó là nhân duyên.

65. Nếu Tỳ-kheo-ni dùng bông Đâu-la để dồn tọa cụ, ngọa cụ thì phạm Ba-dật-đề.

66. Nếu Tỳ-kheo-ni tự mình làm giường dây, giường cây nằm, ngồi thì chân giường cao bằng tám ngón tay Đức Phật trừ khúc vào mộng, nếu quá thì phạm Ba-dật-đề.

67. Nếu Tỳ-kheo-ni làm ống đựng kim bằng xương, răng, sừng thì phạm Ba-dật-đề.

68. Nếu Tỳ-kheo-ni may y thì kích cỡ y bằng kích cỡ y của Như Lai, nếu quá thì phạm Ba-dật-đề. Kích cỡ y của Đức Phật là: Dài chín gang tay, rộng sáu gang tà. Đây gọi là cỡ y của Đức Phật.

69. Nếu Tỳ-kheo-ni biết đàn-việt muốn cúng vật cho Tăng lại xoay về cho người khác thì phạm Ba-dật-đề.

70. Nếu Tỳ-kheo-ni ăn tỏi thì phạm Ba-dật-đề.

71. Nếu Tỳ-kheo-ni lấy tay vỗ nữ căn thì phạm Ba-dật-đề.

72. Nếu Tỳ-kheo-ni làm nam căn để vào trong nữ căn thì phạm Ba-dật-đề.

73. Nếu Tỳ-kheo-ni lấy nước rửa nữ căn, nên sử dụng hai ngón tay đưa vào chừng một đốt để rửa, nếu quá thì phạm Ba-dật-đề.

74. Nếu Tỳ-kheo-ni cạo lông nách và lông chỗ kín thì phạm Badật-đề.

75. Nếu Tỳ-kheo-ni, nơi chỗ thanh vắng, một mình với Tỳ-kheo cùng đứng, cùng nói chuyện thì phạm Ba-dật-đề.

76. Nếu Tỳ-kheo-ni, nơi chỗ thanh vắng, một mình với bạch y và ngoại đạo cùng đứng, cùng nói chuyện thì phạm Ba-dật-đề.

77. Nếu Tỳ-kheo-ni, ở chỗ trống, một mình với Tỳ-kheo cùng đứng cùng nói chuyện thì phạm Ba-dật-đề.

78. Nếu Tỳ-kheo-ni, ở chỗ trống, một mình với bạch y và ngoại đạo cùng đứng cùng nói chuyện thì phạm Ba-dật-đề.

79. Nếu Tỳ-kheo-ni, nơi ngả tư, đường hẻm với Tỳ-kheo cùng đứng nói kề tai đủ nghe, lại bảo bạn Tỳ-kheo-ni phải đi tránh ra xa thì phạm Ba-dật-đề.

80. Nếu Tỳ-kheo-ni đi trong đường hẻm một mình với bạch y và ngoại đạo cùng đứng, cùng kề tai nói chuyện đủ nghe, lại bảo bạn Tỳkheo-ni phải đi tránh xa thì phạm Ba-dật-đề.

81. Nếu Tỳ-kheo-ni lõa hình tắm rửa thì phạm Ba-dật-đề.

82. Nếu Tỳ-kheo-ni đi không mang theo áo tắm thì phạm Ba-dậtđề.

83. Nếu Tỳ-kheo-ni nhận được y mới của Tỳ-kheo-ni khác, trước dùng để tượng trưng cúng dường, mà không trả lại, thì phạm Ba-dậtđề.

84. Nếu Tỳ-kheo-ni ngăn chận Tăng phân chia y thì phạm Badật-đề.

85. Nếu Tỳ-kheo-ni nhận y của Tỳ-kheo-ni khác đã được tháo tung ra, không bệnh, mà quá bốn, năm ngày may lại không thành y thì phạm Ba-dật-đề.

86. Nếu Tỳ-kheo-ni rời năm y mà đi đường thì phạm Ba-dật-đề.

87. Nếu Tỳ-kheo-ni lấy y của mình đem cho bạch y và nữ ngoại đạo thì phạm Ba-dật-đề.

88. Nếu Tỳ-kheo-ni lấy bớt vật cúng cho cá nhân đem cúng cho Tăng thì phạm Ba-dật-đề.

89. Nếu Tỳ-kheo-ni cai quản việc nhà người thì phạm Ba-dật-đề.

90. Nếu Tỳ-kheo-ni không an cư thì phạm Ba-dật-đề.

91. Nếu Tỳ-kheo-ni không nương vào chúng Tỳ-kheo an cư thì phạm Ba-dật-đề.

92. Nếu Tỳ-kheo-ni đang an cư mà đi đây đó thì phạm Ba-dậtđề.

93. Nếu Tỳ-kheo-ni an cư xong không đến thỉnh Tỳ-kheo Tăng về tội thấy, nghe, nghi của mình thì phạm Ba-dật-đề.

94. Nếu Tỳ-kheo-ni được mời đến an cư xong rồi, không đi ngủ lại một đêm thì phạm Ba-dật-đề.

95. Nếu Tỳ-kheo-ni, ở trong nước nơi bị khủng bố, không có chỗ nương nhờ mà đi một mình thì phạm Ba-dật-đề.

96. Nếu Tỳ-kheo-ni ra ngoài nước, nơi có khủng bố, không có chỗ nương cậy mà đi một mình thì phạm Ba-dật-đề.

97. Nếu Tỳ-kheo-ni an cư xong không gửi gắm Tinh xá cho ai mà bỏ ra đi thì phạm Ba-dật-đề.

98. Nếu Tỳ-kheo-ni an cư xong, bỏ Tinh xá, không hoàn trả lại cho chủ ra đi thì phạm Ba-dật-đề.

99. Nếu Tỳ-kheo-ni dạo chơi xem đủ mọi thứ thì phạm Ba-dật-đề.

100. Nếu Tỳ-kheo-ni nửa tháng không đến trong Tăng cầu xin thầy giáo giới thì phạm Ba-dật-đề.

101. Nếu Tỳ-kheo-ni vào trú xứ có Tỳ-kheo, thấy Tỳ-kheo mà không bạch, trừ khi gặp nạn khẩn cấp, thì phạm Ba-dật-đề.

102. Nếu Tỳ-kheo-ni chưa đủ mười hai hạ lạp mà nuôi người làm thân thuộc thì phạm Ba-dật-đề.

103. Nếu Tỳ-kheo-ni đủ mười hai hạ lạp Tăng không tác pháp Yết-ma cho nuôi chúng mà vẫn nuôi thì phạm Ba-dật-đề.

104. Nếu Tỳ-kheo-ni cho người nữ đã có chồng chưa đủ mười hai tuổi thọ giới Cụ túc thì phạm Ba-dật-đề.

105. Nếu Tỳ-kheo-ni, người nữ đã có chồng đủ mười hai năm, Tăng không tác pháp Yết-ma cho phép mà cho thọ giới Cụ túc thì phạm Ba-dật-đề.

106. Nếu Tỳ-kheo-ni cho đồng nữ chưa đủ mười tám tuổi thọ Học giới thì phạm Ba-dật-đề.

107. Nếu Tỳ-kheo-ni, tuy đồng nữ đủ mười tám tuổi, Tăng không tác pháp Yết-ma cho phép mà cho thọ Học giới thì phạm Ba-dật-đề.

108. Nếu Tỳ-kheo-ni nói với người nữ bạch y xin quy y: “Nếu cho tôi y, tôi sẽ độ cho cô”, thì phạm Ba-dật-đề.

109. Nếu Tỳ-kheo-ni, các Tỳ-kheo-ni bảo: Như lời Phật dạy “Phải tác pháp Yết-ma cho nuôi chúng”. Điều này cô không thực hiện, bèn chê trách các Tỳ-kheo-ni, thì phạm Ba-dật-đề.

110. Nếu Tỳ-kheo-ni khi Yết-ma và giáo giới không đến nghe thì phạm Ba-dật-đề.

111. Nếu Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na đủ hai năm, không có điều trở ngại, không cho thọ giới Cụ túc, lại nói: “Cô cần học thêm giới này đã”, thì phạm Ba-dật-đề.

112. Nếu Tỳ-kheo-ni độ dâm nữ thì phạm Ba-dật-đề.

113. Nếu Tỳ-kheo-ni cho ni chưa đủ hai năm học giới mà cho thọ giới Cụ túc thì phạm Ba-dật-đề.

114. Nếu Tỳ-kheo-ni, ni đủ hai năm học giới, nhưng Tăng không tác Yết-ma mà cho thọ giới Cụ túc thì phạm Ba-dật-đề.

115. Nếu Tỳ-kheo-ni, cho ni đủ hai năm học giới mà không học giới, liền cho thọ giới Cụ túc thì phạm Ba-dật-đề.

116. Nếu Tỳ-kheo-ni cho người nữ mang thai thọ giới Cụ túc thì phạm Ba-dật-đề.

117. Nếu Tỳ-kheo-ni cho đàn bà mới sinh thọ giới Cụ túc thì phạm Ba-dật-đề.

118. Nếu Tỳ-kheo-ni cứ hàng năm cho đệ tử thọ giới Cụ túc thì phạm Ba-dật-đề.

119. Nếu Tỳ-kheo-ni (Tăng đã tác pháp rồi) để sang ngày khác mới cho đệ tử thọ giới Cụ túc thì phạm Ba-dật-đề.

120. Nếu Tỳ-kheo-ni mới thọ giới Cụ túc không tiếp tục nương tựa vào Hòa thượng sáu năm, hoặc sai người nương tựa thì phạm Badật-đề.

121. Nếu Tỳ-kheo-ni nuôi đệ tử ni trong sáu năm mà không đích thân dạy bảo, không nhờ ai dạy bảo thì phạm Ba-dật-đề.

122. Nếu Tỳ-kheo-ni nuôi đệ tử mà không đích thân đưa đê tử đi, không sai người đưa đệ tử rời xa bổn xứ năm, sáu do-tuần thì phạm Ba-dật-đề.

123. Nếu Tỳ-kheo-ni, người đồng học bệnh, không đích thân chăm sóc, không bảo người chăm sóc, thì phạm Ba-dật-đề.

124. Nếu Tỳ-kheo-ni độ phụ nữ thuộc về người khác thì phạm Ba-dật-đề.

125. Nếu Tỳ-kheo-ni độ người nữ có bệnh trầm kha thì phạm Badật-đề.

126. Nếu Tỳ-kheo-ni độ phụ nữ có chồng thì phạm Ba-dật-đề.

127. Nếu Tỳ-kheo-ni độ người nữ có mắc nợ thì phạm Ba-dậtđề.

128. Nếu Tỳ-kheo-ni, ở chỗ tối, với người nam cùng đứng cùng nói chuyện thì phạm Ba-dật-đề.

129. Nếu Tỳ-kheo-ni không nói với người chủ mà vội ngồi trên giường họ thì phạm Ba-dật-đề.

130. Nếu Tỳ-kheo-ni tự tay trao thức ăn cho bạch y và người nam ngoại đạo thì phạm Ba-dật-đề.

131. Nếu Tỳ-kheo-ni nói lỗi của Tỳ-kheo cho bạch y nghe thì phạm Ba-dật-đề.

132. Nếu Tỳ-kheo-ni sau khi cùng người khác tranh cãi lại tự đánh mình, kêu khóc thì phạm Ba-dật-đề.

133. Nếu Tỳ-kheo-ni không nghe rõ lời nói của người mà nổi giận, nói sai sự thật với người khác thì phạm Ba-dật-đề.

134. Nếu Tỳ-kheo-ni tự thề thốt, thật ra là để chưởi rủa trù yếm người khác thì phạm Ba-dật-đề.

135. Nếu Tỳ-kheo-ni quăng phẩn, nước tiểu ra ngoài tường rào, hoặc sai người quăng thì phạm Ba-dật-đề.

136. Nếu Tỳ-kheo-ni quăng rác rưởi và thức ăn dư ra ngoài tường, rào, hoặc sai người quăng thì phạm Ba-dật-đề.

137. Nếu Tỳ-kheo-ni đại tiểu tiện lên cỏ sống thì phạm Ba-dậtđề.

138. Nếu Tỳ-kheo-ni quăng đồ dơ bẩn và thức ăn dư lên trên cỏ sống thì phạm Ba-dật-đề.

139. Nếu Tỳ-kheo-ni, nơi nhà có “thức ăn” mà ngủ thì phạm Badật-đề.

140. Tỳ-kheo-ni nào, nếu Tỳ-kheo như pháp hỏi mà không trả lời thì phạm Ba-dật-đề.

141. Nếu Tỳ-kheo-ni cưỡi các loại xe đi thì phạm Ba-dật-đề.

142. Nếu Tỳ-kheo-ni mang dép da, cầm dù đi lại thì phạm Badật-đề.

143. Nếu Tỳ-kheo-ni cầm bình nước và quạt đứng trước Tỳ-kheo, hoặc mời nước hoặc hầu quạt thì phạm Ba-dật-đề.

144. Nếu Tỳ-kheo-ni trị bệnh bằng phương cách tụng kinh thì phạm Ba-dật-đề.

145. Nếu Tỳ-kheo-ni dạy người khác trị bệnh bằng phương cách tụng kinh thì phạm Ba-dật-đề.

146. Nếu Tỳ-kheo-ni lấy việc trị bệnh cho người làm nghề sinh sống thì phạm Ba-dật-đề.

147. Nếu Tỳ-kheo-ni dạy người khác trị bệnh, lấy đó làm nghề sinh sống thì phạm Ba-dật-đề.

148. Nếu Tỳ-kheo-ni, vì sự ăn uống mà làm việc nhà cho bạch y thì phạm Ba-dật-đề.

149. Nếu Tỳ-kheo-ni nằm đắp chung nệm chiếu với phụ nữ bạch y và ngoại đạo, thì phạm Ba-dật-đề.

150. Nếu Tỳ-kheo-ni cùng với Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sadi-ni nằm đắp chung chiếc mền thì phạm Ba-dật-đề.

151. Nếu Tỳ-kheo-ni cùng với phụ nữ bạch y và ngoại đạo cùng phủ kín chăn lại ngủ thì phạm Ba-dật-đề.

152. Nếu Tỳ-kheo-ni chung với Tỳ-kheo-ni, Thức-xoa-ma-na, Sadi-ni trùm kín chăn lại ngủ thì phạm Ba-dật-đề.

153. Nếu Tỳ-kheo-ni dùng hương thơm thoa vào thân thì phạm Ba-dật-đề.

154. Nếu Tỳ-kheo-ni không bệnh, dùng cây khô ngâm nước xoa chà lên thân thì phạm Ba-dật-đề.

155. Nếu Tỳ-kheo-ni cất giữ tràng hoa hoặc đeo tràng hoa thì phạm Ba-dật-đề.

156. Nếu Tỳ-kheo-ni gắn vật báu quanh eo lưng thì phạm Ba-dậtđề.

157. Nếu Tỳ-kheo-ni mặc bó sát thân thì phạm Ba-dật-đề.

158. Nếu Tỳ-kheo-ni cất giữ các vật dụng trang điểm thân hình thì phạm Ba-dật-đề.

159. Nếu Tỳ-kheo-ni chứa cất đầu tóc giả thì phạm Ba-dật-đề.

160. Nếu Tỳ-kheo-ni để tóc dài thì phạm Ba-dật-đề.

161. Nếu Tỳ-kheo-ni đeo các vật dụng trang sức thân thì phạm Ba-dật-đề.

162. Nếu Tỳ-kheo-ni làm các thứ trang sức thân cho người khác thì phạm Ba-dật-đề.

163. Nếu Tỳ-kheo-ni kéo tơ thì phạm Ba-dật-đề.

164. Nếu Tỳ-kheo-ni không hỏi bạch y mà tự tiện trải ngọa cụ trong nhà họ nằm nghỉ thì phạm Ba-dật-đề.

165. Nếu Tỳ-kheo-ni đến nhà bạch y trải tọa cụ, ngọa cụ trong nhà họ hoặc sai người trải, khi đi không tự thu dọn, không dặn người dọn thì phạm Ba-dật-đề.

166. Nếu Tỳ-kheo-ni tự nấu sinh vật làm thức ăn thì phạm Badật-đề.

167. Nếu Tỳ-kheo-ni, trước chấp nhận cho ở, sau giận nên mắng họ, thì phạm Ba-dật-đề.

168. Nếu Tỳ-kheo-ni không bạch Tăng mà vội nhờ người nam trị bệnh thì phạm Ba-dật-đề.

169. Nếu Tỳ-kheo-ni ban đêm hối hả mở toan cửa đi ra lại không dặn Tỳ-kheo-ni khác đóng lại thì phạm Ba-dật-đề.

170. Nếu Tỳ-kheo-ni, bạch y không mời đến mà đến nhà họ phi thời thì phạm Ba-dật-đề.

171. Nếu Tỳ-kheo-ni nhận lời mời, người chủ chưa xướng mời dùng bữa mà tùy ý ăn thì phạm Ba-dật-đề.

172. Nếu Tỳ-kheo-ni bị Yết-ma đuổi đi mà không đi thì phạm Ba-dật-đề.

173. Nếu Tỳ-kheo-ni, Tăng như pháp triệu tập hội họp mà không đến ngay thì phạm Ba-dật-đề.

174. Nếu Tỳ-kheo-ni xem ca múa kỹ nhạc thì phạm Ba-dật-đề.

175. Nếu Tỳ-kheo-ni đến chỗ biên địa thì phạm Ba-dật-đề.

176Nếu Tỳ-kheo-ni độ người hai căn thì phạm Ba-dật-đề.

177. Nếu Tỳ-kheo-ni độ người nữ hai đường hiệp lại một thì phạm Ba-dật-đề.

178. Nếu Tỳ-kheo-ni độ người nữ thường hay có nguyệt thủy thì phạm Ba-dật-đề.

179. Nếu Tỳ-kheo-ni thấy Tỳ-kheo, không đứng dậy, không kính lễ, không mời ngồi thì phạm Ba-dật-đề.

180. Nếu Tỳ-kheo-ni đốt lông chỗ kín thì phạm Ba-dật-đề.

181. Nếu Tỳ-kheo-ni không mặc Tăng-kỳ-chi mà vào nhà bạch y thì phạm Ba-dật-đề.

182. Nếu Tỳ-kheo-ni cùng với bạch y ngồi đối diện, thân ngồi sát gần nhau mà thuyết pháp thì phạm Ba-dật-đề.

183. Nếu Tỳ-kheo-ni tự mình ca múa thì phạm Ba-dật-đề.

184. Nếu Tỳ-kheo-ni ngăn chận thọ y Ca-hi-na thì phạm Ba-dậtđề.

185. Nếu Tỳ-kheo-ni ngăn xả y Ca-hi-na thì phạm Ba-dật-đề.

186. Nếu Tỳ-kheo-ni không bạch Tỳ-kheo mà vội hỏi nghĩa kinh thì phạm Ba-dật-đề.

187. Nếu Tỳ-kheo-ni lấy bất tịnh của người nam tự đặt vào trong nữ căn thì phạm Ba-dật-đề.

188. Nếu Tỳ-kheo-ni làm các việc của ngoại đạo: đốt lửa, thờ lửa thì phạm Ba-dật-đề.

189. Nếu Tỳ-kheo-ni nơi có người mà tắm thì phạm Ba-dật-đề.

190. Nếu Tỳ-kheo-ni tụng chú thuật ngoại đạo hoặc dạy người tụng thì phạm Ba-dật-đề.

191. Nếu Tỳ-kheo-ni chỉ có một chúng mà trao giới Cụ túc thì phạm Ba-dật-đề.

192. Nếu Tỳ-kheo-ni tự mình tác pháp Yết-ma nuôi chúng thì phạm Ba-dật-đề.

193. Nếu Tỳ-kheo-ni tự tác pháp Yết-ma hai năm học giới thì phạm Ba-dật-đề.

194. Nếu Tỳ-kheo-ni tự thọ hai năm học giới thì phạm Ba-dậtđề.

195. Nếu Tỳ-kheo-ni tác pháp hai năm học giới rồi, Yết-ma đã qua đêm mới trao cho giới Cụ túc thì phạm Ba-dật-đề.

196. Nếu Tỳ-kheo-ni tác pháp Yết-ma hai năm học giới rồi, qua cách đêm mới trao học giới cho thì phạm Ba-dật-đề.

197. Nếu Tỳ-kheo-ni tự dệt vải may y mặc thì phạm Ba-dật-đề.

198. Nếu Tỳ-kheo-ni, trong nước nơi có khủng bố, lại đi qua lại du hành thì phạm Ba-dật-đề.

199. Nếu Tỳ-kheo-ni tự tạo tượng cho mình hoặc sai người làm thì phạm Ba-dật-đề.

200. Nếu Tỳ-kheo-ni trang điểm cho người nữ thì phạm Ba-dậtđề.

201. Nếu Tỳ-kheo-ni trong dòng nước đi nghịch dòng thì phạm Ba-dật-đề.

202. Nếu Tỳ-kheo-ni nằm ngửa, để chỗ kín ngay trên nước rơi xuống thì phạm Ba-dật-đề.

203. Nếu Tỳ-kheo-ni làm cho eo lưng nhỏ thon thì phạm Ba-dật-đề.

204. Nếu Tỳ-kheo-ni bằng mọi hình thức sửa thân cho đẹp thì phạm Ba-dật-đề.

205. Nếu Tỳ-kheo-ni mặc y như kỹ nữ thì phạm Ba-dật-đề.

206. Nếu Tỳ-kheo-ni mặc y như phụ nữ bạch y thì phạm Ba-dậtđề.

207. Nếu Tỳ-kheo-ni với tâm dục ngắm nhìn thể hình của mình thì phạm Ba-dật-đề.

208. Nếu Tỳ-kheo-ni soi gương thì phạm Ba-dật-đề.

209. Nếu Tỳ-kheo-ni tự bói toán cho mình hoặc đến người bói tóan thì phạm Ba-dật-đề.

210. Nếu Tỳ-kheo-ni bàn luận theo thế tục thì phạm Ba-dật-đề.

Các Đại tỷ! Tôi đã nói hai trăm mười pháp Ba-dật-đề. Nay xin hỏi các Đại tỷ trong hai trăm mười giới này thanh tịnh không? (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng hỏi như vậy). Các Đại tỷ với hai trăm mười giới này thanh tịnh, vì im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.
TÁM PHÁP BA LA ĐỀ XÁ NI

Các Đại tỷ! Đây là tám pháp Ba-la-đề-đề-xá-ni, mỗi nửa tháng đều tụng theo trong Giới kinh:

1. Tỳ-kheo-ni nào không bệnh, tự đi xin tô để ăn, thì Tỳ-kheo-ni này nên đến bên các Tỳ-kheo-ni hối tội: Tôi đã phạm vào pháp đáng quở trách, nay hướng đến các Đại tỷ xin hối tội, đây gọi là pháp Hối quá.

2. Tỳ-kheo-ni nào không bệnh, tự đi xin dầu để ăn, thì Tỳ-kheoni này nến đến bên các Tỳ-kheo-ni để hối tội: Tôi đã phạm vào pháp đáng quở trách, nay hướng đến các Đại tỷ xin hối tội. Đây gọi là pháp Hối quá.

3. Tỳ-kheo-ni nào không bệnh, tự đi xin mật để ăn, thì Tỳ-kheoni này nên đến bên các Tỳ-kheo-ni để hối tội: Tôi đã phạm vào pháp đáng quở trách, nay hướng đến các Đại tỷ xin hối tội. Đây gọi là pháp Hối quá.

4. Tỳ-kheo-ni nào không bệnh, tự đi xin đường phèn để ăn, thì Tỳ-kheo-ni này nên đến bên các Tỳ-kheo-ni hối tội: Tôi đã phạm vào pháp đáng quở trách, nay hướng đến các Đại tỷ xin hối tội. Đây gọi là pháp Hối quá.

5. Tỳ-kheo-ni nào không bệnh, tự đi xin sữa để ăn, thì Tỳ-kheo-ni này nên đến bên các Tỳ-kheo-ni hối tội: Tôi đã phạm vào pháp đáng quở trách, nay hướng đến các Đại tỷ xin hối tội. Đây gọi là pháp Hối quá.

6. Tỳ-kheo-ni nào không bệnh, tự đi xin lạc để ăn, thì Tỳ-kheo-ni này nên đến bên các Tỳ-kheo-ni hối tội: Tôi đã phạm vào pháp đáng quở trách, nay đến các Đại tỷ xin sám hối. Đây gọi là pháp Hối quá.

7. Tỳ-kheo-ni nào không bệnh, tự đi xin cá để ăn, thì Tỳ-kheoni này nên đến bên các Tỳ-kheo-ni để hối tội: Tôi đã phạm vào pháp đáng quở trách, nay hướng đến các Đại tỷ xin hối tội. Đây gọi là pháp Hối quá.

8. Tỳ-kheo-ni nào không bệnh, tự đi xin thịt để ăn, thì Tỳ-kheoni này nên đến bên các Tỳ-kheo-ni để hối tội: Tôi đã phạm vào pháp đáng quở trách, nay hướng đến các Đại tỷ xin hối tội. Đây gọi là pháp Hối quá.

Các Đại tỷ! Tôi đã nói tám pháp Ba-la-đề-đề-xá-ni. Nay xin hỏi các Đại tỷ trong tám pháp này thanh tịnh không? (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng hỏi như vậy). Các Đại tỷ trong tám pháp này thanh tịnh, vì im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.
PHÁP CHÚNG HỌC

Các Đại tỷ! Đây là pháp Chúng học, mỗi nửa tháng đều tụng theo trong Giới kinh:

Không mặc hạ y cao, cần phải học.
Không mặc hạ y thấp, cần phải học.
Không mặc hạ y so le, cần phải học.
Không mặc hạ y giống như lá Đa-la, cần phải học.
Không mặc hạ y như mũi voi, cần phải học.
Không mặc hạ y mà quấn tròn, cần phải học.
Không mặc hạ y nhiều xếp lằn nhỏ, cần phải học.
Không vắt cao y, cần phải học.
Không vắt thấp y, cần phải học.
Không vắt so le y, cần phải học.
Khéo phủ kín thân khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Khéo phủ kín thân khi ngồi nơi nhà cư sĩ, cần phải học.
Không mặc vắt ngược y lên vai trái khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không mặc vắt ngược y lên vai trái khi ngồi trong nhà cư sĩ, cần phải học.
Không mặc vắt ngược y lên vai phải khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không mặc vắt ngược y lên vai phải khi ngồi nơi nhà cư sĩ, cần phải học.
Không mặc vắt ngược y sang phải, trái lên hai vai khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không mặc vắt ngược y sang phải, trái lên hai vai khi ngồi nơi nhà cư sĩ, cần phải học.
Không lắc thân khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không lắc thân khi ngồi nơi nhà cư sĩ, cần phải học.
Không lắc đầu khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không lắc đầu khi ngồi nơi nhà cư sĩ, cần phải học.
Không lắc vai khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không lắc vai khi ngồi ở nhà cư sĩ, cần phải học.
Không được nắm tay khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không được nắm tay khi ngồi nơi nhà cư sĩ, cần phải học.
Không ẩn người khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không ẩn người khi ngồi nơi nhà cư sĩ, cần phải học.
Không chống nạnh khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không chống nạnh khi ngồi nơi nhà cư sĩ, cần phải học.
Không được chống má khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không được chống má khi ngồi ở nhà cư sĩ, cần phải học.
Không được lắc tay khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không được lắc tay khi ngồi ở nhà cư sĩ, cần phải học.
Không ngẩng nhìn cao khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không ngẩng nhìn cao khi ngồi ở nhà cư sĩ, cần phải học.
Không xoay nhìn hai bên khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không xoay nhìn hai bên khi ngồi nơi nhà cư sĩ, cần phải học.
Không đi xoạc chân khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không ngồi xoạc chân khi ngồi nơi nhà cư sĩ, cần phải học.
Không đi kiễng chân vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không ngồi kiễng chân trong nhà cư sĩ, cần phải học.
Không trùm đầu khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không trùm đầu khi ngồi nơi nhà cư sĩ, cần phải học.
Không đùa giỡn khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không đùa giỡn khi ngồi nơi nhà cư sĩ, cần phải học.
Không lớn tiếng khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Không lớn tiếng khi ngồi nơi nhà cư sĩ, cần phải học.
Nghiêm trang khi vào nhà cư sĩ, cần phải học.
Nghiêm trang khi ngồi nơi nhà cư sĩ, cần phải học.
Chú tâm nhận thức ăn, cần phải học.
Không nhận thức ăn đầy bát, cần phải học.
Canh cơm ăn đều nhau, cần phải học.
Không moi khắp trong bát để lấy thức ăn, cần phải học.
Không nên khoét giữa bát để ăn, cần phải học.
Không cong ngón tay vét bát ăn, cần phải học.
Không ngửi thức ăn lúc ăn, cần phải học.
Nhìn kỹ vào bát khi ăn, cần phải học.
Không vất bỏ cơm, thức ăn, cần phải học.
Không dùng tay bốc thức ăn để cầm dụng cụ sạch đựng nước uống, cần phải học.
Không ăn húp thức ăn, cần phải học.
Không nhai thức ăn ra tiếng, cần phải học.
Không liếm lấy thức ăn, cần phải học.
Không vốc thức ăn đầy tay để ăn, cần phải học.
Không hả miệng lớn để ăn, cần phải học.
Không hả miệng lớn để đợi cơm chưa đến, cần phải học.
Không búng má để ăn, cần phải học.
Không cắn phân nửa thức ăn để ăn, cần phải học.
Không hỉnh mũi lên ăn, cần phải học.
Không ngậm thức ăn nói chuyện, cần phải học.
Không duỗi cánh tay lấy thức ăn, cần phải học.
Không rảy tay để ăn, cần phải học.
Không le lưỡi liếm thức ăn, cần phải học.
Không nuốt trộng thức ăn, cần phải học.
Không vò cơm ném từ xa vào miệng, cần phải học.
Không lấy nước rửa thức ăn trong bát rưới lên nhà cư sĩ, cần phải học.
Không lấy cơm phủ canh mong được thêm canh, cần phải học
Không hiềm chê thức ăn, cần phải học.
Không đòi thêm thức ăn cho mình, cần phải học.
Không nên liếc nhìn bát người ngồi cạnh với tâm ganh tỵ, cần phải học.
Không đứng đại tiểu tiện, trừ bệnh, cần phải học.
Không đại tiểu tiện vào nước sạch, trừ bệnh, cần phải học.
Không đại tiểu tiện lên rau, cỏ sống, trừ bệnh, cần phải học.
Không thuyết pháp cho người mang guốc, trừ bệnh, cần phải học.
Không thuyết pháp cho người mang giày dép, trừ bệnh, cần phải học
Không nên thuyết pháp cho người để hở ngực, trừ bệnh, cần phải học.
Không nên thuyết pháp cho người ngồi, Tỳ-kheo-ni đứng, trừ bệnh, cần phải học.
Không nên thuyết pháp cho người đứng nơi cao, Tỳ-kheo-ni đứng chỗ thấp, trừ bệnh, cần phải học.
Không nên thuyết pháp cho người nằm, Tỳ-kheo-ni ngồi, trừ bệnh, cần phải học.
Không nên thuyết pháp cho người đứng trước, Tỳ-kheo-ni đứng sau, trừ bệnh, cần phải học.
Không nên thuyết pháp cho người ở giữa đường, Tỳ-kheo-ni ở bên đường, trừ bệnh, cần phải học.
Không thuyết pháp cho người trùm đầu, trừ bệnh, cần phải học.
Không thuyết pháp cho người vắt ngược y, trừ bệnh, cần phải học.
Không thuyết pháp cho người vắt y sang hai bên phải, trái, trừ bệnh, cần phải học.
Không thuyết pháp cho người cầm dù che thân, trừ bệnh, cần phải học.
Không thuyết pháp cho người cưỡi xe, trừ bệnh, cần phải học.
Không thuyết pháp cho người chống gậy, trừ bệnh, cần phải học.
Không thuyết pháp cho người cầm dao, trừ bệnh, cần phải học.
Không thuyết pháp cho người cầm cung, tên, trừ bệnh, cần phải học.
Không leo lên cây cao quá đầu người, trừ nhân duyên lớn, cần phải học. Nhân duyên là: các nạn, thú dữ. Đây gọi là nhân duyên.

Các Đại tỷ! Tôi đã nói pháp Chúng học. Nay xin hỏi các Đại tỷ trong các giới này thanh tịnh không? (Lần thứ hai, lần thứ ba cũng hỏi như vậy).

Các Đại tỷ trong các giới này thanh tịnh, vì im lặng. Việc này tôi ghi nhận như vậy.

Các Đại tỷ! Tôi đã nói tựa của Giới kinh, đã nói tám pháp Bala-di, đã nói mười bảy pháp Tăng-già-bà-thi-sa, đã nói ba mươi pháp Ni-tát-kỳ-ba-dật-đề, đã nói hai trăm mười pháp Ba-dật-đề, đã nói tám pháp Ba-la-đề-đề-xá-ni, đã nói pháp Chúng học. Tất cả các giới này do Phật dạy, ghi vào trong Giới kinh, mỗi nửa tháng theo đây mà nói Bala-đề-mộc-xoa. Ngoài các giới pháp khác, các điều giới trong kinh này, các Đại tỷ một lòng hòa hợp, hoan hỷ, không tranh cãi, hạnh an lạc phải như nước với sữa hòa hợp, cần phải học.

Đức Phật Tỳ-bà-thi, Đấng Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, vì sự tịch tĩnh của Tăng, lược nói Ba-la-đề-mộc-xoa.

Nhẫn nhục: đạo thứ nhất
Niết-bàn Phật khen ngợi
Xuất gia làm người buồn
Không gọi là Sa-môn.

Đức Phật Thi Khí, Đấng Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, vì sự tịch tĩnh của Tăng, lược nói Ba-la-đề-mộc-xoa

Như người đôi mắt sáng
Tránh được đường hiểm nghèo
Người thông minh trong đời
Thường xa lìa các ác.

Đức Phật Tỳ Khí Bà, Đấng Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, vì sự tịch tĩnh của Tăng, lược nói Ba-la-đề-mộc-xoa:

Không phiền, không nói lỗi
Thực hành theo giới luật
Biết uống ăn vừa đủ
Thường vui nơi chỗ vắng
Tâm lắng vui tinh tấn
Đây lời chư Phật dạy.

Đức Phật Câu Lưu Tôn, Đấng Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, vì sự tịch tĩnh của Tăng, lược nói Ba-la-đề-mộc-xoa:

Như ong hút mật hoa
Không làm hoại hương, sắc
Lấy vị ngọt rồi đi
Tỳ-kheo vào xóm làng
Không làm hỏng việc người
Không nghĩ làm, không làm
Chỉ quán xét tự thân
Xét kỹ thiện, hay ác.

Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni, Đấng Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, vì sự tịch tĩnh của Tăng, lược nói Ba-la-đề-mộc-xoa: Muốn tâm được tốt đừng buông lung

Pháp thiện Thánh nhân phải siêng học
Người có trí nhất tâm tịch tĩnh
Không còn lo buồn và tai họa.

Đức Phật Ca-diếp, Đấng Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, vì sự tịch tĩnh của Tăng, lược nói Ba-la-đề-mộc-xoa:

Mọi điều ác chớ làm
Điều thiện luôn hoàn bị
Tự lắng ý chí mình
Là lời chư Phật dạy.

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đấng Như Lai Ứng Chánh Biến Tri, vì sự tịch tĩnh của Tăng, lược nói Ba-la-đề-mộc-xoa:

Lành thay! Hộ trì thân
Hộ trì miệng cũng thiện
Hộ trì ý lành thay!
Hết thảy hộ trì thiện
Tỳ-kheo hộ trì thảy
Liền được xa các khổ
Tỳ-kheo giữ miệng, ý
Thân không phạm các ác
Là ba nghiệp thanh tịnh
Đắc đạo của bậc Thánh.

Nếu người đánh mắng, không báo trả
Với người sân hận, tâm không hận
Với người sân, trong lòng bình thản
Thấy người làm ác, mình không làm.

Bảy Phật là Thế Tôn
Thường cứu giúp thế gian
Phật đã nói Giới kinh
Tôi đã nói rõ xong
Chư Phật và đệ tử
Cung kính Giới kinh này
Đã cung kính Giới kinh
Hết thảy cung kính nhau
Hổ thẹn được hoàn hảo
Chứng đắc đạo vô vi.

Các Đại tỷ! Tôi đã nói xong Ba-la-đề-mộc-xoa, Tăng một lòng, Bố-tát được viên mãn.

Add Comment