MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA PHẬT GIÁO
Nền tảng của Phật Giáo là Tứ Diệu Đế – gồm có sự khổ (lý do tồn tại của Phật Giáo); nguồn gốc của sự khổ là do lòng Ái Dục; sự diệt trừ sự khổ, gọi là Niết Bàn, Nibbana (cứu cánh của Phật Giáo) (22) và con đường Trung Đạo (dẫn đến chấm dứt sự khổ).
Thế nào là chân lý cao siêu về sự khổ?
“Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sống gần người mình không ưa thích là khổ, sống xa người mình thương yêu là khổ, không được điều mình mong ước là khổ, và khổ vì thân tứ đại ngũ ấm”.
Chân lý cao siêu về nguồn gốc của sự khổ là gì?
“Đó là ái dục, đã dẫn chúng ta đến sự luân hồi sanh tử triền miên, đi theo với lòng tham muốn, lúc sinh nơi này, khi sinh chỗ kia; đó là lòng tham đắm các thú vui nhục dục, tham đắm cuộc sống hiện hữu, và tham đắm vào sự hư vô”.
Chân lý cao siêu về sự diệt khổ là gì?
“Đó là sự không còn sót lại, chấm dứt hoàn toàn lòng ái dục; sự từ bỏ , buông thả, lẩn trốn, và giải thoát khỏi ái dục”.
Chân lý cao siêu, về con đường dẫn đến sự diệt khổ là gì?
“Đó là Bát Chánh Đạo, gồm có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, và chánh định”.
Dù chư Phật có ra đời hay không, bốn Thánh Đế này vẫn tồn tại trong vũ trụ. Đức Phật chỉ chứng ngộ những chân lý mà chúng ẩn tàng trong vực thẳm vô minh của thời gian.
Nói một cách khoa học, có thể gọi Giáo Pháp (Dhamma) là luật nhân và quả. Luật này bao gồm toàn bộ giáo lý của đức Phật.
Ba chân lý đầu tiên trình bày triết lý của Phật Giáo, chân lý thứ tư diễn đạt về đạo đức của Phật Giáo, mà nó được xây dựng trên nền triết lý đó. Tất cả Bốn Thánh Đế đều tùy thuộc ở chính cái thân chúng ta. Đức Phật dạy: “Trong cái xác thân dài một sải này, cùng với tri giác và tư tưởng, Như Lai tuyên bố về thế gian, nguồn gốc của thế gian, sự chấm dứt thế gian, và con đường dẫn đến sự chấm dứt thế gian”. Ở đây, danh từ “thế gian” nhằm chỉ cho sự khổ.
Phật Giáo xây dựng trên nền tảng của sự khổ. Nhưng không pphải do đó mà bảo rằng Phật giáo là bi quan. Đạo Phật không chủ trương hoàn toàn bi quan hay lạc quan; mà trái lại, Phật Giáo thuyết minh chân lý trung đạo, nằm giữa hai thái độ ấy. Người ta có thể bảo rằng đức Phật là bi quan nếu Ngài chỉ dạy về chân lý của sự khổ, mà không đưa ra những pháp môn để giúp con người chấm dứt được nỗi đau khổ đó. Đức Phật chứng ngộ đặc tính phổ biến của sự khổ, và đã kê ra toa thuốc trị bá chứng cho bệnh khổ toàn diện của nhân loại. Theo đức Phật, hạnh phúc tối thắng là Niết Bàn, đó là sự chấm dứt hoàn toàn mọi nỗi khổ đau.
Trong cuốn Bách Khoa Tự Điển (Encyclopaedia Britannnica), tác giả khi giải thích về chủ thuyết bi qian đã viết: “Chủ nghĩa bi quan trình bày một thái độ tuyệt vọng đối với cuộc sống, một ý niệm tổng quát và mơ hồ cho rằng đời sống con người tràn ngập nỗi khổ đau và tội lỗi. Giáo lý nguyên thỉ của đức Phật, thực ra cũng lạc quan như bất cứ chủ thuyết lạc quan nào của Tây Phương. Cho rằng Phật Giáo bi quan là nhằm chỉ đặc biệt áp dụng nó theo nguyên tắc của người Tây Phương mà theo đó hạnh phúc là điều không thể có ngoài tự ngã. Người Phật tử chân chính mong ước với lòng nhiệt thành, tìm đạt tới một nền hạnh phúc trường cửu”.
Thông thường sự hưởng thụ các thú vui dục tình là nguồn hạnh phúc duy nhất và tột cùng nhất của người thế tục. Hẳn nhiên có điều hạnh phúc tạm bợ trong sự trước tiên thụ hưởng, rồi đam mê và hồi tưởng các thú vui vật chất thoáng qua đó; nhưng chúng chỉ là giả dối và nhất thời. Theo đức Phật, không đam mê ái dục là hạnh phúc cao quý nhất.
Đức Phật không khuyên các đệ tử của Ngài thường xuyên nghĩ đến sự khổ, và hướng đến một cuộc sống bất hạnh khổ đau. Ngài dạy họ nên luôn vui tươi và hạnh phúc, vì tâm Hỉ (Piti) hay “vui vẻ” là một trong những đức tính của sự Giác Ngộ.
Chân hạnh phúc được tìm thấy ở trong tâm mình và không nên quan niệm hạnh phúc là ở nơi sự giàu sang, con cái, danh vọng và chiếm hữu. Nếu những tài sản đó được xử dụng sai lầm, tạo nên bằng sự cưỡng đoạt và bất chánh; tiêu xài phung phí, hay nhìn xem với sự tham đắm; chúng sẽ trở thành nguồn gốc của mọi khổ đau, phiền não cho sở hữu chủ.
Thay vì cố gắng hợp lý hóa sự khổ, Phật Giáo xem sự khổ như điều dĩ nhiên, và tìm nguyên nhân để diệt trừ nó. Sự khổ đau tồn tại nơi nào có lòng tham. Nó chỉ có thể đoạn diệt bằng cách thực hành theo Bát Chánh Đạo, và đạt đến hạnh phúc cao siêu của Niết Bàn.
Bốn chân lý này có thể chứng thực bằng kinh nghiệm. Cho nên, giáo pháp của đức Phật không đặt nền tảng trên sự sợ hãi của điều gì không biết; nhưng nó được xây dựng trên căn bản của những sự kiện mà chúng ta có thể khảo sát và chứng minh bằng kinh nghiệm. Bởi vậy, Phật Giáo là thuần lý và thực nghiệm.
Một hệ thống thuần lý và thực nghiệm như thế, không thể nào chứa đựng giáo lý bí truyền hay thần bí. Do đó, Phật Giáo không chấp nhận đức tin mù quáng. Ở đâu không có sự tin tưởng mù quáng, nơi đó không thể có sự cưỡng bức, ngược đãi hay cuồng tín. Khi đề cập đến giá trị của Phật Giáo, có thể nói rằng trải qua (hơn) 2,500 năm phát triển hòa bình, chưa một giọt máu nào đã chảy nhân danh đức Phật; không một vị vua hùng mạnh nào đã vung lưỡi gươm uy quyền của mình để truyền bá Phật Giáo; và cũng chưa có một sự cải giáo nào đã thực hiện bằng vũ lực, hay bằng phương pháp cưỡng bách nào khác. Tuy nhiên, đức Phật là nhà truyền giáo hòa bình đầu tiên và vĩ đại nhất trên thế gian.
Aldous Huxley (23) đã viết: “Trong các tôn giáo lớn trên thế giới, duy nhất chỉ có Phật Giáo đã truyền đạo mà không có sự ngược đãi, kiểm duyệt hay điều tra”.
Lord Russell (24) ghi nhận: “Trong các tôn giáo lớn của lịch sử, tôi thích Phật Giáo, đặc biệt ở hình thức nguyên thỉ, bởi vì nó có rất ít sự ngược đãi”.
Dưới danh nghĩa của Phật Giáo, không có nơi thờ phượng nào đã bị nhuốm đỏ bởi máu vô tội của Hypatia (25) và cũng không có một triết gia nào như Bruno (26) đã bị thiêu sống.
Phật Giáo chú trọng trí thức hơn tình cảm. Phật Giáo chú tâm đến nhân cách của hàng tín đồ hơn là sức mạnh về số lượng.
Ngày kia, Siha (27), một tín đồ của Nigantha Nataputta (28) đến gần đức Phật và sung sướng nghe những lời giảng pháp của đức Thế Tôn. Ông liền bày tỏ ý muốn trở thành đệ tử của Ngài. Nhưng đức Phật đã khuyên ông ta như sau: – “Này vị cư sĩ, thực ra, ông nên suy nghĩ kỹ lại. Một người xuất chúng như ông tốt hơn, ông nên suy nghĩ cẩn thận trước khi hành động việc gì”.
Trưởng giả Siha, khi nghe những lời dạy bất ngờ này của đức Phật, ông rất đỗi vui mừng, và thưa: “Bạch đức Thế Tôn, nếu con xin làm đệ tử của một giáo chủ khác, các tín đồ của vị ấy sẽ kiệu con đi khắp đường phố và tuyên bố rằng nhà triệu phú này đã từ bỏ đạo giáo trước kia của mình, để đi theo tôn giáo của họ. Nhưng bạch đức Thế Tôn, Ngài thì khuyên con nên về suy nghĩ lại. Nghe lời giáo huấn này, con lại càng tôn kính Ngài hơn. Lần thứ nhì, kính bạch đức Như Lai, con xin được quy y Phật, Pháp, và Tăng”.
Phật Giáo thấm nhuần tinh thần tự do tìm hiểu và quãng đại khoan dung. Đó là giáo pháp của tinh thần rộng mở và tâm hồn thiện cảm; một giáo lý chiếu sáng và sưởi ấm toàn thể vũ trụ bằng cả ánh đưốc trí tuệ và lòng từ bi; và chiếu rực hào quang của mình trên khắp tất cả chúng sanh đang tranh đấu lặn hụp trong biển luân hồi sanh tử.
Đức Phật rất khoan hồng, Ngài không bao giờ dùng uy quyền để ban hành những giới điều răn cấm cho hàng đệ tử của Ngài. Thay vì dùng thể sai khiến, đức Phật dạy: – “Con nên làm điều này, con không nên làm điều kia”. Ngài không truyền lịnh mà chỉ khuyên bảo. Lòng từ bi này của đức Phật đã bao trùm khắp mọi người nam nữ và tất cả chúng sanh.
Đức Phật là người đầu tiên đã cố gắng hủy bỏ chế độ mua bán người nô lệ, và mạnh mẽ phản đối hệ thống giai cấp suy đồi, mà nó đã bắt rễ sâu xa trong lòng xã hội Ấn Độ. Đức Phật dạy không phải do sự sanh trưởng, con người trở nên kẻ hạ tiện hay cao quý, mà chính do hành động của họ. Theo Phật Giáo, đẳng cấp hay chủng tộc không phải là điều kiện tiên quyết để cho việc một người có thể trở thành Phật tử hay được thu nhận và Giáo Hội. Dân đánh cá, người hốt rác, gái giang hồ, cùng với các chiến sĩ và đạo sĩ Bà La Môn (Brahmins) đều được tự do chấp nhận vào Giáo Hội; bình đằng hưởng mọi đặc quyền, địa vị và phẩm trật.
Chẳng hạn, Ngài Upali – Ưu Bà Ly (29) là thợ cạo, đã được tuyển chọn, trong số nhiều thánh tăng khác, làm vị trưởng lão, tụng đọc lại các luật giới (Vinaya) của Phật. Ngài Sunita (30), một công nhân quét đường rụt rè, người chứng đắc quả A La Hán, đã được đức Phật thu nhận vào Giáo Đoàn. Ông Angulimala (31), tên cướp hung bạo đã chịu hàng phục đi theo đức Phật. Ông Alavaka (32) tàn ác, đã quy y đức Thế Tôn và trở thành một bậc Thánh. Cô gái giang hồ Ambapali (33) được thu nhận vào Giáo Hội, và đã đắc quả A La Hán. Những trường hợp như thế, có thể tìm thấy rất nhiều trong Tam Tạng kinh điển; chứng tỏ rằng cánh cửa của Phật Giáo rộng mở cho tất cả mọi người, không phân biệt giai cấp, màu da hay chức vị.
Đức Phật cũng đã nâng cao địa vị của hàng nữ giới bị khinh miệt, và không chỉ giúp họ tiến lên đóng vai trò quan trọng trong xã hội, mà Ngài đã thành lập một Giáo Hội đầu tiên dành cho hàng phụ nữ xuất gia, với đầy đủ các giới luật.
Đức Phật không khinh rẻ nữ giới, mà chỉ ghi nhận bản chất yếu đuối của họ. Ngài công nhận thiện tâm nơi cả hai giới nam nữ, và đức Phật đặt họ vào đúng vị trí của mỗi giới trong giáo pháp của Ngài. Nam hay nữ không phải là chướng ngại cho việc chứng đắc Thánh quả.
Từ ngữ Pali “Matugama” đôi khi được dùng để chỉ cho nữ giới, có nghĩa là người mẹ, hay xã hội của những bà mẹ.
Làm mẹ, người phụ nữ đã chiếm một địa vị danh dự trong Phật Giáo. Cả đến người vợ cũng được xem như “người bạn tốt nhất” của chồng.
Thật là một sự phê bình vội vã và thiên vị, khi người ta than trách Phật Giáo không thân thiện với nữ giới. Mặc dù đầu tiên, vì những lý do thích đáng, đức Phật đã từ chối không chấp nhận cho phụ nữ vào Giáo Hội (xuất gia); nhưng về sau, Ngài đã tùy thuận theo lời thỉnh cầu của bà di mẫu Ma Ha Ba Xà Ba Đề – Pajapati Gotami (34), và thành lập Giáo Hội Tỳ Kheo Ni (Bhikkhuni). Như các đức A La Hán Xá Lợi Phất (Sariputta) và Mục Kiền Liên (Moggallana) là hai đại đệ tử của Giáo Hội chư Tăng, đức Phật đã đề cử hai vị A La Hán Khema (35) và Uppalavanna (36) làm thủ chúng của Giáo Hội Tỳ Kheo Ni. Nhiều vị nữ đệ tử khác, cũng được đức Phật liệt vào hàng ưu tú và nhiệt thành của Ngài.
Một hôm nọ, đức Phật đã khuyên vua nước Kiều Tát La – Kosala (37) người cảm thấy không vui khi nghe tin hoàng hậu vừa hạ sanh công chúa:
“Tâu Đại Vương, một bé gái, có khi còn tốt hơn là sinh một cháu trai”.
Nhiều phụ nữ, vốn bị lãng quên, đã tỏ ra xuất chúng trong mọi phương diện, và đạt được sự giải thoát, nhờ thực hành theo giáo pháp và gia nhập Giáo Hội (Tỳ Kheo Ni). Trong Giáo Hội mới này, về sau, chứng tỏ đã mang lại nguồn hạnh phúc lớn lao cho nhiều phụ nữ, hoàng hậu, công chúa, tiểu thơ trong hàng quý tộc; các bà quả phụ, những bà mẹ cô đơn, các phụ nữ khốn cùng, cho đến hạng gái giang hồ đáng thương – tất cả, không phân biệt đẳng cấp hay chức vị, đều cùng nhau gặp gỡ, vui hưởng hoàn toàn nguồn hạnh phúc và an lạc; cũng như được hấp thụ không khí tự do, mà đã không tìm thấy nơi những người sống giam hãm ở các lầu son và điện ngọc.
Chính đức Phật cũng ngăn cấm sự giết hại các thú vật, và khuyên những đệ tử nên trải lòng từ (Metta) đến mọi chúng sanh – ngay cả đối với những sinh vật bé nhỏ nhất (côn trùng) đang bò dưới chân. Không ai có quyền hay lý do gì để sát hại mạng sống của kẻ khác, bởi vì sự sống là quý báu đối với tất cả mọi người.
Một người Phật tử chân chánh nên thực hành tâm từ đối với mọi chúng sanh, và tự mình đồng hóa với tất cả, không phân biệt giai cấp, chủng tộc hay giống phái (nam nữ).
Chính lòng từ này của Phật Giáo đã phá bỏ mọi hàng rào ngăn cách giữa người và người. Không có lý do gì khiến mình phải sống xa kẻ khác, chỉ vì họ không cùng tín ngưỡng hay khác quốc gia. Trên bia ký (Edict) đầy lòng khoan dung cao cả, đặt nền tảng ở các kinh Culla-Vyuha và Maha-Vyuha, vua A-Dục – Asoka (38) đã bảo: “Chỉ có sự hòa hợp là tốt đẹp nhất; như vậy, có nghĩa là mọi người nên vui lòng lắng tai nghe giáo lý của những kẻ khác giảng truyền”.
Phật Giáo không giới hạn trong bất cứ một quốc gia hay dân tộc đặc biệt nào. Mà đạo Phật là của toàn thể (mọi người). Phật Giáo không phải là quốc gia chủ nghĩa, hay nói khác, là một hình thức của hệ thống giai cấp, được thiết lập trên một nền tảng rộng rãi hơn. Phật Giáo, nếu được phép gọi như vậy, là một siêu chủ nghĩa quốc gia.
Đối với người Phật tử, không có người thân kẻ sơ, không có người thù nghịch hay xa lạ, không có ai phản bội hay không thể tiếp xúc với họ; vì lòng từ bi bao la với sự thông cảm hiểu biết, đã được xây dựng trên tình huynh đệ giữa tất cả mọi chúng sanh. Người Phật tử chân chính là một công dân của thế giới. Họ xem toàn thế giới như quê hương, và tất cả là thân bằng quyến thuộc của họ.
Cho nên, duy nhất có Phật Giáo mới gồm đủ các đức tánh khoan dung, không xâm lược, thuần lý, thực nghiệm, công hiệu và đại đồng. Phật Giáo là một ảnh hưởng cao quý nhất trong mọi ảnh hưởng thống hợp, và là một năng lực độc nhất có thể nâng cao thế giới (con người).
Trên đây là một vài đặc điểm của Phật Giáo, và trong những giáo lý căn bản của Phật Giáo, chúng ta có thể nói là – thuyết Nghiệp Báo (Kamma) hay Luật Đạo Lý Nhân Quả, Giáo Lý Luân Hồi, Vô Ngã (Anatta) và Niết Bàn (Nibbana).
SOME SALIENT FEATURES OF BUDDHISM
The foundations of Buddhism are the four Noble Truths – namely, Suffering (the raison d’être of Buddhism), its cause, i.e. Craving, its end i.e. Nibbana, (the Summum Bonum of Buddhism), and the Middle Way.
What is the Noble Truth of Suffering?
“Birth is suffering, old age is suffering, disease is suffering, death is suffering, to be united with the unpleasant is suffering, to be separated from the pleasant is suffering, not to receive what one craves for is suffering, and the five Aggregates of Attachment are suffering”.
What is the Noble Truth of the Cause of Suffering?
“It is the craving which leads from rebirth to rebirth accompanied by lust of passion, which delights now here now there; it is the craving for sensual pleasures (Kamatanha), for existence (Bhavatanha) and for annihilation (Vibhavatanha)”.
What is the Noble Truth of the Annihilation of Suffering?
“It is the remainderlessness, total annihilation of this very craving, the forsaking of it, the breaking loose, fleeing, deliverance from it”
What is the Noble Truth of the Path leading to the Annihilation of Suffering?
“It is the Noble Eightfold Path which consists of right understanding, right thoughts, right speech, right action, right livelihood, right endeavor, right mindfulness, and right concentration”.
Whether the Buddhas arise or not these four Truths exist in the universe. The Buddhas only reveal these Truths which lay hidden in the dark abyss of time.
Scientifically interpreted, the Dhamma may be called the law of cause and effect. These two embrace the entire body of the Buddha’s Teachings.
The first three represent the philosophy of Buddhism; the fourth represents the ethics of Buddhism, based on that philosophy. All these four truths are dependent on this body itself. The Buddhas states: “In this very one-fathom long body along with perceptions and thoughts do I proclaim the world, the origin of the world, the end of the world and the path leading to the end of the world.” Here the term world is applied to suffering.
Buddhism rests on the pivot of sorrow. But it does not thereby follow that Buddhism is pessimistic. It is neither totally pessimistic nor totally optimistic, but, on the contrary, it teaches a truth that lies midway between them. One would be justified in calling the Buddha a pessimist if He had only enunciated the Truth of suffering without suggesting a means to put an end to it. The Buddha perceived the universality of sorrow and did prescribe a panacea for this universal sickness of humanity. The highest conceivable happiness, according to the Buddha, is Nibbana, which is the total extinction of suffering.
The author of the article on Pessimism in the Encyclopedia Britannica writes: “Pessimism denotes an attitude of hopelessness towards life, a vague general opinion that pain and evil predominate in human affairs. The original doctrine of the Buddha is in fact as optimistic as any optimism of the West. To call it pessimism is merely to apply to it a Characteristically Western principle to which happiness is impossible without personality. The true Buddhist looks forward with enthusiasm to absorption into eternal bliss”.
Ordinarily the enjoyment of sensual pleasures is the highest and only happiness of the average man. There is no doubt a kind of momentary happiness in the anticipation, gratification and retrospection of such fleeting material pleasures, but they are illusive and temporary. According to the Buddha non-attachment is a greater bliss.
The Buddha does not expect His followers to be constantly pondering on suffering and lead a miserable unhappy life. He exhorts them to be always happy and cheerful, for zest (Piti) is one of the factors of Enlightenment.
Real happiness is found within, and is not to be defined in terms of wealth, children, honours or invasions. If such possessions are misdirected, forcibly or unjustly obtained, mis-appropriated or even viewed with attachment, they will be a source of pain and sorrow to the possessors.
Instead of trying to rationalise suffering, Buddhism takes suffering for granted and seeks the cause to eradicate it. Suffering exists as long as there is craving. It can only be annihilated by trading the Noble Eightfold Path and attaining the supreme bliss of Nibbana.
These four Truths can be verified by experience. Hence the “Buddha Dhamma” is not based on the fear of the unknown, but is founded on the bedrock of facts which can be tested by ourselves and verified by experience. Buddhism is, therefore, rational and intensely practical.
Such a rational and practical system cannot contain mysteries or esoteric doctrines. Blind faith, therefore, is foreign to Buddhism. Where there is no blind faith there cannot be any coercion or persecution or fanaticism. To the unique credit of Buddhism it must be said that throughout its peaceful march of 2500 years no drop of blood was shed in the name of the Buddha, no mighty monarch wielded his powerful sword to propagate the Dhamma, and no conversion was made either by force or by repulsive methods. Yet, the Buddha was the first and the greatest missionary that lived on earth.
Aldous Huxley writes: – “Alone of all the great world religions Buddhism made its way without persecution, censorship or inquisition”.
Lord Russel remarks: – “Of the great religions of history, I prefer Buddhism, especially in its earliest form; because it has had the smallest element of persecution”.
In the name of Buddhism no altar was reddened with the blood of a Hyparia, no Bruno was burnt alive.
Buddhism appeals more to the intellect than to the emotion. It is concerned more with the character of the devotees than with their numerical strength.
On on occasion Si ha, a follower of Nigantha Nataputta, approached the Buddha and was so pleased with the Buddha’s exposition of the Dhamma that he instantly expressed his desire to become a follower of the Buddha. But the Buddha cautioned him, saying: – “Of a verity, O householder, make a thorough investigation. It is well for a distinguished man like you to (first) make a thorough investigation”.
Siha, who was overjoyed at this unexpected remark of the Buddha, said: “Lord, had I been a follower of another religion, its adherents would have taken me round the streets in a procession proclaiming that such and such a millionaire had renounced his former faith and embraced theirs. But, Lord, Your Reverence advises me to investigate further. The more pleased am I with this remark of yours. For the second time, Lord, I seek refuge in the Buddha, Dhamma and the Sangha”.
Buddhism is saturated with this spirit of free inquiry and complete tolerance. It is the teaching of the open mind and the sympathetic heart, which, lighting and warming the whole universe with its twin rays of wisdom and compassion, sheds its genial glow on every being struggling in the ocean of birth and death.
The Buddha was so tolerant that He did not even exercise His power to give commandments to His lay followers. Instead of using the imperative, He said: – “It behoves you to do this”. It behoves you not to do this”. He commands not but does exhort. This tolerance the Buddha extended to men, women and all living beings.
It was the Buddha who first attempted to abolish slavery and vehemently protested against the degrading caste – system which was firmly rooted in the soil of India. In the Word of the Buddha it is not by mere birth one becomes an outcast or a noble, but by one’s actions. Caste or colour does not preclude one from becoming a Buddhist or from entering the Order. Fishermen, scavengers, courtesans, together with warriors and Brahmins, were freely admitted to the Order and enjoyed equal privileges and were also given positions of rank.
Upali, the barber for instance, was made in preference to all others the chief in matters pertaining to Vinaya discipline. The timid Sunita, the scavenger, who attained Arahaship was admitted by the Buddha Himself into the Order. Angulimala, the robber and criminal, was converted to a compassionate saint. The fierce Alavaka sought refuge in the Buddha and became a saint. The courtesan Ambapali entered the Order and attained Arahatship. Such instances could easily be multiplied from the Tipitaka to show that the portals of Buddhism were wide open to all, irrespective of caste, colour or rank.
It was also the Buddha who raised the status of downtrodden women and not only brought them to a realization of their importance to society but also founded the first celibate religious order for women with rules and regulations.
The Buddha did not humiliate womem but only regarded them as feeble by nature. He saw the innate good of both men and women and assigned to them their due places on His teaching. Sex is no barrier to attaining Sainthood.
Sometimes the Pali term used to denote women is “Matugama” which means mother-folk or society of mothers.
As a mother, woman holds an honourable place in Buddhism. Even the wife is regarded as the “the best friend” (parama sakha) of the husband.
Hasty critics are only making ex parte statements when they reproach Buddhism with being inimical to women. Although at first the Buddha refused to admit women into the Order on reasonable grounds, yet later He yielded to the entreaties of His foster-mother, Pajapati Gotami, and founded the Bhikkhuni Order. Just as the Arahats Sariputta and Moggallana were made the two chief disciples in the Order of monks, even so He appointed Arahats Khema and Uppalavanna as the two chief female disciples. Many other female disciples too were named by the Buddha Himself as His distinguished and pious followers.
On one occasion the Buddha said to King K¡sala who was displeased on hearing that a daughter was born to him: –
“A woman child, O Lord of men, may prove even a better offspring than a male”.
Many women, who otherwise would have fallen into oblivion, distinguished themselves in various ways, and gained their emancipation by following the Dhamma and entering the Order. In this new Order, which later proved to be a great blessing to many women, queens, princesses, daughters of noble families, widows, bereaved mothers, destitute women, pitiable courtesans – all, despite their caste or rank, met on a common platform, enjoyed perfect consolation and peace, and breathed that free atmosphere which is denied to those cloistered in cottages and palatial mansions.
It was also the Buddha who banned the sacrifice of poor beasts and admonished His followers to extend their loving kindness (Metta) to all living beings – even to the tiniest creature that crawls at ones feet. No man has the power or the right to destroy the life of another as life is precious to all.
A genuine Buddhist would exercise this loving-kindness towards every living being and identify himself with all, making no distinction whatsoever with regard to caste, colour or sex.
It is this Buddhist Metta that attempts to break all the barriers which separate one from another. There is no reason to keep aloof from others merely because they belong to another persuasion or another nationality. In that noble Toleration Edict which is based on Culla-Vyãha and MahaVyãha Suttas, Asoka says: “Concourse alone is best, that is, all should harken willingly to the doctrine professed by others”.
Buddhism is not confined to any country or any particular nation. It is universal. It is not nationalism which, in other words, is another form of caste system founded on a wider basis. Buddhism, if it be permitted to say so, is supernationalism.
To a Buddhist there is no far or near, no enemy or foreigner, no renegade or untouchable, since universal love realised through understanding has established the brotherhood of all living beings. A real Buddhist is a citizen of the world. He regards the whole world as his motherland and all as his brothers and sisters.
Buddhism, is, therefore, unique, mainly owing to its tolerance, non-aggressiveness, rationality, practicability, efficacy and universality. It is the noblest of all unifying influences and the only lever that can uplift the world.
These are some of the salient features of Buddhism, and amongst some of the fundamental doctrines may be said – Kamma or the Law of Moral Causation, the Doctrine of Rebirth, Anatta and Nibbana.